[justify]…“Tôi nhớ nhất ở thời thơ ấu của mình là vào những chiều tắt nắng, ngồi vắt vẻo trên lưng trâu trở về nhà sau một ngày làm việc mệt nhọc. Hình ảnh và ấn tượng đầu tiên là những làn khói bếp ấm áp toả lên từ mái nhà tranh hoà quyện với mùi thức ăn bà tôi nấu bữa chiều làm tôi chỉ muốn tụt khỏi lưng trâu thật nhanh, nhào xuống gian bếp để đón nhận từ tay bà củ sắn lùi hay quả bắp ngô nướng cháy xém rồi nhai ngấu nghiến… Những ngày cuối năm, cả nhà cùng quây quần bên bếp lửa hồng đang đun nồi bánh tét. Mẹ tôi đang cời than bếp để rim nồi mứt gừng, nướng bánh in… Có lẽ vì thế mà gian bếp đã trở thành một trong những hình ảnh sâu đậm trong ký ức mỗi khi tôi nhớ về tuổi thơ của mình, dẫu đã bao nhiêu năm rời xa quê nhà…”
Xin được giới thiệu với diễn đàn về chủ đề “ Bếp dưới góc nhìn văn hoá” để cùng tìm hiểu thêm và chia sẻ một chút kỷ niệm ngọt ngào này.
PHẦN 1: NHẬN ĐỊNH BẾP LÀ VĂN HOÁ
Theo từ điển Tiếng Việt, bếp (dt) là nơi có lò lửa để đun nấu (đặt nồi lên bếp); hoặc là gian nhà nhỏ để nấu nướng (chị ấy đang ở dưới bếp). Ngoài ra, bếp còn được hiểu là một đơn vị gia đình riêng biệt (một bếp; một hộ) [NXB Thanh Niên – 2002].
Trong Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới, nhà bếp được hiểu với những ý nghĩa: “tượng trưng cho sự sống chung, cho mái nhà, cho sự liên kết giữa người đàn ông và người đàn bà, cho tình yêu, cho tập hợp và sự giữ gìn lửa. Như là mặt trời, bếp làm cho mọi người gần nhau bởi sức nóng và ánh sáng của nó – đó cũng là nơi đun nấu thức ăn – vì vậy bếp là trung tâm của cuộc sống, cuộc sống được ban cho, duy trì và sinh sôi. Bởi vậy bếp được tôn kính trong tất cả các xã hội, nó trở thành một điện thờ… ” (Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới – tác giả J. Chevalier và A. Gheerbrant – NXB Đà Nẵng và trường viết văn Nguyễn Du, 1997)
Trước hết, để khẳng định bếp là văn hoá, chúng ta sẽ bàn về tính nhân sinh, tính lịch sử, tính giá trị và tính hệ thống của bếp.
+ Tính nhân sinh:
Bếp do con người tạo ra và nhằm mục đích phục vụ con người. Đây cũng là một phát minh quan trọng của con người trong lịch sử. Loài người chỉ thành người khi có lửa, bầy đàn thành gia đình chỉ khi có bếp lửa.
+ Tính lịch sử:
Bếp có lịch sử khá lâu đời, có lẽ từ sau khi con người biết dùng lửa để là chín thức ăn. Phương pháp nấu ăn xuất hiện sớm nhất là đặt thực phẩm lên trên ngọn lửa rồi thỉnh thoảng quay tròn nó. Việc nấu nướng thuận tiện hơn khi người ta đặt lửa vào trong một buồng kín làm bằng đá hay đất sét - bếp lò. Khi bếp nóng, người đầu bếp có thể dập bớt lửa, bỏ thức ăn vào, rồi bịt kín lại cho đến khi thực phẩm chín. Bếp lò đầu tiên được tìm thấy ở thành Jericho thuộc Palestine cổ đại, nơi mà con người sống ở đó trên 10.000 năm.
http://cafesangtao.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=1105&Itemid=25
Cho đến ngày nay thì có rất nhiều nhãn hiệu khác nhau của những nhà thiết kế sản xuất bếp. Từ chiếc bếp thô sơ đặt kê bằng mấy viên đá, viên gạch, ngày nay đã có những chiếc bếp điện, bếp gas, bếp từ…làm bằng các vật liệu cao cấp, đắt tiền. Chiếc bếp ngày càng được con người cải tiến và nâng cấp, ngày càng an toàn và tiện lợi, mang tính thẩm mỹ cao.
