Print this page
Wednesday, 17 October 2012 15:30

Trần Huỳnh Nhị. Không gian văn hóa trong truyện ngắn Jhumpa Lahiri

Người post bài:  Nguyễn Thị Tuyết Ngân

 

KHÔNG GIAN VĂN HÓA
TRONG TRUYỆN NGẮN JHUMPA LAHIRI

Trần Huỳnh Nhị

 

 

 

KHÔNG GIAN VĂN HÓA
TRONG TRUYỆN NGẮN JHUMPA LAHIRI

Trần Huỳnh Nhị

 

Jhumpa Lahiri, nhà văn Mỹ gốc Ấn, đoạt nhiều giải thưởng danh giá chỉ với hai tập truyện ngắn Người dịch bệnh và Vùng đất lạ: O.Henry (1999), Pen Hemingway (1999), Pulitzer (2000), Frank O’Connor (2008). J.Lahiri xem viết văn là lối thoát duy nhất cho tình trạng sống lưỡng cư của bản thân, một kiếp sống có quá nhiều những điều nan giải, không thể dứt bỏ, lãng quên, làm ngơ hay che giấu - kiếp sống của kẻ tha hương. Tác phẩm của cô tập trung khai thác cuộc sống của những người Ấn nhập cư thuộc thế hệ thứ nhất và thứ hai, những người luôn nỗ lực để khẳng định nhân dạng và bản sắc đặc thù của mình.

Hình tượng không gian là một trong những yếu tố làm nên sức hấp dẫn của truyện ngắn J.Lahiri. Chúng ta biết rằng không gian nghệ thuật là khái niệm của thi pháp học, “chỉ hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, là sự mô hình hóa thế giới của tác giả” (1). Thông qua việc tìm hiểu không gian nghệ thuật, chúng ta có thể hiểu được quan niệm thẩm mỹ, trình độ tư duy cũng như tâm lý sáng tạo của con người ở những thời điểm và địa điểm mà tác phẩm ra đời. Là một nhà văn di dân, J.Lahiri quan tâm đặc biệt đến văn hóa và sự va chạm văn hóa. Không gian văn hóa, vì vậy, trở thành không gian chủ đạo trong hai tập truyện Người dịch bệnhVùng đất lạ.

1. Không gian quê nhà Ấn Độ

Viết về quê nhà từ bên ngoài, nhà văn di dân có một lợi thế nhất định: “Họ viết bằng một bản ngã vừa đa tạp, vừa thành phần. Đa tạp trong tiếp nhận và thực hành nhiều giá trị văn hóa khác nhau, thành phần khi so sánh với dân bản xứ hay người cùng giống nòi trong nước”(2). Vì vừa ở trong, vừa ở ngoài quê hương nên diễn ngôn của nhà văn di dân có khả năng dung chứa những dị biệt đa dạng. Với mục tiêu viết là một cuộc viễn du về với cội nguồn, J.Lahiri đã tái hiện không gian quê nhà Ấn Độ với đủ gam màu sáng tối, quá khứ, hiện tại, buồn vui, bình yên lẫn bất ổn, khâm phục lẫn chê trách.

Nổi lên trong truyện ngắn J.Lahiri là không gian quê nhà đã mất, còn chăng chỉ là dư vị thấp thoáng không thể xóa nhòa trong tâm trí các nhân vật. Đó là nơi thế hệ thứ nhất sinh ra, lớn lên và ra đi để tìm chốn dừng chân mới. Đối với cô Sen (Ngôi nhà của cô Sen), nơi đó chính là vùng đất Bengal giàu truyền thống, nơi sinh sống của những người lao động chất phác, nhân hậu, luôn coi trọng tình làng nghĩa xóm, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ nhau những lúc vui buồn và cũng là nơi nổi tiếng với đặc sản cá tươi. Ăn cá trở thành một thói quen văn hóa: “Ở Ấn Độ bữa sáng người ta ăn cá, món họ ăn cuối cùng trước khi đi ngủ cũng là cá, cá cũng là bữa ăn nhẹ sau khi từ trường về. Họ ăn đuôi, ăn trứng, thậm chí ăn cả đầu. Cá có ở bất cứ chợ nào, vào bất cứ giờ nào, suốt từ sớm tinh mơ cho tới nửa đêm”(3). Nơi chốn cô Sen gọi nhà là như thế, khác hẳn với nước Mỹ năng động, bận rộn, hàng xóm không bao giờ tới nhà nhau chơi và trẻ em thì bị bỏ ở nhà một mình.

J.Lahiri thường xuyên để các nhân vật nhớ về ngôi nhà che nắng, che mưa nơi quê cũ. Người giàu sang thì sống ở Calcutta, trong những ngôi nhà, căn hộ xinh đẹp với những cây dâm bụt và bụi hồng nở hoa trên mái nhà. Kẻ nghèo hèn thì ở vùng ngoại ô hẻo lánh, trong những mái lá đơn sơ, “cái nhà xí chẳng có gì hơn là một phần nền nhô lên có cái lỗ”(4). Một điều làm cho người đọc cảm thấy chạnh lòng khi bước vào những ngôi nhà ấy là sự ám ảnh của cái chết. Cái chết của nhân dân do sự ác liệt chiến tranh và cái chết của người thân vì sự hoành hành của bệnh tật. Mẹ Lilia (Khi bác Pirzada đến ăn tối) luôn bị ám ảnh bởi hình ảnh “đứng trên mái nhà chứng kiến những cuộc biểu tình, nổi loạn, phải giấu hàng xóm trong bể nước để họ không bị bắn”(5). Nhân vật tôi (Lục địa thứ ba, lục địa cuối cùng) thường nghĩ về căn phòng nơi mẹ trút hơi thở sau cùng. Nó khiến ông bất an trước lối sống phụ thuộc của mẹ. Bà trở nên điên loạn vì không thể quen được với cuộc sống không có chồng bên cạnh. Kaushik (Cuối năm) cũng vậy, anh hoàn toàn bị mất phương hướng sau cái chết của mẹ. Căn nhà nơi mẹ từng là một thiếu nữ luôn khiến anh đau đớn mỗi khi nhớ lại. Hình ảnh mẹ làm rơi rớt các loại kem bôi và phấn đánh trên bàn trang điểm giờ đây không còn nữa, thay vào đó sự hiện diện của tấm ảnh có kích cỡ to hơn người thực trên bàn thờ. Nó đánh dấu sự ra đi mãi mãi của bà, cũng như cắt đứt sợi dây nối kết anh với quê cha đất tổ.

