LỄ KHAO LỀ THẾ LÍNH HOÀNG SA

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Việt Nam

LỄ KHAO LỀ THẾ LÍNH HOÀNG SA

Gửi bàigửi bởi DAIHOCVANHOATPHCM » Thứ 6 25/03/11 19:18

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CUẢ SINH VIÊN ĐẠI HỌC VĂN HOÁ TP.HỒ CHÍ MINH
TÊN ĐỀ TÀI: LỄ KHAO LỀ THẾ LÍNH HOÀNG SA TẠI HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN-TỈNH QUẢNG NGÃI TỪ GÓC NHÌN QUẢN LÝ VĂN HOÁ

PHẦN MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài
Lễ hội một bộ phận của di sản văn hóa phi vật thể, nơi lưu giữ rất nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp như phong tục tập quán, tín ngưỡng... Những giá trị văn hóa ấy được lưu truyền qua các thế hệ cha ông nhằm giáo dục cho con cháu mai sau. Đồng thời nó còn là sinh hoạt truyền thống góp phần làm phong phú văn hóa tinh thần của dân tộc.
Huyện đảo Lý Sơn một huyện nằm ở phía đông của tỉnh Quảng Ngãi có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng đối với an ninh biển đảo của quốc gia. Các ngư dân vùng này sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt cá trên biển. Nơi đây còn lưu giữ rất nhiều dấu tích của văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chămpa, văn hóa Đại Việt cộng với điều kiện tự nhiên biển cả bao la tạo nên vẻ đẹp hấp dẫn, gần gũi thu hút đối với du khách phương xa. Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa tại huyện đảo Lý Sơn- tỉnh Quảng Ngãi không chỉ mang những giá trị văn hóa tiêu biểu của lễ hội truyền thống của vùng miền mà còn là lễ hội vô cùng đặc biệt, minh chứng sống về việc cha ông lên đường ra đi bảo vệ biên cương, lãnh thổ, biển trời của Tổ quốc. Do vậy, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa vừa có ý nghĩa văn hóa vừa có ý nghĩa lịch sử sâu sắc.
Trong thời đại công nghệ như hiện nay, do đó phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa, phải lấy văn hóa làm nền tảng, kinh tế làm trọng tâm mới phát triển bền vững. Và trong thời kỳ hội nhập, việc giao lưu hợp tác với nhau trong đó có văn hóa sẽ giúp ta vừa tiếp thu những giá trị văn hóa mới đồng thời phải bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc. Trong khi đó, công tác tổ chức và quản lý lễ hội ở nước ta trong thời gian dài bên cạnh những mặt đã làm được đã bộc lộ rõ những mặt hạn chế làm cho lễ hội truyền thống bị biến tướng. Trước tình hình đó Đảng và Nhà nước ta đã xác định tầm quan trọng, vai trò, vị trí của văn hóa trong giai đoạn mới: văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Vì vậy vấn đề bảo tồn, giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc trong các lễ hội truyền thống mang tính cấp thiết. Thế nhưng, tại huyện đảo Lý Sơn vấn đề tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống vẫn còn nhiều bất cập. Là người con sinh ra và lớn lên tại quê hương Quảng Ngãi nên tôi chọn “Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa tại huyện đảo Lý Sơn-tỉnh Quảng Ngãi từ góc nhìn quản lý văn hóa” làm đề tài nghiên cứu. Việc nghiên cứu lễ hội này từ góc nhìn quản lý sẽ góp phần đổi mới công tác tổ chức và quản lý lễ hội. Hy vọng những đóng góp trên sẽ giúp cho các nhà quản lý văn hóa hoạch định những chính sách phát triển kinh tế xã hội và du lịch trong điều kiện hiện nay.
2.Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
-Đưa ra một cái nhìn khái quát, tổng thể về lễ khao lề thế lính Hoàng Sa từ góc nhìn của nhà quản lý văn hóa
-Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp, khiến nghị nhằm bảo tồn, giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa trong lễ khao lề thế lính Hoàng Sa.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
-Đi sâu nghiên cứu những đặc trưng văn hóa trong lễ khao lề thế lính Hoàng Sa.
-Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến lễ khao lề thế lính Hoàng Sa trong thời kỳ mới.
-Xem xét, đánh giá công tác tổ chức và quản lý lễ khao lề thế lính Hoàng Sa trong những năm gần đây.
3.Lịch sử nghiên cứu
