logo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Thư ngỏ
    • Khái quát về Trung tâm
    • Nhân lực Trung tâm
      • Thành viên Trung tâm
      • Cộng tác viên
    • Giới thiệu Khoa Văn hóa học
      • Khái quát về Khoa
      • Nhân lực của Khoa
  • Tin tức
    • Tin nhà (Trung tâm)
    • Tin ngành
    • Tin liên quan
  • Đào tạo - Huấn luyện
    • Các chương trình
    • Tổ chức và Hiệu quả
    • Đào tạo ở Khoa VHH
      • Chương trình đào tạo
      • Kết quả đào tạo
  • Nghiên cứu
    • Lý luận văn hóa học
      • LLVHH: Những vấn đề chung
      • VHH: Phương pháp nghiên cứu
      • VHH: Các trường phái - trào lưu
      • Loại hình và phổ quát văn hóa
      • Các bình diện của văn hóa
      • Văn hóa học so sánh
      • Vũ trụ quan phương Đông
      • Văn hóa và phát triển
      • VHH và các khoa học giáp ranh
    • Văn hóa Việt Nam
      • VHVN: Những vấn đề chung
      • Văn hóa cổ-trung đại ở Viêt Nam
      • Văn hóa các dân tộc thiểu số
      • Văn hóa Nam Bộ
      • Văn hóa nhận thức
      • Văn hóa tổ chức đời sống tập thể
      • Văn hóa tổ chức đời sống cá nhân
      • Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
      • Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội
    • Văn hóa thế giới
      • VH Phương Đông: Những vấn đề chung
      • VH Phương Tây: Những vấn đề chung
      • Quan hệ văn hóa Đông - Tây
      • Văn hóa Trung Hoa và Đông Bắc Á
      • Văn hóa Đông Nam Á
      • Văn hóa Nam Á và Tây Nam Á
      • Văn hóa châu Âu
      • Văn hóa châu Mỹ
      • Văn hóa châu Phi và châu Úc
    • Văn hóa học ứng dụng
      • VHƯD: Những vấn đề chung
      • VHH nghệ thuật
      • Văn hóa đại chúng
      • Văn hóa giao tiếp
      • Văn hóa du lịch
      • Văn hóa đô thị
      • Văn hóa kinh tế
      • Văn hóa quản trị
      • Văn hóa giáo dục - khoa học
    • Tài liệu phổ cập VHH
      • Văn hóa Việt Nam
      • Văn hóa thế giới
      • VHH ứng dụng
    • Tài liệu tiếng nước ngoài
      • Theory of Culturology
      • Vietnamese Culture
      • Applied Culturology
      • Other Cultures
      • 中文
      • Pусский язык
    • Thư Viện Số (Sách - Ảnh - Video)
      • Tủ sách Văn hoá học
      • Thư viện ảnh
      • Thư viện video
    • Các nhà văn hóa học nổi tiếng
  • Tiện ích
    • Dịch vụ Văn hóa học
    • Dịch vụ ngoài VHH
    • Trợ giúp vi tính
    • Từ điển Văn hóa học
    • Thư viện TT và Khoa
    • Tổng mục lục website
    • Tủ sách VHH Sài Gòn
    • Giải đáp thắc mắc
  • Thư giãn VHH
    • Văn chương Việt Nam
    • Văn chương nước ngoài
    • Nghệ thuật Việt Nam
    • Nghệ thuật thế giới
    • Hình ảnh vui
    • Video vui
  • Diễn đàn
  • Liên hệ
  • Trang chủ
  • Nghiên cứu
  • Thư Viện Số (Sách - Ảnh - Video)
  • Tủ sách Văn hoá học
  • Tù sách VHH Sài Gòn
Tuesday, 07 May 2013 09:03

Trần Ngọc Thêm. Những vấn đề văn hóa học lý luận và ứng dụng

Người post bài:  TT VHH

 

TRẦN NGỌC THÊM. NHỮNG VẤN ĐỀ
VĂN HÓA HỌC LÝ LUẬN VÀ ỨNG DỤNG

 

VHHLL&UD-0TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH & NV – ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

TRUNG TÂM VĂN HÓA HỌC LÝ LUẬN VÀ ỨNG DỤNG

TỦ SÁCH VĂN HÓA HỌC SÀI GÒN

GS.TSKH. TRẦN NGỌC THÊM

 NHỮNG VẤN ĐỀ VĂN HÓA HỌC LÝ LUẬN VÀ ỨNG DỤNG

 Tổ chức bản thảo: ThS. NGUYỄN THỊ TUYẾT NGÂN

Nxb Văn hóa - Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh, 2013

 Sách dày 675 tr., Giá bìa: 200.000đ

VHHLL&UD-1a

 LỜI TÁC GIẢ

Cuốn sách mà độc giả đang cầm trên tay gồm bốn chương, chia theo hai cặp vấn đề “lý luận” - “ứng dụng” và “Việt Nam” - “thế giới”.

