ĐỊA VĂN HÓA VÀ CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM (K12)

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Việt Nam

Re: ĐỊA VĂN HÓA VÀ CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM (K12)

Gửi bàigửi bởi nhuan » Thứ 7 08/10/11 14:36

Tự nhiên không phải là yếu tố quyết định duy nhất, nhưng không ai có thể phủ nhận vai trò, ảnh hưởng của tự nhiên đối với đời sống con người. Theo suy nghĩ của mình, mình không ủng hộ, cũng như không phản bác yếu tố "tự nhiên" hay "môi trường", bởi vì thật sự cái nào cũng quan trọng, cuộc sống thì phải "âm dương hòa hợp" chứ. Có điều, nếu xét theo hệ tọa độ C-T-K thì ở mỗi hệ tọa độ cụ thể yếu tố "tự nhiên" hay "con người" sẽ nổi bật hơn cái kia mà thôi. Nhìn lại lịch sử nước nhà, thì "quyết định luận địa lý" được thể hiện khá rõ rệt trong "Thiên đô chiếu" của Lý Công Uẩn. Những vị vua anh minh, sáng suốt, từ xưa đã sớm chú ý đến vai trò của tự nhiên đối với sự suy thịnh của "gian sơn xã tắc". Nếu chọn được thế đất tốt sẽ thuận lợi cho sự phát triển, quy tụ được lòng dân, giao thương được mở rộng, đời sống con người cũng thoải mái. Đồng thờ, trong lịch sử nhân loại, con người đã làm những công trình hết sức vĩ đại, để lại dấu ấn trong tự nhiên như kênh đào Panama (dài 80km nối liền Đại tây dương và Thái bình dương), đường hầm xuyên biển Manche (Đường hầm này nối liền 2 thành phố Calais (Pháp) và Folkestone (Anh))... Hay như 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản, khi Mỹ ném bom nguyên tử, trong nháy mắt cả 2 thành phố đều biến thành tro bụi, người chết khắp nơi, người còn sống thì vật vờ như người chết, theo lời của những người còn sống kể lại thì: "nếu thật sự có địa ngục thì đó chính là quang cảnh của địa ngục". Nhưng mà, với nghị lực phi thường người Nhật Bản đã xây dựng lại 2 thành phố, và thậm chí nó còn phát triển hơn trước khi sụp đổ nhiều. Điều đó cho thấy vai trò của con người đối với tự nhiên to lớn đến mức nào. Đó chỉ là ý kiến của cá nhân mình, mong các bạn đóng góp.

Chiếu dời đô bản chữ Hán:

昔商家至盤庚五遷。周室迨成王三徙。豈三代之數君徇于己私。妄自遷徙。以其圖大宅中。爲億万世子孫之計。上謹天命。下因民志。苟有便輒改。故國祚延 長。風俗富阜。而丁黎二家。乃徇己私。忽天命。罔蹈商周之迹。常安厥邑于茲。致世代弗長。算數短促。百姓耗損。万物失宜。朕甚痛之。不得不徙。

况高王故都大羅城。宅天地區域之中。得龍蟠虎踞之勢。正南北東西之位。便江山向背之宜。其地廣而坦平。厥土高而爽塏。民居蔑昏墊之困。万物極繁阜之 丰。遍覽越邦。斯爲勝地。誠四方輻輳之要会。爲万世帝王之上都。

朕欲因此地利以定厥居。卿等如何。

Bản phiên âm Hán-Việt:

Tích Thương gia chí Bàn Canh ngũ thiên, Chu thất đãi Thành Vương tam tỉ. Khởi Tam Đại chi sổ quân tuẫn vu kỷ tư, vọng tự thiên tỉ. Dĩ kỳ đồ đại trạch trung, vi ức vạn thế tử tôn chi kế; thượng cẩn thiên mệnh, hạ nhân dân chí, cẩu hữu tiện triếp cải. Cố quốc tộ diên trường, phong tục phú phụ. Nhi Đinh Lê nhị gia, nãi tuẫn kỷ tư, hốt thiên mệnh, võng đạo Thương Chu chi tích, thường an quyết ấp vu tư, trí thế đại phất trường, toán số đoản xúc, bách tính hao tổn, vạn vật thất nghi. Trẫm thậm thống chi, bất đắc bất tỉ.

