ĐỊA VĂN HÓA VÀ CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM (K12)

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Việt Nam

ĐỊA VĂN HÓA VÀ CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM (K12)

Gửi bàigửi bởi Dinh Thi Dung » Chủ nhật 02/10/11 21:28

Gởi HVCH VHH khóa 12,
Thực hiện việc tăng cường thảo luận trong học tập , tôi đưa lên đây một số nội dung chính của ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC để các bạn chọn vấn đề thảo luận. Các bạn cũng có thể đưa ra những vấn đề mới để cùng nhau trao đổi.
Chủ điểm thảo luận
1. Về ĐỊA VĂN HÓA
1. Khái niệm Địa-văn hóa?
2. Quan hệ giữa Địa-văn hóa với tư cách là một cách tiếp cận với Địa-văn hóa với tư cách là một chuyên ngành của Văn hóa học?
3. Quyết định luận địa lý, những đóng góp và hạn chế của quan điểm này?
4. Đối tượng, quan điểm và phương pháp nghiên cứu của Địa-văn hóa (học)?
2. Về CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM
1. Khái niệm “không gian văn hóa” được hiểu như thế nào từ góc độ địa-văn hóa?
2. Vấn đề phân vùng văn hóa Việt Nam. Hiện có nhiều quan niệm về vùng văn hóa và có nhiều cách phân vùng văn hóa Việt Nam. Cách phân vùng phù hợp nhất trong nghiên cứu các vùng văn hóa Việt Nam? Tại sao? Tiêu chí phân vùng nào quan trọng nhất theo Anh/Chị.
3. Hãy chọn một vùng/tiểu vùng văn hóa phân tích và làm rõ đặc trưng Văn hóa của vùng/tiểu vùng đó trong so sánh với các vùng văn hóa khác ở VN?
3. TÀI LIỆU
Tiếng Việt
1. A.A. Belik, Văn hóa học – những lý thuyết nhân học văn hóa, T/c Văn hóa – Nghệ thuật, H.: 2000.
2. Ngô Đức Thịnh, Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, Nxb Trẻ,Tp. HCM 2004.
3. Trần Quốc Vượng, Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Nxb Văn học.H.: 2003.
4. Trần Quốc Vượng, Việt Nam cái nhìn địa – văn hóa, Nxb Văn hóa dân tộc, H.: 1998.
5. Trần Quốc Vượng, Môi trường, con người và văn hóa, Nxb VHTT, H.: 2005.
6. Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Tp.HCM, 2001.
7. Huỳnh Khái Vinh (cb), Nguyễn Thanh Tuấn, Chấn hưng các vùng và tiểu vùng văn hóa ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, H.: 2004.
Tiếng Anh
1. Harm J. de Blij & Peter O. Muller, Human Geography: Culture, Society, and Space (in lần 3), John Wiley & Sons, 1986.
2. George F. Carter, Man and the Land – A Cutural Geography (in lần 2), USA, 1968.
3. Jerome D. Felimann, Arthur Getis, Judith Getis, Human Geography – Landscape of Human Activities, Mc. Graw Hill, 2007.
4. Joel Bonnemaison, Culture an space: Conceiving a new Cultural Geography, IB. Tauris (London – New York), 2004.
Vấn đề thảo luận:
1. Nêu và bình luận những biểu hiện của quan điểm quyết định luận địa lý trong nghiên cứu văn hóa.
2. Nêu và phân tích dấu ấn môi trường tự nhiên trong đời sống văn hóa tinh thần ở những vùng miền hoặc địa phương mà anh, chị biết.

GV phụ trách môn học
TS. Đinh Thị Dung
RANDOM_AVATAR
Dinh Thi Dung
 
Bài viết: 39
Ngày tham gia: Thứ 3 29/01/08 11:52
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: ĐỊA VĂN HÓA VÀ CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM (K12)

