Lớp học thụ động và sôi nổi: khác biệt văn hóa Đông- Tây

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về quan hệ văn hóa Đông - Tây

Lớp học thụ động và sôi nổi: khác biệt văn hóa Đông- Tây

Gửi bàigửi bởi Thuy Trang » Thứ 5 13/11/08 16:11

[justify]Chuyện lớp học thụ động từ lâu đã là chủ đề của diễn đàn giới sinh viên, lời ca thán của nhiều giáo viên và đề tài của nhiều nhà nghiên cứu xã hội học và giáo dục Việt Nam. Thầy cô đưa ra câu hỏi, chờ đợi một buổi thảo luận sôi nổi, nhưng kết quả… vẫn là chờ đợi; may mắn thì có một vài câu trả lời, nhưng tính tới tính lui cũng toàn những khuôn mặt quen thuộc chuyên phát biểu trong lớp. Hình như ở một góc nào đó có tiếng trả lời nho nhỏ như nói chuyện với… gió. Gần đây, chính bản thân tôi chứng kiến trường hợp tương tự. Trong một buổi học, thầy đưa ra một câu hỏi hóc búa và tuyên bố sẵn sàng tặng điểm 10 thi cuối khoa cho ai trả lời đúng. Đứa bạn ngồi bên cạnh tôi- vốn thuộc loại khá thông minh- có câu trả lời trong vòng chưa đầy nửa phút sau khi giáo viên ra câu hỏi, nhưng vẫn rụt rè thụt thò giơ tay mãi cho tới khi tôi thúc vào tay nó và cánh tay đó trở thành cánh tay duy nhất giơ lên trong một lớp học im lặng như tờ.
Dạo một vòng quanh các lời bình luận có thể thấy nổi trội các lí do như là:
- Xem chuyện phát biểu là chuyện của chung, không có tôi thì có người khác.
- Không muốn là người đầu tiên.
- Vì sợ phát biểu sai bị bạn bè cười nhạo.
- Trong lớp không ai giơ tay phát biểu mà mình phát biểu thì sợ bị coi là "chảnh".
- Không tự tin vào bản thân, ngại ngùng khi phải đứng lên và trả lời trước đám đông, nhất là các bạn nữ...
- Do lười học, không chịu chuẩn bị bài trước ở nhà mà chỉ đợi lên lớp chờ giáo viên giảng rồi chép vào nên không đủ kiến thức để trả lời những câu hỏi của thầy cô.
- Có khi câu hỏi quá khó vượt ngoài kiến thức hiểu biết.
- Không cảm thấy hứng thú với môn học, tiết học thiếu tranh ảnh minh họa, giáo viên giảng bài chưa cuốn hút... nên chọn cách ngồi chép bài là hơn.
- Tán chuyện hoặc không tập trung nghe giảng nên không hiểu rõ câu hỏi.
- Sợ phát biểu đúng có thể thầy cô sẽ đặt tiếp những câu hỏi khác mà mình không biết trước được.
Như vậy, có thể thấy hai nhóm lí do chủ quan và khách quan. Trong bài viết này, chúng ta tạm thời bỏ qua yếu tố khách quan tác động mà chỉ xét đến yếu tố tâm lí nơi người học- một lối tư duy và ứng xử của phương Đông mang tính “tĩnh”. Từ những điều kiện tự nhiên của xứ ẩm, nóng, với thiên nhiên cực kì ưu đãi về động thực vật, nhưng lại khắc nghiệt với mưa bão thiên tai, con người phương Đông vốn coi trọng tính cộng đồng, trọng các mối quan hệ. Người học sinh, sinh viên khi đi học trở thành thành viên trong khối chung-tập thể những người cùng mục đích là lớp học. Họ có xu hướng hòa tan mình vào tập thể đó, hòa mình vào mối quan hệ “đồng môn”. Việc coi trọng các mối quan hệ đưa đến tính tập thể, tinh thần đoàn kết, hòa đồng khá cao trong lớp học. “Lớp chúng mình, rất rất vui anh em ta chan hòa tình thân… quý mến nhau..” là vậy. Tuy