Tản mạn về văn hóa ăn nhậu

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Việt Nam

Tản mạn về văn hóa ăn nhậu

Gửi bàigửi bởi NGUYEN VAN HAI » Thứ 4 12/03/08 6:38

Tản mạn về văn hóa ăn nhậu

Tản mạn về 'Văn hóa nhậu'

Ông bà ta ngày xưa có câu: “Khách đến nhà không trà thì rượu”. Ngày xưa uống rượu là một phần nghi lễ trong đời sống văn hóa, xã giao của người Việt, người ta uống đúng nơi, đúng chổ, đúng lúc.
Cụ Nguyễn Khuyến viết: “Rượu ngon không có bạn hiền/ Không mua không phải không tiền không mua”, tức cụ Nguyễn chỉ nhậu với “bạn hiền”, còn “bạn” dạng khác hay không phải “bạn” thì cụ thà nhịn chớ không nhậu chung.

Thời nay

Con cháu các cụ ngày nay thì lại khác. Đàn ông miền Tây Nam bộ vốn nổi tiếng thích nhậu, uống rượu đế như uống nước lã.

Bạn bè lâu ngày gặp nhau tay bắt mặt mừng: nhậu; ma chay, cưới hỏi, giỗ chạp: nhậu; có chuyện vui: nhậu; gặp chuyện buồn: nhậu; hết giờ làm việc đồng nghiệp cùng nhau thư giãn: nhậu; ra ngoài đi công tác rồi “giao lưu”, “kết nghĩa: nhậu; có khách đến nhà: nhậu.

Gặp người quen: nhậu, gặp người lạ mời: cứ nhậu trước rồi khắc quen sau. Nói chung là bất cứ việc gì cũng nhậu trước nói sau, “uống rồi nói mới tin”, ai không muốn nhậu thì bị coi là “chơi không vô”, “không cùng hội cùng thuyền”, thuộc loại “cần phải đề phòng”, v.v…

Trong một phòng ban của cơ quan nọ có đến 20 người nam giới nhưng chỉ có một nữ giới. Trong mắt các đồng nghiệp nam, họ xem người phụ nữ này như là người nam giới như họ, vì vậy, họ mặc sức “xả” ra trước mặt người phụ nữ này những “câu chuyện đàn ông”, đưa vấn đề ra cùng thảo luận hết sức tự nhiên không chút ngượng ngùng, kể cả chuyện “nhậu rồi sanh tệ” cũng không tha.

Có người còn coi người phụ nữ này như “quân sư quạt mo” để “vấn kế” chinh phục bạn gái, bị bạn gái “cài số de”, bị vợ chửi…cũng kiếm người phụ nữ này để “nhỏ to tâm sự” cho bớt ấm ức. Nhờ vậy, người phụ nữ này phát hiện ra một “chân lý” của các ông là: Đàn ông thích vợ, bạn gái của người khác nhậu với mình (vì có nhậu say thì mới dễ có cơ hội lợi dụng) nhưng kịch liệt phản đối vợ, bạn gái của mình nhậu với người khác (sợ bị “thằng khác” lợi dụng). Vì vậy mà người phụ nữ này luôn luôn có tinh thần “đề cao cảnh giác” không để nhậu “quyến rũ”.

Nữ cũng nhậu

Cứ tưởng đàn ông mới đầu têu trong chuyện nhậu, ai ngờ, xuống nông thôn thì có dịp “mục tận sở thị” phụ nữ gầy sòng nhậu.

Đang ngồi trong trụ sở cơ quan nọ, nhìn ra thấy có mấy chị trung niên đứng lấp ló ngoài cửa nhìn vào.

