ĐỊA VĂN HÓA VÀ CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM (K12)

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Việt Nam

Re: ĐỊA VĂN HÓA VÀ CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM (K12)

Gửi bàigửi bởi nguoidanbadep205 » Thứ 4 12/10/11 23:13

Re: Mytien

Cũng có lý hỉ. Quyết định luận địa lý hay quyết định luận văn hóa đều k ổn. Vậy tại sao không kết hợp cả hai cái , để trung hòa nhỉ?
RANDOM_AVATAR
nguoidanbadep205
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 2 12/09/11 11:20
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: ĐỊA VĂN HÓA VÀ CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM (K12)

Gửi bàigửi bởi thanhdieu » Thứ 5 13/10/11 0:09

nguoidanbadep205 đã viết:Re : thanhdieu
Mình hơi băn khoăn điều này : “Có phải chăng do độ cao 1500 m so với mực nước biển, các hoạt động giao lưu vùng miền có phần hạn chế, dân cư vốn thưa thớt dẫn đến ít giao tiếp, trao đổi, ít nói?”

- Đà lạt vốn là thành phố du lịch, du khách đến đây không chỉ là trong nước mà cả nước ngoài. Đây là điều kiện để giao lưu, gặp gỡ rất nhiều đối tượng khác nhau, từ mọi miền khác nhau. Vậy không thể cho rằng “các hoạt động giao lưu…hạn chế…” dẫn đến người dân ít nói.
- Ngược lại người Đà Lạt rất mến khách, dễ gần. Tìm hiểu các giai đoạn hình thành dân cư Đà Lạt ta dễ dàng nhận ra, người Đà Lạt không có mấy người là người dân bản xứ mà đa số là các luồng dân từ Bắc, Huế, Quảng đi vào …. Do bỏ quê hương để đi lập nghiệp, họ luôn muốn tạo những mối quan hệ xung quanh, dễ hòa nhập, dễ kết thân.
- Cũng không thể cho rằng người Đà lạt ít giao tiếp, trao đổi, ít nói hơn người vùng khác.

Nguoidanbadep trong những nguoidanbadep thân mến!
Qua Địa Văn hóa mình cứ muốn liên hệ thật nhiều đến những vùng đất từng đã đến, trải nghiệm. Sau tiết học Bản sắc văn hóa của Thầy Hiệu có nói đến Quyết định luận địa lý, "một hiện tượng văn hóa do nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó có ảnh hưởng do điều kiện tự nhiên" và nhận thấy xem xét dưới góc nhìn địa văn hóa cần tránh chỉ lấy nguyên nhân từ địa lý. Nhất là khi ta đi tìm những nét tính cách, phản ánh đời sống tinh thần của con người. Qua diễn đàn đã tạo điều kiện cho chúng ta hiểu và có phương pháp giải quyết vấn đề hơn.
Thanks for yourreply!
RANDOM_AVATAR
thanhdieu
 
Bài viết: 47
Ngày tham gia: Thứ 2 12/09/11 12:09
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: ĐỊA VĂN HÓA VÀ CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM (K12)

