Tại sao nói "anh hai / chị hai" hay "thứ hai"

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Việt Nam

Tại sao nói "anh hai / chị hai" hay "thứ hai"

Gửi bàigửi bởi nguyenhuucau » Thứ 6 14/03/08 15:57

Trong phương ngữ Nam bộ, người con trưởng trong gia đình được gọi là "anh hai" hay "chị hai" mà không gọi là "anh cả / chị cả" như theo cách nói của người miền Bắc. Hay trong tiếng Việt, ngày đầu tiên trong tuần là "thứ hai" chứ không bắt đầu là "thứ nhất". Cách lý giải cho hiện tượng này như thế nào, mong các bạn "chỉ giáo" cho mình với nhé ! Đại tạ !
RANDOM_AVATAR
nguyenhuucau
 
Bài viết: 5
Ngày tham gia: Thứ 6 18/01/08 17:11
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tại sao nói "anh hai / chị hai" hay "thứ hai"

Gửi bàigửi bởi lehang » Thứ 6 14/03/08 17:28

Bạn thân mến!
Theo tôi hiểu thì hiện tượng trong ngôn ngữ người Nam bộ hay dùng chữ Hai để chỉ anh/chị lớn đầu tiên trong gia đình là bắt nguồn từ lý do sau:
Từ giữa thế kỷ thứ XVII, cư dân người Việt từ miền Bắc và miền Trung (đặc biệt là vùng Ngũ Quảng) được lệnh của chúa Nguyễn vào Nam khai hoang lập nghiêp. Họ bao gồm nhiều thành phần từ quan dẫn quân đi khai phá vùng đất mới cho đến lính lệ, dân nghèo không đất canh tác cho đến các người phạm tội trốn đi bỏ xứ và cả loại tội phạm vào đây khai hoang như là một hình thức bị đày, v. v.. Chính vì vậy, họ đã bỏ lại sau lưng mình quê hương bản quán, những người thân thuộc trong gia đình và người con lớn trong gia đình là người phải ở lại chăm sóc mồ mả ông bà tổ tiên. Vào vùng đất mới, cụ thể là Nam bộ ngày nay, họ đã phải đối diện với thiên tai, dịch bệnh và cả nạn ngoại xâm; và để sinh tồn, khối người Việt này đã cùng chung vai sát cánh với cộng đồng người Hoa gốc Minh Hương theo chủ nghĩa "bài Thanh phục Minh" (cũng được sự đồng ý của chúa Nguyễn cho vào đây sinh sống từ khoảng 1969 theo đường biển) khai hoang, vỡ đất, cùng chia sẻ những gian truân, khó khăn, khắc nghiệt của buổi đầu khai hoang lập ấp.

Tuy nhiên, không vì thế mà họ nguôi nỗi nhớ quê hương, xứ sở, nhớ về gia đình lớn vẫn còn đang sinh sống ở vùng ngoài, chính vì vậy, họ không xưng mình là Cả (vì thực tế Cả còn ở ngoài kia) mà xưng là Hai, rồi kế tiếp là Ba,... Lâu dần, thành thói quen, họ sinh con đẻ cái và gọi đứa con lớn trong gia đình là bé Hai, thằng Hai chứ không gọi là thằng Cả, con Cả như ở ngoài Bắc.

Riêng về việc tại sao có Thứ Hai mà không có Thứ Một (hoặc Thứ Nhất) thì tôi nghĩ nó lại liên quan đến Tây lịch, mà Tây lịch xuất phát từ phương Tây nên mình không xếp nó vào văn hóa Việt Nam để bàn luận. Thế nhé !

Kiến thức là vô hạn, mình chỉ có một vài ý nông cạn, mong các bạn cùng chỉ điểm thêm cho mình và các bạn khác cùng mở rộng tầm nhìn.
RANDOM_AVATAR
lehang
 
Bài viết: 111
Ngày tham gia: Chủ nhật 23/12/07 17:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tại sao nói "anh hai / chị hai" hay "thứ hai"

Gửi bàigửi bởi nguyenhuucau » Thứ 7 15/03/08 9:57

Chào bạn !
Cám ơn bạn đã cho mình một cách lý giải. Tuy nhiên, mình vẫn thấy có một vấn đề chưa được thoả đáng lắm. Đó là bạn nói "họ bao gồm nhiều thành phần từ quan dẫn quân đi khai phá vùng đất mới cho đến lính lệ, dân nghèo không đất canh tác cho đến các người phạm tội trốn đi bỏ xứ và cả loại tội phạm vào đây khai hoang như là một hình thức bị đày, v. v.. ". Theo mình biết thì phần lớn trong số họ là những khâm phạm bị lưu đày vào phương Nam để khai hoang (na ná như lịch sử hình thành nước Úc vậy), nếu thế thì có đủ mọi dạng từ con trưởng đến con út, chứ không phải con trưởng ở lại lo việc thờ tự, mộ phần cho dòng họ. Nếu những đoàn người ra đi này là tự nguyện, không bị bắt buộc thì cách lý giải của bạn rất hợp lý và thuyết phục. Vài dòng chia sẻ cùng bạn để chúng ta cùng suy nghĩ thêm.
Thân ái !
RANDOM_AVATAR
nguyenhuucau
 