Tôi nói: “Có khách kiếm kìa”. “Sếp” nhìn ra rồi nói: “Khách khứa gì đâu, mấy bả kiếm người nhậu đó, tối ngày rủ tụi tui nhậu hoài riết rồi tụi tui cũng ngán muốn chết, hễ nhậu vô thì không làm việc được nên tụi tui từ chối. Mấy bả bèn nghĩ cách hễ thấy có khách thì tự động đem mồi nhậu đến, tiếng là mời khách nhưng cũng có dịp nhậu cho vui. Kinh phí hoạt động của tụi tui cũng hạn hẹp nên có mấy bả thì đỡ tốn nên tụi tui cũng làm thinh luôn”.

Tôi hỏi tiếp: “Sao mấy bả không nhậu với chồng hay mấy ông trong xóm mà ra đây?”. Ông “Sếp” cười: “Mấy bà này đàn bà giá không hà, nhậu với tụi tui dầu sao cũng “an toàn” hơn nhậu với mấy thằng cha bợm nhậu trong xóm, nhậu xong hay quay ra quậy, đánh lộn”.

Đúng như lời ông “Sếp” nọ nói, không hiểu mấy bà chị này “canh me” như thế nào mà vừa làm việc xong đã thấy mâm bát bày ra đầy đủ rồi.

Thật tội cho các chị ở nông thôn, sinh hoạt văn hóa văn nghệ giải trí rất nghèo nàn, thiếu thốn, phải mượn tiệc nhậu để có đôi chút vui vẻ ngoài giờ lao động cực nhọc hay lúc nông nhàn.

Nhậu để thăng tiến?

Còn ở thành thị, điều đáng buồn là “biết nhậu” đang trở thành “lợi thế” cho những ai muốn thăng tiến trên con đường hoạn lộ, nhậu trở thành một biện pháp xã giao không thể thiếu.

Trong một bữa tiệc mà không uống với anh này một ly, anh kia một ít thì bị coi là người… khô khan tình cảm. Ngược lại, nếu bưng ly mời khắp lượt và “uống tất” với “anh em” thì được coi là “giỏi giao tiếp”(?!). Không hiếm trường hợp có người nhờ tửu lượng cao nên được sếp đưa ra để dành tiếp khách, có sếp thì có người đó, riết rồi trở thành “oai” không kém sếp.

Có lần được dịp dự đám táng chung với một phụ nữ thuộc hàng lãnh đạo cấp trung bình, được dư luận khen là “giỏi xã giao” nên tôi cũng để ý cử chỉ của “đàn chị” nhằm học hỏi.

Đám táng là dịp để bà con, thân nhân người đã khuất về làm nhiệm vụ “nghĩa tử là nghĩa tận” với người thân nên tập trung cả người chúng tôi quen lẫn những người lạ rất đông.

Thật bất ngờ, “đàn chị” của tôi nhanh nhảu bắt chuyện làm quen với những người đàn ông lạ trong đám táng, sau vài câu hỏi thăm như: quan hệ thế nào với người chết, hiện nay ở đâu, làm gì, bao nhiêu tuổi, thứ mấy, tên gì… thì “đàn chị” chủ động rót rượu đế ra ly mời “đối phương” cùng cụng ly uống làm quen, coi như “hôm nay là đánh dấu ngày mở đầu tình nghĩa quen biết của hai bên”.

Đàn chị uống “làm quen” liên tục, còn đưa ly rượu bảo người nọ “uống làm quen” với người này, người kia.

Xã giao thế này thì xin “Lạy cả nón”, thà mang tiếng “giao tiếp dở” còn hơn.
Người phương Tây có một phong tục rất hay khi nhập tiệc là: Mỗi người một bộ đồ ăn riêng, một chai rượu riêng, một cái ly riêng, ai thích uống bao nhiêu cứ tự giác rót, không có chuyện ép uống rượu đến mức chịu không nổi ói mữa đầy bàn tiệc như ở ta. Và họ cũng không có cái kiểu ngồi ăn nhậu tì tì hết giờ này sang giờ khác, ngồi lâu đến chai đít như chúng ta.