Để xoa dịu nỗi nhớ nhà, rút ngắn khoảng cách không gian với di sản dân tộc, các nhân vật trong truyện của J.Lahiri đã tìm cách tái thiết không gian quê nhà trên đất khách. Ngôi nhà của họ như thể xã hội Ấn Độ thu nhỏ.

Sắc màu truyền thống

Ấn Độ nổi tiếng là một trong những quốc gia yêu thích màu sắc rực rỡ. Điều này lý giải cho sự xuất hiện tông màu vàng trong ngôi nhà của những người Ấn di cư: từ chiếc ghế bành bọc vải hoa màu vàng trong phòng khách đến cái gối màu cam rực rỡ trên ghế sô pha hay cái mền màu nâu vàng nhạt trong phòng ngủ. Giữa xã hội phương Tây chuộng sắc trắng tinh khôi, chủ nhân của những ngôi nhà ấy phải đối mặt với một nghịch lý: duy trì màu sắc rực rỡ trong nhà là lập dị với thế giới xung quanh, nhưng nếu thay đổi để giống với thế giới xung quanh thì lại lập dị với chính gốc gác của mình. Vì vậy, Shoba (Chuyện nhất thời) luôn bận tâm chuyện chiếc ghế bành bọc vải hoa sặc sỡ màu vàng đối chọi với tấm thảm Thổ Nhĩ Kỳ màu xanh; mẹ Hema (Một lần trong đời) đã thay đổi tấm khăn trải giường màu trắng hồng bằng cái mền màu nâu vàng khi đón bạn đồng hương. Từ cổ chí kim, nhân loại mặc nhiên công nhận sự khu biệt giữa hai nền văn hóa Đông Tây. Và J.Lahiri đã thể nghiệm điều này một cách nhẹ nhàng, tinh tế qua màu sắc.

Trang phục truyền thống

Sari, trang phục truyền thống của phụ nữ Ấn Độ, sari xuất hiện trên 20 lần trong các câu chuyện của J.Lahiri, gắn liền với hình ảnh người vợ, người mẹ trong gia đình. Họ đem sari đến vùng đất lạ, mặc sari khi nấu ăn, lúc tiếp khách, đi mua sắm hay dạo phố. Sari trở thành cơ sở để so sánh liên tưởng: “vùng đất màu vàng cam trông giống như người phụ nữ mặc sari đang dang cánh tay trái”(6) và thậm chí được xem là tài sản vô giá mà họ trao lại cho con cái của mình.

Tiếng nói quê hương

Ngôn ngữ là tiếng thở của quê hương. Vì vậy, các nhân vật của J.Lahiri quyết giữ gìn vốn tiếng Bengali trong mọi hoàn cảnh. Cả nhà Lilia (Khi bác Pirzada đến ăn tối) nói chuyện với nhau bằng tiếng Bengali khi cùng ăn tối. Mẹ Hema (Một lần trong đời) kiên định nói chuyện bằng tiếng Bengali trong khi Kaushik đáp lại bằng tiếng Anh. Mẹ Ruma (Vùng đất lạ) nghiêm khắc trau dồi tiếng Bengali cho con gái, “nhiều đến mức Ruma chẳng bao giờ dám nói chuyện với bà bằng tiếng Anh”(7). Nhờ tiếng Bengali mà Pranad (Địa ngục - thiên đường) nhận ra đồng hương và tìm thấy được điểm tựa tinh thần trong những tháng ngày lìa quê xa xứ…

Văn hóa ẩm thực

Nhà bếp là hình tượng không gian độc đáo nhất trong truyện ngắn J.Lahiri. Thông qua những vật dụng đựng thực phẩm, cách chế biến món ăn và hành động ăn uống, nhà văn thể hiện ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của những người Ấn lưu vong. Tủ đồ ăn và các giá bếp của họ thường đầy ắp thực phẩm dự trữ, “những lọ dầu ô liu, dầu ngô, lọ ớt ướp với lá hương thảo, chai tương ớt, lọ bột cà chua, bột mận…”(8). Những vật dụng đựng gia vị thường là những chai lọ thô sơ, như “cái đĩa bằng thép không rỉ đựng một hũ muối bình thường, lọ dưa muối, xoài muối cay, chanh muối ngọt, nắp đậy của những lọ đó đã mất, nhãn dán của chúng bị dính vết dơ, những cái muỗng dính chặt bên trong lớp dầu ở những chai lọ đó” (9). Các bữa ăn luôn được chuẩn bị tỉ mỉ, thừa mứa theo tập tục Ấn Độ: Shoba (Chuyện nhất thời) thường nấu những bữa ăn mà cô đã mất nửa ngày để chuẩn bị; cô Sen (Ngôi nhà của cô Sen) ngồi hàng giờ trên giấy báo để thái các thứ; mẹ Ruma (Vùng đất lạ) chẳng bao giờ cắt giảm mọi việc… Theo quan niệm của người Ấn, nấu ăn là cách để thể hiện tình yêu thương. Do đó, những người phụ nữ sẵn sàng bỏ thời gian và công sức cho việc chuẩn bị bữa ăn, tạo không khí sum vầy, đầm ấm trong gia đình.

Các món ăn truyền thống Ấn Độ tỏa hương trên từng trang viết của J.Lahiri. Trên 52 món ăn xuất hiện trong các câu chuyện, trong đó, nhiều nhất là cà ri (cà ri trứng, cà ri cá thu, cà ri khoai tây, cà ri thịt cừu…), cơm (cơm nấu với gà và vỏ hạnh, cơm trộn pullao…) và món dal. Tỏa ra từ các món ăn là những mùi vị đặc trưng được tạo nên bởi hạt thìa là, dầu mù tạt, rau bina, tỏi, gừng, rau quế, hạt mùi tây… Hương vị món ăn, hay chính là hương vị quê nhà đậm đà và sâu lắng, kết hợp với thói quen ăn cơm bốc tay, biểu trưng cho ý thức dân tộc đang ngự trị trong tâm hồn của những người Ấn di cư.