Gửi bàigửi bởi thanhdieu » Thứ 5 13/10/11 0:14

[justify]
nhatdominh đã viết:Bạn Diệu ơi, trong sách "Việt Nam cái nhìn địa văn hóa" của GS Trần Quốc Vượng, chỗ mà bạn hỏi ở trang 321, GS viết về miền Trung, bạn đã tra từ điển về :“cồn” và “bàu” thì cồn là dải cát nổi lên tạo thành gò, đồi ở sông, biển do tác động của gió. Còn bàu là chỗ sâu trũng nằm dưới chân cồn. Dân gian có câu "nhất cận thị nhì cận lộ tam cận giang". Trong hai địa thế này thì con người ngày xưa thường chọn sống ven vùng nào có nước, do đó sẽ sinh sống ven bàu. Sống ven bàu có nước để sinh hoạt, trồng trọt, chăn nuôi...cho nên các di chỉ cư trú được tìm thấy ở ven bàu. Cồn thì chỉ là một dải cát thì không thể nào sinh sống thuận tiện được. Khi chôn người chết người ta sẽ chọn nơi cao ráo để chôn, cho nên người ta chôn trên cồn. Vì vậy di chỉ mộ táng được tìm thấy ở trên cồn. Ngày nay, vị thế một ngôi mộ vẫn phải ở nơi cao ráo để giữ vững mộ chứ người ta không chọn chỗ trũng nước.
Cồn thì cao, nhô lên tương ứng với dương, còn bàu thì trũng xuống tương ứng với âm, mà con người thì sống dưới chân cồn nhưng mà ven bàu, nghĩa là con người sống ở giữa trung hòa âm dương ấy. Cho nên, GS đã xem cồn và bàu là hai thực thể âm dương của một hệ sinh thái âm dương đặc sắc của miền Trung.
Do ở đây, GS cũng bàn ít về vấn đề bàu và cồn cho nên mình đọc và hiểu như vậy đó, và cũng là người miền Trung như bạn nên mình sẽ cố gắng thu thập thêm tài liệu để hiểu rõ hơn về văn hóa cồn-bàu này và sẽ chia sẽ được nhiều thông tin hơn nữa.
Không biết có đáp ứng thắc mắc của bạn hay không, nếu có vấn đề gì bạn và lớp mình tiếp tục đưa ra và mổ xẻ để hiểu thêm nhé!

Thanks các bạn đã cùng trao đổi. Qua đây mình nghĩ phải chăng có lúc mình cần đơn giản và cứ liên hệ thực tế trước để giải thích những thắc mắc biết đâu sẽ tìm ra câu trả lời? Nhưng đã “trót” theo ngành văn hóa học, tiếp theo với những giải thích của các bạn, qua môn địa văn hóa, mình lại tiếp tục đi tìm thêm thông tin và bắt gặp bài viết “Tiếp cận khảo cổ học xã hội và khảo cổ học mộ táng trong nghiên cứu trường hợp miền Trung thời sơ sử” của tác giả Lâm Thị Mỹ Dung từ địa chỉ:
http://baotangnhanhoc.org/vi/index.php? ... &Itemid=35
Thì tìm thấy nghiên cứu:
Bảy hằng số địa lý của phức hệ sinh thái Núi đồi - Đèo – Sông - Biển - Cồn - Bàu - Đầm Phá cùng với địa hình đặc trưng Núi gần sát Biển Đảo chỉ cách nhau bởi một dải châu thổ - đồng bằng phù sa sông pha biển hẹp đã tạo hình không gian địa - chính trị, địa - văn hóa miền Trung thành dạng hình hộp chữ nhật đứng với cạnh Tây là núi đồi, cạnh Đông là biển, với các đèo-sông, chia nó thành các xứ - vùng hình chữ nhật ngang, đặc điểm phát triển kinh tế và trao đổi nội/liên vùng thời Sơ sử được quy định bởi những điều kiện sinh thái này.
Và:
Trong các di tích văn hóa Sa Huỳnh, mộ táng là loại hình di tích tìm được với số lượng áp đảo, đây là những khu mộ địa độc lập trên sườn cồn cát ven biển, đồi gò hay những giồng đất cao ven sông…Khu cư trú nằm liền kề khu mai táng và thường ở vị trí thấp hơn như chân cồn cát ven sông ven biển, bậc thềm sông hay rìa những doi đất cao ven sông cận kề nguồn nước ngọt và đất thấp để canh tác. Ngoài ra còn có một số di tích cư trú kết hợp với mộ táng, trong những di tích này mộ táng thường có niên đại muộn hơn một chút so với lớp cư trú.
Địa thế của nghĩa địa: Từ vị thế của các khu mộ và cách phân bố chum mộ có thể thấy cư dân cổ đã dành riêng những khu đất đảm bảo các yêu cầu như gần kề nơi ở, cao ráo và ít bị tác động bởi lũ lụt để làm nghĩa địa và mộ được chôn theo một sơ đồ hay quy hoạch có từ trước. Điều này chứng tỏ mỗi khu nghĩa địa thuộc về một nhóm cư dân. Họ sử dụng, khai thác từ đời này sang đời khác theo quan hệ có chung những ông bà tổ tiên và duy trì qua các thế hệ con cháu. Việc chọn khu đất thích hợp chôn cất người chết nhằm biểu thị quan niệm về sự vĩnh cửu của con người. Nhà khảo cổ người Mỹ Arthur Saxe cho rằng quyền sở hữu đất đai của một cộng đồng/nhóm người dựa vào sự phán truyền của Tổ tiên. Người sống dành những phần đất “trang trọng” để an táng tổ tiên. Kết luận này được đúc kết từ nghiên cứu so sánh tư liệu của ít nhất 30 xã hội khác nhau và dù chưa phải là mẫu số chung, nhưng có thể thích hợp khi áp dụng cho đa số xã hội, đặc biệt là xã hội Phương Đông. Như vậy, có thể việc chôn theo từng cụm từ 3, 5, 7 chum trong văn hoá Sa Huỳnh phản ánh kiểu quan hệ gia đình dòng họ, có thể mỗi cụm hay nhóm cụm là khu vực chôn của một gia đình hay một dòng họ. Khu đất nghĩa địa thường do cư dân khu cư trú liền kề duy trì, quản lý và sử dụng.
Cảm ơn các bạn!
Ghi chú: “trót” không phải là lỡ mà là lỡ say mê.[/justify]
RANDOM_AVATAR
thanhdieu
 