Huống Cao Vương cố đô Đại La thành, trạch thiên địa khu vực chi trung; đắc long bàn hổ cứ chi thế. Chính Nam Bắc Đông Tây chi vị; tiện giang sơn hướng bối chi nghi. Kỳ địa quảng nhi thản bình, quyết thổ cao nhi sảng khải. Dân cư miệt hôn điếm chi khốn; vạn vật cực phồn phụ chi phong. Biến lãm Việt bang, tư vi thắng địa. Thành tứ phương bức thấu chi yếu hội; vi vạn thế đế vương chi thượng đô.

Trẫm dục nhân thử địa lợi dĩ định quyết cư, khanh đẳng như hà?

Bản dịch tiếng Việt:

Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương ba lần dời đô, há phải các vua thời Tam Đại; ấy theo ý riêng tự tiện dời đô. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không dời.

Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng chầu hổ phục, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.

Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào?

(Bản dịch của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, in trong Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993) - Trích nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia; (Đối chiếu với lần tái bản 2004);
Hình đại diện của thành viên
nhuan
 
Bài viết: 14
Ngày tham gia: Thứ 2 19/09/11 20:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: ĐỊA VĂN HÓA VÀ CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM (K12)

Gửi bàigửi bởi doantrang1808 » Thứ 7 08/10/11 20:19

Re: leminhtuan

- Thứ nhất, thầy có viết: “lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng Nam”, vì đó là hướng tránh được những cái không tốt của gió chướng từ các hướng Bắc, Đông, Tây. Theo em biết thì gió chướng là gió thổi hướng từ Đông hoặc Đông nam và là thứ gió của miền Nam, miền Bắc không có. Người ta xây nhà hướng nam bởi trong bốn hướng chỉ có hướng nam là lựa chọn tốt nhất: vừa tránh được cái nóng từ phía Tây, cái bão từ phía Đông và gió lạnh từ phương Bắc (gió bấc) trong khi đó lại vừa tận dụng được gió mát thổi từ hướng nam (gió nồm) vào mùa nóng(Trong Cơ sở văn hóa Việt Nam của thầy Thêm) :D

- Thứ hai, về vụ sim điện thoại theo phong thủy, em thấy chuyện cái sim này không có liên quan gì tới quyết định luận địa lý hết á :roll: . Giống như ý kiến của nguoidanbadep205 cái vụ sim này chỉ là do nhà cung cấp họ muốn đánh vào tâm lý của các nhà kinh doanh ưa số đẹp để kiếm lợi nhuận mà thôi :mrgreen: .

Theo sự hiểu biết hạn hẹp của em là vậy, còn nếu thầy chứng minh được cái sim phong thủy liên quan đến vấn đề chúng ta đang bàn thì em sẵn sàng tiếp thu :D
Sống trên đời cần có một tấm lòng, dù chỉ là để gió cuốn đi!
RANDOM_AVATAR
doantrang1808
 
Bài viết: 60
Ngày tham gia: Thứ 4 06/04/11 9:07
Đến từ: Bến Tre
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: ĐỊA VĂN HÓA VÀ CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM (K12)