Gửi bàigửi bởi kieulien » Thứ 6 07/10/11 18:41

Trước hết, về phuơng diện ảnh hưởng của môi trường tự nhiên đến đời sống tinh thần: Môi trường tự nhiên ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống văn hóa của các tộc người. Các môi trường tự nhiên khác nhau thì tạo ra những khác biệt về văn hóa đặc biệt trong văn hóa tinh thần. Sau đây em xin nêu một số ví dụ để mọi người cùng tham khảo và góp ý:
- Ở các tỉnh ven biển miền trung, sống chủ yếu bằng nghề đi biển, phải đối mặt với gió bão của biển cả nên họ có tục thờ Nghinh ông. Thờ Nghinh ông thực chất là thờ cá Ông (cá voi) để cầu được an toàn khi đi biển và cũng mong đánh bắt được nhiều cá.
- Các dân tộc thiểu số sống ở nơi núi non hiểm hay rừng sâu (Tây Bắc, Tây Nguyên) lệ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên họ xây dựng những niềm tin cho mình như thờ thần núi, thần rừng, thần cây, thần đá...sinh ra nhiều nghi lễ cúng tế các vị thần làm cho đời sống văn hóa của họ trở nên phong phú (Lễ cúng thần rừng ở các dân tộc Tây Nguyên).
- Ở vùng sông nước có tục thờ thần sông, thậm chí cư dân miền sống nước như Nam Bộ trước còn có tục xăm mình: xăm hình những con cá sấu, con thủy quái không những với mục đích làm đẹp mà còn để tránh nguy hiểm từ những loài thú dữ.
- Từ bắc vào nam xưa kia ông cha ta có tục vẽ mắt cho thuyền đó là do ảnh hưởng của địa hình sông nước dày đặc, tạo cho họ niềm tin rằng vẽ mắt sẽ giúp thuyền không bị lạc hướng và giúp chủ nhân tìm được những nơi có nhiều cá. Thậm chí còn có những nghi lễ hạ thủy khi lần đầu tiên chiếc thuyền được hoàn thành đưa vào sử dụng.
Trên đây, em chỉ nêu một số ví dụ về môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần của cư dân các vùng. Mong các bạn, các anh chị có ý kiến thêm.
* Còn về phần: Những biểu hiện của quan điểm quyết định luận địa lý trong nghiên cứu văn hóa thì em có một vài ý kiến như sau:
- Môi trường tự nhiên có vai trò quan trọng trong việc hình thành văn hóa của mỗi vùng thế nên không thể bỏ qua nó trong việc nghiên cứu văn hóa. Theo quyết định luận điạ lý, sự khác biệt trong văn hoá giữa các vùng là do yếu tố môi trường tự nhiên quy định, do sự khác biệt của điều kiện tự nhiên. Quan điểm này nó giúp ích nhiều trong việc phân chia các vùng văn hóa, thậm chí nó là một tiêu chí để phân vùng văn hóa. Từ đó có những hướng giải thích sự khác biệt văn hóa giữa các vùng miền là do yếu tố tự nhiên.
Như vậy theo em có hai biểu hiện của quan điểm này vào trong văn hóa đó là: Phân vùng văn hóa và giải thích cho sự khác biệt.

Hai mặt này không sai, mà ngược lại thực tế là nó rất có cơ sở nhưng chỉ dùng nó để giải thích đưa vào nghiên cứu văn hóa thì chưa đủ và không thuyết phục. Vì ta biết rằng văn hóa do con người tạo ra, nó chịu chi phối bởi nhiều yếu tố khác cùng đan xen tác động chồng chéo lên nhau.
RANDOM_AVATAR
kieulien
 
Bài viết: 23
Ngày tham gia: Thứ 2 12/09/11 13:44
Đến từ: Thái Nguyên
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: ĐỊA VĂN HÓA VÀ CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM (K12)