Tóm lại, những người di cư Ấn Độ đã bất chấp cái nhìn soi mói của cư dân bản địa, thiết lập nên không gian sống tương thích với bản sắc, qua đó, tạo cho mình điểm tựa tinh thần để hiện thực hóa ước mơ an cư trên những vùng đất lạ.

2. Không gian tha hương

J.Lahiri là nhà văn của những người không có chốn ở ổn định. Bằng kinh nghiệm của người dân vô xứ, cô viết nên những câu chuyện. Mỗi nhân vật dù hoàn cảnh, tính cách, suy nghĩ khác nhau nhưng cùng chung một vấn đề phải đối mặt khi họ ra đi bỏ lại quê nhà ở phía sau lưng. Đó là việc phải thường xuyên thay đổi chỗ ở, thường xuyên rơi vào tâm thế chông chênh vô định, không biết mình sẽ đi về đâu, gặp gỡ ai và sống như thế nào. Hoàn cảnh xung quanh luôn xa lạ và buộc họ phải tự tìm những lý do để gắn kết đời mình với nơi chốn ấy bên cạnh sự gắn bó thiêng liêng với quê cha đất tổ.

J.Lahiri luôn dõi theo bước chân của những người di trú, chia sẻ với họ cảm giác chật chội, cô đơn trong những nhà trọ, căn hộ nghèo khổ thiếu thốn. Cô còn đồng hành cùng với họ trong những chuyến đi dài từ quốc gia này sang quốc gia khác để hiểu rằng “Bản chất con người chẳng năng động thì có khác gì hơn củ khoai tây được trồng đi trồng lại trong nhiều thế hệ trên cùng một vùng đất bạc màu”(10).

Không gian nhà trọ

Trong tình cảnh vừa thiếu tiền, vừa lạ nước lạ cái, những người di cư buộc lòng tìm đến những chỗ trọ rẻ tiền với không gian chật chội, bẩn thỉu: buồng vệ sinh lạnh lẽo, căn bếp bé tí tẹo có thể ám mùi bất cứ món gì được nấu, phòng ngủ ảm đạm, ánh sáng ban ngày chẳng thể nào xuyên qua được… Chủ nhân của những ngôi nhà trọ ấy còn đáng sợ hơn. Họ thường là dân bản xứ, luôn tỏ ra ác cảm với dân di cư da màu. Bà chủ nhà trọ người Anh đã đuổi cha mẹ cô ra khỏi nhà khi mẹ cô mang thai. Sự kết hợp vừa là người Ấn Độ vừa mang thai đã giới hạn cha mẹ cô. Nếu không có ông chủ nhà người Bengal tốt bụng mở cửa cho họ thuê hai phòng thì chắc rằng mẹ của Sudha đã được gửi về lại Ấn Độ để sinh con. Vì bị khinh rẻ như thế nên sau khi chuyển đến sống ở Mỹ, cha mẹ Sudha không đem theo bất kỳ chứng cớ nào về những năm tháng sống ở London. Họ rời bỏ với quyết tâm không bao giờ quay trở lại và cũng không muốn nhớ cái nơi đã đem đến cho họ bao đắng cay tủi nhục. Trong Địa ngục - thiên đường, Pranad thuê căn phòng trên gác xép của một góa phụ có hai đứa con nhỏ. Bà ta quy định “chỉ được quyền sử dụng nhà bếp vào những giờ cụ thể trong ngày và phải luôn luôn lau chùi sạch sẽ bếp lò với windex và miếng bọt biển” (12). Điều đó quá khủng khiếp. Nó khiến Pranad vào một ngày cuối tuần đã đóng gói các túi xách bỏ đi Logan, từ bỏ cơ hội mà ông đã làm việc cả cuộc đời cho nó.

Đối mặt với chuyện thuê nhà, những người di cư thường xoa dịu mình bằng lý lẽ của những người được sống sót rằng: cuộc sống luôn phong phú với những hồng ân và điềm gở. Họ tin rằng nơi cuối đường vẫn còn những tia nắng ấm áp. Niềm tin ấy là chân lý. Vì trên vùng đất lạ vẫn có ông chủ tốt bụng cho cha mẹ Sudha thuê phòng giá rẻ; vẫn có một gia đình tốt bụng chào đón Pranad đến dùng cơm và sẵn sàng mở cửa cho ông bất cứ lúc nào; vẫn có căn phòng cho thuê trong một ngôi nhà ở trên đường phố yên tĩnh chỉ với 8 đô la một tuần. Đây chính là điểm tựa giúp những người di trú đứng vững hơn trước sức xô đẩy của cuộc sống nơi xứ người.

Có thể nói, nhà trọ là không gian thử thách. Ý chí, nghị lực, niềm tin của những người di trú được hun đúc, tôi luyện từ môi trường này. Ai có thể vượt qua cũng chính là người đạt được thành công nhất định trong cuộc sống. Và họ thường nghĩ về những ngày tháng cơ cực như một bước ngoặt của cuộc đời. Nó cho họ kinh nghiệm xương máu để hiểu ra chân lý sống khi rời quê hương rằng “có thể sống được ở ba lục địa thì chẳng có chướng ngại vật nào mà không thể vượt qua”(13).

Mở rộng chiều kích liên tưởng, không gian nhà trọ không chỉ gắn với căn phòng hay căn nhà được thuê mà còn với xứ sở mà người di trú đang sinh sống. Suy cho cùng, đất khách quê người chính là nhà trọ rộng lớn. Người di trú tồn tại trong đó như những chủ nhân giả danh theo hợp đồng. Và cái giá phải trả cho cái tư cách giả danh ấy không phải là ít, vì phía sau họ, những người dân bản xứ có thể đẩy họ ra khỏi ngôi nhà ấy bất cứ lúc nào.

Không gian địa danh, di tích

Viết về thế giới xa lạ là sở trường của J.Lahiri. Truyện của cô đầy ắp không gian địa danh di tích các quốc gia khác nhau. Một mặt, nó tạo phông nền cho sự xuất hiện của nhân vật người di cư, mặt khác giúp phá bỏ tính hạn hẹp về không gian trong truyện ngắn truyền thống, mở ra trường nhìn rộng lớn hơn.