Tôi ước gì người Việt chúng ta học nét văn hóa “uống rượu tự giác” của mấy ông Tây để có nhiều người đỡ mang tiếng là “khó chơi”, “khô cằn sỏi đá” thì có rất nhiều người đội ơn vạn bội.
RANDOM_AVATAR
NGUYEN VAN HAI
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 4 17/10/07 20:09
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tản mạn về văn hóa ăn nhậu

Gửi bàigửi bởi HienDam » Thứ 4 12/03/08 20:53

Cảm ơn bạn Nguyen Van Hai đã giới thiệu một bài viết rất hay để chúng ta thảo luận. Song đáng tiếc là bài mà bạn Nguyen Van Hai post lên này không phải do bạn Hai viết, mà là của một nữ tác giả có tên là Tạ Phong Tần, công tác tại Sở Thương mại & Du lịch Bạc Liêu (blog 360.yahoo.com/ta.phongtan), đăng lần đầu tại http://www.bbc.co.uk (địa chỉ: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/s ... ture.shtml) ngày 18-8-2006 với tên là “Tản mạn về “văn hóa nhậu””. Sau đó rất nhiều trang web, blog và diễn đàn khác đã đăng lại bài này. Nguyen Van Hai đã post nguyên văn bài viết, chỉ thêm một chữ vào tiêu đề để thành “Tản mạn về văn hóa ăn nhậu”.

Chắc hẳn bạn Hai đã học môn PPNCKH do thầy Trần Ngọc Thêm dạy rồi, bạn được mấy điểm môn này thì tôi không biết nhưng chắc bạn không thể không biết rằng thầy Thêm đã hướng dẫn rất rõ ràng các cách dẫn nguồn và nói rất rõ về đạo đức của người NCKH. Rằng việc sử dụng lại một phần hoặc nguyên cả bài của người khác mà không ghi tên tác giả, không ghi xuất xứ nguồn như thế này chỉ có một tên gọi là “đạo văn”.

Do vậy, trước khi bàn về “văn hoá nhậu” hay bất kỳ một thứ văn hoá nào, thiết nghĩ chúng ta cần tôn trọng một thứ văn hoá khác, đó là văn hoá bản quyền.
RANDOM_AVATAR
HienDam
 
Bài viết: 41
Ngày tham gia: Thứ 4 23/05/07 19:36
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Tản mạn về văn hóa ăn nhậu

Gửi bàigửi bởi NGUYEN VAN HAI » Thứ 4 12/03/08 22:02

Cám ơn bạn đã góp ý. Thực sự tôi không hề dám lấy tên tôi làm tác giả cho bài này. Tôi không hề ghi tên tôi là tác giả. Tôi thấy bài này có nội dung phong phú cho nên tôi post lên cho chúng ta cùng đọc thảo luận, thế thôi. Xin bạn đừng cho tôi là muốn có điểm cao để đạo văn người khác. Điểm số của môn văn hoá học dù được bao nhiêu cũng quý cho nên đã học môn này tôi không hề có ý định lấy bài của tác giả nào đó để kiếm điểm đâu. Mong bạn suy nghĩ lại.
RANDOM_AVATAR
NGUYEN VAN HAI
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 4 17/10/07 20:09
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tản mạn về văn hóa ăn nhậu

Gửi bàigửi bởi meohen » Thứ 5 13/03/08 6:31

Nếu bạn không dẫn nguồn hoặc ghi là "sưu tầm" thì mọi người nghĩ bạn là tác giả của bài viết. Do vậy mà HienDam đã nhắc bạn thực hiện cho đúng nội quy diễn đ̀àn và thực hành trung thực trong nghiên cứu khoa học.

Thiết nghĩ chúng ta đi học để ứng dụng vào cuộc sống, vậy trước tiên chúng ta hãy ứng dụng trong diễn đàn của chúng ta. Nếu ai còn quên điều gì, các bạn nhắc nhé. Tớ nhiều khi cũng còn lơ mơ lắm, chứ không riêng bạn Nguyen Van Hai đâu. Mong các bạn nhắc nhở nhẹ nhàng.

Bạn HienDam: Mình thích cách nói có sách, mách có chứng của bạn.