Bài viết: 5
Ngày tham gia: Thứ 6 18/01/08 17:11
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tại sao nói "anh hai / chị hai" hay "thứ hai"

Gửi bàigửi bởi lehang » Thứ 7 15/03/08 11:04

Chào buổi sáng.
Theo tôi được biết, người dân từ miền Bắc và Trung vào đây để khai phá vùng đất mới thời bấy giờ thì dân nghèo và thành phần bỏ xứ ra đi để trốn tránh các tội danh cùng một số nhân sĩ bất mãn nhân cơ hội này cũng muốn thay đổi môi trường sống chiếm đa số; như thế có thể nói rằng họ tự nguyện đi vào Nam có được không? Còn lượng quan và lính cũng như tội nhân bị lưu đày cũng có, nhưng làm sao mà quan + quân + tội phạm lại bằng lực lượng vừa kể ở trên? Nếu đã là có sự tự nguyện, thì sẽ có sự sắp xếp. Thế thì việc anh/chị Cả ở lại là điều hiển nhiên.

Mặt khác, trong suy nghĩ sâu xa của những lưu dân, họ còn cội nguồn ở lại sau lưng mà không sao quên được, nỗi nhớ khắc khoải đó họ mang nặng trong lòng. Cho nên, trong số những người này, dù họ thật sự có là anh/chị Cả thì khi đã vào vùng đất mới, trong tâm tưởng họ vẫn mong người thân ở lại sẽ thay thế mình làm việc hương khói cho tổ tiên. Chính vì thế, họ dành gọi tiếng Cả đó cho người ở lại. Còn bản thân mình, với mặc cảm là kẻ tha hương, là người bỏ xứ nên tự nhận mình làm nhỏ, để cảm thấy nhẹ lòng cho tội rời bỏ quê hương!

Cũng cần nói thêm, hành trang tư tưởng của những lưu dân mang theo vào vùng đất mới là tên đất, tên làng, tập tục, tín ngưỡng và cả những tập quán sinh hoạt,... Nhưng họ không thể nào mang theo mồ mả ông bà, cha mẹ già yếu hay cả gia đình, dòng họ. Đó cũng là một trong những trăn trở của người xa xứ lẫn người ở lại; và ngày đoàn tụ sum họp là điều không tưởng trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ. Nhưng họ vẫn mong có ngày gặp lại. Chuyện ấy có thể thực hiện ở một tương lai xa, và lúc bấy giờ thì làm sao nhận ra nhau sau thời gian dài (không thể xác định chính xác) cách trở? Chính vì vậy, họ đã quy ước riêng với nhau cách nhận diện họ hàng, tổ tông, đồng hương qua hình thức cúng giỗ. Chính vì vậy, tại Nam bộ ngày nay vẫn còn hiện tượng cúng "việc lề" trong những ngày húy kỵ. Và mỗi dòng họ, mỗi gia đình có các lệ cúng cũng như lễ vật cúng khác nhau.

Và đó là lý do xuất hiện phương ngữ anh/chị Hai mà không có anh/chị Cả.
RANDOM_AVATAR
lehang
 
Bài viết: 111
Ngày tham gia: Chủ nhật 23/12/07 17:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tại sao nói "anh hai / chị hai" hay "thứ hai"