Gửi bàigửi bởi nguoidanbadep205 » Thứ 6 07/10/11 20:00

Thì ra cô để ở mục Văn hóa Việt nam, bà con mình thì cứ vào cao học k12. :D
Bây giờ thì vào trọng tâm hỉ! Mình cũng mới làm quen với địa văn hóa nên cũng chỉ biết gì nói đó, có gì bà con góp ý thêm ha...
Mình muốn nói đến "Quyết định luận địa lý", cứ nghe thuyết với luận là đã nổi da gà lên rồi...vì trước giờ chỉ quen với từ ngữ bình dân, nghe chút "bác học" là sợ lắm.
Nhưng thôi cứ bàn...có phanh phui nó ra thì mới hiểu, chứ thấy rồi né thì muôn đời cũng không hiểu.
Theo mình đọc tài liệu thì Quyết định luận địa lý hay còn gọi là quyết định luận môi trường ra đời rất sớm (thời cổ đại :mrgreen: ). Nó đề cao vai trò của điều kiện tự nhiên và cho là đktn quyết định sự khác biệt về các tính cách, phong tục...của con người. Nó quyết định sự phát triển của loài người và nền văn hóa.
Quyết định luận địa lý đã phát triển cho tới giai đoạn giữa chiến tranh thế giới thứ 1 và thứ 2. Và Quyết định luận văn hóa thể hiện quan điểm hoàn toàn trái ngược. :roll:
Theo mình Quyết định luận địa lý ra đời sớm, trong giai đoạn đó con người sống gần như phụ thuộc vào thiên nhiên (cứ gần nguồn nước, đất đai màu mỡ thì sống, tự nhiên đem đến cho họ cái ăn, cái mặc, sự no đủ; tính ngang ngạnh của thời tiết, khí hậu...chỉ có thể được chế ngự bởi sức mạnh của thần linh...) nên cứ cho là tự nhiên quyết định. Nhưng dần về sau, con người đã tìm ra những quy luật của tự nhiên và cải tạo tự nhiên thì không thể nói là điều kiện tự nhiên quyết định tất cả được.
Tuy nhiên, Quyết định luận địa lý cũng có mặt ưu của nó, khi đánh giá cao vai trò của tự nhiên đối với cuộc sống con người, thấy được sự quan trọng, cần thiết của điều kiện tự nhiên đối với các hoạt động sinh tồn, phát triển của con người thì buộc con người cũng sẽ phải "tôn trọng", hòa hợp và bảo vệ nó. :mrgreen:
Mà sao cứ phải gọi là 'Quyết định luận địa lý, quyết định luận văn hóa" nhỉ :?: sao không gọi là Luận địa lý quyết định hay Luận văn hóa quyết định cho nó dễ nghe hơn hỉ? :lol:
RANDOM_AVATAR
nguoidanbadep205
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 2 12/09/11 11:20
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: ĐỊA VĂN HÓA VÀ CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM (K12)

Gửi bàigửi bởi leminhtuan » Thứ 6 07/10/11 22:33

Chào các bạn.
Chiều nay 07-10-2011, học môn cô Dung, có 1 số vấn đề cần trao đổi thêm.
Trước hết, mình muốn đề cập đến việc làm cầu thang, nên lựa chọn số chẵn hay số lẻ?
Nói như GS. Trần Ngọc Thêm trong CSVHVN, trang 224 thì: “hình thức kiến trúc ngôi nhà Việt Nam còn tuân thủ nguyên tắc coi trọng số lẻ của truyền thống văn hóa nông nghiệp… Số gian của ngôi nhà, số bậc của lối đi bao giờ cũng phải lẻ (vì lẻ là số dương = động = dành cho người sống). Còn ở nhà cho người chết (nhà mồ của các dân tộc Việt Bắc, Tây Nguyên, thì làm cầu thang có số bậc chẵn, vì chẵn là số âm (âm = tĩnh, chết)”.
Như vậy, theo GS. Trần Ngọc Thêm thì số bậc thang trong nhà chúng ta sinh hoạt phải là số lẻ.
Tuy nhiên trong cuộc sống, còn một quan niệm khác nữa. Đó là người ta cho rằng, số bậc thang trong ngôi nhà chúng ta đang ở tương ứng với nguyên tắc: sinh - 1, lão - 2, bệnh - 3, tử - 4. Điều này tạm được hiểu: nếu số bậc thang đem chia cho 4 dư 1, thì đó là “bậc thang sinh”; chia 4 dư 2 là “bậc thang lão”, chia 4 dư 3 là “bậc thang bệnh”, chia hết cho 4 là “bậc thang tử”.
Quan niệm này dẫn đến kết quả là người ta thường chuộng làm số bậc thang theo nguyên tắc 4a + 1 (5, 9, 13, 17,…), và do đó nó là số lẻ.
Theo bản thân mình, thì số bậc thang lẻ hay chẵn tùy theo quan niệm mỗi người, miễn là giải thích hợp lý. Chẳng hạn nếu lẻ rơi vào số 13, người ta sẽ rất sợ, vì nghĩ là xui xẻo. Nhưng cũng số 13, theo Phật giáo Tây Tạng, thì đây lại là một số cát tường. Hoặc số 10 người ta bảo là “số bù”, nhưng cũng có thể số 10 là hoàn hảo, tròn đầy.
Một vài quan niệm xung quanh việc làm bậc thang nên chọn số bậc chẵn hay lẻ, xin chia sẻ cùng các bạn.
RANDOM_AVATAR
leminhtuan
 
