Tổ chức quản lý xã hội truyền thống của cộng đồng người Hoa

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Re: Tổ chức quản lý xã hội truyền thống của cộng đồng người

Gửi bàigửi bởi la mua thu » Thứ 5 31/03/11 22:50

bạn ơi mình thấy sơ đồ này chưa ổn lắm, tên đề tài bạn chưa đưa hết được vào sơ đồ, với lại cấp độ 0 hình như chưa chính xác lắm. ý kiến mình chỉ có vậy thôi bạn tham khảo nhé. chúc bạn làm bài tốt!
RANDOM_AVATAR
la mua thu
 
Bài viết: 90
Ngày tham gia: Thứ 4 30/03/11 9:28
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tổ chức quản lý xã hội truyền thống của cộng đồng người

Gửi bàigửi bởi NTNLONGXUYEN » Thứ 5 31/03/11 23:31

Chào bạn Metryoshka!

Mình góp ý cho tên đề tài của bạn: Tổ chức xã hội của người Hoa ở VN trước 1975.

Cụm từ "Tổ chức xã hội của người Hoa" mình thấy chưa ổn, ở chỗ "Tổ chức XH" hay "Tổ chức" "xã hội của người hoa",

Nếu bạn đi vào "tổ chức xh" thì có nghĩa là tổ chức mang tính "XH" của người hoa (bên cạnh khái niệm "tổ chức chính trị XH", "tổ chức chính trị",... của người Hoa), bạn có ý định vậy không?

Nếu bạn đi vào "tổ chức" của "xã hội người Hoa" (tôi nghĩ bạn theo hướng này), thì phải xét lại cụm "xã hội người Hoa" có "tương hiện" ở VN không? hay chỉ có "cộng đồng người Hoa".

Hơn nưã khái niệm "quản lý cộng đồng của người Hoa" đã mang tính truyền thống (ổn định), vậy trước 1975 và sau 1975 có sự biến chuyển lớn không hay vẫn mang tính ổn định là chủ yếu, vậy thì bạn không cần cụm "trước 1975" làm gì.

mình đề nghị với bạn tên ĐT là: "Mô hình quản lý cộng đồng của người Hoa ở VN" hoặc "Quản lý cộng đồng của người Hoa ở VN"

Từ đây mình đề nghị cấu trúc KN như sau:
CĐ 0: Tổ chức đời sống xã hội
CĐ 1: quản lý cộng đồng ; quản lý hành chính nhà nước
CĐ 2: Người Chăm ; Người Hoa ; Người Khmer
CĐ 3: Ở Trung Quốc ; Ở Việt Nam ; Ở các nước Đông Nam á khác (indo, malay...)
CĐ 4: toàn thời

Vài ý với bạn!

Chúc bạn thành công!
Cuộc đời ta là một câu chuyện-
Câu chuyện thà ngắn mà hay còn hơn dài mà dở.
Hình đại diện của thành viên
NTNLONGXUYEN
 
Bài viết: 44
Ngày tham gia: Thứ 5 17/03/11 22:26
Đến từ: TP. Long Xuyên
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tổ chức quản lý xã hội truyền thống của cộng đồng người

Gửi bàigửi bởi Metryoshka » Thứ 6 01/04/11 20:58

[justify]Ôi, những lời góp ý của các bạn như khai sáng thêm cho mình, nhưng đồng thời cũng khiến mình phân vân quá, vì ý kiến bạn nào đưa ra mình cũng thấy... có lý hết áh :D . Mình sẽ suy nghĩ thêm về đề tài này...

Mình xin trả lời câu hỏi của bạn vuvannghink3 và trao đổi với bạn NTNLONGXUYEN về việc tại sao mình lại chọn mốc thời gian là trước 1975. Trước 1975 là khoảng thời gian người Hoa di cư ồ ạt đến khu vực ĐNA, đặc biệt là Việt Nam, đồng thời cũng trong thời gian này tổ chức cộng đồng của người Hoa khá nổi bật, tính cố kết chặt chẽ, khép kín và tự trị (nhưng trong khuôn phép của nhà nước phong kiến), tiêu biểu là những làng Minh Hương do người Hoa lập nên dưới sự cho phép của chúa Nguyễn, và từ đó bắt nguồn cho sự tồn tại, phát triển của cộng đồng này trên mọi lĩnh vực (đặc biệt là kinh tế) đến ngày hôm nay... Nói như thế không có nghĩa là tính cộng đồng của người Hoa ngày nay là lỏng lẻo, rời rạc. Trước kia khi di dân đến vùng đất hứa, đầu tiên đặt chân đến vùng đất xa lạ nên tâm lý hoảng sợ, lo ngại, khép kín và cố kết cộng đồng đương nhiên là mạnh mẽ hơn so với thời hiện tại (vì họ đã có thời gian dài tiếp xúc, giao lưu với nước sở tại), từ đó thấy được những đặc trưng của cộng đồng này mà qua đề cương chi tiết mình sẽ nói rõ hơn...