+ Tính giá trị:
Xét theo chủ thể: Con người ngày nay phần lớn dùng thức ăn nấu chín và nước uống đun sôi, vì vậy giá trị của bếp chắc không phải giải thích nhiều, phần này xin được bàn rõ thêm ở phần văn hoá tận dụng bếp.
Xét theo thời gian: Bếp có lịch sử lâu đời và gắn với lịch sử loài người, thời đại nào cũng thừa nhận công dụng của nó đối với cuộc sống.
Xét theo không gian: Cho dù là ở đâu, ở nơi nào, khi con người có nhu cầu ăn uống thì sẽ cần sử dụng bếp (trừ những lúc ăn bằng thức ăn chế biến sẵn).
+ Tính hệ thống:
Trải qua một quá trình phát triển lâu dài nên bếp có rất nhiều thay đổi. Tuỳ thuộc vào thói quen sinh hoạt và phong tục tập quán của mỗi dân tộc mà có nhiều quan niệm khác nhau về bếp. Từ chức năng cơ bản là làm chín thức ăn, bếp ngày càng có nhiều chức năng khác, bếp ngày nay có hẳn một hệ thống gồm nhiều loại.
Hình ảnh một số loại bếp:
- Bếp củi: Chủ yếu dùng củi để đun nấu.
- Bếp than: Dùng các loại than củi, than đá, than tổ ong…
- Bếp dầu: Dùng dầu hoả để đun nấu.
- Bếp gas: Dùng gas (khí lỏng).
- Bếp điện: Đốt nóng bằng dây may-so, bếp từ
[center]; ;
;
;
; [/center]
PHẦN 2: VĂN HOÁ BẾP
1. Văn hoá tận dụng:
Như đã đề cập ở phần trên, ngoài chức năng cơ bản là làm chín thức ăn, bếp còn có nhiều chức năng khác như dùng để sưởi ấm (ở những nơi khí hậu lạnh), dùng để sấy khô vật dụng bị ướt… Ngay cả với chức năng cơ bản nhất là làm chín thức ăn, ta cũng có thể thấy được VH tận dụng bếp qua các cách chế biến thức ăn khác nhau.
Nói đến nấu ăn, chúng ta không thể không nói đến các kỹ thuật làm chín thức ăn bằng nhiều phương pháp khác nhau.
Kỹ thuật làm chín là làm cho nguyên liệu chín, bổ, hợp vệ sinh. Có mùi vị thơm, ngon.Tạo điều kiện cho cơ thể tiêu hoá và hấp thụ 1 cách dễ dàng.
Phương pháp làm chín được chia làm những cách như sau:
* Phương pháp đun nóng ướt: Chia làm 2 loại:
- Làm chín bằng nước: Có 8 phương pháp: Luộc, nấu canh, ninh, hầm(nấu), trần-nhúng-dội, kho, rim, om.
- Làm chín bằng hơi nước: Có 4 phương pháp: Hấp, đồ, tần, tráng.
* Phương pháp đun nóng khô: Chia làm 2 loại:
- Làm chín bằng chất béo: Có 3 phương pháp: Rán, quay, xào.
- Làm chín không bằng chất béo: Có 5 phương pháp: Quay, nướng, rang, vùi, thui…
Tuỳ thuộc vào thói quen sinh hoạt và phong tục tập quán của mỗi dân tộc mà có nhiều quan niệm khác nhau về bếp. Sau đây tôi xin được trích một số bài viết về bếp lửa của một số dân tộc ít người trên đất nước ta:
- Bếp lửa nhà sàn: Không gian văn hoá độc đáo của người Tày - Hà Giang:
Từ bao đời nay, hình ảnh bếp lửa nhà sàn đã gắn bó với đời sống sinh hoạt và đi vào tâm linh của đồng bào Tày ở huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Bếp lửa như một vị thần ban hạnh phúc, niềm tin, sức mạnh cho họ vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, chiến thắng cái ác, hướng tới cái thiện.