Bài viết: 33
Ngày tham gia: Thứ 2 12/09/11 11:35
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: ĐỊA VĂN HÓA VÀ CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM (K12)

Gửi bàigửi bởi doantrang1808 » Thứ 6 07/10/11 22:53

Mình thì rất kết Quyết định luận địa lý :roll: Đúng là con người sống trong tự nhiên thì không thể nào thoát khỏi sự ảnh hưởng của nó được, cho dù sau này người ta có khả năng cải tạo được tự nhiên đi chăng nữa nhưng vẫn là sử dụng chính con người, chính văn hóa đã bị ảnh hưởng bởi cái tự nhiên lúc ban đầu để cải tạo nó. Với lại tự nhiên ở mỗi nơi khác nhau thì cách cải tạo của con người đối với tự nhiên sẽ khác nhau. Mà khi tác động của con người đối với tự nhiên hay là mối quan hệ giữa con người và tự nhiên khác nhau ắt hẳn sẽ dẫn đến hình thành những nền văn hóa khác nhau.

Quyết định luận văn hóa thì ngược lại hoàn toàn với quyết định luận địa lý, các nhà địa lý học văn hóa cho rằng sự thay đổi của môi trường tự nhiên là do con người gây ra, chính con người giữ vai trò quyết định, ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên.

Mình không hoàn toàn tán thành quan điểm này. Đồng ý rằng chính con người làm thay đổi môi trường tự nhiên nhưng con người tác động tới tự nhiên là dựa trên vốn văn hóa sẵn có. Mà cái vốn văn hóa này được hình thành là do tự nhiên tác động đến con người lúc ban đầu. Rồi tự nhiên bị biến đổi đó lại tiếp tục tác động tới con người, làm hình thành nền văn hóa bậc 2. Trên nền văn hóa bậc 2 đó, con người lại tác động đến tự nhiên, làm thay đổi nó. Tiếp tục như vậy tự nhiên và con người liên tục tác động qua lại lẫn nhau nhưng tự nhiên vẫn là yếu tố quyết định ban đầu, còn con người chỉ là tác nhân làm cho mối liên hệ giữa họ với tự nhiên trở nên phức tạp hơn, phân thành nhiều cấp độ hơn mà thôi.

* Gửi nguoidanbadep205: mình thấy nếu thay đổi thì là Địa lý quyết định luận và Văn hóa quyết định luận nghe xuôi tai hơn. Nhưng mà vấn đề cái tên thế nào cũng đâu có quan trọng lắm. Chủ yếu là nội dung thôi :roll:

* Gửi thầy Tuấn: vấn đề cái cầu thang, thầy có thể qua nhà mình k12 thảo luận thêm, mọi người đang bàn bạc sôi nổi bên đó :mrgreen:
Sống trên đời cần có một tấm lòng, dù chỉ là để gió cuốn đi!
RANDOM_AVATAR
doantrang1808
 
Bài viết: 60
Ngày tham gia: Thứ 4 06/04/11 9:07
Đến từ: Bến Tre
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: ĐỊA VĂN HÓA VÀ CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM (K12)