Từ xưa đến nay, lễ hội luôn là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý văn hóa. Và đã có rất nhiều công trình viết về lễ hội tùy theo mỗi giai đoạn khác nhau. Các công trình ấy phần nào phác thảo diện mạo và thực trạng của lễ hội truyền thống ở nước ta. Đồng thời cũng có một số hội thảo, công trình, bài viết về công tác tổ chức và quản lý lễ hội. Về lễ khao lề thế lính Hoàng Sa ở huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi hiện nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu sâu và đầy đủ về nó. Chúng tôi xin được nêu ra một số công trình, hội thảo, bài viết tiêu biểu
Các công trình và hội thảo
Trong “Đại Nam nhất thống chí” và trong “Phủ biên tạp lục” (quyển 1) của Lê Qúy Đôn có nói đến quá trình chuẩn bị lên đường ra Hoàng Sa cắm mốc chủ quyền của các binh phu trên đảo Lý Sơn trong đó có tổ chức lễ khao lề thế lính.
Tác giả Nguyễn Đăng Vũ với công trình “Văn hóa dân gian của cư dân ven biển Quảng Ngãi”, Luận án tiến sĩ lịch sử văn hóa và nghệ thuật, Viện Văn hóa Nghệ thuật, Bộ Giáo dục Đào tạo, Bộ Văn hóa Thông tin, năm 2003. Đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu về văn hóa của các cư dân ven biển tại Quảng Ngãi. Trong công trình này tác giả đã dành phần lớn để viết về Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Có thể nói tác giả nghiên cứu và miêu tả rất kỹ từ nguồn gốc đến các nghi thức của lễ hội.
Hội thảo “Chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa” do Ban biên giới Chính phủ và UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức vào ngày 1/10/2002 tại Quảng Ngãi. Trong hội thảo có “Bản báo cáo tại Hội nghị tôn tạo các di tich Hoàng Sa-Trường Sa trên huyện đảo Lý Sơn”. Trong bản báo cáo ngoài việc tôn tạo di tích còn đề cập đến lễ khao lề thế lính Hoàng Sa và tầm quan trọng của lễ này.
Cuộc họp báo của “Ban tổ chức lễ khao lề thế lính Hoàng Sa” tổ chức vào ngày 15/4/2010 tại huyện đảo Lý Sơn. Trong cuộc họp này đã nêu rõ vai trò, vị trí của lễ khao lề thế lính và công tác tổ chức lễ hội này do tỉnh Quảng Ngãi đứng ra đảm nhiệm.
Trong những năm gần đây có công trình “Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam” của Nguyễn Nhã. Đây là công trình nghiên cứu rất công phu và đầy tâm huyết của tác giả. Trong công trình tác giả có nhắc đến lễ khao lề thế lính Hoàng Sa một cách khái quát nhất.
Các bài viết trên tạp chí
Tác giả Nguyễn Đăng Vũ với các bài viết “Từ việc xác lập nguồn gốc đội Hoàng Sa nghĩ về việc tôn tạo các di tích liên quan trên đất Quảng Ngãi” đăng trên Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 11/2001 và bài viết “Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2/2002 là những bài viết cho thấy được tầm quan trọng của lễ này đối với việc xác lập chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và ca ngợi công lao của những người ra đi bảo vệ biên cương của Tổ quốc.
Tác giả Nguyễn Quang Ngọc và Vũ Văn Quân với bài viết “Tư liệu về nguồn gốc và chức năng của hải đội Hoàng Sa” đăng trên Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 4/1998. Đây là bài viết về hải đội Hoàng Sa những người được lệnh vua ra đi tại Hoàng sa và trong đó có nhắc đến lễ khao lề nhưng không chuyên sâu.
Gần đây trên tạp chí Cẩm Thành (Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi) số 48/2010 có bài viết “Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa sẽ làm hạt nhân của Festival biển-đảo Việt Nam” của tác giả Trần Đăng. Trong bài viết này tác giả dành phần lớn khẳng định tầm quan trọng của lễ khao lề đối với an ninh biển đảo và việc lấy nó làm hạt nhân cho fesival biển đảo đuợc tổ chức vào năm 2012 cũng như việc nâng cấp lễ hội này thành lễ hội cấp quốc gia.
Tiếp theo đó có bài viết “Mộ gió, hình nhân và lễ khao lề thế lính Hoàng Sa” của tác giả Lê Hồng Khánh cũng đăng trên tạp chí Cẩm Thành (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi) số 48/2010. Bài viết này chủ yếu viết về nguồn gốc hình thành của hải đội Hoàng Sa tại Lý Sơn trong đó có nhắc đến một số nghi lễ được thực hiện trong lễ khao lề thế lính
Các bài viết trên internet