Bài viết: 47
Ngày tham gia: Thứ 2 12/09/11 12:09
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: ĐỊA VĂN HÓA VÀ CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM (K12)

Gửi bàigửi bởi phuongthanhtsk » Thứ 5 13/10/11 14:54

Kính chào cô Dung, :)
Thân chào các bạn K12, :)

Về đề tài thảo luận thứ nhất: “ Nêu và bình luận những biểu hiện của quan điểm quyết định luận địa lý trong nghiên cứu văn hóa.” Em thấy các anh chị đang bàn luận khá sôi nổi, đối với em cũng có nhiều điều mới lạ, do đó mà em cũng được mở mang thêm chút ít.
Sau đây, em xin được trình bày ý kiến của mình.

Theo quyết định luận địa lý, yếu tố tự nhiên (địa lý) được xem như là yếu tố quyết định dẫn đến sự khác biệt về tính cách, lối sống,… của người dân vùng này so với người dân vùng khác. Và nếu lấy khí hậu và vùng đất để làm tiêu chí phân loại, thì có các kết luận sau:
- Người ở xứ nóng thì lười nhác, khôn vặt, tinh ranh và có tài bắt chước.
- Người ở xứ lạnh thì cục súc, tàn nhẫn, nhưng dám nghĩ là dám làm.
- Người ở xứ ôn đới thì trội về năng lực tinh thần và có khả năng chỉ huy.
Theo em, em không đồng ý với nội dung của quyết định luận địa lý coi yếu tố tự nhiên là yếu tố quyết định. Theo như kết luận của quyết định luận địa lý đã nói ở trên, thì chẳng lẽ những người ở xứ nóng ai cũng lười nhác, khôn vặt, tinh ranh và có tài bắt chước hay sao? Đối với người ở xứ lạnh và xứ ôn đới cũng vậy. Tự nhiên không thể nào quy định được tính cách và lối sống của con người được cả. Em nghĩ cuộc sống của con người bị chi phối và bị ảnh hưởng từ nhiều hướng, cho nên tính cách và lối sống của con người ở từng vùng được hình thành từ nhiều nguyên nhân (chẳng hạn như là địa lý tự nhiên, mối quan hệ giữa người với người, điều kiện kinh tế,...), trong đó tất nhiên là bao gồm cả yếu tố tự nhiên, nhưng không phải chỉ có yếu tố tự nhiên, nên tự nhiên không thể nào là yếu tố quy định được. Có chăng là tùy theo từng hoàn cảnh khác nhau thì mức độ quan trọng của yếu tố tự nhiên sẽ khác nhau: giữ vai trò quan trọng ít, quan trọng nhiều hay không quan trọng mà thôi.
Nếu đề cao yếu tố địa lý tự nhiên như quyết định luận địa lý, chẳng khác nhau phủ nhận sự cố gắng để chinh phục, cải biến tự nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống để phát triển của nhân loại trong suốt hàng thế kỷ qua.
Lấy ví dụ, trong ca dao Việt Nam có câu:
“Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng.”