Gửi bàigửi bởi dothingocuyen » Thứ 6 07/10/11 23:52

Qua 2 vấn đề cô Dung đưa ra, câu 1 mình xin chưa đề cập, để lần sau. Nhưng vấn đề thứ hai cô yêu cầu “phân tích dấu ấn môi trường tự nhiên trong đời sống tinh thần của một vùng miền”. Qua vấn đề này mình muốn giới thiệu với các bạn về Hội An. Đừng có ai phàn nàn mình cái gì cũng nói về Hội An nha. Đó cũng là tinh thần dân tộc mà. hi…hi… tốt khoe xấu che.
Nếu ai đã đến hoặc chưa đến Hội An chắc là biết hoặc nghe nói về Chùa Cầu – Đó là biểu tượng của Hội An. Mình không kể hết về Chùa Cầu mà mình chỉ nói một vấn đề môi trường tự nhiên trong đời sống tinh thần của người dân Hội An.
Các bạn biết, Khu phố cổ Hội An nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn nên từ tháng 9 đến tháng 12 âm lịch thường xảy ra lũ lụt. Mỗi năm, Hội An phải hứng chịu từ một đến hai đợt lũ kèm theo giông bão, mỗi khi lũ dâng, những dãy nhà ven sông thường ngập chìm trong biển nước, phải đến 3 - 4 ngày sau, thậm chí cả tuần nước mới rút. Giáo sĩ dòng Tên, người Ý là Cristophoro Borri có mặt ở Quảng Nam thế kỷ XVII, nhận xét: “… những cơn mưa liên tục từ trên triền núi cao, các dòng nước tuôn trào tràn ngập Vương quốc chảy ra đến tận biển…”
Chính vì điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt ở Hội An, và do trình độ văn minh còn thấp kém, nên những cư dân ở đây không có khả năng chống đỡ trước sự tàn phá của tự nhiên. Kể từ khi đến Hội An, những thương nhân Hoa kiều đã trải qua những chặng đường đầy gian nan vất vả, đến vùng đất mới lại có nhiều biến động về địa chất, đối đầu với thiên nhiên khắc nghiệt càng làm cho họ thêm lo sợ, nên họ đặt niềm tin của mình vào một thế lực siêu nhiên, có khả năng ngăn chặn triều cường, điều hoà phong thổ, giúp họ thuận lợi trong việc ăn, ở và buôn bán. Do đó, họ đã xây dựng một gian thờ thần Bắc Đế Trấn Vũ tại Chùa Cầu làm chỗ dựa về mặt tinh thần của mình trong quá trình định cư tại vùng đất mới, giúp họ yên lòng vượt qua những khó khăn và có thêm niềm tin trong công cuộc mưu sinh.
Ngày nay, lũ lụt vẫn đổ về hàng năm, tuy con người có nhận thức hơn, biết cách phòng chống bằng những phương tiện hiện đại nhưng niềm tin vào vị thần Bắc Đế Trấn Vũ vẫn nằm trong tâm thức và trở thành đời sống tinh thần của người dân Hội An.
Còn một huyền thoại cũng liên quan đến môi trường tự nhiên trong đời sống tinh thần con người. Đó là truyền thuyết về con Cù (có ai biết con Cù không, không ai biết cả). Người Nhật cho rằng, thế giới này được đặt trên lưng một con Mamazu - đây là một con quái vật, có hình giống hình Rồng, người Việt gọi là con Cù, người Trung Quốc gọi là Câu Long. Đầu của nó nằm ở tận Ấn Độ, còn đuôi của nó nằm ở Nhật Bản, mỗi lần con quái vật quẫy đuôi là nước Nhật bị rung chuyển, xảy ra động đất dữ dội. Chính vì vậy, các nhà địa lý Nhật Bản tin rằng, Hội An nằm đúng trên phần lưng của con quái vật này, cho nên chỉ cần xây dựng Chùa Cầu ở đây, coi như đã yểm một thanh gươm xuống huyệt lưng của con quái vật, nhằm trừ khử tai họa động đất cho đất mẹ Nhật Bản và mưu cầu bình yên cho chính họ nơi đây (Có ai tin chuyện này không? Chắc là không ai tin cả, nhưng đó là huyền thoại và đi vào đời sống tinh thần của của người dân Hội An).
RANDOM_AVATAR
dothingocuyen
 
Bài viết: 60
Ngày tham gia: Thứ 2 12/09/11 21:46
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: ĐỊA VĂN HÓA VÀ CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM (K12)