Bài viết “Tri ân hùng binh Hoàng Sa” của tác giả Trọng Huy đăng trên trang Vietnamnet ngày 28/4/2010. Bài viết cho thấy những cống hiến lớn lao của những tộc họ trên đảo Lý Sơn có tổ tiên là những hùng binh năm xưa ra đi theo lệnh vua. Bài viết cũng mô tả cũng phần nào hoạt động của lễ khao lề.
Bài viết “Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa-tri ân những người lính bảo vệ Hoàng Sa” của tác giả Tuyết Minh đăng trên báo Hànội mới của tác giả Tuyết Minh vào ngày 28/4/2010 là bài viết mô tả lại việc tổ chức lễ khao lề thế lính trên đảo Lý Sơn và nêu lên ý nghĩa tâm linh tri ân những con người ra đi bảo vệ biên giới của Tổ quốc.
Bài viết “Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa ở tỉnh Quảng Ngãi” của tác giả Đòan Hữu Trung đăng trên trang hanoivietnamplus.vn vào ngày 29/4/2010 là bài viết nêu lên cách tổ chức các nghi thức trong lễ khao lề thế lính một cách khái quát nhất.
Bài viết “Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa-nghĩa tình bồi đắp dải Hoàng Sa” đăng trên trang tin180.com vào ngày 05/03/2010 là bài viết nêu lên những công lao của những hùng binh Hoàng Sa và lễ khao lề thế lính đối với việc góp phần tạo nên quần đảo Hoàng Sa với tấm lòng tri ân.
Bài viết “Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa-nét văn hóa đặc sắc của cư dân huyện đảo Lý Sơn” đăng trên trang yeuquangngai.net là bài viết nêu lên ý nghĩa của lễ hội và những giá trị văn hóa tốt đẹp bên trong lễ hội.
Nhìn chung tất cả những công trình, những bài viết, hội thảo đã nêu trên có nhắc đến ý nghĩa, tầm quan trọng của lễ hội khao lề thế lính Hoàng Sa nhưng các tác giả trên chỉ nhìn ở góc độ văn hóa học và chỉ dừng lại ở việc miêu tả lại lễ hội. Ở đây chúng tôi nghiên cứu nó đứng trên góc độ quản lý văn hoá. Vì vậy đề tài “Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa tại huyện đảo Lý Sơn-tỉnh Quảng Ngãi từ góc nhìn quản lý văn hóa” vẫn còn điểm trống trong lịch sử nghiên cứu. Và những công trình, bài viết trên là nguồn tư liệu qúi giá giúp cho chúng tôi có thể nghiên cứu lễ hội này từ góc độ quản lý.
4.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài được xác định là công tác tổ chức và quản lý lễ khao lề thế lính Hoàng Sa tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
4.2Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu chính của đề tài tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Lễ hội luôn đóng góp và làm phong phú văn hóa dân gian nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung. Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa cũng vậy, nó chứa đựng những giá trị văn hóa tiêu biểu của địa phương và vùng miền. Vì vậy, nghiên cứu lễ hội từ góc nhìn quản lý văn hóa chính là việc việc đi sâu, nghiên cứu, phân tích, tìm hiểu những đặc trưng về văn hóa và việc tổ chức, quản lý của lễ hội. Từ đó đưa ra những giải pháp về mặt tổ chức và quản lý lễ hội và áp dụng vào trong thực tiễn. Đồng thời bảo tồn, giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống chứa đựng bên trong lễ khao lề thế lính Hoàng Sa.
6.Phương pháp nghiên cứu
6.1Phương pháp luận
Trong đề tài này tôi chọn phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm phương pháp luận cho đề tài. Ngoài ra còn nghiên cứu dựa theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng.
6.2 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài chúng tôi chọn các phương pháp
-Phương pháp điền dã, nghiên cứu thực tế, phỏng vấn sâu.Đây là phương pháp định tính thường dùng trong việc nghiên cứu các hiện tượng văn hóa dân gian. Lễ hội là lĩnh vực thuộc văn hóa dân gian nên sử dụng phương pháp trên là phù hợp.
-Phương pháp liên ngành là phương pháp có sự kết hợp chuyên ngành khác nhau có liên quan để nghiên cứu như văn hóa, lịch sử, dân tộc học... Khi nghiên cứu lễ hội cần sử dụng phương pháp trên vì nó liên quan đến nhiều vấn đề trên nhiều phương diện khác nhau
7.Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài còn có kết cấu 3 chương
Chương 1 Cơ sở lý luận
Chương 2 Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh
Quảng Ngãi
Chương 3 Vấn đề tổ chức và quản lý lễ khao lề thế lính tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi







CH Ư ƠNG 1
C Ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm lễ hội
1.1.2 Phân loại lễ hội
1.1.3 Cấu trúc và chức năng của lễ hội
1.1.4 Ý nghĩa của lễ hội trong đời sống văn hóa của nhân dân
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Công tác tổ chức và quản lý lễ hội ở nước ta hiện nay
1.2.1.1 Tổ chức và quản lý lễ hội trước năm 1945
1.2.1.2 Tổ chức và quản lý lễ hội từ năm 1945 đến nay

CHƯƠNG 2
LỄ KHAO LỀ THẾ LÍNH HOÀNG SA
TẠI HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN- TỈNH QUẢNG NGÃI

2.1 Khái quát về tỉnh Quảng Ngãi
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
2.1.3 Văn hóa Quảng Ngãi truyền thống và hiện đại
2.1.3.1 Qúa trình hình thành và phát triển văn hóa Quảng Ngãi
2.1.3.2 Văn hóa Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay
2.2 Khái quát về huyện đảo Lý Sơn
2.2.1 Điều kiện tự nhiên
2.2.2 Điều kiện kinh tế xã hội
2.2.3 Văn hóa truyền thống trên đảo Lý Sơn
2.3 Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
2.3.1 Nguồn gốc hình thành lễ hội
2.3.2 Diễn trình của lễ hội
2.3.2.1 Thời gian và địa điểm diễn ra lễ hội
2.3.2.2 Nghi lễ thờ cúng
2.3.2.3 Các nghi thức của lễ hội
2.3.3 Những đặc trưng cơ bản của lễ hội
2.3.3.1 Tính cộng đồng
2.3.3.2 Tính nguyên hợp
2.3.3.3 Tính diễn xướng
2.3.4 Ý nghĩa của lễ khao lề thế lính Hoàng Sa
2.3.4.1 Ý nghĩa về mặt văn hóa
2.3.4.2 Ý nghĩa về mặt xã hội
2.3.4.3 Ý nghĩa về mặt lịch sử
2.4 Thực trạng chung về việc tổ chức và quản lý lễ khao lề thế lính
Hoàng Sa tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
2.4.1 Tổ chức và quản lý lễ khao lề thế lính Hoàng Sa xưa
2.4.2 Tổ chức và quản lý lễ khao lề thế lính Hoàng Sa nay
2.4.2.1 Về mặt tích cực
2.4.2.2 Về mặt tiêu cực


CHƯƠNG 3 VẤN ĐỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ LỄ KHAO LỀ THẾ LÍNH HOÁNG SA TẠI HUYỆN ĐẢO
LÝ SƠN-TỈNH QUẢNG NGÃI

3.1 Những quan điểm của Đảng và Nhà nước về tổ chức và quản lý lễ hội
3.1.1 Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về tổ chức và quản lý lễ hội trong giai đoạn hiện nay
3.1.2 Các văn bản, qui chế về tổ chức và quản lý lễ hội
3.2 Những giải pháp, kiến nghị bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong
lễ khao lề thế lính Hoàng Sa tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
3.2.1 Những định hướng cơ bản
3.2.2 Những giá trị văn hóa trong lễ khao lề thế lính Hoàng Sa
3.2.3 Những giải pháp bảo tồn, giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa trong lễ
khao lề thế lính Hoàng Sa
3.2.3.1 Về tuyên truyền, quảng bá lễ hội
3.2.3.2 Về tổ chức và quản lý lễ hội
3.2.3.3 Về kịch bản và đạo diễn lễ hội
3.2.3.4 Về tài chính và an ninh trật tự
3.2.3.5 Về việc gắn lễ hội với phát triển du lịch tâm linh
3.2.3.6 Về việc nâng cấp thành lễ hội cấp quốc gia.
3.2.4 Những kiến nghị
3.2.4.1 Đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
3.2.4.2 Đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi



PHẦN KẾT LUẬN

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa tại huyện đảo Lý Sơn-tỉnh Quảng Ngãi một trong những lễ hội vô cùng đặc biệt của cư dân trên đảo Lý Sơn với những giá trị văn hóa tiêu biểu của vùng biển đảo. Lễ hội này phủ bên ngoài một lớp áo văn hóa những bên trong nó lại chứa đựng ý nghĩa lịch sử về việc dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Do đó, qua lễ hội này ta có thể thấy được một thời oanh liệt, hào hùng của những hùng binh Hoàng Sa, những người ra đi không trở về với mục đích bảo vệ biên cương của Tổ quốc. Hàng năm qua trên mảnh đất Cù lao Ré (Lý Sơn) hàng ngàn cư dân với các tộc họ trên đảo đã đứng ra tổ chức lễ khao lề thế lính nhằm bày tỏ lòng tri ân đối với tổ tiên đồng thời còn là lễ cúng tống ôn đầu năm của các cư dân ven biển. Trước tình hình đó việc nghiên cứu lễ khao lề thế lính Hoàng Sa từ góc nhìn quản lý văn hóa là việc làm việc làm tất yếu. Và nghiên cứu lễ hội trên chính là việc đi sâu nghiên cứu những đặc trưng văn hóa, công tác tổ chức và quản lý lễ hội đồng thời góp phần báo tồn, giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa bên trong lễ hội trên.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1/Toan Ánh (1992), Nếp cũ-con người, Nxb Tp.Hồ Chí Minh
2/Toan Ánh (1992), Nếp cũ, tín ngưỡng Việt Nam, Nxb Tp.Hồ Chí Minh
3/Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Khoa học xã hội
4/Đào Duy Anh (2000), Hán Việt từ điển (giản yếu), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
5/Ban biên giới chính phủ (2001), Chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, Bản báo cáo tại Hội nghị tôn tạo các di tích Hoàng Sa-Trường Sa trên huyện đảo Lý Sơn do UBND tỉnh Quảng Ngãi và Ban biên giới chính phủ tổ chức 1/10/2001
6/Phan Kế Bính (1990), Việt Nam phong tục, Nxb Tổng hợp Đồng Tháp
7/Cao Chư và các tác giả (1992), Một trăm năm câu dân ca Quảng Ngãi, Sở Văn hóa Thông tin Quảng Ngãi, Quảng Ngãi
8/Phan Huy Chú (1997), Hoàng Việt dư địa chí, Nxb Thuận Hải, Huế
9/Phạm Đình Độ (2001), Văn hóa truyền thống làng biển Lý Hải, Tạp chí Cẩm Thành, số 28, Quảng Ngãi
10/Bùi Định (1985), Tìm hiểu các phong trào yêu nước của nhân dân Quảng Ngãi 1885-1945, Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng và Sở Văn hóa Thông tin Nghĩa Bình
11/Nguyễn Đóa, Nguyễn Đạt Nhơn (1939), Địa dư Quảng Ngãi
12/Hội nghị hội thảo về lễ hội, Vụ văn hóa quần chúng và thư viện, Hà Nội, 1993
13/Hội nghị hội thảo về lễ hội (Kỷ yếu), Vụ văn hóa quần chúng và thư viện , Hà Nội, 1993
14/Nguyễn Văn Huyên (1996), Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam (tập 2), Nxb Khoa học xã hội
15/Đinh Gia Khánh, Lê Hữu Tầng (Chủ biên) (1993), Lễ hội truyền thống trong xã hội hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
16. Đinh Gia Khánh, (1989), Trên đường tìm hiểu văn hóa dân gian, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
17/Vũ Ngọc Khánh, Lê Hồng Khánh (1996), Hương ước Quảng Ngãi, Sở Văn hóa Thông tin Quảng Ngãi
18/Đoàn Ngọc Khôi (1994), Quảng Ngãi trong không gian văn hóa Chàm, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 22 (8)
19/Đoàn Ngọc Khôi, Nguyễn Thanh Tùng, Phạm Đình Độ, Nguyễn Văn Bổn (2002), Văn hóa truyền thống trên đảo Lý Sơn, Sở Khoa học-Công Nghệ-Môi trường Quảng Ngãi, Quảng Ngãi