 Tất nhiên, hai cặp vấn đề này không đối lập mà đan xen vào nhau. Những vấn đề văn hóa học lý luận và ứng dụng sẽ được khảo sát trên tư liệu Việt Nam hoặc thế giới; ngược lại, những vấn đề văn hóa Việt Nam và thế giới sẽ được tiếp cận nghiên cứu từ lý luận và nhằm mục tiêu ứng dụng. Song, khi nói đến “văn hóa học lý luận” và “văn hóa học ứng dụng” thì tính chất lý luận hay ứng dụng là mục tiêu nổi trội, còn Việt Nam hay thế giới chỉ là chất liệu có tác dụng minh họa. Và khi nói đến văn hóa Việt Nam hay thế giới thì việc giải quyết những vấn đề đặt ra trong các nền văn hóa cụ thể mới là nhiệm vụ chính; còn lý luận chỉ là phương tiện, ứng dụng chỉ là hệ quả. Do vậy mà nội dung của bốn chương vẫn không chồng chéo lên nhau mà gắn bó chặt chẽ với nhau và bổ sung cho nhau.

 Chương Một bàn về NHỮNG VẤN ĐỀ VĂN HÓA HỌC LÝ LUẬN với ba nội dung: (1) Trình bày quan niệm của tác giả về hệ thống khái niệm cơ bản sử dụng trong văn hóa học (như văn hóa, nhận diện văn hóa, cấu trúc của văn hóa, giá trị văn hóa, tính cách văn hóa, bản sắc văn hóa; quan hệ giữa văn hóa với những khái niệm liên quan...); (2) Giới thiệu những phương pháp cơ bản mà tác giả sử dụng để nghiên cứu văn hóa (như phương pháp hệ thống - loại hình, phương pháp định vị K-C-T, cách vận dụng phương pháp ngôn ngữ học trong nghiên cứu văn hóa, bình luận về quan hệ giữa các phương pháp định tính và định lượng, lý thuyết và thực nghiệm trong nghiên cứu văn hóa...); (3) Một số vấn đề lý luận văn hóa học cụ thể (như triết lý âm dương, văn hóa biểu tượng, văn hóa biển đảo, văn hóa nước...) và đóng góp của cái nhìn văn hóa học trong lý luận về khoa học xã hội nói chung và khoa học xã hội ở Việt Nam nói riêng.

 Chương Hai bàn về NHỮNG VẤN ĐỀ VĂN HÓA VIỆT NAM, đề cập đến: (1) Bản sắc và tính cách văn hóa Việt Nam (bản sắc Việt Nam, tính cách người Hà Nội, tính cách văn hóa Tây Nam Bộ...); (2) Những vấn đề quan trọng và thời sự của văn hóa Việt Nam (văn hóa thực vật, văn hóa ẩm thực, văn hóa biển đảo...); (3) Những vấn đề văn hóa Việt Nam hiện đại trong thời gian và trong không gian (quá trình hòa nhập văn hóa trước và sau thống nhất đất nước; vấn đề văn hóa dân tộc trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài).

 Chương Ba bàn về NHỮNG VẤN ĐỀ VĂN HÓA THẾ GIỚI, tập trung vào khu vực Đông Bắc Á với các nội dung: (1) Sự phát triển của Đông Bắc Á từ góc nhìn lý thuyết hệ thống - loại hình; (2) Văn hóa Korea từ góc nhìn lý thuyết hệ thống - loại hình (trong quan hệ với Việt Nam, trong tiến trình phát triển...); (3) Văn hóa Nhật Bản trong quan hệ với Korea (ảnh hưởng của Korea và lục địa trong cội nguồn văn hóa Nhật Bản, cuộc chiến Nhật-Hàn 1592-1598...); (4) Văn hóa Trung Hoa từ góc nhìn lý thuyết hệ thống - loại hình (các vùng miền văn hóa Trung Hoa, vấn đề dân tộc và quốc tế trong văn hóa Trung Hoa nhìn từ chủ nghĩa tam dân và loại hình văn hóa).