Gửi bàigửi bởi leminhtuan » Thứ 7 08/10/11 10:22

Một điều cần chia sẻ thêm với các bạn liên quan đến quyết định luận địa lý, đó là vấn đề PHONG THỦY.
Ngày nay, ở rất nhiều nơi trên đất nước, phong thủy được xem là yếu tố được chú trọng khi xây dựng, thiết kế nhà cửa, bài trí đồ đạc,…
Tất nhiên từ xưa, ông bà ta đã có kinh nghiệm chọn hướng đất, hướng nhà. Chẳng hạn: “lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng Nam”, vì đó là hướng tránh được những cái không tốt của gió chướng từ các hướng Bắc, Đông, Tây. Hoặc trong Phật giáo có câu thơ của Thiền sư Không Lộ “trạch đắc long xà địa khả cư”, tức là: chọn thứ đất tốt, đắc địa, nơi hội tụ long mạch để xây dựng nhà cửa, chùa chiền để sinh hoạt.
Qua đó chúng ta thấy phong thủy đóng vai trò không nhỏ.
Đến cả những công trình lớn như thành Thăng Long, cố đô Huế cũng là nơi trung tâm, có chứa long mạch của quốc gia, cũng được lựa chọn, xem xét kỹ lưỡng trước khi quyết định xây dựng thành kinh đô của nước nhà.
Ngày nay, khi xây dựng các tòa nhà cao, người ta cũng nhờ thầy phong thủy về xem hướng, chia phòng ốc, cách bài trí, chọn màu sắc,… cho “hợp phong thủy”.
Do đó, tạm kết luận: bắt nguồn từ 2 yếu tố khí hậu và tự nhiên: gió và nước (phong và thủy – một động một tĩnh, một dương một âm), mà đến tận ngày nay, chúng ta vẫn thấy phong thủy ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần của chúng ta.
(Còn 1 điều thú vị khác mà mình cảm thấy đang rộ lên: phong thủy áp dụng cả cho việc CHỌN SIM ĐIỆN THOẠI HỢP PHONG THỦY nữa!! – Nếu cần, các bạn có thể bàn thêm).
RANDOM_AVATAR
leminhtuan
 
Bài viết: 33
Ngày tham gia: Thứ 2 12/09/11 11:35
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: ĐỊA VĂN HÓA VÀ CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM (K12)

Gửi bàigửi bởi lexuanhau » Thứ 7 08/10/11 11:14

* Như chúng ta đã biết môi trường tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống văn hóa tinh thần ở các tộc người. Tôi xin đơn cử một số phong tục tập quán của đồng bào dân tộc Châu Ro ở Đồng Nai để làm minh chứng, mong các bạn góp ý thêm
- Người Châu Ro cúng Thần rừng vào trước mùa mưa, được tổ chức cộng đồng do già làng chủ trì và quyết định. Mục đích cúng là mong Thần rừng cho dân làng sức khỏe, làm ăn thuận lợi, mùa màng tươi tốt, săn bắn được nhiều thú, nhiều chim, có dư của ăn của để. Lễ cúng thường diễn ra trong nhiều ngày và nhiều người tham dự, chính lễ được tiến hành vào ban đêm và kéo dài đến trưa ngày hôm sau. Lễ vật cúng Thấn rừng thường là thịt heo sống và thịt dê sống và các loại rượu, bánh, trái bày xung quanh bàn thờ.
- Cúng Yang lúa (Sayangva) là lễ hội truyền thống hàng năm của các gia đình người Châu Ro được tổ chức vào những ngày có trăng sáng từ ngày rằm tháng 3 đến tháng 4 âm lịch. Mục đích của lễ hội này là cảm tạ Thần lúa và cầu mong Thần lúa phù trợ cho mùa tới được thuận lợi dư ăn, dư để. Lễ vật cúng Thần lúa gồm có Cây nêu, rượu cần, cơm lam (piêng đinh), thịt nướng và các loại bánh, phổ biến nhất là bánh dày mè đen (piêng pup), bánh tét (piêng chum), bánh ú, bánh ít. Phần lễ thường diễn ra ba lần theo tuần tự: cúng mời Thần lúa về dự lễ; cúng trả lễ và tiếp chuyện Thần lúa; cúng hứa trả lễ vụ sau.
- Trước đây phương thức canh tác nương rẫy còn phổ biến thì đồng bào Châu Ro vẫn duy trì tục cúng Thần rẫy (Yang rẫy). Khi chọn được một khu đất màu mỡ chuẩn bị phát rẫy mới, người Châu Ro thường chọn một khoảng đất nhỏ bằng phẳng và đặt lễ vật gồm có một con gà, một chai rượu, một chén gạo, một nhúm muối, vài miếng trầu, thắp nhang khấn vái thần, ăn uống xong rồi mới bắt tay vào công việc phát rẫy.
- Khi lúa có đòng đòng, người Châu Ro có tục cúng lúa chửa. Lễ vật gồm: gà, rượu, trầu cau, bánh trái và những thứ phụ nữ mang bầu ưa thích. Khi lúa chín, người Châu Ro cúng, lễ vật gồm: 1 muỗng gạo mới, 8 chén cơm, 8 con cá, 1 chén mật ong, 2 ly rượu… chủ nhà mời họ hàng và thầy Chang đến, mọi người đến dự đều mang theo rượu góp vui với chủ nhà.