Không gian nước Mỹ đóng vai quan trọng trong hầu hết các câu chuyện. Tác giả thường nhắc đến địa danh: New York, Massachusets (Boston, Cambridge), New Jersey, Texas (Houston), Pennsylvania, Washington (Seattle); tên trường đại học, viện nghiên cứu như: Harvard, Massachusets, Boston… Nhịp sống ở Mỹ được miêu tả chi tiết và sinh động: đại lộ Massachusets với tiếng còi ô tô ầm ĩ kéo dài hết đợt này đến đợt khác; khu Harvard Coop với những vật dụng nhà bếp được giảm giá hay vùng ngoại ô Seattle gắn liền với sự đắt đỏ của giá xăng, rặng núi Olympic với những chóp đỉnh phủ đầy tuyết như thể bị chắn ngang bởi những đám mây cuồn cuộn trôi dạt. Trên vùng đất này, những người di cư hy vọng có thể xây dựng cuộc sống mới tốt đẹp hơn.

Cuộc sống người di cư gắn liền với những chuyến đi. Theo đó, J.Lahiri đã mở ra không gian toàn cầu trong tác phẩm của mình. Loại không gian này hiện lên qua những tấm hình mà Kaushik chụp được. Chúng ghi nhận những điều kinh khủng đã xảy ra trên khắp các châu lục: Salvador hiện lên với núi lửa lờ mờ ở phía tây thủ đô, những tòa nhà lỗ chỗ vết đạn và nứt ra làm đôi vì động đất; vùng duyên hải Israel với vụ đánh bom tiền sảnh đại tiệc ở một khách sạn;... Những tấm ảnh phản ánh nhu cầu nối kết của Kaushik với người lạ, cũng như sự sẵn sàng của người lạ muốn kết nối với anh. Công việc của anh phụ thuộc hoàn toàn vào cuộc sống hiện tại và những điều sẽ đến. Điều đó cho thấy tính thời sự của những hình ảnh mà anh đã chụp. Nó là hình ảnh của cuộc sống hiện tại và phần nào mang tính chất dự báo tương lai.

Ngoài ra, những trang viết của J.Lahiri còn đưa người đọc đồng hành cùng cuộc hành trình tìm kiếm quá khứ của Hema để khám phá không gian văn hóa nước Ý, nơi xuất phát của nhiều nền văn hóa châu Âu. Thành phố Rome vào tháng 11 “lá cây đều rơi rụng xuống, những đống màu đồng chồng chất hai bên bờ sông Tiber”(14). Phế tích Portico với “những cây cột được mạ bao quanh bằng những giàn giáo đã bị ăn mòn hết, phần kiến trúc trên tường thật hùng vĩ với khoanh gỗ quan trọng đã biến mất”(15). Thị trấn Volterra “hiu quạnh đơn sơ do người Etruscan tạo ra” (16). Bảo tàng Guarnacci Etruscan với “hàng trăm bình đựng tro cốt, trong đó người cổ đại ở Volterra đã chứa tro cốt những người chết. Thông qua cuộc hành trình tìm kiếm quá khứ của Hema, J.Lahiri như muốn khẳng định vai trò của quá khứ đối với hiện tại. Nó là cơ sở, cội nguồn để lý giải những gì đang diễn ra xung quanh.

J.Lahiri nhận thức ý nghĩa cuộc sống thông qua những thể nghiệm về sự chuyển đổi không gian trong tâm thức các nhân vật. Cuộc viễn du từ Ấn Độ sang Anh rồi Mỹ của người kể chuyện (Lục địa thứ ba, lục địa cuối cùng) cho ông kinh nghiệm tồn tại và thành công trên những vùng đất xa lạ. Những chuyến du lịch châu Âu là cách để cha Ruma (Vùng đất lạ) giải phóng bản thân khỏi cuộc sống đơn độc khi vợ qua đời. Sự di chuyển từ New York về vùng ngoại ô Seattle khiến Ruma (Vùng đất lạ) trở nên đơn độc hơn. Trong nhiều năm trôi dạt khắp địa cầu, Kaushik cảm thấy chẳng có mối liên hệ nào có ý nghĩa. Với những bức ảnh, anh thấy mình hữu dụng, “ý thức được rằng anh đã làm điều gì đó giảm nhẹ tội ác”(17).

Khi nhận thức về sự chuyển đổi không gian, dường như các nhân vật của J.Lahiri đều hướng về không gian ở giữa. Đây là một không gian đặc biệt dành cho những người lưu vong. Nó hiện tồn ở giữa các quốc gia và các nền văn hóa, giữa đây và đó, giữa quá khứ và hiện tại. Nó ở trên cái gạch nối thường được sử dụng để định danh căn cước của người lưu vong: Indian American, ở trên những đường nối chỉ ra các chuyến bay từ Ấn Độ đến các quốc gia khác trên bản đồ. Nhưng cái không gian ở giữa và cái gạch nối ấy không phải là cái gì nhất thành bất biến. Biên giới của nó không ngừng được vẽ đi vẽ lại tùy theo điều kiện lịch sử và văn hóa của từng cộng đồng, từng thế hệ, từng cá nhân: “Với một số người, đó là một không gian mở, nơi họ tha hồ nhảy nhót, tiến hay lùi tùy thích với một ý thức kép, vừa ở trong lại vừa ở ngoài. Tuy nhiên, với tuyệt đại đa số, đặc biệt với thế hệ thứ nhất, ở giữa hay ở trên cái mẩu gạch nối nho nhỏ ấy là không ở đâu cả, là bị phi lãnh thổ hóa, là thuộc về một cộng đồng thuần túy tưởng tượng”(18).

Không gian văn hóa là hình tượng nghệ thuật đặc trưng của truyện ngắn J.Lahiri. Thông qua những thể nghiệm về sự chuyển đổi không gian, nhà văn gửi đến người đọc những thông điệp nhẹ nhàng mà sâu sắc về cách nhìn nhận cuộc sống. Con người không ngừng nhận thức thế giới xung quanh để nhìn lại chính mình, có sống kiếp tha hương mới cảm nhận hết được sự thiêng liêng của hai tiếng quê nhà. Và cho dù ở bất cứ đâu, người ta cũng nhớ về nguồn cội, nơi cho ta cảm xúc ràng buộc nhất. Và cũng từ đó mà suy ngẫm một điều, quê cha đất tổ chính là nơi ta sống với con người thật của mình.