Gửi bàigửi bởi tutran » Thứ 7 08/10/11 21:40

Tôi nghĩ rằng, khi xem xét đến thuyết quyết định luận địa lý hay quyết định luận văn hóa, cũng nên đặt nó vào trong một hệ tọa độ cụ thể. Và với cách tiếp cận này, tôi đề xuất một cách phân chia như sau: phương đông và phương tây. Nếu như phương đông, có nguồn gốc từ văn minh lúa nước, nặng về âm tính, ưa ổn định, hài hòa với tự nhiên, dẫn đến sùng bái tự nhiên...Và như thế, con người thực sự bé nhỏ trước tự nhiên, nghĩa là, thuyết quyết định luận địa lý có thể tạm đúng ở các nền văn hóa phương đông.
Khi xem xét phương tây: Với đặc thù là gốc du mục, cuộc sống phải di chuyển nhiều, không lệ thuộc vào tự nhiên, từ đó dẫn đến tư tưởng xem thường tự nhiên, luôn luôn muốn chinh phục tự nhiên, ( cũng nhờ lẽ đó, người phương Tây đạt được rất nhiều thành tựu rực rỡ về các lĩnh vực này). Xem xét như vậy, thì thuyết quyết định luận Văn Hóa-Nhấn mạnh đến yếu tố con người có lẽ sẽ đúng hơn với các nền văn minh phương Tây.
Mà có lẽ đúng như vậy, hãy nhìn công trình lấp biển của người dân Chile, kênh đào Panama ở trung Mỹ..cũng đủ để cho thấy khả năng QUYẾT ĐỊNH của Văn Hóa, của con người.
Sẽ có người thắc mắc tại sao Nhật Bản ở phía cực đông, Singapore ở đông nam Á...dù điều kiện khó khăn về tài nguyên thiên nhiên và là quê hương của núi lửa -động đất( Nhật bản), những dân tộc thuần đông phương như vậy vẫn mang nặng dáng dấp QUYẾT ĐỊNH VĂN HÓA? Theo tôi, vấn đề là ở chổ trình độ phát triển khoa học kỷ thuật, khả năng tư duy và những ý tưởng mang tính đột phá. Về cơ bản, hai dân tộc này vẫn mang nặng nét đông phương-quyết định luận địa lý, nhưng ở một khía cạnh khác, khả năng tiếp thu kỷ thuật công nghệ, sự sáng tạo của những bộ óc thiên tài đã đưa họ vượt qua SỰ QUYẾT ĐỊNH CỦA THIÊN NHIÊN một cách ngoạn mục như thế.
Có vài ý kiến đóng góp như vậy, chúc cả nhà vui.
Hình đại diện của thành viên
tutran
 
Bài viết: 37
Ngày tham gia: Thứ 2 12/09/11 12:19
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: ĐỊA VĂN HÓA VÀ CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM (K12)

Gửi bàigửi bởi tutran » Thứ 7 08/10/11 22:15

Về vấn đề phong thủy [/u]8[/u]) :)
Tôi xin có mấy ý kiến như sau:
-một mặt, tôi không phủ nhận cái xu hướng như Thầy Tuấn đề cập, ngày này, trong ngành học của Kiến trúc sư, phải có môn phong thủy, và khắp nơi, người ta đổ xô đi học phong thủy như là một phép lạ để kiếm tiền.
-Tuy nhiên, nói cho khách quan, Phong thủy, thực ra bắt nguồn từ trung quốc, môn khoa học chiêm tinh-đoán mộng-phong thủy...vốn rất vượng ở trung quốc nhờ vào sự bành trướng của Đạo Giáo. Nhưng, liệu rằng những quy luật đó có thực sự đúng hay không? Theo các bạn, ở các nước Phương tây, vào nhưng thập niên 70 của thế kỷ 18, bắt đầu cho cuộc cách mạng khoa học kỷ thuật, rồi cho đến ngày nay, sự phát triễn nhanh như vũ bảo cả về chính trị-kinh tế-xã hội-và dĩ nhiên cả kiến trúc, Họ biết bao nhiêu về Phong thủy? sao họ vẫn giàu? vẫn mạnh? vẫn văn minh? và có thể chia 5 xẻ 7 một đát nước phong thủy hàng đầu như Trung Hoa?
theo tôi được biết,về cách phối trí màu sắc trong một căn nhà,"yếu tố cảm nhận", yếu tố tâm lý của người xây dựng cùng với khả năng tư duy-phân tích hợp lý ới là cái thực sự làm nên " không khí thoải mái, vui vẽ trong gia đình". Lấy một thí dụ, căn phòng khách, nơi mà sau mổi ngày đi làm về ta sẽ ngồi ở đó nghĩ ngơi sau một ngày nóng bức, mệt mỏi...thì chắc chắn không thể sơn màu đỏ rực như lửa đốt, màu vàng xám như nắng chiều được... mà thay vào đó, phải là những màu sáng sủa nhưng tươi mát... Đối với phòng ngủ cũng vậy, màu hồng sẽ thực sự có tác dụng kích thích dưới cái ánh sáng mờ mờ của ngọn đèn ngủ...hihi
Để kết thúc, tôi xin mời các bạn hãy cùng đọc bài viết " lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng...? của GS Trần quốc Vượng trong " Văn hóa việt nam, tìm tòi và suy nghĩ, trang 606:
Ở đó, Thầy Vượng đã phân tích một cách rất dí dõm, rất vui tươi( ai đọc mà không bật cười là tôi đi đầu xuống đất đấy!), để nói rằng " làm nhà hướng Nam" chỉ là một cách nói, hay nói đúng hơn là một cái ước mơ của con người Việt trong việc tránh nắng, tránh gió bảo và tránh mưa dầm.
Ở ngoài bắc, " tứ pháp cổ mang tên Bà Dâu, Bà Đậu, Bà giàn, bà tướng đều quay mặt về hướng Tây, hướng ra con sông Dâu cổ, mà người ta vẫn tán rằng Hướng về Tây là hướng về Tây Trúc, về cực lạc..."
ở Miền trung, " hầu hết tháp Chàm quay ra hướng đông, hướng a biển đông...thì người ta lại lý giải rằng: theo tín ngưỡng Champa, hướng Đông là hướng của thần, thần mặt trời-thần ánh sáng-thần của mọi sức mạnh quyền năng.,,,"
Các ngôi chùa, thường vẫn được lưu truyền là, nếu xây dựng theo kiến trúc Lưng dựa núi, trước mặt có dòng sông/dòng suối chay ngang là thế " rồng cuộ hổ ngồi", Là đất linh khí, xây chùa ở đó sẽ "hưng phát tông môn", nhưng đâu có chắc, tôi gặp bao nhiêu ngôi chùa, địa thế đẹp như mơ, không chỉ là rồng cuộn hổ ngồi, mà phải là thế đất "rồng bay phượng múa" mà cũng ì ạch đó thôi. Thế mới biết, quan trọng vẫn là QUYẾT ĐỊNH LUẬN VĂN HÓA, YẾU TỐ CON NGƯỜI mới là điều quan trọng nhất. :roll:
Hình đại diện của thành viên
tutran
 