nhiên, cũng chính tinh thần này tạo nên cái gọi là “lớp học thụ động”. Khi tham dự lớp học, người học không muốn mình quá nổi trội trước đám đông những người xung quanh. Họ sợ bị bạn bè chỉ trích, nói đằng sau lưng và gán nhãn “chảnh” nếu xung phong là người đầu tiên (ngoại trừ trường hợp vì điểm) và thế là chọn giải pháp hòa cả làng: ngồi nói nhỏ bên dưới cho chính mình, hay quay sang nói với người bên cạnh. Trường hợp trả lời đúng thì họ ít nhất cũng có quyền tự hào về sự thông minh của mình với những người bạn trong “xóm nhà lá” của mình, còn nếu không thì cũng chẳng sao cả, vì đó chỉ là câu trả lời dự đoán. Hơn nữa, họ còn ỷ lại, dựa dẫm vào số đông những người còn lại trong tập thể. Tư tưởng chờ đợi người khác lên tiếng trước tồn tại khá vững vàng. Những người có sức học vừa tầm chờ đợi người có năng lực hơn vì cả nể, còn những người có năng lực ngang nhau thì chờ đợi vì cầu an. Mặt khác, chính toàn bộ tập thể lớp học lại ỷ lại, dựa dẫm vào người thầy: chờ thầy giảng rồi chép vào. Như vậy, chuyện lớp học thụ động là một biểu hiện của tính “tĩnh” trong văn hoá Việt Nam - một bộ phận của văn hoá phương Đông.
Trong khi đó, nếu xem xét và so sánh với cách học của học sinh, sinh viên phương Tây, chúng ta sẽ thấy mặt đối lập trong văn hoá Đông - Tây. Vốn là cư dân của những vùng đất lạnh, khô, thích hợp với cuộc sống du mục, con người phương Tây đã sớm hình thành nên loại hình văn hóa trọng “động” mà yếu tố cá nhân được đưa lên hàng đầu. Lớp học được xem là một mô hình xã hội thu nhỏ trong đó người học không ngần ngại thể hiện chính mình. Có một giảng viên kể lại rằng khi cô qua Mỹ để giảng một số chuyên đề về lịch sử Việt Nam, ít thấy sinh viên đến lớp mà đa số ngồi tự học miệt mài tại nhà, thư viện và đến lớp chủ yếu để thảo luận. Trong giờ học, họ thẳng thắn hỏi những vấn đề chưa rõ ràng, thậm chí có những câu hỏi mà giảng viên này không thể ngờ tới, mặc dù cô đã chuẩn bị rất kĩ. Trong lối học này, người học không chấp nhận kiểu “dọn cơm sẵn” hay ậm ừ cho qua để cầu hoà. Ý thức cá nhân tạo ra lối suy nghĩ và cách ứng xử lớp học lấy học viên là trung tâm, là người quan trọng. Mỗi người học đều muốn thể hiện chính mình, để cho mình nổi trội trong số những người còn lại. Điều đó tạo nên sự cạnh tranh có thể thấy rõ, nhưng chính nhờ vậy, không khí lớp học trở nên sôi nổi, hứng khởi.
Dưới cái nhìn văn hoá học, tôi đưa ra một vài phân tích và so sánh để lí giải khác biệt giữa không khí lớp học thụ động và sôi nổi, biểu hiện cụ thể của hai loại hình văn hoá “tĩnh” và “động” giữa Đông và Tây. Bạn có suy nghĩ gì không? Đừng ngần ngại bày tỏ ý kiến của mình nhé.
Tài liệu tham khảo
Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo Dục, 1999
http://vietbao.vn/The-gioi-tre/Nan-thu- ... 85906/275/
http://www.khkt.net/chu-de/13563/Sinh-v ... g-hoc-tap/[/justify][/justify][/justify]
RANDOM_AVATAR
Thuy Trang
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 2 10/11/08 8:26
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Tôi muốn nói ...