 Chương Bốn bàn về NHỮNG VẤN ĐỀ VĂN HÓA HỌC ỨNG DỤNG, đề cập đến: (1) Vấn đề văn hóa và phát triển (văn hóa và an ninh con người, bảo tồn và phát triển ngôn ngữ cùng văn hóa trong kỷ nguyên toàn cầu hóa); (2) Vấn đề văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân; (3) Một số vấn đề văn hóa cụ thể (văn hóa tôn giáo, văn hóa tiết kiệm, văn hóa tình dục, văn hóa hôn nhân xuyên quốc gia, văn hóa trà).

 Bốn chương vừa nêu bao gồm tất cả 37 mục (đánh số La-mã), được xây dựng trên cơ sở 32 bài viết đã công bố và 11 bài viết chưa công bố.

 Trong số 11 bài viết chưa công bố thì tám bài là những báo cáo đã trình bày tại các hội nghị hội thảo khoa học trong và ngoài nước chưa in toàn văn; ba bài còn lại là những bài nói chuyện hoặc bài viết hoàn toàn chưa công bố.

Trong số 32 bài viết đã công bố thì có ba bài được in lại nguyên văn, 29 bài còn lại đều được sửa chữa, bổ sung rồi tổng hợp hai-ba bài lại thành một mục, hoặc ngược lại, chia tách một bài thành hai ba mục khác nhau.

 Như thế, trên cơ sở các bài viết về văn hóa và văn hóa học, tác giả và người tổ chức bản thảo đã bỏ nhiều công sức để tạo nên một cuốn sách hướng tới bố cục hợp lý, với nội dung cập nhật và không trùng lặp, phương pháp tiếp cận nhất quán, hệ thống thuật ngữ và hình thức trình bày thống nhất. 43 bài đã sử dụng để xây dựng cuốn sách này là kết quả sự chọn lọc kỹ càng từ gần 100 bài viết (dung lượng khoảng trên 1.000 trang A4). Công việc tổ chức bản thảo rất nặng nhọc này do Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng đảm nhiệm.

 Có thể xem cuốn sách này là sự tổng kết sơ bộ giai đoạn 22 năm nghiên cứu văn hóa và văn hóa học của tác giả (1990-2012). Năm Nhâm Thìn 2012 cũng đánh dấu mốc tác giả bước sang tuổi 60 và một năm hoạt động của Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng.

 Nhân dịp này, tác giả xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học trong Hội đồng duyệt sách của “Tủ sách văn hóa học Sài Gòn” – những đồng nghiệp đã cùng sát cánh với tác giả trong những ý tưởng và trong các hoạt động xây dựng ngành văn hóa học, khoa văn hóa học thuộc Trường Đại học KHXH & NV – ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh trong những năm qua và Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng hiện nay.

 Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Công ty Cổ Phần Công Nghệ DTT (http://dtt.vn, trụ sở chính tại Hà Nội) và Công ty cổ phần đầu tư An Phát (http://anphatcorp.vn, trụ sở tại Hà Nội) đã rất quan tâm tới việc bảo tồn và phát triển văn hóa mà góp phần tài trợ cho công việc xây dựng bản thảo cuốn sách.

 Cuốn sách chắc chắn khó có thể tránh khỏi hết các sai sót và khiếm khuyết, bởi vậy, tác giả và Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng mong muốn nhận được những ý kiến trao đổi, góp ý của độc giả. Mọi ý kiến xin gửi về địa chỉ: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it., This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it., hoặc hộp thư trên website http://vanhoahoc.vn của Trung tâm.

