ĐỊA VĂN HÓA VÀ CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM (K12)

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Việt Nam

Re: ĐỊA VĂN HÓA VÀ CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM (K12)

Gửi bàigửi bởi lamtam_09 » Chủ nhật 23/10/11 22:36

pà con ơi, theo pà con, đặc sản trái cây hay một loại cây nào đó (do nó phù hợp với loại đất khí hậu vùng đó mà trồng được)mà không phải do con người làm như bánh, nem, chè... Thế thì nó là địa văn hóa thể hiện tính cách con người văn hóa vùng ở điểm nào?pà con có thể thảo luận thêm cho mình rõ hơn được không?mình còn đang lơ mơ quá. :D
Thank pà con!
RANDOM_AVATAR
lamtam_09
 
Bài viết: 34
Ngày tham gia: Thứ 2 12/09/11 21:21
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: ĐỊA VĂN HÓA VÀ CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM (K12)

Gửi bàigửi bởi talankhanh » Thứ 2 24/10/11 22:39

Đóng góp và hạn chế của "Quyết định luận địa lý" theo Khanh hiểu một cách tóm tắt như sau:
Về đóng góp: Đây được xem như một dấu chỉ giúp nhận diện nhanh chóng, dễ dàng diện mạo của một nền văn hóa hoặc một vùng văn hóa. Chẳng hạn khi bạn đến Đà Lạt, điều cảm nhận đầu tiên là sinh hoạt của người dân cao nguyên khác với người dân tại Tp.HCM, như: nhịp sống ở ĐL có vẻ chậm hơn, nhẹ nhàng hơn nhịp sống tại Tp.HCM, đặc biệt là vào các giờ cao điểm trên các nẻo đường. Hay trong sinh hoạt giao tiếp, tính cách người dân nơi đây cũng hiền hòa, nhẹ nhàng hơn...
Về hạn chế: Nếu mạng nặng tư tưởng về Quyết định luận địa lý thì người nghiên cứu dễ rơi vào trạng thái phiến diện, một chiều và mang tính chủ quan.
Nhìn chung, mình vẫn tâm đắc với câu kết luận:"ĐVH chỉ là một trong những cách tiếp cận trong nhiều cách tiếp cận trong mối quan hệ với nhiều cách tiếp cận khác". Tuy nhiên, nó vẫn giúp chúng ta rất nhiều khi bắt đầu công việc quan sát, tìm hiểu (không dám nói là nghiên cứu) một hiện tượng xã hội hay một đặc trưng văn hóa nào đó ở một vùng, miền hoặc một địa danh cụ thể một cách nhanh chóng và dễ dàng khi tiến hành thực địa.
Thậm chí, trong đời sống, nếu có nền tảng về lý thuyết này, khi chúng ta đi xa, đến những vùng xa lạ. Chúng ta sẽ nhanh chóng thích nghi với điều kiện và nhịp sống của nơi đó. Ví như khi ra nước ngoài, thì ngoại ngữ sẽ là chiếc phao cứu chúng ta không bị chìm đắm, lạc lõng nơi xứ người. Như vậy theo Khanh, hiểu được ý nghĩa của điều kiện địa lý, môi trường sẽ giúp ta "tri nhân, tri diện" rồi từ từ sẽ "tri tâm".
"To be or not to be: that is the question" (W.Shakespeare)
Hình đại diện của thành viên
talankhanh
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: Thứ 2 12/09/11 17:43
Đến từ: Ho Chi Minh City
Cảm ơn: 4 lần
Được cám ơn: 1 lần

KHÔNG GIAN VĂN HOÁ DƯỚI GÓC ĐỘ ĐỊA VĂN HOÁ

Gửi bàigửi bởi HO TRAN VU » Thứ 3 01/11/11 12:45

Theo tôi "không gian văn hoá" dưới góc độ của địa văn hoá phải có đủ 3 yếu tố sau:

- Thứ nhất: Đó là không gian lãnh thổ xét theo địa giới hành chính.
- Thứ hai: Điều kiện địa lý tự nhiên bao gồm: khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, sông ngòi, các kiểu hệ sinh thái,...
- Thứ 3: Dấu ấn văn hoá, hay nói cách khác là vùng đất đó đã được "nhân tính hoá" bởi con người và mang đậm đậm dấu ấn của con người.
RANDOM_AVATAR
HO TRAN VU
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 7 15/10/11 21:34
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: ĐỊA VĂN HÓA VÀ CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM (K12)

Gửi bàigửi bởi nguoidanbadep205 » Thứ 7 05/11/11 0:27

Re : lamtam_09 » 23 Tháng 10 2011 22:36

sao tự nhiên đang nói trái cây rùi bạn lại hỏi văn hóa ở tính cách con người là sao? bạn nói rõ hơn đi...
RANDOM_AVATAR
nguoidanbadep205
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 2 12/09/11 11:20
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: ĐỊA VĂN HÓA VÀ CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM (ĐỨC LÂM K12)

Gửi bàigửi bởi lamtam_09 » Thứ 4 14/12/11 22:57

Địa văn hoá có hai hướng chính đó là một là với tư cách là một hướng tiép cận và hai là với tư cách là một chuyên ngành.
Theo mình đọc, hiểu một số tài liệu đã học trong môn địa văn hoá và theo cô giảng thì:
Với tư cách là cách tiếp cận, có nghĩa là nó cũng như các cách tiếp cận khác như cách tiếp cận theo thuyết chức năng: tìm hiẻu văn hoá trên góc độ các chức năng của các thành tố văn hoá, thì cách tiếp cận địa văn hoá là tìm hiểu văn hoá dưới góc độ không gian văn hoá, trong không gian ấy có các đặc điểm tự nhiên, sinh thái, lịch sử, xã hội và con người cùng các mối quan hệ tương tác giữa chúng. Qua đó chúng ta có thể hiểu và tìm ra được cacs đặc điểm văn hoá, bản sắc của từng vùng, lãnh thổ, khu vực khác nhau.

Còn với tư cách là một chuyên ngành thì nó có đối tượng và phương pháp,..nghiên cứu. Nó nghiên cứu mối quan hệ con người - tự nhiên, tính thống nhất trong đa dạng của văn hoá theo không gian văn hoá. Nghiên cứu những đặc điểm có tính bản sắc của từng vùng, khu vực...
Với phương phaps liên ngành: thồng kê của xã hội học, quan sát tham dự của nhân học,...
RANDOM_AVATAR
lamtam_09
 
Bài viết: 34
Ngày tham gia: Thứ 2 12/09/11 21:21
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang trước

Quay về Văn hóa Việt Nam

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến3 khách

cron