Qua câu ca dao này ta cũng thấy được là người làm nông nghiệp xưa phải “trông” nhiều như vậy để cầu được mùa màng tươi tốt, bội thu. Nhưng điều đó không có nghĩa là trong từng mùa vụ làm nông, người nông dân phải phụ thuộc hoàn toàn vào sự hên xui may rủi do yếu tố khí hậu thời tiết mang lại. Một mùa vụ thành công hay không phải kể đến nhiều nguyên nhân, chứ yếu tố tự nhiên khồng phải là duy nhất, và trong các nguyên nhân đó không thể không kể đến sự cần cù chịu thương chịu khó của người nông dân, họ siêng năng mong gặt hái được thành công. Nhưng ngày xưa, khi khoa học kỹ thuật còn chưa phát triển, người nông dân dù bằng kinh nghiệm làm đồng lâu năm của mình cũng không thể nào ứng phó lại với những tai nạn bất ngờ do thiên nhiên mang lại như lũ lụt, hạn hán,…chính vì vậy mà người làm nông nghiệp xưa phải trông cho thời tiết khí hậu tốt đẹp, được mùa để nâng cao chất lượng cuộc sống. Vì thế, ngày xưa, địa lý tự nhiên có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống làm ruộng của người nông nghiệp xưa, nhưng không phải là yếu tố quyết định.
Ngày nay, trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, người nông dân được trang bị máy móc thiết bị hiện đại, được biết những phương pháp kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi hiện đại thông qua các chương trình tư vấn khuyến nông trên truyền hình và radio như chương trình “bạn của nhà nông”, ở mỗi huyện cũng có trung tâm khuyến nông, người nông dân cũng có thể truy cập internet để tìm hiểu về những vấn đề có liên quan đến việc làm nông của mình. Do đó, người làm nông nghiệp hiện nay được hỗ trợ nhiều hơn, làm chủ hơn. Cái “trông” như người nông nghiệp xưa cũng ít thấy, nếu có thì mức độ phụ thuộc vào tự nhiên cũng không còn nhiều, lúc này yếu tố tự nhiên không còn quan trọng như ngày trước nữa,. Cái gì cũng chỉ là tương đối, tuy là ở Việt Nam vẫn còn nhiều vùng nông thôn vẫn chưa tiếp cận được với trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại, nhưng xét trên mặt bằng chung thì người nông dân ngày nay cũng đã tiến bộ và phát triển hơn người nông dân ngày xưa rất nhiều. Bằng cách này hay cách khác, họ cũng có cách để ứng phó với môi trường tự nhiên, chứ không còn “cam chịu” và “trông mong” như ngày xưa nữa.
Qua đó, ta có thể thấy được sự nỗ lực phát triển cũng như khả năng phát triển của con người là vô hạn. Xét riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, không nói chắc được rằng sau nãy kỹ thuật làm nông sẽ phát triển đến đâu, nhưng so với ngày xưa, nó đã phát triển hơn rất nhiều là điều ta có thể khẳng định. Điều đó chứng tỏ rằng con người có đủ sức mạnh để thoát khỏi những điều kiện bất lợi do mội trường tự nhiên mang lại. Nói tóm lại, địa lý tự nhiên không phải là yếu tố quyết định mà nó là yếu tố tác động đến con người, nhưng con người có khả năng tác động lại nó, con người có thể tận dụng những lợi ích mà tự nhiên mang lại và cũng có thể ứng phó với những bất lợi mà tự nhiên gây ra, và do đó con người lựa chọn môi trường tự nhiên và phát triển.
Chính vì vậy, quyết định luận địa lý xem tự nhiên là yếu tố duy nhất có tính quyết địnhchi phối một chiều là quan điểm lạc hậu, không thích hợp dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, thời đại nào.

