TÍNH ÂM DƯƠNG TRONG MÓN ĂN TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM.

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Việt Nam

TÍNH ÂM DƯƠNG TRONG MÓN ĂN TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM.

Gửi bàigửi bởi cuccungminhminh » Thứ 5 16/02/12 18:01

BÀI TẬP THỰC HÀNH 1:
1- Chọn tên đề tài.
2- Xác định các cặp phạm trù đối lập trong đề tài.
3- Vận dụng PPDL để nghiên cứu từng cặp phạm trù đối lập đó( kiểm tra tính : tương hiện, tương hóa, hướng hòa)
BÀI TẬP THỰC HÀNH 2:
Vận dụng PPDL để phân tích và lập cấu trúc cho đề tài đã chọn.

BÀI LÀM:
BÀI TẬP THỰC HÀNH 1:
1- Tên đề tài: TÍNH ÂM DƯƠNG TRONG MÓN ĂN TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM.
2- Các cặp phạm trù đối lập trong đề tài:
2.1-Món ăn hiện đại>< món ăn truyền thống.
2.2- Món ăn tt Phương tây>< món ăn truyền thống VN>< món ăn tt Phương đông khác.
2.3-Tính(-) trong món ăn >< tính (+) trong món ăn.
3- Vận dụng PPDL để nghiên cứu từng cặp phạm trù đối lập đó( kiểm tra tính : tương hiện, tương hóa, hướng hòa):
.Tính tương hiện: bản thân trong mỗi món ăn đã có những thành phần nguyên liệu mang rõ tính âm và tính dương.
Ví dụ : Trong món Vịt kho gừng thì thành phần nguyên liệu chính không thể thiếu được đó là thịt vịt( mang tính hàn là: ÂM), gừng(mang tính nhiệt là:DƯƠNG), nước mắm hay muối(có vị mặn là: DƯƠNG).

.Tính tương hóa:Trong quá trình nấu thì dưới tác động của nhiệt độ sẽ làm cho ÂM( thịt vịt) từ từ chuyển thành DƯƠNG và DƯƠNG(gừng) ngày càng DƯƠNG lên rồi chuyển thành ÂM(vì dương quá hóa âm).
.Tính hướng hòa: Tính âm kết hợp với tính dương sẽ tiến tới trung hòa (âm dương cân bằng).

BÀI TẬP THỰC HÀNH 2:
Vận dụng PPDL để phân tích và lập cấu trúc cho đề tài đã chọn:

Hình ảnh
Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
cuccungminhminh
 
Bài viết: 23
Ngày tham gia: Thứ 5 09/02/12 21:14
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: TÍNH ÂM DƯƠNG TRONG MÓN ĂN TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM.

Gửi bàigửi bởi binhduong » Thứ 5 16/02/12 19:48

Mình góp ý cho bạn về bài tập 1
Tìm các cặp đối lập, bạn có thể bổ sung thêm các cặp như:
món ăn truyền thống >< món ăn hiện đại
Ẩm thực phương Tây >< ẩm thực Việt Nam >< ẩm thực phương Đông khác
Như thế, khi vẽ sơ đồ bạn sẽ dễ dàng hơn.
Thân.
天涯何处无芳草
何必单恋一枝花
Hình đại diện của thành viên
binhduong
 
Bài viết: 21
Ngày tham gia: Thứ 3 14/02/12 8:12
Đến từ: Bình Dương
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: TÍNH ÂM DƯƠNG TRONG MÓN ĂN TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM.

Gửi bàigửi bởi cuccungminhminh » Thứ 5 16/02/12 21:24

Mình cảm ơn bạn nhiều vì đã đóng góp ý kiến cho đề tài của mình! :D , lần tới mong được sự ủng hộ của bạn nữa nhé!



XIN CẢM ƠN BẠN! :)
Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
cuccungminhminh
 
Bài viết: 23
Ngày tham gia: Thứ 5 09/02/12 21:14
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: TÍNH ÂM DƯƠNG TRONG MÓN ĂN TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM.

Gửi bàigửi bởi luuthebaoanh-cah » Thứ 5 16/02/12 23:35

Chào "cuccungminhminh",bài viết của c làm cho e thấy khá thú vị,thực tế,vì mỗi ngày chúng ta dùng 1 bữa ăn,nên kết hợp tính âm dương,để hài hòa nhiệt độ,chất dinh dưỡng trong cơ thể.Tuy nhiên có thể làm rõ hơn tính hướng hòa được ko ạ.Ví dụ chẳng hạn.
Thân ái chào c.
RANDOM_AVATAR
luuthebaoanh-cah
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: Chủ nhật 12/02/12 6:32
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: TÍNH ÂM DƯƠNG TRONG MÓN ĂN TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM.