Trên nhà sàn có 2 bếp lửa (phày tàu) đặt ở 2 gian khác nhau, tạo nên sự cân đối trong không gian ngôi nhà. Nơi được chọn đặt bếp là 2 gian bên (cạnh gian giữa). Bếp được bố trí như vậy để ánh sáng và hơi ấm tỏa đều khắp ngôi nhà. Bếp đóng bằng khung gỗ dày, tạo thành hình một chiếc khay chữ nhật, chiều dài khoảng 1,5m, chiều rộng khoảng 1,2m, có độ sâu từ 30 đến 40cm, được lót đáy để đổ đất. Bếp được gác lên sàn nhà sao cho mặt bếp cao bằng mặt sàn. Trên bếp đặt một chiếc kiềng sắt ba chân và luôn có một khúc củi to cỡ bắp đùi được gọi là phừn cạu (củi cái) để giữ lửa. Phần không gian trên bếp có gác bếp (ăn xá) gồm 2 hoặc 3 tầng. Tầng thấp nhất cách mặt bếp khoảng 1,5m. Gác bếp là nơi phơi sấy, cất giữ lương thực, thực phẩm và treo ống mai đựng mỡ, đựng muối, hạt tiêu rừng, thảo quả...
Cùng là bếp lửa, hoàn toàn giống nhau về cấu tạo, cách bố trí, nhưng công năng sử dụng của mỗi bếp lại khác nhau. Một bếp được chọn làm nơi nấu ăn hằng ngày. Ở gần đó có chạn bát (rạn pát) và nơi để xoong nồi. Bếp còn lại chủ yếu để đun nước uống. Sở dĩ đồng bào cùng dùng 2 bếp lửa là do hoàn cảnh sống thiếu thốn, thời tiết giá lạnh, áo quần không đủ ấm, không có phích đựng nước nóng... nên luôn phải giữ lửa để sưởi ấm, đun nước sôi pha trà. Mặt khác, do gia đình người Tày thường có nhiều thế hệ cùng sinh sống nên đồng bào rất cần có 2 bếp lửa để sinh hoạt hằng ngày cho tiện lợi.
Khi có khách cũng như lúc bình thường, mọi người ngồi quây quần bên bếp lửa trò chuyện, uống nước, đan lát, thêu thùa, may vá, ôn bài, đọc sách... Bếp lửa chính là nơi ông bà, cha mẹ kể lại những câu chuyện cổ tích, truyền lại những kinh nghiệm quý báu trong lao động sản xuất, răn dạy đạo lý làm người cho cháu con. Bếp lửa cũng chứng kiến sự bày tỏ lòng biết ơn, kính trọng và phụng dưỡng cha mẹ, ông bà của con cháu. Bên bếp lửa, các thành viên gia đình được sống trong sự thương yêu, chăm sóc lẫn nhau.
Sau một ngày lao động vất vả dưới cánh đồng, trên nương rẫy, khi được ngồi quây quần trò chuyện với những người thân yêu nhất, nhìn bếp lửa bập bùng cháy, nghe củi nổ tí tách và những tiếng cười giòn tan của bọn trẻ, mọi nhọc nhằn đều tan biến, chỉ còn lại niềm tin, khát vọng về một mùa vàng bội thu và ngày mai tươi sáng...
Vị trí ngồi bên bếp lửa cũng có quy định riêng, mọi người đều phải tuân thủ. Một cạnh bếp không vướng các cành củi là nơi rộng rãi, sạch sẽ nhất được dành cho người già và người có vai vế cao nhất. Người có tuổi hoặc vai vế thấp hơn thì ngồi ở các cạnh bếp còn lại. Riêng trẻ nhỏ dưới 7 tuổi không phải tuân thủ quy định này, vì theo quan niệm của người Tày thì người già và trẻ em là đối tượng được ưu tiên số một. Đây là nét ứng xử đẹp vừa thể hiện đạo lý kính trên nhường dưới, vừa thể hiện sự quan tâm, chăm sóc và dành những điều kiện tốt nhất cho người già, trẻ em.