Gửi bàigửi bởi nguyenphuong2011 » Thứ 5 13/11/08 19:35

Tôi thật sự đồng cảm với bài viết của bạn ! Đó hầu như là tình trạng chung của sinh viên Việt Nam chúng ta. Trong giờ học, hầu như chẳng ai phát biểu, chỉ có thầy nói, và trò chăm chỉ ghi chép. Tôi cũng vậy . Đôi khi, tôi rất muốn nói lên suy nghĩ của mình, nhưng rồi...sợ lắm, nếu nói ra thầy có chấp nhận không ? Nếu...chúng ta mạnh dạn hơn chút nữa, và nếu..thầy cô lắng nghe học trò mình hơn tí nữa, thì có lẽ tôi không phải trốn những tiết học chỉ có thầy giảng và trò chăm chỉ chép bài ..! :D
RANDOM_AVATAR
nguyenphuong2011
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: Thứ 4 12/11/08 19:16
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: lớp học thụ động và sôi nổi: khác biệt văn hóa Đông- Tây

Gửi bàigửi bởi hiendom » Thứ 6 14/11/08 13:15

Truyền thống thụ động của học sinh sinh viên nước ta do một nguyên nhân quan trọng là phương pháp giảng dạy. Nếu bạn tham dự những khóa học được dậy bằng các loại hình truyền thông giáo dục chủ động: trò chơi, bài hát, thảo luận nhóm, động não, phân tích tình huống, trò chơi,các phương pháp trực quan..... thì một người nhút nhát nhất cũng đợc khuyến khích tham gia thật sôi nổi. Điều này đòi hỏi các nhà giáo,các nhà trường cần đầu tư huấn luyện đào tạo đội ngũ giảng viên mới. Sinh viên tây phương mà qua học với các giảng viên của nước ta cũng sẽ ngồi im thôi,vì cách dậy quá chán, quá thụ động !
RANDOM_AVATAR
hiendom
 
Bài viết: 3
Ngày tham gia: Thứ 6 14/11/08 11:58
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: lớp học thụ động và sôi nổi: khác biệt văn hóa Đông- Tây

Gửi bàigửi bởi sinan » Thứ 7 15/11/08 20:52

Tôi tán thành ý kiến của bạn hiendom.
Vì bạn nói cả phương Đông nên tôi muốn hỏi bạn đã kham thảo về cách giảng dạy của Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản ngày nay chưa?
Và cách giảng dạy ở VN nước ta trước đây nữa?
Và tìm hiểu luôn cả cách dạy từ thời Khổng Tử, Phật Thích Ca. Cách giáo dục phương Tây thời trung cổ.
Có như thế mới tránh quơ đũa cả nắm, nói oan cho Phương Đông
Sin Ân
Hình đại diện của thành viên
sinan
 
Bài viết: 193
Ngày tham gia: Thứ 2 21/05/07 20:40
Đến từ: TPHCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: lớp học thụ động và sôi nổi: khác biệt văn hóa Đông- Tây

Gửi bàigửi bởi dangkhoa » Thứ 7 15/11/08 23:14

có thể hơi lạc đề một tí, nhưng búc xúc quá nên kể cho các bạn nghe đỡ xì - trét... Ở bên trường mình học môn tư tưởng HCM cô giáo bắt làm bài thu hoạch ở nhà, nhưng khi đem bài nộp thì cô không nhận với lý do cô không đọc bài đánh máy , chỉ chấm bài viết bằng tay thôi - ý cô là đánh máy in ra thì các bạn sẽ cắt chép trên mạng, còn viết tay thì không ?????

thật chẳng thể nào hiểu nổi nữa :evil:
RANDOM_AVATAR
dangkhoa
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: Chủ nhật 16/03/08 0:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: lớp học thụ động và sôi nổi: khác biệt văn hóa Đông- Tây

Gửi bàigửi bởi hiendom » Chủ nhật 16/11/08 17:19

Chúa Giêsu, PHật Thích ca, Khổng tử .....đều là những nhà giáo phương đông. Nhưng cách giảng dạy của các Ngài đều mag tính chủ động, với những dụ ngôn, với những câu chuyện thực tế, với hình ảnh sống động đời thường nhưng lại giúp người nghe động não tư duy tích cực đến nỗi thay đổi được lối sống, vươn lên Chân - Thiện - Mỹ. Các bài giảng của các NGài không từ chương sáo rỗng, nhưng lôi cuốn người nghe, chất vấn lương tâm ... và có giá trị vươt gian, vượt không gian ...PHương đông đó ! CHủ động hay thụ động ?! NHư vậy có thể nói rằng : Thày thụ động, trò sẽ thụ động, và ngược lại. Muốn trò làm việc một, thầy phải làm viiêc mười. Vấn đề là cần có cái tâm. Nếu chỉ vì tiền, danh, lợi cá nhân... chứ không vì tiền đồ của dân tộc, thì các trường học, các thầy cô, các nhà giáo sẽ chỉ đạo tạo ra các thế hệ như mình thôi. Đừng đổ lỗi cho học trò quá thụ động, mà các thầy cô cần nhìn lại chính mình. Đừng hô hào cải cách giáo dục trên khẩu hiệu, nhưng cần cải cách trước hết cái tâm, cái tầm nhìn của chính mình. Chúng ta tự hỏi, tại sao nhiều thế hệ học sinh sinh viên VN hiện nay thụ động như thế ? Có phải truyền thống văn hóa xa xưa, hay do sự xuống cấp gần đây. Cần can đảm nhìn vào sự thật thi mới đổi mới và cải cách được.
RANDOM_AVATAR
hiendom
 
Bài viết: 3
Ngày tham gia: Thứ 6 14/11/08 11:58
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: lớp học thụ động và sôi nổi: khác biệt văn hóa Đông- Tây