Một vài ý kiến xin được trình bày.
Nếu bài viết có gì chưa chính xác xin cô và các bạn góp ý bổ sung. 8O

Em cảm ơn.
Hình đại diện của thành viên
phuongthanhtsk
 
Bài viết: 44
Ngày tham gia: Thứ 2 12/09/11 19:22
Đến từ: TPHCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: ĐỊA VĂN HÓA VÀ CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM (K12)

Gửi bàigửi bởi nguyentrungha » Thứ 5 13/10/11 22:45

GỬI CÁC BẠN VĂN HÓA HỌC K 12!
Hôm nay mình mới có dịp vào diễn đàn và thấy các bạn tranh luận rất sôi nổi làm mình cũng không thể không tham gia, chỉ tại vấn đề với mình vẫn còn mới mẻ nên còn hơi e ngại. Qua đọc phần tranh luận của các bạn, nhất là phần gợi ý của cô mình cũng vỡ ra nhiều điều, mình cũng mạo muội nêu một vài ý kiến sau:
Về quyết định luận địa lý hay quyết định luận môi trường mình cũng đồng ý với ý kiến của một số bạn (như bạn Trang) môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến nếp sinh hoạt và lối sống của con người nhất là thời kỳ con người còn mông muội nhưng nó không phải là yếu tố quyết định tất cả. Nếu chúng ta đề cao nó, xem trọng nó hay ngược lại chúng ta coi quyết định luận văn hóa là duy nhất là luôn luôn đúng thì chúng ta đều rơi vào cực đoan. Mà "Văn hóa là tương đối, luôn luôn là tương đối không có cái gì là tuyệt đối cả" (quan điểm của thầy Thêm), cho nên ta phải lấy cái ưu điểm của thuyết này hay phương pháp này để bù cho cái khuyết điểm của thuyết kia/phương pháp kia. Đóng góp to lớn của quyết định luận địa lý là đã chỉ ra được quan hệ tương tác giữa con người và tự nhiên, và môi trường tự nhiên là một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên tính đa dạng của văn hóa và vùng văn hóa hay nói cách khác đó một trong những tiêu chí để vẽ nên bức tranh văn hóa đa sắc màu của các vùng miền trên khắp thế giới. Đóng góp thứ hai của nó là nó đã giúp cho con người lý giải được một số nét đặc trưng của tính cách hay lối sống của con người mang tính vùng miền từ buổi sơ khai ([i]ví dụ ở xứ lạnh thì con người có đầu óc thông minh, còn ở xứ nóng thì đầu óc con người kém phát triển...[/i]) mở đường cho khoa học, tư duy phát triển. Và chúng ta hãy nhớ lại nó đã sống và "làm mưa làm gió" hàng chục thế kỉ trước khi bị lật đổ, chứng tỏ sức mạnh của nó ghê gớm đến mức nào. Nếu nói đóng góp của quyết định luận địa lý là ở chỗ chỉ ra được ảnh hưởng của môi trường tự nhiên đối với con người thì hạn chế của nó lại chính là ở chỗ coi tự nhiên là cái tuyệt đối, cái quyết định bỏ qua yếu tố con người, không đánh giá đúng vai trò, vị trí của con người. Chính vì vậy mà khi khoa học và kỹ thuật phát triển tiến bộ lên một bậc thì thuyết này đã không còn đứng vững nữa.

Về Khái niệm “không gian văn hóa” từ góc độ địa-văn hóa thì mình hiểu rằng đó là sự phân bổ văn hóa theo không gian địa lý, trong đó yếu tố quyết định sự phân chia là vùng khí hậu đặc trưng ở tầm vĩ mô theo đới khí hậu. Không gian văn hóa có liên quan đến không gian địa lý-lãnh thổ nhưng không đồng nhất với các khái niệm này. So với không gian địa lý-lãnh thổ, không gian văn hoá thường có ranh giới mờ hơn, khó xác định hơn.
Có lẽ vấn đế thứ hai mình hiểu chưa sâu lắm nên mình tạm dừng ở đây mong chúng ta sẽ tiếp tục trao đổi.
Nguyễn Thị Thu Thủy
RANDOM_AVATAR
nguyentrungha
 
Bài viết: 64
Ngày tham gia: Thứ 2 12/09/11 14:02
Đến từ: dhvh tp.hcm
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: ĐỊA VĂN HÓA VÀ CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM (K12)