Bài viết: 37
Ngày tham gia: Thứ 2 12/09/11 12:19
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: ĐỊA VĂN HÓA VÀ CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM (K12)

Gửi bàigửi bởi dothingocuyen » Chủ nhật 09/10/11 11:21

Theo bạn tutran thì quyết định luận địa lý hay quyết định luận văn hoá phải chia ra 2 khu vực Đông và Tây thì theo mình nghĩ không thể như vậy được. Mà quyết định luận địa lý hay quyết định luận văn hoá đều phải dựa vào CKT. Vì ở phương Đông nông nghiệp, người ta sống dựa vào tự nhiên để chờ cho cây trái ra hoa kết quả đó là quyết định luận địa lý, nhưng với kinh nghiệm họ biết lựa chọn những giống cây phù hợp để thích ứng với môi trường tự nhiên, đó là quyết định luận văn hoá. Còn ở phương Tây du mục, thời tiết khô nóng nên họ thiên về phát triển thương mại, đó là quyết định luận văn hoá. Nhưng họ cũng dựa vào thiên nhiên cho những chuyến hành trình của họ bằng đường biển chẳng hạn, đó là quyết định luận địa lý. Như vậy, việc quyết định luận địa lý hay quyết định luận văn hoá không thể xem cái nào đúng hay sai mà chúng ta phải đặt trong CTK, chứ không đơn thuần phân rạch ròi 2 vùng Đông Tây được. Như thầy Thêm nói, trong âm có dương và trong dương có âm, không nơi nào hoàn toàn âm mà cũng không nơi nào hoàn toàn dương. Vậy việc quyết định luận địa lý hay quyết định luận văn hoá là tuỳ vào trường hợp CTK mà xem xét.
RANDOM_AVATAR
dothingocuyen
 
Bài viết: 60
Ngày tham gia: Thứ 2 12/09/11 21:46
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: ĐỊA VĂN HÓA VÀ CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM (K12)