Trên đây chỉ là ý kiến của cá nhân mình, mong nhận được sự chia sẻ ý kiến của các bạn để đề tài ngày một hoàn thiện hơn![/justify]
Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, ta có thêm ngày nữa để yêu thương!
RANDOM_AVATAR
Metryoshka
 
Bài viết: 36
Ngày tham gia: Thứ 4 30/03/11 15:16
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tổ chức quản lý xã hội truyền thống của cộng đồng người

Gửi bàigửi bởi vuvannghink3 » Thứ 6 01/04/11 21:20

Bạn ơi bạn ghi trên sơ đồ bạn ghi thời gian nghiên cứu là trước 1975 như vậy đâu có xác định cụ thể được, ví dụ bạn chon thời gian từ 1945-1975 chứ mốc thòi gian trước 1975 thì từ khởi khi nào?? bạn nên vẽ 1 sơ đồ nhìn trực quan hơn nha, với lai nên ghi tên đề tài lại nữa, chứ mới nhìn cứ thấy "Re" mới nhìn đâu có biết tên đề tài mới sửa là gì. Chúc bạn vui
RANDOM_AVATAR
vuvannghink3
 
Bài viết: 67
Ngày tham gia: Thứ 7 19/03/11 19:37
Đến từ: Bình Phước
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tổ chức quản lý xã hội truyền thống của cộng đồng người

Gửi bàigửi bởi thuytienk3 » Thứ 6 01/04/11 22:40

uh, bạn nên sữa lại sơ đồ và tên đề tài đi ha, để zậy khó nhìn quá ah, làm bạn NTNLONGXUYEN ko thấy chỗ bạn đã sữa nên góp ý thêm. Như sơ đồ CĐ 0 của bạn chưa ổn đâu, vì nó gần như CĐ 1 rùi. Mình thấy như bạn NTNLONGXUYEN là rất hay đó. Chúc bạn sớm hoàn thành đề tài của mình!
RANDOM_AVATAR
thuytienk3
 
Bài viết: 125
Ngày tham gia: Thứ 7 19/03/11 19:16
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Quản lý cộng đồng của người Hoa ở Việt Nam

Gửi bàigửi bởi Metryoshka » Thứ 3 05/04/11 16:28

Sau khi nhận được những lời góp ý của các bạn, mình xin chỉnh sửa lại đề tài cũng như là bài tập 2 như sau:
Bài tập 2: Phân tích và lập cấu trúc cho đề tài: Quản lý cộng đồng của người Hoa ở Việt Nam
* Phân tích tên đề tài:
- Danh từ trung tâm: Quản lý cộng đồng
- ĐT 1: Người Hoa
- ĐT 2: Ở Việt Nam
- Thời gian: Toàn thời

Hình ảnh

CĐ 0: Tổ chức đời sống xã hội
CĐ 1: Quản lý cộng đồng; Quản lý hành chính nhà nước
CĐ 2: Người Chăm; Người Hoa; Người Khmer
CĐ 3: Ở Trung Quốc; Ở Việt Nam; Ở các nước Đông Nam á khác (indo, malay...)
CĐ 4: Toàn thời
Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, ta có thêm ngày nữa để yêu thương!
RANDOM_AVATAR
Metryoshka
 
Bài viết: 36
Ngày tham gia: Thứ 4 30/03/11 15:16
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Quản lý cộng đồng của người Hoa ở Việt Nam

Gửi bàigửi bởi Metryoshka » Thứ 3 05/04/11 17:29

Bài tập 3: Định vị đối tượng và lập đề cương chi tiết cho đề tài

*Định vị đối tượng:
+K (Không gian): Ở Việt Nam
+C (Chủ thể): Quản lý cộng đồng của người Hoa trước kia mang tính khép kín, tự trị (nhưng theo khuôn khổ pháp luật nhà nước), với thời gian cộng đồng này ngày càng mở rộng giao lưu với cư dân bản địa, góp phần vào sự phát triển đất nước sở tại.
+T (Thời gian): Toàn thời