_______________

1. Trần Đình Sử, Tuyển tập, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2005.

2. Đào Trung Đạo, Văn chương di dân - viết về quê hương từ bên ngoài, www.songviet.com

3, 5, 6, 8, 13. Jhumpa Lahiri, Người dịch bệnh, Nxb Lao động, Hà Nội, 2004.

4, 7, 9, 10, 11, 12, 14, 15, 16, 17. Jhumpa Lahiri, Vùng đất lạ, Nxb Văn hóa Sài Gòn, 2009.

           18. Nguyễn Hưng Quốc, Giải lãnh thổ hóa trong văn học Việt Nam, www.tienve.org

Nguồn: Tạp chí VHNT số 332, tháng 2-2012

 


Hình tượng không gian là một trong những yếu tố làm nên sức hấp dẫn của truyện ngắn J.Lahiri. Chúng ta biết rằng không gian nghệ thuật là khái niệm của thi pháp học, “chỉ hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, là sự mô hình hóa thế giới của tác giả” (1). Thông qua việc tìm hiểu không gian nghệ thuật, chúng ta có thể hiểu được quan niệm thẩm mỹ, trình độ tư duy cũng như tâm lý sáng tạo của con người ở những thời điểm và địa điểm mà tác phẩm ra đời. Là một nhà văn di dân, J.Lahiri quan tâm đặc biệt đến văn hóa và sự va chạm văn hóa. Không gian văn hóa, vì vậy, trở thành không gian chủ đạo trong hai tập truyện Người dịch bệnhVùng đất lạ.

1. Không gian quê nhà Ấn Độ

Viết về quê nhà từ bên ngoài, nhà văn di dân có một lợi thế nhất định: “Họ viết bằng một bản ngã vừa đa tạp, vừa thành phần. Đa tạp trong tiếp nhận và thực hành nhiều giá trị văn hóa khác nhau, thành phần khi so sánh với dân bản xứ hay người cùng giống nòi trong nước”(2). Vì vừa ở trong, vừa ở ngoài quê hương nên diễn ngôn của nhà văn di dân có khả năng dung chứa những dị biệt đa dạng. Với mục tiêu viết là một cuộc viễn du về với cội nguồn, J.Lahiri đã tái hiện không gian quê nhà Ấn Độ với đủ gam màu sáng tối, quá khứ, hiện tại, buồn vui, bình yên lẫn bất ổn, khâm phục lẫn chê trách.

Nổi lên trong truyện ngắn J.Lahiri là không gian quê nhà đã mất, còn chăng chỉ là dư vị thấp thoáng không thể xóa nhòa trong tâm trí các nhân vật. Đó là nơi thế hệ thứ nhất sinh ra, lớn lên và ra đi để tìm chốn dừng chân mới. Đối với cô Sen (Ngôi nhà của cô Sen), nơi đó chính là vùng đất Bengal giàu truyền thống, nơi sinh sống của những người lao động chất phác, nhân hậu, luôn coi trọng tình làng nghĩa xóm, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ nhau những lúc vui buồn và cũng là nơi nổi tiếng với đặc sản cá tươi. Ăn cá trở thành một thói quen văn hóa: “Ở Ấn Độ bữa sáng người ta ăn cá, món họ ăn cuối cùng trước khi đi ngủ cũng là cá, cá cũng là bữa ăn nhẹ sau khi từ trường về. Họ ăn đuôi, ăn trứng, thậm chí ăn cả đầu. Cá có ở bất cứ chợ nào, vào bất cứ giờ nào, suốt từ sớm tinh mơ cho tới nửa đêm”(3). Nơi chốn cô Sen gọi nhà là như thế, khác hẳn với nước Mỹ năng động, bận rộn, hàng xóm không bao giờ tới nhà nhau chơi và trẻ em thì bị bỏ ở nhà một mình.

J.Lahiri thường xuyên để các nhân vật nhớ về ngôi nhà che nắng, che mưa nơi quê cũ. Người giàu sang thì sống ở Calcutta, trong những ngôi nhà, căn hộ xinh đẹp với những cây dâm bụt và bụi hồng nở hoa trên mái nhà. Kẻ nghèo hèn thì ở vùng ngoại ô hẻo lánh, trong những mái lá đơn sơ, “cái nhà xí chẳng có gì hơn là một phần nền nhô lên có cái lỗ”(4). Một điều làm cho người đọc cảm thấy chạnh lòng khi bước vào những ngôi nhà ấy là sự ám ảnh của cái chết. Cái chết của nhân dân do sự ác liệt chiến tranh và cái chết của người thân vì sự hoành hành của bệnh tật. Mẹ Lilia (Khi bác Pirzada đến ăn tối) luôn bị ám ảnh bởi hình ảnh “đứng trên mái nhà chứng kiến những cuộc biểu tình, nổi loạn, phải giấu hàng xóm trong bể nước để họ không bị bắn”(5). Nhân vật tôi (Lục địa thứ ba, lục địa cuối cùng) thường nghĩ về căn phòng nơi mẹ trút hơi thở sau cùng. Nó khiến ông bất an trước lối sống phụ thuộc của mẹ. Bà trở nên điên loạn vì không thể quen được với cuộc sống không có chồng bên cạnh. Kaushik (Cuối năm) cũng vậy, anh hoàn toàn bị mất phương hướng sau cái chết của mẹ. Căn nhà nơi mẹ từng là một thiếu nữ luôn khiến anh đau đớn mỗi khi nhớ lại. Hình ảnh mẹ làm rơi rớt các loại kem bôi và phấn đánh trên bàn trang điểm giờ đây không còn nữa, thay vào đó sự hiện diện của tấm ảnh có kích cỡ to hơn người thực trên bàn thờ. Nó đánh dấu sự ra đi mãi mãi của bà, cũng như cắt đứt sợi dây nối kết anh với quê cha đất tổ.

Để xoa dịu nỗi nhớ nhà, rút ngắn khoảng cách không gian với di sản dân tộc, các nhân vật trong truyện của J.Lahiri đã tìm cách tái thiết không gian quê nhà trên đất khách. Ngôi nhà của họ như thể xã hội Ấn Độ thu nhỏ.

