Chuyện cái cầu thang của Địa - Văn hóa

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Việt Nam

Chuyện cái cầu thang của Địa - Văn hóa

Gửi bàigửi bởi nguoidanbadep205 » Thứ 6 07/10/11 20:32

Có vẻ như chuyện cái cầu thang còn gay cấn đây.
Mình xin chia sẻ với bà von K12 một số hình ảnh , thông tin mà mình tìm được nè
Trên trang Dân tộc và phát triển (cơ quan ngôn luận của Ủy ban dân tộc ) có viết
[b]"Cầu thang làm bằng gỗ gồm 9 hay 11 bậc lên xuống, phổ biến là 9 bậc. Ngày nay, nhà sàn có nhiều đổi mới, làm sàn cao, thoáng mát, không nuôi lợn, trâu, gà dưới gầm sàn, gây ô nhiễm."

Đây là hình ảnh cầu thang nhà người Tày
Hình ảnh

"Cầu thang lên nhà sàn làm bằng gỗ và thường có 9 bậc, mỗi bậc tượng trưng cho một vía của người phụ nữ Tày. "
http://nhasandantoc.com/home/newsdetail ... annel=News
Hehe, mình cũng có nghe 1 câu chuyện dân gian thế này : Có 2 mẹ con người Thái sống với nhau. Một hôm người mẹ vào rừng kiếm củi, không may gặp hổ. Con hổ đòi ăn thịt. Người mẹ liền nghĩ ra cách ...xin hổ cho trở về để gặp con lần cuối. Hẹn hổ tối đến thấy nhà nào có 10 bậc thang thì chính là nhà bà, bà sẽ ở đó để hổ ăn thịt. Hổ đồng ý. ...
Người mẹ trở về liền bảo làng chặt cầu thang thành 9 bậc.
Đêm đến, hổ vào làng nhưng tìm mãi mà nhà nào cũng chỉ có 9 bậc, tìm tới sáng không thấy đành phải về rừng, mẹ con nhà nọ thoát nạn"
:mrgreen:
Từ đó nhà người Thái....(và cả những người dân tộc khác như Tày, Nùng...) đều có 9 bậc. Hehe :lol:
À, mà có cả bài hát này nữa nè, bài hát Chín bậc tình yêu của nhạc sĩ An Thuyên , bà con nghe thử nhé http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=bRtkhTyAyW
RANDOM_AVATAR
nguoidanbadep205
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 2 12/09/11 11:20
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: Chuyện cái cầu thang của Địa - Văn hóa

Gửi bàigửi bởi doantrang1808 » Thứ 6 07/10/11 21:17

Haha bàn tiếp vụ này đi cả nhà ơi :roll:

Theo mình thì vẫn thiêng về con số lẻ, theo mình biết thì các bậc thang nhà sàn của người dân tộc hầu hết là bậc lẻ (cả người Kinh của mình cũng vậy)

Trong sách Cơ sở văn hóa Việt Nam do Trần Quốc Vượng chủ biên, ở trang 243 có viết: “Người Tày- Nùng có hai loại nhà chính: nhà sàn và nhà đất. Nhà sàn là dạng nhà phổ biến, có hai loại nhà sàn, sàn hai mái và sàn bốn mái. Nếu là nhà sàn bốn mái, hai mái đầu hồi bao giờ cũng thấp hơn hai mái chính. Cửa có thể mở ở mặt trước hoặc đầu hồi, cầu thang lên xuống bằng tre, gỗ, nhưng số bậc bao giờ cũng lẻ, không dùng bậc chẵn.”