 Tháng 9-2012

 TÁC GIẢ

MỤC LỤC

LỜI TÁC GIẢ

Chương Một: NHỮNG VẤN ĐỀ VĂN HÓA HỌC LÝ LUẬN

I- KHÁI LUẬN VỀ VĂN HÓA

1. Khái niệm văn hóa

2. Văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần

3. Định nghĩa văn hóa, các đặc trưng và chức năng của văn hóa

4. Cấu trúc của văn hóa

II- NGÔN NGỮ CỦA VĂN HÓA VÀ ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA CỦA NGÔN NGỮ

1. Quan hệ giữa văn hóa với ngôn ngữ và việc nghiên cứu nó

2. Ngôn ngữ của văn hóa

3. Đặc trưng văn hóa của một số hiện tượng ngôn ngữ

III- PHƯƠNG PHÁP HỆ THỐNG - LOẠI HÌNH TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HÓA

1. Phương pháp hệ thống - loại hình

2. Hai loại hình văn hóa trọng tĩnh và trọng động

3. Loại hình văn hóa trung gian

IV- GIÁ TRỊ VĂN HÓA, TÍNH CÁCH VĂN HÓA VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Giá trị và giá trị văn hóa

2. Tính cách và tính cách văn hóa

3. Phương pháp nghiên cứu hệ giá trị văn hóa

V- VĂN HÓA BIỂU TƯỢNG: TRƯỜNG HỢP CHỮ VẠN VÀ BÁNH XE

1. Từ biểu tượng chữ vạn và chữ thập...

2. ...đến biểu tượng bánh xe

3. Chiều quay của chữ vạn ở Trung Hoa và Việt Nam

VI- NGUỒN GỐC ĐÔNG NAM Á CỦA TRIẾT LÝ ÂM DƯƠNG

1. Con đường xác định nguồn gốc của triết lý âm dương

2. “Mẹ-cha” và “đất-trời” – cơ sở của triết lý âm dương

3. Triết lý âm dương và tính cách người Việt

VII- VĂN HÓA BIỂN ĐẢO VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU VĂN HÓA BIỂN ĐẢO

1. Văn hóa biển và văn hóa biển đảo

2. Phương pháp luận nghiên cứu văn hóa biển đảo

VIII- NƯỚC, VĂN HÓA VÀ HỘI NHẬP

1. Từ nước đến văn hóa

2. Văn hóa tận dụng nước

3. Văn hóa đối phó với nước

4. Văn hóa lưu luyến nước

5. Văn hóa sùng bái nước

6. Hội nhập nước và hội nhập văn hóa

7. Hội nhập trong tương quan giữa hai loại hình văn hóa nước và văn hóa lửa

IX- NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI TRONG THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA HỌC

1. Những vấn đề thế giới đương đại đặt ra cho KHXH

2. Nguyên nhân sự bất cập của KHXH

3. Những vấn đề KHXH tự đặt ra cho mình trong bối cảnh thời hội nhập

4. Những vấn đề riêng của KHXH ở Việt Nam và các quốc gia tương tự

Chương Hai: NHỮNG VẤN ĐỀ VĂN HÓA VIỆT NAM

I- BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT NAM VÀ HỆ GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG

1. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam

2. Hệ đặc trưng bản sắc của văn hóa truyền thống Việt Nam

3. Phương hướng chuyển đổi hệ giá trị của văn hóa truyền thống Việt Nam

4. Bốn phi giá trị cần thay thế cấp bách

5. Vai trò của giá trị văn hóa Nam Bộ trong sự chuyển đổi hệ giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam

II- TÍNH CÁCH NGƯỜI HÀ NỘI: QUÁ KHỨ VÀ HIỆN TẠI

1. Khái niệm, tư liệu, phương pháp

2. Khung cấu trúc tính cách người Hà Nội

3. Tính cách người Hà Nội trong quá khứ

4. Tính cách người Hà Nội trong hiện tại

III- TÍNH CÁCH VĂN HÓA TÂY NAM BỘ NHƯ MỘT HỆ THỐNG

1. Tây Nam Bộ trong hệ thống phân vùng văn hóa Việt Nam

2. Nguồn gốc tính cách văn hóa Tây Nam Bộ

3. Các đặc trưng tính cách

4. Các quan hệ hệ thống

IV- VĂN HÓA THỰC VẬT Ở VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á

1. Văn minh cây cỏ

2. Văn minh tre gỗ

3. Ảnh hưởng của thực vật trong đời sống tinh thần

V- ẨM THỰC VÀ ẨM THỰC VIỆT NAM TỪ GÓC NHÌN TRIẾT LÝ ÂM DƯƠNG

1. Tiếp cận Đông-Tây trong lĩnh vực ẩm thực và y dược

2. Triết lý âm dương trong ẩm thực

3. Sự cân bằng âm dương trong ẩm thực Việt Nam

VI- VĂN HÓA BIỂN ĐẢO Ở VIỆT NAM

1. Văn hóa biển ở Việt Nam nhìn từ chủ thể và trong thời gian

2. Văn hóa biển ở Việt Nam nhìn trong không gian

3. Văn hóa biển ở Việt Nam xét về mặt định lượng

4. Đánh giá chung về văn hóa biển ở Việt Nam

5. Văn hóa biển đảo ở Khánh Hòa

VII- QUÁ TRÌNH HÒA NHẬP VĂN HÓA Ở VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC 1975