Gửi bàigửi bởi nguyentrunghiep » Thứ 6 17/02/12 0:12

Hi, mình xin có ý kiến về tên đề tài như sau:
1 - nếu bạn muốn nói đến đối tượng khảo sát là các món ăn truyền thống Vn thì trong tên đề tài không cần từ "ở" hoặc thay từ "ở" bằng "của"
tức là TÍNH ÂM DƯƠNG TRONG MÓN ĂN TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM hay TÍNH ÂM DƯƠNG TRONG MÓN ĂN TRUYỀN THỐNG CUẢ VIỆT NAM

bởi vì, nếu bạn để từ "ở" thì người ta có thể hiểu theo hướng là bạn đang tìm hiểu tính âm dương trong các món ăn truyền thống của bất cứ dân tộc nào, miễn là nó đang tồn tại/được ưa chuộng ở lãnh thổ VN.

chào thân ái!
Dark Knight
Hình đại diện của thành viên
nguyentrunghiep
 
Bài viết: 134
Ngày tham gia: Thứ 6 10/02/12 14:59
Đến từ: Faculty of Korean Studies, USSH, VNU-HCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 5 lần

BÀI TẬP TH3: TÍNH ÂM DƯƠNG TRONG MÓN ĂN TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT

Gửi bàigửi bởi cuccungminhminh » Thứ 7 18/02/12 19:38

BÀI TẬP THỰC HÀNH 3:
A. Triển khai đề tài nghiên cứu thành đề cương.
B. Đinh vị KCT cho đề tài.


BÀI LÀM:

A. ĐỀ CƯƠNG:
I- Dẫn nhập:
Như chúng ta đã biết, nhu cầu ăn uống là một trong những nhu cầu thiết yếu để con người sống và tồn tại được, nhưng ăn uống sao cho tốt cho sức khỏe mới là vấn đề làm cho nhiều người quan tâm. Một trong những phương pháp ăn khoa học đó là áp dụng phương pháp dịch lý trong ăn uống. Vì vậy, tôi chọn đề tài “TÍNH ÂM DƯƠNG TRONG MÓN ĂN TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM” làm đề tài nghiên cứu để làm sang tỏ lợi ích của việc áp dụng phương pháp Dich lý trong ăn uống đối với sức khỏe con người.
1- Lý do chọn đề tài:
.Khách quan: Ngày nay, do kinh tế phát triển nên cuộc sống của con người ngày một nâng cao, từ chỗ mong sao được ăn cho no, rồi ăn sao cho ngon và ăn sao cho có khoa học(ăn sao cho cân bằng các chất dinh dưỡng, ăn sao cho cân bằng âm dương, ăn sao cho phòng bệnh và trị bệnh).
.Chủ quan: Từ việc được GS.VS.TSKH. Trần Ngọc Thêm đã dạy cho phương pháp Dịch lý trong nghiên cứu khoa học và được đọc âm dương trong thực phẩm trong cuốn sách “Cơ sở văn hóa” của GS.VS.TSKH Trần Ngọc Thêm nên tôi quyết định nghiên cứu tính âm dương trong món ăn truyền thống của Việt Nam.
2- Mục đích nghiên cứu: nghiên cứu tính âm dương trong món ăn truyền thống ở Việt Nam để phổ biến tính cân bằng âm dương trong món ăn cho người Việt Nam và người nước ngoài nào chưa biết thì sẽ biết áp dụng âm dương trong ăn uống để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
3- Lịch sử vấn đề:
4- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
.Đối tượng: là món ăn Việt Nam.
.Phạm vi K-C-T:
Không gian: Việt Nam.
Chủ thể: món ăn.
Thời gian: truyền thống.

5- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
Nếu đề tài này nghiên cứu thành công thì có ý nghĩa rất to lớn:
Về mặt khoa học: làm sang tỏ công dụng của Phương pháp dịch lý trong khoa hoc nghiên cứu về lĩnh vực ẩm thực.
Về mặt thực tiễn:
Trong nước: người dân Việt Nam sẽ ăn uống khoa hoc hơn theo phương pháp dịch lý để phòng và trị bệnh.
Ngoài nước: quảng bá thực phẩm cân bằng âm dương cho người nước ngoài và khách du lịch biết đến để thế giới biết đến Việt Nam ở một vị thế cao hơn và bên cạnh đó có thể thu được một lượng ngoại tệ lớn từ việc chế biến món ăn cân bằng âm duong cho khách du lịch nước ngoài.
6- Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu:
Sử dụng phương pháp Dịch Lý và một số phương pháp khác trong nghiên cứu.
7- Bố cục của luận văn

II- Nội dung:.......

.Kết luận:
.Tài liệu tham khảo:
.Phụ lục:
B- Định vị K-C-T cho đề tài:



Hình ảnh
Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
cuccungminhminh
 
Bài viết: 23
Ngày tham gia: Thứ 5 09/02/12 21:14
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: TÍNH ÂM DƯƠNG TRONG MÓN ĂN TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM.