* Biểu hiện:
- Môi trường tự nhiên giúp cho con người (với tư cách là chủ thể văn hóa) quyết định các hoạt động của mình, giúp cho việc nghiên cứu quan hệ tương tác giữa con người với tự nhiên, là tiêu chí để phân loại các vùng văn hóa.
- Ảnh hưởng của tự nhiên tạo những đặc trưng, sự tương đồng, khác biệt về văn hóa giữa các vùng, miền.
RANDOM_AVATAR
lexuanhau
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 4 14/09/11 11:31
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: ĐỊA VĂN HÓA VÀ CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM (K12)

Gửi bàigửi bởi nguoidanbadep205 » Thứ 7 08/10/11 13:34

Re: Levanhau
Theo mình nhé:
- bạn nói "đơn cử 1 số phong tục tập quán" nhưng mình chỉ thấy lễ cúng thần rừng, cúng Yang lúa, cúng rẫy thì có thiếu quá không? vì phong tục tập quán là nếp sống (hôn nhân, ma chay, phong tục lễ tết....) rất là nhiều
- Bạn muốn nói đến vai trò của tự nhiên đối với đs vh tinh thần "môi trường tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống văn hóa tinh thần ở các tộc người" nhưng đọc qua, mình chỉ thấy bạn nêu sơ nét về cách người Châu Ro cúng thôi "Lễ cúng thường diễn ra trong nhiều ngày và nhiều người tham dự, chính lễ được tiến hành vào ban đêm và kéo dài đến trưa ngày hôm sau", "Lễ vật cúng Thấn rừng thường là thịt heo sống và thịt dê sống và các loại rượu, bánh, trái ", Lễ vật cúng Thần lúa gồm có Cây nêu, rượu cần, cơm lam (piêng đinh), thịt nướng ...", chưa thấy được vai trò của MTTN. Chỉ mới là liệt kê, miêu tả thôi.
:D
RANDOM_AVATAR
nguoidanbadep205
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 2 12/09/11 11:20
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: ĐỊA VĂN HÓA VÀ CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM (K12)

Gửi bàigửi bởi nguoidanbadep205 » Thứ 7 08/10/11 13:46

Re: leminhtuan
Thầy ơi...em nghĩ sim điện thoại mà chọn theo phong thủy chẳg qua là cách để nhà kinh doanh "moi" tiền của mình thôi. :twisted:
Số đẹp thì dễ nhớ, dễ gây ấn tượng với mọi người, dễ "lấy le" nữa...hehe
Mấy em sinh viên nó cứ mua sim khuyến mãi, đổi số xoành xoặch mà có sao đâu, ba mẹ vẫn gửi tiền hàng tháng đều đều, vẫn ngủ vẫn chơi game mà thi hết môn vẫn qua đấy thôi.
Nếu mà k12 chứng minh được sim dt có phong thủy, em sẽ kiếm 1 cái sim thật "phong thủy" liền ...để tiền vô ào ào....có tiền mua tài liệu học và may mắn qua được bốn môn đầu tiên (hehe nhất là môn của thầy Thêm) :lol:
RANDOM_AVATAR
nguoidanbadep205
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 2 12/09/11 11:20
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Trang kế tiếp

Quay về Văn hóa Việt Nam

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách

cron