Gửi bàigửi bởi nguyenthudl06 » Chủ nhật 09/10/11 16:30

Em cũng không đồng với thầy Tứ.
Thứ nhất,cách chia: khi thầy chia 2 khu vực Đông Tây, Đông gắn với gốc nông nghiệp, Tây gắn với gốc du mục. Tuy nhiên, không phải chỉ ở phươngTây mà phương Bắc hay những xứ lạnh, đều có truyền thống du mục. Theo em, nếu phân ra gốc du mục và gốc nông nghiệp thì nên lấy tiêu chí là điều kiện tự nhiên để phân chia sẽ hợp lý hơn.
Thứ hai, thầy dựa vào cách chia này để khẳng định "thuyết quyết định luận Văn Hóa-Nhấn mạnh đến yếu tố con người có lẽ sẽ đúng hơn với các nền văn minh phương Tây" cũng là chưa thỏa đáng. Bởi cái gốc du mục làm nên văn hóa của phương Tây là do điều gì quyết định?? chẳng phải xuất phát từ tự nhiên sao??? Khí hậu ở đó thế nào, địa hình ra sao, từ đó hệ sinh vật của nơi này phát triển như thế nào --> làm nên cái gốc du mục, rồi từ những tập quán, thói quen trong cái loại hình du mục ấy, mới sinh ra những cái như: đi lại nhiều, không phụ thuộc vào tự nhiên, muốn chinh phục tự nhiên... Rồi từ đó mới sinh ra các thành tựu văn minh của phương Tây.
Em chưa khẳng định quyết định luận Địa lý hay Văn hóa là đúng. Nhưng nếu áp dụng vào dẫn chứng của thầy về phương Tây, em lại thấy quyết định luận Địa lý mới là đúng chứ không phải là quyết định luận Văn hóa như thầy nói.
nguyenthudl06
 
Bài viết: 29
Ngày tham gia: Thứ 2 12/09/11 13:06
Đến từ: TP Pleiku - Gia Lai
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: ĐỊA VĂN HÓA VÀ CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM (K12)

Gửi bàigửi bởi nguyenthudl06 » Chủ nhật 09/10/11 17:03

Còn về Quyết định luận Địa lý, em cũng nghĩ ta nên xem xét trong những hệ tọa độ C-K-T cụ thể như sau:
Em đồng ý với ý kiến của Đoan Trang ở chỗ: môi trường địa lý đóng vai trò quyết định trong những giai đoạn con người ở trạng thái còn mông muội. Cũng có nghĩa là ta có thể chấp nhận thuyết này khi đặt nó vào hệ tọa độ C-K-T vào cái thuở "ấu thơ của loài người", khi trình độ nhận thức của con người còn rất thấp, còn phải phụ thuộc vào tự nhiên.
Còn tất nhiên, khi con người đã đạt đến 1 ngưỡng nhất định, bắt đầu có ý thức chủ động tác động lại tự nhiên (tức là C-K-T đã khác rồi), thì Quyết định luận Địa lý bắt đầu mất dần vị trí chủ đạo và nhường dần chỗ cho Quyết định luận Văn hóa.
Đó là ý kiến của em, mong các anh chị đóng góp ý kiến.
[*] Gửi thầy Tuấn: em chưa hiểu chọn sim ĐT thế nào là hợp phong thủy. Bởi chỉ có thể xác định phong thủy nếu như vật đó cố định. Còn sim ĐT phải gắn với DTDĐ, thế thì ta phải xác định phong thủy của nó thế nào??????
nguyenthudl06
 
Bài viết: 29
Ngày tham gia: Thứ 2 12/09/11 13:06
Đến từ: TP Pleiku - Gia Lai
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: ĐỊA VĂN HÓA VÀ CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM (K12)

Gửi bàigửi bởi vonamphuoc » Chủ nhật 09/10/11 17:29

Mình thấy mọi người thảo luận rất sôi nổi về thuyết quyết định luận địa lý và quyết định luận văn hóa, mình đọc thấy cũng sáng lên phần nào. Do mình là học viên mới vào ngôi nhà Văn hóa học (từ dân Anh Văn ra) nên thấy thật bổ ích khi tham gia vào diễn đàn này, được trao đổi và học tập nhiều từ thầy cô và các bạn.
Theo ý mình, văn hóa thì không bao giờ là tuyệt đối mà chỉ là tương đối thôi (theo như thầy Thêm giảng) do đó các bạn cũng không nên quá tuyệt đối thuyết này hoặc thuyết kia . Khi nghiên cứu một vấn đề nào đó thuộc văn hóa mà bạn nhìn từ góc độ địa văn hóa thì bạn cần phải kết hợp cả 2 thuyết trên bởi lẽ trước khi có con người thì đã có tự nhiên, vốn dĩ nó đã tồn tại trên hành tinh này và chỉ đến khi con người xuất hiện thì cho ra đời văn hóa. Tự nhiên là yếu tố rất cần thiết đối với đời sống con người, nếu không có con người thì tự nhiên cũng chỉ là nó và không thể là cái gì khác (ở đây dường như ta thấy yếu tố thuyết quyết định văn hóa quan trọng). Tuy nhiên, khi con người xuất hiện thì để tồn tại được con người phải hiểu được thiên nhiên, tìm cách để có thể sống, sinh tồn cùng với thiên nhiên, tùy vào điều kiện địa lý, môi trường mà họ sống để thích ứng (đến đây thì thuyết quyết định luận địa lý lại thấy trội hơn). Do đó mình cũng đồng tình với thầy Tứ về việc tùy theo vùng văn hóa, phân theo loại hình như văn hóa gốc du mục và văn hóa gốc nông nghiệp và có thể kết hợp theo CKT nữa thì càng tốt. Đó cũng là những kiến thức mà tụi mình học được từ thầy Thêm đã dạy trong cuốn cơ sở văn hóa Việt Nam mà như thầy Tứ đã nêu khi phân tích ở trên.
Công nhận thầy Tứ thuộc bài môn thầy Thêm quá trời luôn.
Một vài ý kiến nhỏ, xin được tham gia cùng diễn đàn của lớp . Chúc cô và các bạn cuối tuần sức khỏe và hạnh phúc
Hình đại diện của thành viên
vonamphuoc
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 2 12/09/11 17:18
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: ĐỊA VĂN HÓA VÀ CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM (K12)