Gửi bàigửi bởi Thuy Trang » Thứ 4 19/11/08 15:38

[justify]Không phủ nhận thầy cô có vai trò to lớn trong việc có một phương pháp giảng dạy để kích thích khả năng sáng tạo và chủ động tham dự lớp học của học sinh, sinh viên, và như hiendom nói, đó là nguyên nhân quan trọng vì thầy cô là người hướng dẫn.
Nhưng chúng ta đừng quên rằng một lớp học thành công là kết quả của sự tổng hòa nhiều yếu tố tích cực đến từ giảng viên, học viên, điều kiện học tập, chương trình học.... trong đó người học có vai trò quan trọng không kém thầy cô.
Kể chuyện lớp tôi cho bà con nghe để làm ví dụ. Vì là lớp học ngoại ngữ nên thuộc loại khá lí tưởng với 23 mạng. Phòng học lúc nào cũng nho nhỏ (chỉ cần giáo viên bước vào lớp quét rađa một vòng là phát hiện ra nhân nào cúp cua) cũng nhờ vậy mà không khí lớp học có vẻ ấm cúng, thoải mái hơn cho giảng viên và sinh viên trao đổi.
Thầy cô giảng bài bằng những thiết bị và phương pháp khá hiện đại. Laptop, projector, màn chiếu, máy nghe... lúc nào cũng có đủ, cộng thêm kích thích sinh viên tự học bằng cách thuyết trình, thảo luận nhóm... Thế nhưng trong những giờ thảo luận ấy, ít thấy có sự hứng thú trong đa số mọi người. Có gì thắc mắc thì thích quay sang hỏi người bên cạnh hơn là hỏi giáo viên. Thậm chí ở một lớp khác cũng thuộc quy mô như lớp tôi, khi giáo viên cho thảo luận thì "bê nguyên cuốn sách tôi viết đọc lại cho tôi nghe" (nguyên văn của thầy). Vậy bà con cô bác lí giải giùm đi, lỗi tại ai? Tại thầy cô suốt ngày đọc cho chép, hay thầy cô chưa áp dụng tốt phương pháp giảng dạy mới hay tại sinh viên?
Tôi cũng là sinh viên, nhưng tôi nghĩ không nên đổ dồn hết trách nhiệm cho thầy cô. Nếu chúng ta không quá dễ dãi đến độ thầy cô nói gì ghi đấy, hay ngại ngùng không dám giơ tay phát biểu "thầy/ cô cho em có ý kiến!" thì có lẽ mọi việc cũng khá hơn. Tôi không đồng ý với hiendom ở “Thày thụ động, trò sẽ thụ động, và ngược lại.” Như thế là trăm sự nhờ thầy. Các em học sinh thì còn có thể chấp nhận được, nhưng sinh viên cần có ý thức tự giác học tập rất nhiều. Tôi tự hỏi: sinh viên thụ động, thì cũng có chuyện giáo viên thụ động (vì phương pháp không đổi mới để thu hút sinh viên), vậy liệu có chuyện sinh viên làm một cuộc cách mạng với thầy cô, nghĩa là giơ tay đặt câu hỏi để kích thích thầy cô làm việc tốt hơn không? Hay chúng ta vẫn còn đang trong lối ứng xử tĩnh của phương Đông: chờ đợi thầy cô đi trước theo kiểu cả nể và dựa dẫm? Nhân đây nhắc đến câu hỏi của sian; vì tuần này thời gian không cho phép nên Thuy Trang tôi sẽ trả lời các câu hỏi của sian vào tuần sau, nhưng tôi cho rằng không oan cho phương Đông đâu. Việc tôi lí giải sự khác biệt trong không khí học của hai nền văn hoá không phải là chỉ ra toàn bộ nguyên nhân vì sao lớp học thụ động, hay tư tưởng bài nội sính ngoại, nhưng là chỉ ra một nhân tố quan trọng trong tính cách phương Đông mà Việt Nam ta là thành viên mang đậm nét để mọi người lưu ý trong khi đưa ra giải pháp trong giáo dục.
Mời các nhà tư vấn vào cuộc giải đáp giùm mấy thắc mắc của nương này. Xin đa tạ và chờ đợi.[/justify]
RANDOM_AVATAR
Thuy Trang
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 2 10/11/08 8:26
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: lớp học thụ động và sôi nổi: khác biệt văn hóa Đông- Tây

Gửi bàigửi bởi hoangthanh » Thứ 6 21/11/08 22:36

tui thấy tình trạng lớp học thụ động, thầy phát "đài" đều đều, trò ghi chép đều đều là thực trạng chung rồi, muốn giải quyết có lẽ cũng phải mất 1 thời gian lâu lắm.