* Đề cương
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Lịch sử vấn đề
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
7. Bố cục của tiểu luận
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Khái niệm quản lý
1.1.2. Khái niệm quản lý cộng đồng
1.2. Các loại hình quản lý
1.2.1. Quản lý cộng đồng truyền thống
1.2.2. Quản lý cộng đồng hiện đại
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở VIỆT NAM
2.1. Lịch sử di dân
2.2. Đời sống kinh tế của người Hoa
2.3. Đời sống tinh thần của người Hoa
CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỘNG ĐỒNG VÀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG
3.1. Tổ chức quản lý cộng đồng
3.2. Cơ chế hoạt động
KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo
Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, ta có thêm ngày nữa để yêu thương!
RANDOM_AVATAR
Metryoshka
 
Bài viết: 36
Ngày tham gia: Thứ 4 30/03/11 15:16
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Quản lý cộng đồng của người Hoa ở Việt Nam

Gửi bàigửi bởi Metryoshka » Thứ 3 05/04/11 20:33

Bài tập 4:
* Sưu tầm tư liệu đa ngành, đa công cụ, đa ngôn ngữ, đa chủng loại, đa phương tiện một cách hệ thống phục vụ cho đề tài NCKH đã chọn (đưa lên DĐ danh sách + đường dẫn)

Sách
1. Châu Thị Hải – Người Hoa Việt Nam và Đông Nam Á: Hình ảnh hôm qua và vị thế hôm nay – NXB. Khoa Học Xã Hội (2006).
2. Dự Chí Thành – Tiếp Cận Con Người Và Văn Hóa Trung Hoa – NXB. Lao Động Xã Hội (2006).
3. Grant Evans (chủ biên), Cao Xuân Phổ (dịch) – Asia’s Cultural Mosaic (Bức khảm văn hóa Châu Á) – NXB. Văn Hóa Dân Tộc (2001).
4. Khắc Thành, Sanh Phúc – Lịch Sử Các Nước Asean – NXB. Trẻ (2003).
5. Nghiêm Thái (chủ biên) – Tộc người ở các nước Châu Á – NXB. Hà Nội (1994).
6. Ngô Văn Lệ – Văn hóa tộc người truyền thống và biến đổi – NXB. Đại học quốc gia TP. HCM.
7. Phan An – Người Hoa ở Nam Bộ – NXB. Khoa Học Xã Hội (2005).
8. Phan An (chủ biên) – Góp phần tìm hiểu văn hóa người Hoa ở Nam Bộ - NXB. Văn Hóa Thông Tin (2006).
9. Quách Thu Nguyệt (chủ biên) – Hỏi đáp về Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh (tập 1) – NXB. Trẻ (2009)
10. Sơn Nam – Đình miếu và lễ hội dân gian miền Nam – NXB. Trẻ (2004).
11. Trần Hồng Liên (chủ biên) – Văn Hóa Người Hoa Ở Thành Phố Hồ Chí Minh – NXB. Khoa Học Xã Hội (2007).
12. Trần Khánh – Vai Trò Người Hoa Trong Nền Kinh Tế Các Nước Đông Nam Á – NXB. Đà Nẵng (1992).
13. Trần Ngọc Thêm – Giáo Trình Bài Giảng: Văn Hóa Trung Hoa Và Ảnh Hưởng Của Nó (2006).
14. Trần Vĩnh Bảo – Một Vòng Quanh Các Nước: Trung Quốc – NXB. Văn Hóa Thông Tin (2008).
15. Trần Vĩnh Bảo – Một Vòng Quanh Các Nước: Thái Lan – NXB. Văn Hóa Thông Tin (2010).
16. Trần Vĩnh Bảo – Một Vòng Quanh Các Nước: Singapore – NXB. Văn Hóa Thông Tin (2010).
17. Trịnh Huy Hóa – Đối Thoại Với Các Nền Văn Hóa: Trung Quốc – NXB. Trẻ (2005).
18. Trung tâm nghiên cứu Việt Nam-Đông Nam Á – Đông Nam Á những vấn đề văn hóa-xã hội – NXB. Đại Học Quốc Gia TP. HCM (2000).
19. Vũ Dương Ninh (chủ biên) – Lịch sử văn minh thế giới – NXB. Giáo Dục (2003).
Luận văn tiến sĩ, thạc sĩ
1. Hoàng Thu Trang 2009 – Cộng đồng người Hoa ở Philippines – Luận án thạc sĩ, TP.HCM.
2. Ngô Tuấn Phương – Đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Hoa ở Tp. Hồ Chí Minh – Luận án thạc sĩ, TP. HCM.
3. Nguyễn Thị Lệ Mỹ 2008 – Cộng đồng người Hoa ở vương quốc Thái Lan – Luận án thạc sĩ, TP. HCM.
4. Nguyễn Đệ – Tổ chức xã hội của người Hoa ở Nam Bộ – Luận án tiến sĩ, TP. HCM.
5. Phan Thị Hồng Xuân 2007 – Cộng đồng người nhập cư và mối quan hệ tộc người ở liên bang Malaysia – Luận án tiến sĩ, Tp. HCM.
Chuyên đề
1. Châu Thị Hải – Người Hoa trong lịch sử Việt Nam – Viện Khoa học xã hội Việt Nam, VNH3.TB2.697.
2. Mai Thanh Sơn, Võ Mai Phương – Mối quan hệ giữa đất đai và văn hóa: Tham chiếu từ người Khmer và người Hoa ở tỉnh Sóc Trăng – Viện nghiên cứu xã hội-kinh tế và môi trường (ISEE).
Trang web
* Bài viết
1. http://www.sugia.vn/index.php?mod=news& ... iew=detail
2. http://vnics.org.vn/Default.aspx?ctl=Article&aID=178
3. http://dayvahocdialy.violet.vn/entry/sh ... id/2537379
4. http://en.wikipedia.org/wiki/Overseas_Chinese
5. http://en.wikipedia.org/wiki/Thai_Chinese
6. http://www.khoahoc.net/baivo/nguyenduch ... hhuong.htm
7. http://thvl.vn/?p=10942
* Ảnh
1. Chùa Tàu ở Sài Gòn
http://vietphd.org/forum/showthread.php?t=660
2. Hội quán Quảng Đông – Hội An
http://www.lukhach24h.com/listing/khongdau.php?id=3937
3. Gia đình người Hoa ở Nam Kỳ
http://vietphd.org/forum/showthread.php?t=660
4. Phố Tàu ở Sài Gòn
http://vietphd.org/forum/showthread.php?t=660