Cám ơn nguoidanbadep205: bài hát rất hay :D
Sống trên đời cần có một tấm lòng, dù chỉ là để gió cuốn đi!
RANDOM_AVATAR
doantrang1808
 
Bài viết: 60
Ngày tham gia: Thứ 4 06/04/11 9:07
Đến từ: Bến Tre
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: Chuyện cái cầu thang của Địa - Văn hóa

Gửi bàigửi bởi nguyentrungha » Thứ 6 07/10/11 22:28

Đúng là chuyện cái cầu thang không đơn giản như ta tưởng càng đi sâu vài tìm hiểu càng thấy thú vị. Tôi cũng có biết một chút xíu về cầu thang nhà sàn của đồng bào Ê Đê ở Đăklăk, họ cũng có hai cầu thang để lên nhà và cầu thang của họ số bậc cũng là con số lẻ. Người Đồng bào ở đây tin rằng con số lẻ là con số tốt đẹp may mắn, còn con số chẳn là con số xui xẻo. Ngoài ra theo như tôi biết cầu thang của người Ê Đê còn có một số họa tiết trang trí như đôi nhủ hoa và hình mặt trăng lưỡi liềm/trăng khuyết. Đôi nhủ hoa là tượng trưng cho chế độ mẫu hệ, còn mặt trăng tượng trưng cho sự thủy chung. Ngoài ra, cầu thang của người Ê Đê có thể là một thân cây gỗ đẽo ra và thường mang dáng dấp của một con thuyền lướt sóng, biểu tượng của sức mạnh.
Một vài trao đổi nhỏ xin mạn phép trình làng.
RANDOM_AVATAR
nguyentrungha
 
Bài viết: 64
Ngày tham gia: Thứ 2 12/09/11 14:02
Đến từ: dhvh tp.hcm
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Chuyện cái cầu thang của Địa - Văn hóa

Gửi bàigửi bởi leminhtuan » Thứ 6 07/10/11 22:54

"Chuyện cái cầu thang" xem ra vui đấy!!
Mời các bạn xem thử ý kiến của mình qua đường link dưới đây:
viewtopic.php?f=76&p=23903#p23903
Dù gì đi nữa, thì việc này vẫn nên được đề cập và bàn bạc thêm, bởi lẽ: "đàm luận tạo nên con người sẵn sàng" là một trong những "khẩu hiệu" của diễn đàn mà.
Cũng xin nói thêm: thường thì số bậc thang là lẻ, nhưng theo mình (ở thời điểm đang viết câu này), chẵn lẻ không quan trọng, cốt yếu là phải có một giải thích phù hợp cho lựa chọn của mình, được sự đồng thuận của người khác, hợp thẩm mỹ, cả nhà an tâm,...
RANDOM_AVATAR
leminhtuan
 
Bài viết: 33
Ngày tham gia: Thứ 2 12/09/11 11:35
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Chuyện cái cầu thang của Địa - Văn hóa

Gửi bàigửi bởi tutran » Thứ 7 08/10/11 7:37

Thấy cả nhà bình luận sôi nổi quá nên cháu cũng xin có vài ý kiến vậy. :) :( :twisted:
-Quả thật, chiều hôm qua bình khá bất ngờ, một phần vì không chú ý phân của Cô giảng, khi nghe bạn Thúy Nga đặt câu hỏi về cầu thang số chẳn.
-Mình vẫn còn nhớ rất rỏ trong bài giảng của thầy Thêm về triết lý âm dương, Đa phần cầu thang dành cho người sống được làm tuân thủ theo số lẽ, ở trong quyển sách cơ sở van hóa việt nam của trần ngọc Thêm cũng nhấn mạnh rất rỏ.
Vấn đề là, không thể phủ nhận có những trường hợp ngoại lệ, có những ngôi nhà sàn( không phải nhà mồ-dành cho người chết) vẫn được làm cầu thang có số bậc chẳn. Có thể xem đây là một sự ngẩu nhiên? như một ý kiến nào đó đã nói, " nếu ngẫu nhiên thì không thể được lưu giử và kéo dài lâu đời như vậy". Khi đó, trách nhiệm của những người nghiên cứu văn hóa, đam mê văn hóa là phải đi tìm cho ra nguyên lý để giải thích. Mình cho rằng, ý kiến của Cô, " xem cái chết như là một sự khởi đầu" cũng là một cách giải thích khá hợp lý. bởi lẽ, trng quan niệm về tang ma của người Việt, luôn có hai dòng tư tưởng:1-chết là hết, chia xa, vì vậy mới có tục lệ chia của cho người chết. va2, chết là bắt đầu một cái mới, vì vậy mới tập trung vào tang ma tế lễ....
Và, điều quan trọng nhất là, NẾU THỰC SỰ CÓ NHỮNG NGÔI NHÀ SÀN CÓ BẬC THANG LÀ SỐ CHẲN, thì đó cũng chỉ là những ngoại lệ, không thể đặt vào trong một hệ thống có tính quy luật.
chúc cả nhà vui. :twisted:
Hình đại diện của thành viên
tutran
 