Khi nhà có đông người thì cả 2 bếp lửa đều sử dụng làm nơi uống nước, tiếp khách (kể cả khi đang đun nấu). Lúc đó, bếp đun nước được dành cho nam giới, bếp nấu ăn dành cho phụ nữ để thuận tiện cho việc vừa trò chuyện vừa nấu ăn. Những đêm hát lượn, bếp lửa nhà sàn cũng luôn bùng cháy, tạo chất men say cho cuộc hát tưởng chừng không bao giờ dứt. (Hoàng Đức Thạch - Nguồn: Báo Dân tộc & Phát triển - Số 50/2009)
[center][/center]
- Bếp lửa của người vùng cao Bắc Hà:
Thuở nhỏ tôi đã được nghe câu chuyện về thần Prômêtê lấy trộm lửa của nhà trời đem cho loài người, giúp loài người phát triển và cũng từ đó ngọn lửa trở thành một trong những biểu tượng của sự sống con người. Từ thế hệ này qua thế hệ khác con người giữ và truyền lửa cho nhau…
Đối với đồng bào các dân tộc vùng cao ở Bắc Hà (Lào Cai) nơi mà mùa đông phải vùi mình trong sương muối và giá rét thì ngọn lửa trong căn bếp không chỉ là biểu tượng của sự sống mà còn thể hiện sự chống chọi mãnh liệt của con người với thiên nhiên khắc nghiệt. Chiều tối đứng trên cao nguyên Bắc Hà nhìn về phía thung lũng sông Chảy thấy trên khắp các triền núi những ánh lửa chiếu từ căn nhà của người vùng cao như những con đom đóm khổng lồ nối từ dãy núi này đến dãy núi kia càng làm cho núi rừng hùng vĩ bao nhiêu thì càng thấy sự sống của đồng bào nơi đây mãnh liệt bấy nhiêu.
Những làn khói bay lên từ mái nhà hòa vào sương núi khiến người ta dễ cảm thấy buồn nhưng riêng tôi lại thấy vui bởi dưới làn khói kia là hơi ấm của bếp lửa. Trong mỗi căn nhà truyền thống của người Tày, Nùng, hay Mông, Hà Nhì… kiến trúc có thể khác nhau nhưng đều có một điểm chung là bếp lửa được đặt ở giữa nhà hoặc lệch về một góc sao cho ánh nắng chiều không chiếu thẳng vào giữa bếp và quan trọng hơn quanh bếp phải có một khoảng rộng.
[center][/center]
Ảnh: Internet
Đối với đồng bào các dân tộc vùng cao nơi này, bếp lửa không chỉ là nơi dành cho phụ nữ nấu đồ ăn, thức uống mà còn là nơi để tiếp khách. Chính điều đó đã tạo nên một nét đẹp trong văn hóa của mảnh đất và con người nơi đây. Bếp lửa đối với họ còn là nơi thiêng liêng thờ vua bếp, thần lửa do vậy có rất nhiều điều kiêng kị liên quan đến bếp lửa, ngồi cạnh bếp lửa sưởi không được đặt chân lên hoặc xê dịch hòn đá kê làm kiềng vì theo quan niệm của một số dân tộc họn đá này là nơi trú ngụ của thần lửa.
Khi đun nấu đồng bào Tày, Thái, Nùng… đều chú ý đặt quai nồi lên bếp theo chiều dọc của nhà, không đặt theo chiều ngang vì đó là hướng nằm của người chết. Ở vùng đồng bào Mông, Dao.. ngồi gần bếp không được quay lưng, khi đưa củi vào bếp không đưa ngọn vào trước vì quan niệm sợ con gái gia chủ sinh ngược…
Nhưng trên hết những điều kiêng kị đó, người vùng cao coi bếp lửa là nơi để họ gặp gỡ, chuyện trò bởi giữa không gian của vùng núi cao quanh năm lạnh giá ấy có nơi nào ấm cúng hơn bếp lửa. Đối với họ những bếp ga, bếp điện hiện đại mà người dưới xuôi vẫn dùng dường như là một cái gì đó quá xa lạ. Căn nhà của người vùng cao nơi đây lúc nào cũng ấm cúng bởi bếp lửa lúc nào cũng có ánh than hồng. Bên bếp lửa những người già vẫn kể cho con cháu nghe về bản làng, về dòng họ.. như muốn truyền tiếp ngọn lửa của thế hệ cha ông cho thế hệ sau.