Gửi bàigửi bởi kieulien » Thứ 6 14/10/11 11:11

Hi ca nha!
Mình thấy các bạn, các anh chị tranh luận rất hào hứng về vấn đề thuyết địa ly quyết định luận, nhìn chung thì ai cũng có cái lý của mình nhưng cũng đều hướng đến giải thích tự nhiên có ảnh hưởng đến con người, nêu nên cái đúng và cái hạn chế của thuyết. Nếu cứ bàn cãi thế này thì chẳng bao giờ kết thúc. Các anh chị nói rất chung chung chưa nêu bật được vấn đề cụ thể cần thảo luận mà cô đã đưa ra. Mình nghĩ rằng, môi trường tự nhiên là hiện tượng khách quan tồn tại bên ngoài cuộc sống con người, có tác động hay có mối quan hệ biện chứng với đời sống chúng ta. Còn các thuyết như quyết định luận địa lý hay quyết định luận văn hoá chỉ là quan điểm chủ quan của con người đưa ra, từ đó các nhà khoa học theo ý kiến chủ quan của mình thích, hay bị ảnh hưởng cuả thuyết nào thì đi theo giải thích các vấn đề theo thuyết đó mà thôi.
Tóm lại, mình nghĩ các bạn nên tập trung thảo luận vấn đề cụ thế hơn (như đã được cô đưa ra), từ cơ sở đó để mở rộng thêm vấn đề như thế sẽ dễ hiểu và mang tính thuyết phục hơn.
RANDOM_AVATAR
kieulien
 
Bài viết: 23
Ngày tham gia: Thứ 2 12/09/11 13:44
Đến từ: Thái Nguyên
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: ĐỊA VĂN HÓA VÀ CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM (K12)

Gửi bàigửi bởi nguyenthudl06 » Thứ 6 14/10/11 12:51

Ủa mà nhà mình ơi, bài giữa kỳ môn cô Dung mà tuần sau nộp đó, có ai pik nguyên văn yêu cầu của cô không :?: :?: :?:
nguyenthudl06
 
Bài viết: 29
Ngày tham gia: Thứ 2 12/09/11 13:06
Đến từ: TP Pleiku - Gia Lai
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: ĐỊA VĂN HÓA VÀ CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM (K12)

Gửi bàigửi bởi phuongthanhtsk » Thứ 6 14/10/11 22:06

Mình chuẩn bị đề cương, đề tài là nói về đặc sản một vùng miền (quê mình,...), chia làm 3 phần:
1/ Lý do (chọn đề tài)
2/ Nội dung (về đặc sản đã chọn)
3/ Kết luận (liên quan đến địa văn hóa)
Phụ lục: ghi rõ tài liệu tham khảo.
Sau khi nộp lên cô sẽ bốc ngẫu nhiên lên trình bày. Mình có thể chuẩn bị slide trình bày cho sinh động cũng được, nói chung là cách trình bày như thế nào linh hoạt tùy mỗi người.
Hình đại diện của thành viên
phuongthanhtsk
 
Bài viết: 44
Ngày tham gia: Thứ 2 12/09/11 19:22
Đến từ: TPHCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: ĐỊA VĂN HÓA VÀ CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM (K12)

Gửi bàigửi bởi nguyenthudl06 » Thứ 6 14/10/11 22:15

Vấn đề là cái đặc sản đó có phải xem xét trên góc nhìn Địa - Văn hóa k lớp trưởng???
nguyenthudl06
 
Bài viết: 29
Ngày tham gia: Thứ 2 12/09/11 13:06
Đến từ: TP Pleiku - Gia Lai
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: ĐỊA VĂN HÓA VÀ CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM (K12)

Gửi bàigửi bởi phuongthanhtsk » Thứ 6 14/10/11 22:46

Có chứ. Bạn làm bài xong có thể tham khảo ý kiến của cô để nhận được sự góp ý.
Có thể liên lạc với cô qua địa chỉ email: dinhdung99@gmail.com.


Chúc cả nhà làm bài tốt nha.
Ai có minh họa hữu hình về đặc sản nào đó thì càng tốt, kakaka :D
Hình đại diện của thành viên
phuongthanhtsk
 
Bài viết: 44
Ngày tham gia: Thứ 2 12/09/11 19:22
Đến từ: TPHCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về Văn hóa Việt Nam

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến2 khách

cron