Gửi bàigửi bởi doantrang1808 » Chủ nhật 09/10/11 18:05

Mình cũng không đồng ý với ý kiến của Thầy Tứ là phải chia ra khu vực Đông và Tây để xem xét Quyết định luận địa lý và Quyết định luận văn hóa. Bởi người phương Đông hay Tây gì thì thời điểm sơ khai đều phải lệ thuộc vào thiên nhiên rất nhiều thậm chí có thể nói là phụ thuộc hoàn toàn. Theo mình thì hai lý thuyết này đều đúng trong hoàn cảnh ra đời của nó. Bởi như mọi người biết thì hai lý thuyết này ra đời cách nhau một khoảng thời gian khá xa. Và vì vậy Quyết định luận địa lý đúng với thời điểm ra đời của nó, tức là lúc con người còn phụ thuộc quá nhiều vào tự nhiên. Tới khi đời sống xã hội phát triển, con người cũng tìm ra nhiều biện pháp khắc phục, chế ngự thậm chí điểu khiển tự nhiên, lúc đó yếu tố con người, yếu tố văn hóa đã bắt đầu manh nha, và Quyết định luận văn hóa ra đời. Và quyết định này cũng đúng vào thời điểm đó. Như vậy không có lý thuyết nào là sai và cũng và cũng không có lý thuyết nào là đúng hoàn toàn. Mặc dù như mình nói phía trên tự nhiên là yếu tố quyết định ban đầu, nhưng không hẳn là quyết định tất cả. Con người sống trong tự nhiên, đương nhiên con người và tự nhiên sẽ có những tác động qua lại với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và có thể làm biển đổi nhau. Như vậy không có yếu tố nào là quyết định yếu tố nào mà hai yếu tố này tác động qua lại bổ sung cho nhau cùng tạo nên văn hóa cho mỗi khu vực.
Sống trên đời cần có một tấm lòng, dù chỉ là để gió cuốn đi!
RANDOM_AVATAR
doantrang1808
 
Bài viết: 60
Ngày tham gia: Thứ 4 06/04/11 9:07
Đến từ: Bến Tre
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: ĐỊA VĂN HÓA VÀ CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM (K12)

Gửi bàigửi bởi mytien » Chủ nhật 09/10/11 21:16

Quyế định luận địa lý hay quyết định luận văn hoá? Tạo sao không là Địa - văn hoá?
Quyết định luận địa lý: môi trường tự nhiên quyết định và chi phối con người lẫn văn hoá, con người không thể thay đổi tự nhiên, đây là sự tác động 1 chiều (tự nhiên với con người). Về sau, con người đạt dến trình độ nhận thức cao hơn nên có thể hiểu được các quy luật tự nhiên, ko còn phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. Tự nhiên chỉ là yếu tố có ảnh hưởng và giúp cho việc xác định các cơ hội của con người, bản thân tự nhiên không quyết định hoạt động của con người.
Địa - văn hoá: sự tương tác qua lại giữa con người và tự nhiên.
RANDOM_AVATAR
mytien
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: Thứ 3 13/09/11 7:20
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về Văn hóa Việt Nam

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến2 khách

cron