NGUYEN VAN HAI đã viết:Tôi ước gì người Việt chúng ta học nét văn hóa “uống rượu tự giác” của mấy ông Tây để có nhiều người đỡ mang tiếng là “khó chơi”, “khô cằn sỏi đá” thì có rất nhiều người đội ơn vạn bội.
Mỗi dân tộc có nét VH riêng. Nền VH nào cũng có lý do của nó, có cái hay, cái dở riêng. Theo mình cách ăn nhậu của VN chỉ cần điều chỉnh tí ti những điểm chưa hay mà tác giả đã nêu là ổn.
Hình đại diện của thành viên
meohen
 
Bài viết: 229
Ngày tham gia: Thứ 3 23/10/07 20:51
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: Tản mạn về văn hóa ăn nhậu

Gửi bàigửi bởi Le Phuong Thao » Thứ 5 13/03/08 16:55

đâu phải chỉ người Việt mình mới nhậu, các nước khác cũng nhậu ào ào đó thôi, như ở Nga đó, uống vodka như uống nước lã í

còn Trung Quốc thì ôi thôi.... tràn ngập luôn!
Lý Bạch ngày xưa cũng nhờ uống rượu mới thành đệ nhất thi sĩ đó 8)
"Hoa gian nhất hồ tửu
Độc chước vô tương thân
Cử bôi yêu minh nguyệt
Đối ảnh thành tam nhân"
(Nguyệt hạ độc chước)

Đến cái dáng say của ông cũng được Đỗ Phủ tạc lại và ghi vào thiên cổ:
"Lý Bạch đấu tửu thi bách thiên
Trường An thị thượng tửu gia miên
Thiên tử hô lại bất thướng thuyền
Tự xưng thần thị tửu trung tiên"
(Ẩm trung bát tiên ca)

Đến Tô Đông Pha thì rượu chảy tràn trong các bài từ
"Nhân sinh như mộng
Nhất tôn hoàn lỗi giang nguyệt"

Mạc Ngôn cũng ấp ủ đề tài về rượu trong cuốn Tửu Quốc
"Lịch sử năm ngàn năm qua, xét theo một ý nghĩa nào đó thì dường như là lịch sử của rượu, rượu đã làm nên rất nhiều việc tốt, và rượu cũng đã làm hỏng rất nhiều việc tốt. Người xưa đã đắm chìm trong rượu để qua những tháng ngày khó khăn và viết lên biết bao áng thơ văn bất hủ...." (tr.91)

Kim Dung trong Tiếu ngạo giang hồ cũng dành hẳn một chương để bàn về các loại rượu và cả chén uống rượu “Thứ rượu này phải dùng chén tước đúc bằng đồng xanh mới là có ý cổ kính. Thứ gạo làm rượu này cũng là thật tốt, nó vừa ngọt vừa thơm, nên dùng thứ đấu lớn mà uống mới hợp ý rượu” (trích nguồn: http://www.saigoninfo.com/kiemhiep/kimdung/tngh85.htm)

Rượu k chỉ còn là một loại thức uống (nhậu) mà đã trở thành một bộ phận văn hóa k thể tách rời “To lớn thay, rượu lớn hơn đời vậy! Tế trời đất, cúng quỷ thần, uống ở làng quê, ca bài ca lộc minh, tiếp khách, đón Tết, trật tự trên dưới, trên thì làm quan, dưới thì vào cung, thi nhân mặc khách, tiêu phu ngư phủ, không người nào có thể thiếu rượu” (trích "Cội nguồn văn hoá Trung Hoa" , tr.1194)
Mèo Ú
Hình đại diện của thành viên
Le Phuong Thao
 
Bài viết: 150
Ngày tham gia: Thứ 7 17/11/07 23:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tản mạn về văn hóa ăn nhậu