Sắc màu truyền thống

Ấn Độ nổi tiếng là một trong những quốc gia yêu thích màu sắc rực rỡ. Điều này lý giải cho sự xuất hiện tông màu vàng trong ngôi nhà của những người Ấn di cư: từ chiếc ghế bành bọc vải hoa màu vàng trong phòng khách đến cái gối màu cam rực rỡ trên ghế sô pha hay cái mền màu nâu vàng nhạt trong phòng ngủ. Giữa xã hội phương Tây chuộng sắc trắng tinh khôi, chủ nhân của những ngôi nhà ấy phải đối mặt với một nghịch lý: duy trì màu sắc rực rỡ trong nhà là lập dị với thế giới xung quanh, nhưng nếu thay đổi để giống với thế giới xung quanh thì lại lập dị với chính gốc gác của mình. Vì vậy, Shoba (Chuyện nhất thời) luôn bận tâm chuyện chiếc ghế bành bọc vải hoa sặc sỡ màu vàng đối chọi với tấm thảm Thổ Nhĩ Kỳ màu xanh; mẹ Hema (Một lần trong đời) đã thay đổi tấm khăn trải giường màu trắng hồng bằng cái mền màu nâu vàng khi đón bạn đồng hương. Từ cổ chí kim, nhân loại mặc nhiên công nhận sự khu biệt giữa hai nền văn hóa Đông Tây. Và J.Lahiri đã thể nghiệm điều này một cách nhẹ nhàng, tinh tế qua màu sắc.

Trang phục truyền thống

Sari, trang phục truyền thống của phụ nữ Ấn Độ, sari xuất hiện trên 20 lần trong các câu chuyện của J.Lahiri, gắn liền với hình ảnh người vợ, người mẹ trong gia đình. Họ đem sari đến vùng đất lạ, mặc sari khi nấu ăn, lúc tiếp khách, đi mua sắm hay dạo phố. Sari trở thành cơ sở để so sánh liên tưởng: “vùng đất màu vàng cam trông giống như người phụ nữ mặc sari đang dang cánh tay trái”(6) và thậm chí được xem là tài sản vô giá mà họ trao lại cho con cái của mình.

Tiếng nói quê hương

Ngôn ngữ là tiếng thở của quê hương. Vì vậy, các nhân vật của J.Lahiri quyết giữ gìn vốn tiếng Bengali trong mọi hoàn cảnh. Cả nhà Lilia (Khi bác Pirzada đến ăn tối) nói chuyện với nhau bằng tiếng Bengali khi cùng ăn tối. Mẹ Hema (Một lần trong đời) kiên định nói chuyện bằng tiếng Bengali trong khi Kaushik đáp lại bằng tiếng Anh. Mẹ Ruma (Vùng đất lạ) nghiêm khắc trau dồi tiếng Bengali cho con gái, “nhiều đến mức Ruma chẳng bao giờ dám nói chuyện với bà bằng tiếng Anh”(7). Nhờ tiếng Bengali mà Pranad (Địa ngục - thiên đường) nhận ra đồng hương và tìm thấy được điểm tựa tinh thần trong những tháng ngày lìa quê xa xứ…

Văn hóa ẩm thực

Nhà bếp là hình tượng không gian độc đáo nhất trong truyện ngắn J.Lahiri. Thông qua những vật dụng đựng thực phẩm, cách chế biến món ăn và hành động ăn uống, nhà văn thể hiện ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của những người Ấn lưu vong. Tủ đồ ăn và các giá bếp của họ thường đầy ắp thực phẩm dự trữ, “những lọ dầu ô liu, dầu ngô, lọ ớt ướp với lá hương thảo, chai tương ớt, lọ bột cà chua, bột mận…”(8). Những vật dụng đựng gia vị thường là những chai lọ thô sơ, như “cái đĩa bằng thép không rỉ đựng một hũ muối bình thường, lọ dưa muối, xoài muối cay, chanh muối ngọt, nắp đậy của những lọ đó đã mất, nhãn dán của chúng bị dính vết dơ, những cái muỗng dính chặt bên trong lớp dầu ở những chai lọ đó” (9). Các bữa ăn luôn được chuẩn bị tỉ mỉ, thừa mứa theo tập tục Ấn Độ: Shoba (Chuyện nhất thời) thường nấu những bữa ăn mà cô đã mất nửa ngày để chuẩn bị; cô Sen (Ngôi nhà của cô Sen) ngồi hàng giờ trên giấy báo để thái các thứ; mẹ Ruma (Vùng đất lạ) chẳng bao giờ cắt giảm mọi việc… Theo quan niệm của người Ấn, nấu ăn là cách để thể hiện tình yêu thương. Do đó, những người phụ nữ sẵn sàng bỏ thời gian và công sức cho việc chuẩn bị bữa ăn, tạo không khí sum vầy, đầm ấm trong gia đình.

Các món ăn truyền thống Ấn Độ tỏa hương trên từng trang viết của J.Lahiri. Trên 52 món ăn xuất hiện trong các câu chuyện, trong đó, nhiều nhất là cà ri (cà ri trứng, cà ri cá thu, cà ri khoai tây, cà ri thịt cừu…), cơm (cơm nấu với gà và vỏ hạnh, cơm trộn pullao…) và món dal. Tỏa ra từ các món ăn là những mùi vị đặc trưng được tạo nên bởi hạt thìa là, dầu mù tạt, rau bina, tỏi, gừng, rau quế, hạt mùi tây… Hương vị món ăn, hay chính là hương vị quê nhà đậm đà và sâu lắng, kết hợp với thói quen ăn cơm bốc tay, biểu trưng cho ý thức dân tộc đang ngự trị trong tâm hồn của những người Ấn di cư.

Tóm lại, những người di cư Ấn Độ đã bất chấp cái nhìn soi mói của cư dân bản địa, thiết lập nên không gian sống tương thích với bản sắc, qua đó, tạo cho mình điểm tựa tinh thần để hiện thực hóa ước mơ an cư trên những vùng đất lạ.

2. Không gian tha hương

J.Lahiri là nhà văn của những người không có chốn ở ổn định. Bằng kinh nghiệm của người dân vô xứ, cô viết nên những câu chuyện. Mỗi nhân vật dù hoàn cảnh, tính cách, suy nghĩ khác nhau nhưng cùng chung một vấn đề phải đối mặt khi họ ra đi bỏ lại quê nhà ở phía sau lưng. Đó là việc phải thường xuyên thay đổi chỗ ở, thường xuyên rơi vào tâm thế chông chênh vô định, không biết mình sẽ đi về đâu, gặp gỡ ai và sống như thế nào. Hoàn cảnh xung quanh luôn xa lạ và buộc họ phải tự tìm những lý do để gắn kết đời mình với nơi chốn ấy bên cạnh sự gắn bó thiêng liêng với quê cha đất tổ.