Gửi bàigửi bởi nguyenhuucau » Thứ 3 01/04/08 9:12

Chào bạn !
Mình đã tìm hiểu và biết thêm một số cách giải thích khác về vấn đề này. Nay đưa lên diễn đàn để tất cả chúng ta cùng biết thêm.
Cách giải thích thứ hai :
Ở Việt Nam, làng xã là một đơn vị rất quan trọng. Ý thức quốc gia không mạnh bằng làng xã: phép vua thua lệ làng. Khi bị Pháp chiếm làm thuộc địa, cơ quan cai trị ở mỗi xã miền Nam được gọi là Hội Đồng Tề, trong đó người đứng đầu được gọi là Hương Cả. Nếu gọi người con lớn nhất là “cả”, thí dụ: “Thằng cả đâu, vô đây biểu coi” thì vô tình đã gọi trùng với tên Hương Cả. Điều này có thể bị suy diễn là hỗn láo, mỉa mai và bị kết tội phạm húy. Vì vậy, người miền Nam tránh tiếng “cả” mà gọi người con lớn nhất là “anh hai” hoặc “chị hai”. (Trích bài “Tị húy trong sinh hoạt của người Việt Nam” - Phạm Văn Bân).
Cách giải thích thứ ba :
Cách giải thích này có liên quan đến “tứ bất lập” dưới thời chúa Nguyễn Ánh. Sau khi lên ngôi năm 1802, Nguyễn Ánh ban ra nhiều chính sách mà trong đó có “tứ bất lập” (bốn điều không) : không đặt ngôi hoàng hậu và đông cung thái tử, không tể tướng, không trạng nguyên và không phong vương cho người ngoài họ. Trong những điều không ấy, sở dĩ Nguyễn Ánh không phong hoàng hậu và đông cung là vì ông muốn dành trọn vẹn hai vị trí đó cho hai người mà ông yêu thương nhất, người vợ cả Tống Thị Lan và con trai cả Nguyễn Phúc Cảnh. Ngược dòng lịch sử, ta biết bà Tống Thị Lan là người vợ đã một lòng một dạ, cùng chia sẻ và đồng cam cộng khổ cùng Nguyễn Ánh khi ông thất thế, lúc còn phải trốn chạy nhà Tây Sơn. Còn Nguyễn Phúc Cảnh, khi mới 4 tuổi đã phải theo Bá Đa Lộc sang Pháp cầu viện giúp cha. Nguyễn Phúc Cảnh lúc đó không khác gì vật “thí thân”, ra đi mà chẳng biết có ngày trở về hay không. Về sau, hoàng tử Cảnh cũng đoản mệnh, mất vì bệnh đậu mùa. Nguyễn Ánh là người trọng tình, trọng nghĩa, ông muốn dành vị trí cao nhất cho hai người mà ông hết mực yêu thương này. Vì thế về sau, với ông không có gì là “thứ nhất” cả, dù có toàn vẹn thế nào thì cũng chỉ là “thứ hai” mà thôi, và ông muốn thực hiện điều ấy bằng những chính sách của mình. Phải chăng cách nói “anh hai / chị hai” bắt nguồn từ đây?
Cũng cần nói thêm, Nguyễn Ánh có quan điểm thân phương Tây nhưng không hoàn toàn lệ thuộc vào phương Tây. Vì vậy, ông cho phép truyền giáo ở một mức độ nào đó. Tây lịch thâm nhập vào nước ta qua cách này, nhưng khi chuyển ngữ sang chữ Quốc ngữ nó cũng phải chịu những chế định về văn hóa và tập tục của người bản địa. Có lẽ vì thế ngày đầu tiên trong tuần được bắt đầu từ “thứ hai” chứ không phải “thứ nhất” cũng là do ảnh hưởng từ quan điểm trên dưới thời Nguyễn Ánh.
RANDOM_AVATAR
nguyenhuucau
 
Bài viết: 5
Ngày tham gia: Thứ 6 18/01/08 17:11
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tại sao nói "anh hai / chị hai" hay "thứ hai"

Gửi bàigửi bởi ha noi » Thứ 4 02/04/08 17:44

Theo mình được biết thì người Nam kiêng chữ "Cả" hay "Nhất", vậy nên mới nói luôn là "hai" như các bạn đã biệt Còn người Bắc chúng tôi thì lại không kiêng cữ gì chữ này, nên thường gọi là "bác Cả", "anh Cả"... thay vì "bác Hai", "anh Hai". Nhưng nói chung thì "nhập gia tuỳ tục thôi". Nếu bạn ở Bắc, nên dùng "cả" và ngược lại khi bạn sống trong Nam.
RANDOM_AVATAR
ha noi
 
Bài viết: 14
Ngày tham gia: Thứ 3 18/03/08 19:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tại sao nói "anh hai / chị hai" hay "thứ hai"

Gửi bàigửi bởi asus » Thứ 5 17/04/08 21:29

Theo em nghĩ miền bắc gọi là “cả” và miền nam gọi là “ hai” là do phong tục có từ xưa và cũng để phân biệt cách gọi chức danh giữa hai miền nam bắc với nhau. Về vấn đề này cũng giống như cách goi vai vế trong dòng họ giữa 2 miền nam, bắc vậy.vd như: anh của mẹ ở miền bắc gọi bằng bác, em gọi bằng cậu còn ở miền nam thì dù là anh hay em của mẹ đều gọi là cậu hết. theo bạn “ha noi” nói người miền nam kiêng hai chữ “cả” và “nhất” là kiêng ở chổ nào mình không hiểu?
small.sun.alone.u...
Hình đại diện của thành viên
asus
 