20/Trương Công Huỳnh Kỳ (1994), Vài nét về lễ hội dân gian Quảng Ngãi, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 22 (8)
21/Thế Kỷ, Hà Thanh (1993), Quảng Ngãi, giai thoại truyền thuyết , Sở Văn hóa Thông tin Quảng Ngãi, Quảng Ngãi
22/Nguyễn Văn Mạnh (1999), Văn hóa làng và làng văn hóa ở Quảng Ngãi, Nxb Thuận Hóa, Huế
23/Nguyễn Tri Nguyên (2000), Văn hóa nghệ thuật miền Trung-một đối tượng nghiên cứu đầy sức hấp dẫn, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 3
24/Nguyễn Quang Ngọc (2001), Về quê hương và hoạt động của đội Hoàng Sa, Báo cáo khoa học tại hội nghị tôn tạo di tích Hoàng Sa, trường Sa do Ban biên giới Chính phủ và UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức 1/10/2001
25/Nguyễn Quang Ngọc, Vũ Văn Quân (1998), Tư liệu về nguồn gốc, chức năng và hoạt động của đội Hoàng Sa, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, số 14 (3)
26/Hồng Nhân (Chủ biên) (1997), Quảng Ngãi, đất nước-con người-văn hóa, Sở Văn hóa Thông tin Quảng Ngãi
27/Lương Ninh (1994), Quảng Ngãi nghìn năm văn vật, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 22 (8)
28/Phan Ngọc Liên (1994), Quảng Ngãi, truyền thống và hiện đại, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 22 (8)
29/Quy chế lễ hội, Bộ Văn hóa Thông tin, Hà Nội
30/Trần Hữu Tòng (chủ biên), Hà Văn Tăng (1998), Hỏi đáp về xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa, tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
31/Trương Thìn (chủ biên) (1990), Hội hè Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội
32/Ngô Đức Thịnh (1993), Những giá trị văn hóa của lễ hội cổ truyền và nhu cầu của xã hội hiện đại, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 1
33/Trần Ngọc Thêm (1996/2004), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Tổng hợp Tp.Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh
34/Nguyễn Đăng Vũ (1997), Những nền văn minh trên đảo Lý Sơn, Tạp chí Xưa và nay (Hội khoa học lịch sử), Tp.Hồ Chí Minh, số 40
35/Nguyễn Đăng Vũ (2000), Nghiên cứu, bảo tồn và định hướng phát triển văn hóa vật thể và phi vật thể ở huyện đảo Lý Sơn, Đề tài khoa học cấp tỉnh, Sở khoa học Công nghệ môi trường và UBND huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi
36/Nguyễn Đăng Vũ (2002), Sự hình thành cộng đồng cư dân Việt ở Quảng Ngãi, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội, số 4
37/Nguyễn Đăng Vũ (2002), Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, Hà Nội, số 4
38/Nguyễn Đăng Vũ (2002), Làng ven biển và cư dân ven biển Quảng Ngãi, Tạp chí Nguồn sáng dân gian, Hà Nội, số 3
39/Lê Trung Vũ (chủ biên) (1992), Lễ hội cổ truyền, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
40/Thái Hoàng Vũ (1996), Lễ hội-Một hình thức tổng hòa, Tạp chí văn hóa nghệ thuật, 11/1996
41/Phạm Trung Việt (1973), Khuôn mặt Quảng Ngãi, Nhà sách Nam Quang, Sài Gòn
42/Phạm Trung Việt (1973), Thi ca, giai thoại miền Ấn Trà, Cẩm thành thị xã, Quảng Ngãi
43/Phạm Trung Việt (2005), Non nước xứ Quảng (tập1, tập 2), Nxb Thanh niên
RANDOM_AVATAR
DAIHOCVANHOATPHCM
 
Bài viết: 3
Ngày tham gia: Thứ 6 18/03/11 14:59
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Quay về Văn hóa Việt Nam

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến13 khách

cron