J.Lahiri luôn dõi theo bước chân của những người di trú, chia sẻ với họ cảm giác chật chội, cô đơn trong những nhà trọ, căn hộ nghèo khổ thiếu thốn. Cô còn đồng hành cùng với họ trong những chuyến đi dài từ quốc gia này sang quốc gia khác để hiểu rằng “Bản chất con người chẳng năng động thì có khác gì hơn củ khoai tây được trồng đi trồng lại trong nhiều thế hệ trên cùng một vùng đất bạc màu”(10).

Không gian nhà trọ

Trong tình cảnh vừa thiếu tiền, vừa lạ nước lạ cái, những người di cư buộc lòng tìm đến những chỗ trọ rẻ tiền với không gian chật chội, bẩn thỉu: buồng vệ sinh lạnh lẽo, căn bếp bé tí tẹo có thể ám mùi bất cứ món gì được nấu, phòng ngủ ảm đạm, ánh sáng ban ngày chẳng thể nào xuyên qua được… Chủ nhân của những ngôi nhà trọ ấy còn đáng sợ hơn. Họ thường là dân bản xứ, luôn tỏ ra ác cảm với dân di cư da màu. Bà chủ nhà trọ người Anh đã đuổi cha mẹ cô ra khỏi nhà khi mẹ cô mang thai. Sự kết hợp vừa là người Ấn Độ vừa mang thai đã giới hạn cha mẹ cô. Nếu không có ông chủ nhà người Bengal tốt bụng mở cửa cho họ thuê hai phòng thì chắc rằng mẹ của Sudha đã được gửi về lại Ấn Độ để sinh con. Vì bị khinh rẻ như thế nên sau khi chuyển đến sống ở Mỹ, cha mẹ Sudha không đem theo bất kỳ chứng cớ nào về những năm tháng sống ở London. Họ rời bỏ với quyết tâm không bao giờ quay trở lại và cũng không muốn nhớ cái nơi đã đem đến cho họ bao đắng cay tủi nhục. Trong Địa ngục - thiên đường, Pranad thuê căn phòng trên gác xép của một góa phụ có hai đứa con nhỏ. Bà ta quy định “chỉ được quyền sử dụng nhà bếp vào những giờ cụ thể trong ngày và phải luôn luôn lau chùi sạch sẽ bếp lò với windex và miếng bọt biển” (12). Điều đó quá khủng khiếp. Nó khiến Pranad vào một ngày cuối tuần đã đóng gói các túi xách bỏ đi Logan, từ bỏ cơ hội mà ông đã làm việc cả cuộc đời cho nó.

Đối mặt với chuyện thuê nhà, những người di cư thường xoa dịu mình bằng lý lẽ của những người được sống sót rằng: cuộc sống luôn phong phú với những hồng ân và điềm gở. Họ tin rằng nơi cuối đường vẫn còn những tia nắng ấm áp. Niềm tin ấy là chân lý. Vì trên vùng đất lạ vẫn có ông chủ tốt bụng cho cha mẹ Sudha thuê phòng giá rẻ; vẫn có một gia đình tốt bụng chào đón Pranad đến dùng cơm và sẵn sàng mở cửa cho ông bất cứ lúc nào; vẫn có căn phòng cho thuê trong một ngôi nhà ở trên đường phố yên tĩnh chỉ với 8 đô la một tuần. Đây chính là điểm tựa giúp những người di trú đứng vững hơn trước sức xô đẩy của cuộc sống nơi xứ người.

Có thể nói, nhà trọ là không gian thử thách. Ý chí, nghị lực, niềm tin của những người di trú được hun đúc, tôi luyện từ môi trường này. Ai có thể vượt qua cũng chính là người đạt được thành công nhất định trong cuộc sống. Và họ thường nghĩ về những ngày tháng cơ cực như một bước ngoặt của cuộc đời. Nó cho họ kinh nghiệm xương máu để hiểu ra chân lý sống khi rời quê hương rằng “có thể sống được ở ba lục địa thì chẳng có chướng ngại vật nào mà không thể vượt qua”(13).

Mở rộng chiều kích liên tưởng, không gian nhà trọ không chỉ gắn với căn phòng hay căn nhà được thuê mà còn với xứ sở mà người di trú đang sinh sống. Suy cho cùng, đất khách quê người chính là nhà trọ rộng lớn. Người di trú tồn tại trong đó như những chủ nhân giả danh theo hợp đồng. Và cái giá phải trả cho cái tư cách giả danh ấy không phải là ít, vì phía sau họ, những người dân bản xứ có thể đẩy họ ra khỏi ngôi nhà ấy bất cứ lúc nào.

Không gian địa danh, di tích

Viết về thế giới xa lạ là sở trường của J.Lahiri. Truyện của cô đầy ắp không gian địa danh di tích các quốc gia khác nhau. Một mặt, nó tạo phông nền cho sự xuất hiện của nhân vật người di cư, mặt khác giúp phá bỏ tính hạn hẹp về không gian trong truyện ngắn truyền thống, mở ra trường nhìn rộng lớn hơn.

Không gian nước Mỹ đóng vai quan trọng trong hầu hết các câu chuyện. Tác giả thường nhắc đến địa danh: New York, Massachusets (Boston, Cambridge), New Jersey, Texas (Houston), Pennsylvania, Washington (Seattle); tên trường đại học, viện nghiên cứu như: Harvard, Massachusets, Boston… Nhịp sống ở Mỹ được miêu tả chi tiết và sinh động: đại lộ Massachusets với tiếng còi ô tô ầm ĩ kéo dài hết đợt này đến đợt khác; khu Harvard Coop với những vật dụng nhà bếp được giảm giá hay vùng ngoại ô Seattle gắn liền với sự đắt đỏ của giá xăng, rặng núi Olympic với những chóp đỉnh phủ đầy tuyết như thể bị chắn ngang bởi những đám mây cuồn cuộn trôi dạt. Trên vùng đất này, những người di cư hy vọng có thể xây dựng cuộc sống mới tốt đẹp hơn.