Vào dịp lễ tết ngồi quanh bếp lửa người ta cùng chúc nhau cho bản làng ấm no, mùa màng tươi tốt, ngọn lửa nhỏ trong bếp của nhảy nhót chia vui với chủ và khách. Bếp lửa không cháy bùng lửa nhưng than lúc nào cũng rực hồng, hơi ấm của bếp lửa hòa cùng hơi ấm của những chén rượu ngô thơm nức. Bếp lửa trở thành sợi dây vô hình gắn kết các thành viên trong gia đình lại với nhau.
Tôi đã có dịp ngồi bên những bếp lửa như thế trong căn nhà sàn rộng rãi mà theo cách nói của người vùng cao là có thể ngồi được 30 mâm cỗ. Căn nhà rộng và thoáng nhưng lúc nào cũng ấm áp mặc cho ngoài trời gió vẫn gào rít. Ông Triệu Văn Chuyên cho biết ông dựng căn nhà này cách đây mấy chục năm rồi và từ đó đến nay ông vẫn đặt bếp lửa ở giữa nhà theo đúng phong tục trước kia. Con cháu cụ muốn chuyến bếp đi chỗ khác mấy lần vì nhìn khói bếp nhuốm đen cả mái nhà nhưng cụ không chịu.
Cụ Chuyên nhấp chén nước chè rồi khơi những hòn than cho bếp cháy vừa đủ ấm, cụ bảo trước đây khi chăn không đủ ấm, quần áo không đủ mặc nếu không có bếp lửa thì làm sao qua được mùa đông ở vùng núi đá này, ăn cơm cũng ngồi quanh bếp, tiếp khách cũng ngồi quanh bếp… chỉ trừ lúc đi ngủ và đi nương rẫy còn lúc nào cũng ngồi bên bếp lửa bây giờ bỏ đi trống trải lắm.
Những cây củi khô bén lửa, cháy đượm khiến bụi tro bay lên mái tóc bạc, mắt ông cụ đỏ hoe bởi làn khói nhỏ, cụ nói tiếp bây giờ nhiều ngôi nhà ở đây người ta không còn làm bếp trong nhà chính nữa chỉ khổ người già thôi lạnh thế này ngồi trong nhà mà không có bếp chịu sao nổi.
Nói đến bếp lửa của người vùng cao không phải chỉ nói đến bếp lửa với thanh củi và hòn than rực lửa mà nói đến cả không gian bếp lửa trong những căn nhà truyền thống với những cuộc trò chuyện quây quần. Bếp lửa tuy nhỏ bé nhưng mang trong mình cả hơi thở cuộc sống sinh hoạt và nét đẹp văn hóa truyền thống của người vùng cao. Bởi vậy mà người ta nói bêp lửa cũng có lúc vui lúc buồn, khi vui ngọn lửa cũng nhảy nhót và khi buồn nó cũng chỉ nhưng ngọn đèn dầu mà thôi, bếp lửa buồn thì dẫu có cháy cũng chẳng xua đi được cái lạnh giá.
Mạnh Dũng (http://www.tinnhanhblog.com/article/dulich/6191/)
- Bếp-trái tim ngôi nhà Mường:
Bếp lửa là trung tâm của ngôi nhà Mường, thường được đặt ở gian giữa. Trên bếp có giàn lớn, nhiều ngăn tầng, là nơi treo bắp giống, cất chứa các dụng cụ sinh hoạt, săn bắn để được khói xông cho bền chắc.
Đến các nhà có người cao tuổi sẽ thấy nơi nằm nghỉ của các cụ đều được kê gần bếp lửa, được đặt trệt dưới sàn nhà. Khuôn bếp làm bằng loại gỗ đặc biệt cứng, có đường viền xung quanh, đáy bếp lót bằng bẹ chuối, phủ lên lớp bùn và cát. Bếp mới được phủ bằng tro đốt từ các loại cỏ thơm như cỏ mật rồi mới bắc kiềng lên để nấu nướng.