1. Chia cắt và hòa nhập

2. Những khác biệt văn hóa vốn có và những khác biệt văn hóa phát sinh

3. Hòa nhập văn hóa ở Việt Nam trước và sau thống nhất đất nước

VIII- NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI VỚI VIỆC BẢO TỒN VÀ TRUYỀN BÁ VĂN HÓA DÂN TỘC

1. Người Việt Nam ở nước ngoài với việc bảo tồn văn hóa dân tộc

2. Người Việt Nam ở nước ngoài với việc truyền bá văn hóa dân tộc

3. Các hoạt động hỗ trợ của Nhà nước và những đề xuất

Chương Ba: NHỮNG VẤN ĐỀ VĂN HÓA THẾ GIỚI

I- SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐÔNG Á TỪ GÓC NHÌN HỆ THỐNG - LOẠI HÌNH VĂN HÓA (SO SÁNH VỚI VIỆT NAM)

1. Khái niệm “Đông Á”

2. Tính trung gian của văn hóa Đông Á

3. Loại hình văn hóa là khái niệm “cần” cho việc lý giải sự phát triển của Đông Á

4. Loại hình văn hóa là khái niệm “đủ” cho việc lý giải sự phát triển của Đông Á

II- VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ KOREA TỪ GÓC NHÌN HỆ THỐNG - LOẠI HÌNH TRONG PHỐI CẢNH ĐÔNG Á

1. So sánh Việt Nam và Korea theo địa văn hóa

2. So sánh văn hóa Việt Nam và Korea theo hệ tọa độ

3. So sánh văn hóa Việt Nam và Korea theo loại hình

4. So sánh Việt Nam và Korea theo các nhân tố chi phối nguồn gốc văn hóa

5. Văn hóa Việt Nam và Korea: dị biệt và tương đồng

6. Quan hệ lâu đời và mật thiết

7. Quan hệ hiệu quả

III- VAI TRÒ CỦA TÍNH CÁCH DÂN TỘC TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở HÀN QUỐC (SO SÁNH VỚI VIỆT NAM)