Bài viết: 19
Ngày tham gia: Chủ nhật 21/10/07 9:58
Đến từ: má»™t nÆ¡i rất là xa, xa lắm!!!
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tại sao nói "anh hai / chị hai" hay "thứ hai"

Gửi bàigửi bởi transang » Thứ 3 15/07/08 16:42

sự tích này liên quan đến việc chúa tiên Nguyễn Hoàng vào trấn thủ xứ Đàng Trong, anh trai của Nguyễn Hoàng là Nguyễn Uông bị trịnh kiểm hại chết vì vạy ông phải lánh vào vùng đất này, vì Ngyễn Hoàng là con thú hai, nên gọi là anh hai
RANDOM_AVATAR
transang
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 3 15/07/08 15:48
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tại sao nói "anh hai / chị hai" hay "thứ hai"

Gửi bàigửi bởi htsongdong » Thứ 6 25/07/08 21:48

Đây là đề tài liên quan đến lịch sử thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh (như bạn transang có đề cập). Mình là dân VHH o rành lắm, chỉ nhớ lâu rồi mình có đọc đâu đó, rằng khi vào trấn giữ đàng trong (từ Thanh Hoá trở vào), Chúa Nguyễn ban chiếu chỉ (hay đại loại như vậy) thay đổi một số tên gọi nhằm phân biệt dân xứ đàng trong và dân xứ đàng ngòaì. Như: họ Vũ đổi thành họ Võ, họ Hoàng đổi thành họ Huỳnh, Đinh đổi thành Đặng...và nhiều tên gọi khác cũng bị đổi hay gọi trại (nói trại) đi, trong đó có việc xưng hô ngôi thứ trong gia đình không gọi anh cả mà phải gọi anh hai..
Việc xưng hô trên có nguồn gốc và hiện vẩn được gọi ở miền Trung, chứ không chỉ có ở miền Nạm
Những người theo chúa Nguyễn vào đàng trong (khi đó chỉ có từ Thanh Hoá vào đến Thuận Hoá (Huế) là những người thuộc họ hàng bà con của chúa Nguyễn, và quan quân là những người có cùng chính kiến với chúa Nguyện, rồi sau này mới xưôi về phương Nạm. Sau khi làm chủ nữa dãy đất hình chữ S còn lại cũng là lúc diển ra những cuộc di dân ồ ạt để vào khai phá vùng đất Nam Bộ vốn còn hoang vu nhưng rất trù phú, giàu sản vật.
Vài lời trao đổi cùng cán bạn, có gì chưa đúng mong các bạn bỏ qua cho !
RANDOM_AVATAR
htsongdong
 
Bài viết: 16
Ngày tham gia: Thứ 3 29/04/08 8:31
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tại sao nói "anh hai / chị hai" hay "thứ hai"

Gửi bàigửi bởi htsongdong » Thứ 6 25/07/08 21:50

Đây là đề tài liên quan đến lịch sử thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh (như bạn transang có đề cập). Mình là dân VHH o rành lắm, chỉ nhớ lâu rồi mình có đọc đâu đó, rằng khi vào trấn giữ đàng trong (từ Thanh Hoá trở vào), Chúa Nguyễn ban chiếu chỉ (hay đại loại như vậy) thay đổi một số tên gọi nhằm phân biệt dân xứ đàng trong và dân xứ đàng ngòaì. Như: họ Vũ đổi thành họ Võ, họ Hoàng đổi thành họ Huỳnh, Đinh đổi thành Đặng...và nhiều tên gọi khác cũng bị đổi hay gọi trại (nói trại) đi, trong đó có việc xưng hô ngôi thứ trong gia đình không gọi anh cả mà phải gọi anh hai..
Việc xưng hô trên có nguồn gốc và hiện vẩn được gọi ở miền Trung, chứ không chỉ có ở miền Nạm
Những người theo chúa Nguyễn vào đàng trong (khi đó chỉ có từ Thanh Hoá vào đến Thuận Hoá (Huế) là những người thuộc họ hàng bà con của chúa Nguyễn, và quan quân là những người có cùng chính kiến với chúa Nguyện, rồi sau này mới xưôi về phương Nạm. Sau khi làm chủ nữa dãy đất hình chữ S còn lại cũng là lúc diển ra những cuộc di dân ồ ạt để vào khai phá vùng đất Nam Bộ vốn còn hoang vu nhưng rất trù phú, giàu sản vật.
Vài lời trao đổi cùng cán bạn, có gì chưa đúng mong các bạn bỏ qua cho !
RANDOM_AVATAR
htsongdong
 
Bài viết: 16
Ngày tham gia: Thứ 3 29/04/08 8:31
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang kế tiếp

Quay về Văn hóa Việt Nam

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến21 khách

cron