* Sử dụng Document Map để sắp xếp tư liệu. (Nhấn vào đường dẫn bên dưới)
http://i1117.photobucket.com/albums/k58 ... /Hinh6.png
Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, ta có thêm ngày nữa để yêu thương!
RANDOM_AVATAR
Metryoshka
 
Bài viết: 36
Ngày tham gia: Thứ 4 30/03/11 15:16
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tổ chức quản lý xã hội truyền thống của cộng đồng người

Gửi bàigửi bởi vuthianh » Thứ 3 05/04/11 20:42

Chào bạn, mình thấy sơ đồ cấu trúc cuối của bạn đã tốt hơn. tuy nhiên, thấy CĐ 4, về thời gian bạn để chữ "toàn thời" có vẻ không hợp lý lắm. Với đề tài tổ chức xã hội truyền thống của người Hoa ở Việt Nam bạn nên có mốc thời gian nhất định. Vì người Hoa vốn không có cội nguồn ở Việt Nam mà chỉ di cư từ Trung Hoa sang Việt Nam. Do đó, bạn nên tập trung vào 1 mộc thời gian nhất định. Mình thấy ở sơ đồ giữa bạn để mốc trước năm 75 và sau năm 75 (hay trước và sau giải phóng) mình thấy rất hợp lý vì nó có thể giúp bạn phân tích nội dung một cách cụ thể và có tập trung, tránh sự lan man. Nhiều ý kiến đóng góp hay nhưng bạn nên giữ lập trường vì biết đâu ý của mình cũng là ý rất hay, tránh rơi vào cảnh "đẽo cày giữa đường' bạn à.
RANDOM_AVATAR
vuthianh
 
Bài viết: 19
Ngày tham gia: Chủ nhật 03/04/11 15:36
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tổ chức quản lý xã hội truyền thống của cộng đồng người

Gửi bàigửi bởi NTNLONGXUYEN » Thứ 3 05/04/11 21:37

Chào bạn Metryoskha!

bài làm của bạn mình thấy rất đẹp, rất hay, nhiều tư liệu.

mình thấy sơ đồ bạn còn thiếu dấu mũi tên chỉ vào Cđ 2: người Chăm, bạn xem lại nhé!

Chúc bạn thành công!
Cuộc đời ta là một câu chuyện-
Câu chuyện thà ngắn mà hay còn hơn dài mà dở.
Hình đại diện của thành viên
NTNLONGXUYEN
 
Bài viết: 44
Ngày tham gia: Thứ 5 17/03/11 22:26
Đến từ: TP. Long Xuyên
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến16 khách

cron