Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Trọng Danh và văn hoá từ chức

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 5 15/11/12 16:40
gửi bởi Thanh Nga
"Chuyện ở xứ Hàn. Vì “điên khùng” bất chợt, một anh lính rút súng bắn chết 8 người. Ông bộ trưởng quốc gphòng từ chức. Ông bộ trưởng không hề biết người lính ấy thuộc ông quản lý, có thể bị điên. Nhưng ông ta nghĩ, nhất định mình phải chịu trách nhiệm.


Chuyện ở xứ tây. Huấn luyện viên trưởng của Real Madrid là Camacho. Ba trận đầu ra quân, đội bóng thua liên tiếp. Các ông chủ không muốn ông tiếp tục cầm quân. Họ dự định sa thải ông. Nếu bị sa thải, Camacho sẽ được bồi thường khoản tiền không nhỏ một chút nào: Hơn 2 triệu USD, tính sơ ra tiền Việt khoảng 32 tỉ đồng.

Thế nhưng, Camacho đã lựa chọn cách mà rất ít người chọn lựa: Ông từ chức. Dĩ nhiên, đã từ chức thì chẳng được đồng nào cả. Camacho tin rằng, danh dự là một cái gì đó không thể tính bằng tiền mà đôi khi, nó chỉ được đo bằng một ánh mắt nhìn!

Chuyện ở Trung Hoa. Nhà máy hoá chất làm ô nhiễm nước sông Tùng Hoa, ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng vạn người ở cả Trung Hoa lẫn nước Nga, tuy chưa làm chết ai. Dẫu thế, Bộ trưởng Bộ Môi trường vẫn đệ đơn từ chức. Ông ta cho rằng, bổn phận, trách nhiệm là danh dự. Một khi danh dự đã bị sứt mẻ thì phải ra đi." (http://vietbao.vn/Xa-hoi/Chua-co-van-ho ... 94822/126/).

Tuy nhiên, đất nước Việt Nam do ảnh hưởng của Nho giáo, vốn là một đất nước trọng Danh. như mọi người đều biết các cụ ngày xưa có thể làm tất cả để được ra đình làng ngồi, dù chẳng ăn được miếng nào, chỉ là để được mọi người kính trọng. Nhưng không hiểu sao lại không có văn hoá từ chức? Trong khi có rất nhiều cán bộ cấp cao sai phạm, nhẹ thì kiểm điểm, nặng thì kỷ luật...nhưng sau đó họ vẫn tiếp tục làm việc và có khi càng sai phạm nặng hơn. Liệu họ không cảm thấy xấu hổ trước những việc mình làm ư? Có! Nhưng trên cả sự xấu hổ, họ vẫn muốn giữ chức vụ của mình, mặc dù mọi người xung quanh chẳng còn ai cảm thấy kính trọng họ nữa. Liệu có phải vấn đề trọng danh không còn đúng trong trường hợp này???

Re: Trọng Danh và văn hoá từ chức

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 2 19/11/12 0:54
gửi bởi nguyentrunghiep
Theo mình, cần lưu ý là việc trọng danh có thể đi kèm với trọng lợi => có người chỉ trọng danh không trọng lợi và có người trọng danh kèm theo trọng lợi => có lẽ người Việt Nam rơi vào trường hợp thứ hai => mà hễ trọng danh và trọng lợi rồi thì đâu có ai muốn bỏ "chiếc ghế" của mình chứ?