[center][/center]
(http://www.baodatviet.vn/Bep-trai-tim-ngoi-nha-Muong/2401132.epi)
- Bếp lửa trong văn hóa người Khơ-mú Nghĩa Sơn:
Người Khơ-mú ở xã Nghĩa Sơn (huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) quan niệm bếp lửa là một phần quan trọng trong đời sống của đồng bào. Bếp lửa được xem như trái tim của ngôi nhà nên đặt ở vị trí trung tâm và luôn luôn đỏ lửa, không chỉ để mang lại hơi ấm, ánh sáng cho ngôi nhà mà nó còn làm cho những người dân gắn kết với nhau hơn bằng những câu chuyện cổ, những áng sử thi được người già truyền lại cho lớp trẻ thâu đêm suốt sáng.
Nếu như các dân tộc thiểu số như: Thái, Tày, Mường, Mông... chỉ có một bếp lửa được đặt tại một gian trong nhà thì đồng bào Khơ-mú ở Nghĩa Sơn có tới 3 bếp lửa, được đặt tại các vị trí khác nhau với những quy định, những điều kiêng kỵ hết súc nghiêm ngặt, linh thiêng.
Trong ngôi nhà truyền thống của người Khơ-mú thường được chia thành hai khu vực: một khu vực dành riêng cho khách, một khu vực để thời cúng. Khi khách lên thăm nhà người Khơ-mú chỉ được vào hai gian nhà ngoài mà không được bước vào gian nhà thứ ba trở đi. Đồng bào quan niệm, những gian trong dành cho tổ tiên, nơi đặt bàn thờ tổ tiên và chỉ những người trong gia đình mới được bước vào đó.
Tại gian nhà dành cho khách được bố trí đặt một bếp lửa gọi là Tầm brạ khua mạ. Bếp lửa này dùng để nấu ăn phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt thường ngày. Tuy nhiên tại bếp lửa này, người Khơ-mú lại kiêng đồ xôi hay nấu cơm nấu thức ăn để phục vụ lễ, tết.
Tại gian nhà dành riêng để thờ cúng, người Khơ-mú có một bếp lửa nữa gọi là Tầm brạ gợi goong. Bếp lửa này nhỏ hơn bếp tại gian nhà dành cho khách và được đặt dưới chân cột giữa nhà. Đây chính là nơi thờ tổ tiên của người Khơ-mú. Bếp thờ tổ tiên được nối lên trên một gác bếp nhỏ bằng một chiếc cọc tre nhỏ gọi là lắc. Cọc lắc được buộc chính giữa bếp lửa- nơi đặt rượu cần Bút cờ đoongr mỗi khi cúng tổ tiên.
Ngày xưa, bếp thờ tổ tiên luôn phải đỏ lửa hoặc có một vài hòn than đang hồng. Người Khơ-mú quan niệm, đó là nơi ở của “ma nhà”, do vậy lúc nào cũng phải đốt lửa mới thể hiện sự quan tâm của con cháu tới tổ tiên, vì thế mà tổ tiên sẽ thường xuyên phù hộ cho gia đình. Ngày nay, do đồng bào phải đi lao động hằng ngày nên không thể thắp lửa liên tục được mà chỉ đỏ lửa mỗi khi có lễ cúng hoặc khi tang ma, cưới xin, làm nhà mới... (mỗi khi có nghi thức cúng rượu cần Bút cờ đoongr tại bàn thờ tổ tiên đó).
Tiếp theo, gian nhà trong cùng về phía góc trái, đồng bào đặt một bếp gọi là bếp Tầm brạ drung mạ. Bếp Drung mạ chỉ dành riêng cho việc xôi, đồ cơm hoặc rau (một số gia đình có thể xôi đồ các thức ăn khác ở đây như thịt) dùng trong ngày thường hoặc trong các dịp lễ tết hay đồ lễ vật dâng cúng tổ tiên. Tại bếp Drung mạ này luôn có một chiếc ninh đồng và 2 chõ xôi: một chõ xôi bằng gỗ để đồ cơm và một chõ xôi bằng ống bương lớn để hấp rau hay một số thực phẩm khác. Người Khơ-mú quan niệm “Bốn góc nhà, ba góc bếp” thì chức năng của từng góc bếp được quy định riêng biệt và có những kiêng kỵ khác nhau. Bếp Khua mạ là bếp nấu ăn thông thường không, kiêng kỵ như những bếp khác nhưng lại không được nấu cơm hay các loại thực phẩm khác tại đó.