Gửi bàigửi bởi NGUYEN VAN HAI » Thứ 5 13/03/08 18:25

Cám ơn các bạn đã thảo luận về "Tản mạn văn hoá ăn nhậu". Tác giả Tạ phong Tần - Sở Thương Mại và Du Lịch Bạc Liêu đã dày công sưu tầm chuyện văn hoá ăn nhậu của nhiều lớp người từ nông dân đến cấp lãnh đạo bậc trung qua bài viết này. Tôi cho rằng tác giả hơi khắc khe quá về vấn đề ăn nhậu này. Tôi cũng đã từng nhậu với rất nhiều người nam có, nữ có, nông dân có, lãnh đạo bậc trung có. Cái cuối cùng là mọi chuyện đừng để ảnh hưởng tới uy tín và thanh danh của mình sau cuộc nhậu mà thôi.
N.V.Hải
RANDOM_AVATAR
NGUYEN VAN HAI
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 4 17/10/07 20:09
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tản mạn về văn hóa ăn nhậu

Gửi bàigửi bởi ha noi » Thứ 4 02/04/08 17:51

Tôi thì lại nghĩ rằng đã ăn nhậu thì còn còn gì gọi là văn hoá nữa, vì lúc đó (tức là đã say xỉn) thì không còn là chính mình nữa, cho nên không nên gọi là "văn hoá ăn nhậu", có đúng không ạ?
(NGUYỄN THỊ CÔNG DUNG- HVCH NNH 2006)
RANDOM_AVATAR
ha noi
 
Bài viết: 14
Ngày tham gia: Thứ 3 18/03/08 19:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tản mạn về văn hóa ăn nhậu

Gửi bàigửi bởi Le Phuong Thao » Thứ 5 17/04/08 23:06

Để nhận diện một đối tượng có thuộc về văn hóa hay không thể dựa vào cảm tính chủ quan như bạn ha noi đã nói, mà phải dựa vào hệ tọa độ ba chiều chủ thể - không gian – thời gian và chùm bốn đặc trưng: tính nhân sinh, tính lịch sử, tính giá trị và tính hệ thống

Áp dụng vào trường hợp này, ta thấy:
- Tính nhân sinh - “văn hóa là một sản phẩm của con người” cho nên ăn nhậu – hay uống rượu là một hoạt động được tạo ra bởi chủ thể là con người -> nó mang đậm tính nhân sinh
- Tính lịch sử thì không phải bàn cãi, như đã nói ở khắp nơi trên thế giới “nhậu nhẹt” đã trở thành một thói quen, một truyền thống từ lâu đời...
- Tính giá trị
Xét tính giá trị của một hiện tượng phải đặt nó trong bộ khung C_T_K phù hợp - ở đây chỉ lấy ví dụ nhỏ
Chủ thể: những người cùng gia đình
Không gian: trong bàn tiệc
Thời gian: vào dịp tết
Trong bộ khung này thì nhậu có giá trị của nó thể hiện ở ý nghĩa đón mừng năm mới, cầu chúc những điều tốt lành cho mọi người...
- Tính hệ thống
Uống rượu / bia ... (hay trong cách nói bình dân là nhậu) đã có từ lâu đời, con người đã uống rượu, đang uống rượu và sẽ còn uống rượu... Hiện tượng này không chỉ giới hạn ở một vài quốc gia mà là một hiện tượng mang tính phổ quát trên toàn thế giới (tuy không phải là tất cả - ví dụ trường hợp trong xã hội Hồi giáo có luật cấm tín đồ uống rượu, bia các thứ nước có cồn...) cho nên có thể kết luận nhậu mang tính hệ thống.
Từ những phân tích sơ lược trên đây, có thể thấy nhậu cũng có thể được xem là một hiện tượng văn hóa!

Mời bạn tham khảo bên mục Lý luận văn hóa học để rõ hơn về cách nhận diện một hiện tượng có phải là văn hóa hay không nhé
Mèo Ú
Hình đại diện của thành viên
Le Phuong Thao
 
Bài viết: 150
Ngày tham gia: Thứ 7 17/11/07 23:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hóa Việt Nam

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến12 khách