Cuộc sống người di cư gắn liền với những chuyến đi. Theo đó, J.Lahiri đã mở ra không gian toàn cầu trong tác phẩm của mình. Loại không gian này hiện lên qua những tấm hình mà Kaushik chụp được. Chúng ghi nhận những điều kinh khủng đã xảy ra trên khắp các châu lục: Salvador hiện lên với núi lửa lờ mờ ở phía tây thủ đô, những tòa nhà lỗ chỗ vết đạn và nứt ra làm đôi vì động đất; vùng duyên hải Israel với vụ đánh bom tiền sảnh đại tiệc ở một khách sạn;... Những tấm ảnh phản ánh nhu cầu nối kết của Kaushik với người lạ, cũng như sự sẵn sàng của người lạ muốn kết nối với anh. Công việc của anh phụ thuộc hoàn toàn vào cuộc sống hiện tại và những điều sẽ đến. Điều đó cho thấy tính thời sự của những hình ảnh mà anh đã chụp. Nó là hình ảnh của cuộc sống hiện tại và phần nào mang tính chất dự báo tương lai.

Ngoài ra, những trang viết của J.Lahiri còn đưa người đọc đồng hành cùng cuộc hành trình tìm kiếm quá khứ của Hema để khám phá không gian văn hóa nước Ý, nơi xuất phát của nhiều nền văn hóa châu Âu. Thành phố Rome vào tháng 11 “lá cây đều rơi rụng xuống, những đống màu đồng chồng chất hai bên bờ sông Tiber”(14). Phế tích Portico với “những cây cột được mạ bao quanh bằng những giàn giáo đã bị ăn mòn hết, phần kiến trúc trên tường thật hùng vĩ với khoanh gỗ quan trọng đã biến mất”(15). Thị trấn Volterra “hiu quạnh đơn sơ do người Etruscan tạo ra” (16). Bảo tàng Guarnacci Etruscan với “hàng trăm bình đựng tro cốt, trong đó người cổ đại ở Volterra đã chứa tro cốt những người chết. Thông qua cuộc hành trình tìm kiếm quá khứ của Hema, J.Lahiri như muốn khẳng định vai trò của quá khứ đối với hiện tại. Nó là cơ sở, cội nguồn để lý giải những gì đang diễn ra xung quanh.

J.Lahiri nhận thức ý nghĩa cuộc sống thông qua những thể nghiệm về sự chuyển đổi không gian trong tâm thức các nhân vật. Cuộc viễn du từ Ấn Độ sang Anh rồi Mỹ của người kể chuyện (Lục địa thứ ba, lục địa cuối cùng) cho ông kinh nghiệm tồn tại và thành công trên những vùng đất xa lạ. Những chuyến du lịch châu Âu là cách để cha Ruma (Vùng đất lạ) giải phóng bản thân khỏi cuộc sống đơn độc khi vợ qua đời. Sự di chuyển từ New York về vùng ngoại ô Seattle khiến Ruma (Vùng đất lạ) trở nên đơn độc hơn. Trong nhiều năm trôi dạt khắp địa cầu, Kaushik cảm thấy chẳng có mối liên hệ nào có ý nghĩa. Với những bức ảnh, anh thấy mình hữu dụng, “ý thức được rằng anh đã làm điều gì đó giảm nhẹ tội ác”(17).

Khi nhận thức về sự chuyển đổi không gian, dường như các nhân vật của J.Lahiri đều hướng về không gian ở giữa. Đây là một không gian đặc biệt dành cho những người lưu vong. Nó hiện tồn ở giữa các quốc gia và các nền văn hóa, giữa đây và đó, giữa quá khứ và hiện tại. Nó ở trên cái gạch nối thường được sử dụng để định danh căn cước của người lưu vong: Indian American, ở trên những đường nối chỉ ra các chuyến bay từ Ấn Độ đến các quốc gia khác trên bản đồ. Nhưng cái không gian ở giữa và cái gạch nối ấy không phải là cái gì nhất thành bất biến. Biên giới của nó không ngừng được vẽ đi vẽ lại tùy theo điều kiện lịch sử và văn hóa của từng cộng đồng, từng thế hệ, từng cá nhân: “Với một số người, đó là một không gian mở, nơi họ tha hồ nhảy nhót, tiến hay lùi tùy thích với một ý thức kép, vừa ở trong lại vừa ở ngoài. Tuy nhiên, với tuyệt đại đa số, đặc biệt với thế hệ thứ nhất, ở giữa hay ở trên cái mẩu gạch nối nho nhỏ ấy là không ở đâu cả, là bị phi lãnh thổ hóa, là thuộc về một cộng đồng thuần túy tưởng tượng”(18).

Không gian văn hóa là hình tượng nghệ thuật đặc trưng của truyện ngắn J.Lahiri. Thông qua những thể nghiệm về sự chuyển đổi không gian, nhà văn gửi đến người đọc những thông điệp nhẹ nhàng mà sâu sắc về cách nhìn nhận cuộc sống. Con người không ngừng nhận thức thế giới xung quanh để nhìn lại chính mình, có sống kiếp tha hương mới cảm nhận hết được sự thiêng liêng của hai tiếng quê nhà. Và cho dù ở bất cứ đâu, người ta cũng nhớ về nguồn cội, nơi cho ta cảm xúc ràng buộc nhất. Và cũng từ đó mà suy ngẫm một điều, quê cha đất tổ chính là nơi ta sống với con người thật của mình.

_______________

1. Trần Đình Sử, Tuyển tập, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2005.

2. Đào Trung Đạo, Văn chương di dân - viết về quê hương từ bên ngoài, www.songviet.com

3, 5, 6, 8, 13. Jhumpa Lahiri, Người dịch bệnh, Nxb Lao động, Hà Nội, 2004.

4, 7, 9, 10, 11, 12, 14, 15, 16, 17. Jhumpa Lahiri, Vùng đất lạ, Nxb Văn hóa Sài Gòn, 2009.

           18. Nguyễn Hưng Quốc, Giải lãnh thổ hóa trong văn học Việt Nam, www.tienve.org

Nguồn: Tạp chí VHNT số 332, tháng 2-2012

 

Cùng chủ đề