Đến với người Khơ-mú ở Nghĩa Sơn, chúng ta sẽ cảm nhận được nhiều điều thú vị từ đời sống sinh hoạt, từ ngôi nhà truyền thống đến bếp lửa không bao giờ tắt như trái tim người dân nơi đây không bao giờ vơi cạn lòng hiếu khách.
(Th.s Nguyễn Mạnh Hùng)
http://www.ubdt.gov.vn/modules.php?name ... KJ7q4CPg&D
- Gian bếp người Việt vùng Nam bộ: Không chỉ là nơi giữ lửa
Trong các ngôi nhà Việt Nam, bếp là nơi nấu nướng và thường còn được sử dụng làm nơi ăn uống của cả gia đình. Thế nhưng cách đây không lâu, đối với người dân Nam bộ thì gian bếp còn là chỗ nghỉ trưa và tiếp khách. Vì thế, gian bếp được bố trí khá đặc biệt với nhiều vật dụng phong phú, thể hiện tính cách phóng khoáng và khả năng sáng tạo của người dân nơi đây.
Hàng trăm hiện vật trong không gian ấm cúng này hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ (202 Võ Thị Sáu, quận 3) giúp người xem hiểu thêm về nếp sinh hoạt của người Việt ở Nam bộ thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.
Không ngừng sáng tạo
[center][/center]
[center]Bếp trấu hai miệng: miệng nấu cơm, miệng đun nước[/center]
Tuy mang tên “Gian bếp người Việt vùng Nam bộ” nhưng cuộc trưng bày có đến hơn 170 vật dụng, bao gồm đồ dùng nhà bếp, dụng cụ may vá, làm bánh, đồ gốm sứ, đồ đồng… Đa số các vật dụng đều có kích thước nhỏ nhắn, không trang trí cầu kỳ nhưng thể hiện sức sáng tạo đáng khâm phục của người dân Nam bộ. Đó là cách tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có như vỏ dừa khô, tre nứa để tạo ra các vật dụng hữu ích trong gia đình như vỏ bình trà, ống đũa nhiều tầng và hàng chục kiểu nong nia thúng mẹt đủ kích cỡ khác nhau để đựng thóc, sàng gạo, treo lương khô…
Riêng các loại bếp thì đặc biệt phong phú. Tùy điều kiện của từng địa phương mà người dân sử dụng nhiều loại chất đốt khác nhau nên có nhiều loại bếp như bếp củi, bếp trấu, bếp than, bếp mạt cưa. Ngoài kiểu bếp xưa nhất có ba đầu rau gắn liền với sự tích Ông Táo bà Táo, người dân Nam bộ còn sáng chế ra nhiều kiểu bếp rất độc đáo như bếp miệng ếch, cà ràng (làm bằng đất nung, có chỗ gác củi khi nấu).
Những kiểu bếp tiện lợi, đa năng càng thể hiện rõ sự sáng tạo của người dân nơi đây. Độc đáo nhất có thể kể đến là bếp hai miệng, cùng lúc có thể nấu cơm, kho cá vừa nhanh, vừa tiết kiệm. Người Nam bộ rất chuộng kiểu bếp này vì nhờ nó mà mỗi khi đi làm đồng về, chỉ cần vào bếp một lúc là đã có ngay một bữa cơm nóng sốt. Vào mùa vụ, ra đồng từ sáng sớm, bà con dùng chiếc bếp hai miệng vừa nấu cơm vừa đun nước pha trà thật nhanh.