Bài viết: 37
Ngày tham gia: Thứ 2 12/09/11 12:19
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Chuyện cái cầu thang của Địa - Văn hóa

Gửi bàigửi bởi Dinh Thi Dung » Thứ 7 08/10/11 11:50

Gởi các học viên cao học K12

Tôi gởi đến lớp một vài thông tin về việc học-thảo luận sau:

Về 2 buổi trao đổi thảo luận chúng ta tập trung xây dựng đề cương làm rõ hướng tiếp cận Địa- Văn hóa trên cơ sở khảo sát văn hóa vùng và qua đặc trưng văn hóa vùng nêu được tính vùng (trong so sánh với vùng khác), anh chị có thể trao đổi trước với chúng tôi qua mail trong vấn đề xác định đề tài. Làm đề cương cũng đơn giản thôi.
Cố gắng vào Diễn đàn trao đổi nhé
Về nội dung các bậc cầu thang nhà của các tộc người (cụ thể nhà người Tày Nùng), xin có vài thông tin như thế này:
Ý kiến của anh Khoa viện dẫn GS Trần Quốc Vượng là chính xác. Điều này không có gì lạ vì từ Tây sang Đông trong đa số các nền văn hóa bậc cầu thang thường là lẻ. Trong các nghiên cứu thường tập trung cho là lẻ là số Dương, sự sống, là số các hồn vía của con người (nam và nữ).
Các lý giải cũng chỉ dừng lại đấy, và cũng chưa có lời giải thích thỏa đáng vì sao kiến trúc Tây phương cũng toàn bậc lẻ trong cầu thang, mà họ có quan tâm gì đến âm- dương mấy đâu, họ cũng không ảnh hưởng Nho giáo… Theo một vài lý giải khác chúng ta thấy đây là cách bố trí theo quán tính bước của con người hay là thói quên theo kinh nghiệm…Số bậc cầu thang cũng không quan trọng đến mức “gây ám ảnh” cho các gia chủ khi làm nhà đâu.
Có một số tộc người làm nhà 2 cầu thang theo phân chia giới: một cho nam và một cho nữ
Có cầu thang theo chức năng…
Riêng theo Tôi, việc số bậc lẻ là bình thường và cá biệt có số cầu thang chẵn (các anh chị thêm chữ cá biệt vào ghi chép cho rõ ý nhé), và cách giải thích cũng như đã trao đổi với anh chị, chưa có cách giải thích nào khác…Tôi cũng đã từng đi trên các bậc cầu thang chẵn (14 bậc)
Tôi rất hoan nghênh tinh thần học tập trao đổi của các anh chị, vấn đề có vài ý kiến cho rằng không nên xoáy vào vấn đề Mẫu hệ xin khẳng định: Tôi chưa và không nhấn mạnh đến mẫu hệ : Thiên về mẫu, thiên về nữ tính, thiên về cân đối - đăng đối trong kiến trúc chỉ là một khuynh hướng...
Trong lớp học cũng không thấy không khí căng thẳng đến mức...có bạn không dám phản biện là sao nhỉ, cứ thoải mái thôi.
Vấn đề lạy người chết (nói chung chứ không nói cha hay mẹ) khi chưa chôn là lạy 3 lạy tôi giải thích lại cho rõ: Khi chưa chôn thì quy định là còn trên cõi dương nên lạy 3. Chẵn hay lẻ là do quan niệm con người.
Để tránh những hiểu sai không nên có, các anh chị học viên nên cẩn trọng trong những phát biểu trên diễn đàn.
Tôi mạn phép tham gia vài ý vậy, cảm ơn cao học K 12
Về Lăng Cô sao thờ Cậu ? anh Tứ cung cấp thêm dữ liệu, vì Lăng Cô địa danh thì không liên quan gì đến Cô/ Cậu cả chỉ liên quan đến Cò thôi.
RANDOM_AVATAR
Dinh Thi Dung
 
