Tò he Việt – Cultural Revival: Phục hồi một nét văn hóa truy

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Việt Nam

Tò he Việt – Cultural Revival: Phục hồi một nét văn hóa truy

Gửi bàigửi bởi nguyennhuha91 » Thứ 3 21/06/11 22:53

[center]Tò he Việt – Cultural Revival: Phục hồi một nét văn hóa truyền thống[/center]
[center]“Tò he mỗi cái một đồng
Em mua một cái cho chồng em chơi.
Chồng em đánh hỏng thì thôi
Em mua cái khác em chơi một mình”[/center]
Bài đồng dao này hẳn ngày nay không còn được phổ biến như trước đây, khi Tò he còn là một môn nghệ thuật dân gian, một trò chơi thú vị thể hiện sự sáng tạo và khéo léo được người dân Việt Nam mà đặc biệt là người dân Bắc Bộ ưa chuộng. Khi xã hội phát triển, đồ chơi bằng nhựa, chạy bằng pin, bằng điện tràn ngập thì Tò he dường như lép vế.
Nhưng gần đây, khi các giá trị truyền thống đang được quan tâm phục hổi và phát thì Tò he cũng đang cố gắng vươn mình trỗi dậy. Dự án “Tò he Việt” – “Cultural Revival” được thực hiện bởi Đội SIFE trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn với mong muốn cuối cùng là khôi phục lại một nét văn hóa truyền thống đẹp đẽ cũng như quảng bá hình ảnh và giá trị của Tò he đến bạn bè quốc tế.
Tò he mang trong mình những ý nghĩa độc đáo không thể phủ nhận. Trước hết, Tò he là một loại bánh, khi mới ra đời Tò he được gọi là “Bánh chim cò” bởi được nặn thành hình các loại chim, gà, động vật thân thuộc với làng quê làm bằng bột gạo (bột nếp và bột gạo tẻ) được trộn màu sắc được chiết xuất từ lá cây, một số loại quả, củ trong các dịp cúng lễ. Thứ hai, Tò he là một đồ chơi dân gian; với màu sắc sặc sỡ, sinh động, Tò he được các nghệ nhân tự trào là trò “ăn dỗ trẻ con”. Thứ ba, đây là một môn nghệ thuật. Bằng bàn tay khéo léo, trí tưởng tưởng và tinh thần sáng tạo, nghệ nhân đã biến những cục bột vô tri thành từng “con” tò he đẹp đẽ, sống động chỉ trong nháy mắt. Chính việc trình diễn nặn tò he là một trong những yếu tố độc đáo làm nên sức sống tò he đến tận hôm nay. Cuối cùng, Tò he là một “món hàng” giúp bà con sau ngày mùa nặng nhọc có thêm nguồn thu cải thiện cuộc sống. Làng Xuân La (Phượng Dực, Phú Xuyên, Hà Nội) lưu truyền rằng: “Thứ nhất bánh đa, thứ nhì bánh cuốn, thứ ba chim cò” – chim cò ở đây là chỉ tò he, ý nói nghề “nặn chim cò” kiếm ăn rất tốt.
Dự án Tò he Việt của SIFE USSH Team hướng đến việc gây dựng một thương hiệu Tò he mới với những sản phẩm tò he độc đáo, bắt kịp thị hiếu người tiêu dùng nhưng vẫn duy trì yếu tố thủ công và những giá trị truyền thống. Giờ đây, Tò he được nặn bằng thứ đất nặn đặc biệt, đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đa dạng về màu sắc, vẫn giữ nguyên độ dẻo như bột gạo mà tuổi thọ lại cao, nếu bảo quản tốt có thể kéo dài đến 5 năm. Những sản phẩm chủ yếu hiện nay là bookmark (kẹp sách), bút chì, bút bi có đầu gắn tò he, chẹn giấy, móc chìa khóa, đồ trang trí… với đủ loại kích cỡ, hình dáng (có thể nặn theo yêu cầu của khách hàng).
Để đạt được mục đích cuối cùng, Dự án đang rất cần sự ủng hộ của tất cả những ai quan tâm đến văn hóa truyền thống Việt nói chung và Tò he nói riêng.
Đã đến lúc mỗi người dân Việt chung tay bảo vệ và tôn vinh Văn hóa Việt.
Chi tiết về dự án xin liên hệ: sife_ussh_members@googlegroups.com
Hình ảnhHình ảnh
RANDOM_AVATAR
nguyennhuha91
 
Bài viết: 1
Ngày tham gia: Thứ 3 21/06/11 22:47
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tò he Việt – Cultural Revival: Phục hồi một nét văn hóa

Gửi bàigửi bởi phuongletb » Chủ nhật 26/06/11 1:11

1) Giới thiệu chung
 Dự án được khởi động từ 4/2011 thực hiện bởi Đội SIFE trường Đại học khoa học xã hội và Nhân Văn (SIFE USSH) kết hợp với làng Tò he Xuân La
2) Mục đích của dự án
 Duy trì, bảo tồn và phát triển trò chơi truyền thống Tò he.
 Tập trung khôi phục và cải tiến, tìm ra những yếu tố mới giúp tò he thu hút được sự quan tâm của khách hàng tiềm năng, nhưng cũng đảm bảo yếu tố bền vững, vì môi trường.
 Tạo cơ hội cho trẻ em cũng như khách du lịch trong và ngoài nước tiếp xúc và hiểu thêm một loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian.
3) Hoạt động của Dự án
 Phối hợp với các cơ quan nghiên cứu, các chuyên gia, các nghệ nhân và các nhà giáo dục nhằm đúc kết, và tìm ra những sáng kiến và ý tưởng để khôi phục và bảo tồn những giá trị văn hoá tinh thần của tò he.
 Xây dựng cổng thông tin, các kênh thông tin truyền thông nhằm tuyên truyền với cộng đồng về giá trị của tò he nhằm kêu gọi ý thức khôi phục và giữ gìn giá trị của Tò he nói riêng và những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của Việt nam nói chung.
 Phối hợp cùng làng nghề Xuân La khôi phục và giới thiệu ra thị trường trong va ngoài nước những sản phẩm tò he chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn được cải tiến phù hợp hơn với thị hiếu và yêu cầu của thị trường.
 Mời những các chuyên gia, các nhà kinh doanh chuyên nghiệp thực hiện các buổi đào tạo, giao lưu ngắn để trang bị kiến thức về kinh doanh,
quản lý tài chính, quản lý thời gian, sử dụng máy tính… cho nghệ nhân thuộc làng Xuân La. Giúp họ nâng cao khả năng tiếp cận thị trường tiềm năng.
 Từng bước xây dựng thương hiệu Tò he Việt, đồ chơi dân gian đậm giá trị Văn hóa truyền thống Việt; và Làng Xuân La trở thành 1 điểm du lịch khám phá những giá trị truyền thống ấy.
RANDOM_AVATAR
phuongletb
 
Bài viết: 1
Ngày tham gia: Chủ nhật 26/06/11 0:57
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hóa Việt Nam

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến12 khách