[center][/center]
[center]Một góc bếp đặc trưng ở vùng Nam bộ với cà ràng (bếp củi) và hai bếp mạt cưa[/center]Mỗi nhà thường có vài ba chiếc bếp với kích cỡ khác nhau, nhưng đều được đặt gọn gàng trên khuôn bếp cao. Khuôn bếp có thể được làm bằng đất sét, xi măng, nhưng loại đóng bằng cừ tràm được ưa chuộng nhất vì càng dùng lâu, gỗ càng lên nước, có màu đen bóng. Những khuôn bếp cao làm cho không gian bếp trở nên rộng rãi, sạch sẽ và ngăn nắp hơn - một trong những yếu tố để đánh giá sự vén khéo của người phụ nữ trong gia đình. Nếu như việc thờ phượng, cúng kiếng ở nhà trên (nhà trước) thể hiện vai trò của người đàn ông thì việc nấu những bữa cơm nóng sốt ở nhà dưới (nhà sau) đã có bàn tay của người phụ nữ.
Tiếp khách trong nhà bếp
[center][/center]
[center]Vỏ bình trà làm từ trái dừa khô rất quen thuộc với người dân Nam bộ[/center]
Một điều lạ là nhiều căn nhà của người Việt ở vùng Nam bộ ít khi mở cửa cái (cửa trước), dù là nhà tranh vách nứa đầu thế kỷ XX hay nhà đúc hiện tại. Chỉ những dịp giỗ chạp, tiệc tùng thì gia chủ mới mở cửa nhà trên. Ngày thường, bà con hàng xóm đến chơi nhà được tiếp ở ngay nhà bếp (còn gọi là nhà sau), chủ nhà vừa nhanh tay chuẩn bị các món ăn đãi khách, vừa chuyện trò với khách ngồi uống tách trà trên phản.
Giải thích về thói quen tiếp khách trong nhà bếp của người Nam bộ, nhiều người cho rằng điều này xuất phát từ lối sống giản dị của họ. Gian nhà sau luôn mở rộng cửa để mỗi khi gia chủ đi làm đồng về, chỉ việc múc gàu nước mát lạnh rửa chân rồi đi thẳng vào nhà chuẩn bị cơm nước buổi chiều.
[center][/center]
[center]Chiếc phản “đa năng”: khi là nơi uống trà, ăn cơm, lúc là nơi nghỉ trưa, tiếp khách…[/center]
Ngoài chức năng nấu nướng, tiếp khách, bếp còn là nơi nghỉ trưa thoải mái, mát mẻ. Chiếc phản mát rượi trong nhà bếp, bình thường là nơi dọn mâm cơm, để cơi trầu, cũng là nơi gia chủ ngả lưng lấy sức sau một buổi làm việc mệt nhọc. Khi nhà có giỗ chạp, đó lại là nơi sửa soạn tất cả các món ăn trước khi dọn lên cúng trên bàn thờ. Chiếc phản vì thế đã trở nên rất gắn bó với mỗi người dân quê và đã đi vào những câu đố vui lưu truyền trong dân gian:
[center]Ngả lưng cho thế gian nhờ
Vừa yên vừa ấm lại ngờ bất trung[/center]
Không gian nhà bếp của người Việt vùng Nam bộ luôn mở, mà thường mở ra phía sau nhà, nơi có những lu nước ngọt trong veo, đầy ắp và ao rau muống xanh rờn. Người dân luôn giữ phương hướng của bếp sao cho hợp Phong Thủy, phải chiếm các hướng cát trong bát san như Sinh khí (hưng vượng nhân khẩu, thăng quan tiến chức), Duyên niên (sống thọ, vợ chồng hòa thuận, con cái hiếu thảo), Thiên y (sức khỏe dồi dào) và Phục vị (học hành đỗ đạt). Ngoài ra, bếp phải tránh các vị trí kiêng kỵ như cửa xung chiếu (cửa đối diện miệng bếp lò), cạnh cửa sổ, ở vị trí trung tâm căn nhà...
[center][/center]
[center]Bộ dụng cụ ăn trầu đầu thế kỷ XX[/center]
Ngày nay, khi đời sống của người nông dân Nam bộ đã được cải thiện, những góc bếp ám khói, đầy tro than ngày xưa đã thuộc về dĩ vãng. Thế nhưng, mỗi khi nhắc đến những góc bếp thân thương ấy, nhiều người vẫn thầm tiếc nuối vì với những chiếc bếp hiện đại ngày nay, họ không thể mượn cớ canh lửa, cời than để tâm tình cùng người mình thầm thương trộm nhớ…(Theo Báo Tuổi Trẻ Online)
(còn nữa)
… …[/justify]