Bài viết: 39
Ngày tham gia: Thứ 3 29/01/08 11:52
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Chuyện cái cầu thang của Địa - Văn hóa

Gửi bàigửi bởi Dinh Thi Dung » Thứ 7 08/10/11 11:52

PS

Có lẽ các anh chị nên tập trung vào 2 vấn đề thảo luận đã được nêu ra để làm rõ hướng tiếp cận Địa- văn hóa
RANDOM_AVATAR
Dinh Thi Dung
 
Bài viết: 39
Ngày tham gia: Thứ 3 29/01/08 11:52
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Chuyện cái cầu thang của Địa - Văn hóa

Gửi bàigửi bởi nguoidanbadep205 » Thứ 7 08/10/11 14:20

Mình nghĩ chúng ta thảo luận để làm sáng rõ vấn đề, để có thêm nhiều thông tin mà nhiều khi mình chưa biết chứ đừng tranh cãi để buộc người này đúng người kia sai.
K12 cũng thấy đấy, có những lý thuyết khoa học được công nhận là đúng nhưng rồi 1 thời gian sau nó lại bị người ta chứng minh là sai...và tìm ra 1 cái khác đúng hơn...
Bậc cầu thang lẻ, chẵn...có nhiều cách giải thích, với chút kiến thức ít ỏi của mình, chắc gì chúng ta đã đúng....Tài liệu xưa không biết thế nào chứ mình thấy giờ nhà người tày, thái ở quê mình làm tùm lum cả, miễn sao thấy vừa ý thôi, họ chẳng quan tâm đến chẵn lẻ đâu (cài này thì chắc luôn í, vì người iu mình là người thái trắng mà)
Mình nghĩ chúng ta nên khép lại chuyện này ở đây, đến khi nào ....bạn nào đủ tài liệu có cơ sở khoa học để chứng minh thì hãy tính. :lol:
RANDOM_AVATAR
nguoidanbadep205
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 2 12/09/11 11:20
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: Chuyện cái cầu thang của Địa - Văn hóa

Gửi bàigửi bởi Admin » Thứ 7 08/10/11 14:56

Các bạn K12 thân mến,

Đề tài này ít mang tính riêng tư của lớp, mà mang tính thảo luận khoa học chung được các bạn bàn luận sôi nổi. Admin đề xuất, sau 24 giờ nữa, nếu không có ý kiến phản đối, Admin xin phép chuyển chủ đề này ra chuyên mục VHVN để các thành viên khác bên ngoài có thể cùng đọc và thảo luận với các bạn nhé.

Chúc các bạn vui và học tập tốt.

Thân mến,
Admin
Hình đại diện của thành viên
Admin
Quản trị viên
 
Bài viết: 63
Ngày tham gia: Thứ 7 27/10/07 10:39
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: Chuyện cái cầu thang của Địa - Văn hóa

Gửi bàigửi bởi nguyenthudl06 » Thứ 7 08/10/11 17:46

Nếu cô Dung đã nói, chính cô từng đi trên cầu thang có bậc chẵn thì không có gì phải bàn cãi ở đây nữa. Vì vậy, e nghĩ chúng ta nên tiếp thu điều này cũng với cách giải thích của cô như 1 kiến thức mới bên cạnh việc cầu thang là số lẻ như truyền thống.
nguyenthudl06
 
Bài viết: 29
Ngày tham gia: Thứ 2 12/09/11 13:06
Đến từ: TP Pleiku - Gia Lai
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Trang kế tiếp

Quay về Văn hóa Việt Nam

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến17 khách