tuy nhiên cũng k phải đánh đồng tất cả đều như thế, nếu các bạn có theo dõi báo Tuổi trẻ thời gian gần đây sẽ thấy hình ảnh thầy Nguyễn Tuấn Anh - thầy giáo dạy môn giáo dục công dân - một trong mấy môn mà hồi xưa tui ghét cực, chả hiểu học làm quái gì, - thế nhưng thầy còn trẻ mà đã dành hết nhiệt tình, tâm huyết để dạy không chỉ những bài học khô khan mà là ý nghĩa của cuộc sống, dạy đạo làm người, rèn luyện tinh thần nhân văn tốt đẹp cho học sinh... những người thầy như thế thật đáng trân trọng biết bao
RANDOM_AVATAR
hoangthanh
 
Bài viết: 4
Ngày tham gia: Thứ 6 21/11/08 22:18
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: lớp học thụ động và sôi nổi: khác biệt văn hóa Đông- Tây

Gửi bàigửi bởi Thuy Trang » Thứ 5 04/12/08 11:18

TRẢ LỜI SINAN NÈ
Trước hết xin sinan lượng tình tha thứ vì lần trước Thuy Trang (do mắt mũi kèm nhèm) đã viết nhầm tên của sinan.
Sinan hỏi liệu có nói oan cho phương đông hay không? Chúng ta cần phải nhớ rằng phương đông mà chúng ta đang xét đến chủ yếu là khu vực Đông Nam Á với nền văn hoá nông nghiệp. Càng đi lên phương bắc, tính phương đông càng giảm dần do nhiều yếu tố khác tác động. Ngay cả Trung Quốc vốn được nhiều người xem là một quốc gia phương đông cỡ bự, cũng có văn hoá du mục ở phương bắc của nó. Như vậy, tính cách "tĩnh" của con người phương đông nói chung có thể suy giảm hay đậm nét. Ngoài ra, phương pháp giáo dục còn chịu chi phối bởi những nhân tố khác nữa (sự giàu có của nền kinh tế tạo điều kiện học tập, hay khả năng giao lưu mở cửa của quốc gia góp phần tạo nên tính năng động của con người chẳng hạn...). Do đó, cách giảng dạy, học tập của Trung Quốc, Hàn quốc, Ấn Độ... hay thậm chí Khổng Tử, Phật Thích Ca sẽ khác với nước ta hiện nay (còn khác như thế nào thì... bó tay vì không có tài liệu cụ thể nào chứng minh cả). Nhưng có một điều biết được là vẫn có tính thụ động. Theo Dân Trí- website của hội khuyến học Việt Nam, thì chỉ 19% học sinh Hàn Quốc có hứng thú lên lớp vì lớp học quá chán. Các bạn sinh viên Việt Nam đi du học ở Nhật Bản cũng cho biết tình trạng tương tự.
RANDOM_AVATAR
Thuy Trang
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 2 10/11/08 8:26
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: lớp học thụ động và sôi nổi: khác biệt văn hóa Đông- Tây

Gửi bàigửi bởi mychung12011990 » Thứ 4 08/04/09 9:59

mình đồng ý với các bạn, đây là một đề tài khá thú vị và đang là nỗi lo của nước ta, nước ta có một nền văn hoá mang đậm chất âm tính: trọng tình, rụt rè, thích sự yên ổn thế nên dù ngày nay nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập nhưng có lẽ do ảnh hưởng của chất âm tính trong mỗi người dân việt là khá sâu sắc cho nên việc giảng dạy trong nhà trường gặp nhiều khó khăn, đây là nỗi ưu tư của nhiều thầy cô. trong giờ giảng dạy học sinh hầu hết thụ động bởi nhiều nguyên nhân chủ quan cũng có mà khách quan cũng có. điều đó làm lớp học cũng mang tính âm tính đặc trưng của người việt. người phương tây mang đậm tính dương tính nên nổi bật ở họ là coi trọng tính cá nhân, thích không khí sôi nổi vì thế trong việc day học ở phương tây có nhiều ưu điểm hơn học sinh hăng say trong viêc xây dựng bài học. mong rằng với xu hướng hội nhập như hiện nay nhiều phương pháp học tập hay và hấp dẫn sẽ được áp dụng và các bạn trẻ sẽ ngày càng trở nên hăng hái xây đưng bài học để lớp học không mang không khí quá trầm lắng nữa.
RANDOM_AVATAR
mychung12011990
 
Bài viết: 77
Ngày tham gia: Chủ nhật 08/03/09 11:36
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang kế tiếp

Quay về Quan hệ văn hóa Đông - Tây

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách

cron