Gửi bàigửi bởi cuccungminhminh » Thứ 7 18/02/12 22:02

Chào ban Hiiệp! trước tiên mình rất cám ơn bạn vì đã góp ý cho đề tài của mình!
Nói thật với bạn là mình không phải là môt chuyên gia về ngôn ngữ nên khi dùng từ có thể chưa đúng!
Nhưng mình có thể giải thích như sau:
1- Từ "ở" có vai trò là một giới từ chỉ nơi chốn.
2- từ "của" có vai trò là từ sở hữu.
Mình thêm từ ở là như thêm "gia vị cho món ăn" làm cho tên đề tài dài hơn và có đặc trưng riêng của đề tài mình quan tâm!
3-Cụm từ "Truyền thống" : là nói lên sự thuần túy không pha trộn rồi (ví dụ: Món mỳ ý của người Ý do người việt nấu tại Việt Nam, được bán tại VN, và được người VN ăn) thì không thể xem là món ăn truyền thống ở VN như bạn nói là "của" là của bất cứ dân tộc nào được ưa chuộng trên lãnh thổ VN.
Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
cuccungminhminh
 
Bài viết: 23
Ngày tham gia: Thứ 5 09/02/12 21:14
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: TÍNH ÂM DƯƠNG TRONG MÓN ĂN TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM.

Gửi bàigửi bởi cuccungminhminh » Thứ 7 18/02/12 22:47

Chào bạn Bảo Anh! Mình cảm ơn bạn vì đã đóng góp ý kiến cho đề tài của mình! mình sẽ làm rõ tính hướng hòa qua ví dụ sau:
VD1: Món Vịt lộn, Lúc vào quán gọi món Vịt lộn thì chắc chắn chủ quán sẽ mang thêm 1 dĩa rau răm và dĩa muối tiêu chanh. Tại sao vậy? không phải vì vị chủ quán đó được học qua lớp ppnc của Thầy Thêm, mà đó là một sự kế thừa cách ăn từ cha ông từ trước, không biết từ bao giờ, chứ họ không biết là để cân bằng âm dương theo PPDL như chúng ta đâu!Mình sẽ phân tích tính (-), tính (+) trong món trên nha!
Món vịt lộn là món rất giàu chất dinh dưỡng nhưng cũng chính vì thế mà rất dễ đau bụng nếu người có " bụng xấu" và người không biết cách ăn ăn vào sẽ bị tiêu chảy. Lý giải điều này theo phương pháp dịch lý như sau:trứng vịt lộn có tính hàn (-), rau răm có tính nhiệt(+) lúc ban dùng món này phải ăn cả 2 thì âm dương mới cân bằng, wa chén muối tiêu chanh: muối có vị mặn (+), tiêu cay (+), chanh thì chua(-), trong chén muối tiêu chanh cũng có âm dương kết hợp.Vậy nhìn tổng thể món vịt lộn của người VN ta rất khoa hoc theo PPDL.
VD2:Vào mùa nóng, người việt ta thường nấu nước mát để uống là vì sao vậy? Do khí hậu nóng lên nên sẽ làm cho cơ thể ta mất năng lượng nhiều qua việc thải mồ hôi nên người nóng (+) thì ong bà ta đã biết nấu nước mát (-) để uống vào làm cân bằng âm dương(tính hướng hòa)!
VD3:Ông bà ta có câu rất nổi tiếng như sau: " mùa hè ăn cá sông, mùa đông ăn cá biển". Tại sao vậy? câu này cũng có ý nghĩa tương tự như mùa hè uống nước mát vậy. Giải thích theo PPDL như sau: mùa hè (+) ăn cá sông(-) để cân bằng (-)(+), mùa đông (-) ăn cá biển (+).
Qua 3 Ví dụ mình nêu trên bạn đã hài lòng chưa? và có đóng góp ý kiến gì thì xin bạn cứ góp ý để đề tài mình ngày càng hoàn thiên hơn! XIN CẢM ƠN!
Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
cuccungminhminh
 
Bài viết: 23
Ngày tham gia: Thứ 5 09/02/12 21:14
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: TÍNH ÂM DƯƠNG TRONG MÓN ĂN TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM.

Gửi bàigửi bởi nguyentrunghiep » Thứ 2 20/02/12 17:12

Hi, về vấn đề truyền thống, mình nghĩ món ăn Ý, người Ý nấu ở Vn thì vẫn là món truyền thống của người Ý đấy thôi.
Dark Knight
Hình đại diện của thành viên
nguyentrunghiep
 
Bài viết: 134
Ngày tham gia: Thứ 6 10/02/12 14:59
Đến từ: Faculty of Korean Studies, USSH, VNU-HCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: TÍNH ÂM DƯƠNG TRONG MÓN ĂN TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM.

Gửi bàigửi bởi cuccungminhminh » Thứ 3 28/02/12 23:50

Đúng là món ăn truyền thống của người Ý!
Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
cuccungminhminh
 
Bài viết: 23
Ngày tham gia: Thứ 5 09/02/12 21:14
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang kế tiếp

Quay về Văn hóa Việt Nam

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách

cron