1. Tính cách người Hàn

2. So sánh tính cách Hàn và tính cách Việt Nam

3. Ảnh hưởng của tính cách đến tiến trình phát triển đô thị

IV- VAI TRÒ CỦA CHỦ NGHĨA GIA ĐÌNH Ở KOREA: TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HỘI NHẬP

1. Khái niệm “Chủ nghĩa gia đình”

2. Truyền thống gia đình ở Korea

3. Tính tôn ty – sản phẩm của chủ nghĩa gia đình

4. Chủ nghĩa hội đoàn

5. Chủ nghĩa tập thể

6. Những ưu điểm và hạn chế của chủ nghĩa gia đình Korea trong tiến trình hội nhập

V- HUYỀN THOẠI LẬP QUỐC CỦA KOREA VÀ VIỆT NAM NHÌN TỪ PHƯƠNG PHÁP HỆ THỐNG - LOẠI HÌNH

1. Huyền thoại lập quốc Dangun

2. Cơ sở triết lý trong huyền thoại lập quốc Dangun

3. Huyền thoại lập quốc của Korea và Việt Nam

4. Huyền thoại Thiên tử và huyền thoại Noãn sinh

VI- QUỐC HIỆU VÀ TÊN GỌI KOREA QUA CÁC THỜI ĐẠI

1. Quốc hiệu “Joseon” (Triều Tiên) và những tên gọi liên quan

2. Quốc hiệu “Goryeo” (Cao Ly) và những tên gọi liên quan

3. Quốc hiệu “Hankuk” (Hàn Quốc)

4. Tên gọi “Dongi” (Đông Di)

VII- ẢNH HƯỞNG KOREA VÀ LỤC ĐỊA TRONG CỘI NGUỒN VĂN HÓA NHẬT BẢN

1. Ngựa, kiếm và những cuộc chinh phục

2. Đá, lăng mộ và đạo Saman

3. Chiếc gương đồng và ảnh hưởng của nó trong văn hóa Nhật Bản

4. Chữ viết và Nho giáo

5. Nghệ thuật và Phật giáo

6. Các lĩnh vực khác

VIII- CUỘC CHIẾN NHẬT-HÀN 1592-1598 VỚI HAI GƯƠNG MẶT YI SUN-SIN VÀ HIDEYOSHI QUA LĂNG KÍNH SO SÁNH VĂN HÓA

1. Hideyoshi và cuộc tấn công Korea năm 1592

2. Yi Sun-sin, Quy thuyền, và cuộc chiến tranh tự vệ 1592-1598

3. So sánh văn hóa

IX- TRUNG HOA LỤC ĐỊA TRONG CÁI NHÌN ĐỊA VĂN HÓA VÀ QUAN HỆ CỦA NÓ VỚI VIỆT NAM VÀ ĐÀI LOAN

1. Mô hình phân vùng văn hóa Trung Hoa

2. Các vùng văn hóa Trung Hoa

3. Cái nhìn tổng thể về địa văn hóa Trung Hoa

4. Trung Hoa Lục địa trong cái nhìn so sánh văn hóa với Việt Nam và Đài Loan

X- VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ QUỐC TẾ TRONG VĂN HÓA TRUNG HOA NHÌN TỪ CHỦ NGHĨA TAM DÂN VÀ LOẠI HÌNH VĂN HÓA

1. Hình dung vô thức về vị trí trung gian của văn hóa Trung Hoa

2. Trung Quốc với chủ nghĩa dân tộc, quốc tộc

3. Trung Quốc với chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thế giới

4. Chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa thế giới: cái đòn tre và tấm vé số

5. Con đường từ gia tộc đến quốc tộc

Chương Bốn: NHỮNG VẤN ĐỀ VĂN HÓA HỌC ỨNG DỤNG

I- VĂN HÓA VÀ AN NINH CON NGƯỜI

1. Con người, văn hóa và sự xâm phạm

2. Khái niệm “an ninh con người” và “an ninh văn hóa”

3. An ninh văn hóa dạng tiêu cực, thụ động

4. An ninh văn hóa dạng tích cực, thụ động

5. An ninh văn hóa dạng tích cực, chủ động

II- BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CÙNG VĂN HÓA TRONG KỶ NGUYÊN TOÀN CẦU HÓA

1. Bối cảnh toàn cầu hóa văn hóa và ngôn ngữ

2. Những quy luật chi phối toàn cầu hóa văn hóa và ngôn ngữ

III- VĂN HÓA KINH DOANH VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

1. Kinh tế, kinh doanh và văn hóa

2. Văn hóa doanh nghiệp: định nghĩa, đặc trưng, chức năng, cấu trúc

3. Loại hình văn hóa kinh doanh

4. Một số vấn đề về xây dựng văn hóa doanh nghiệp

5. Quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp

IV- VĂN HÓA DOANH NHÂN

1. Doanh nhân và những ngộ nhận về doanh nhân

2. Sự hình thành “doanh nhân văn hóa”

3. Khái niệm “văn hóa doanh nhân”

V- VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1. Cơ sở lý luận

2. Thực trạng và nguyên nhân

3. Hướng khắc phục

VI- VĂN HÓA TÔN GIÁO: NHẬN DIỆN CÁC KHÁI NIỆM

1. Ba giải pháp xử lý quan hệ giữa hai thuật ngữ “tôn giáo” và “tín ngưỡng”

2. Tôn giáo, tín ngưỡng và mê tín

3. Những khía cạnh thực tiễn của tôn giáo, mê tín và văn hóa

VII- VĂN HÓA TIẾT KIỆM (trường hợp Việt Nam)

1. Từ việc tổ chức sinh nhật đến chuyện tiết kiệm

2. Phân biệt “tiết kiệm” với “lãng phí” và “hà tiện”

3. Chỗ bất cập trong cuộc vận động thực hành tiết kiệm hiện nay

4. Nhu cầu khôi phục truyền thống văn hóa tiết kiệm

VIII- VĂN HÓA TÌNH DỤC VÀ VẤN ĐỀ “TÌNH DỤC THOÁNG" Ở VIỆT NAM

1. Văn hóa tình dục và “tình dục thoáng”

2. Hôn nhân và tình dục ngoài hôn nhân

3. Tình dục ngoài hôn nhân ở Việt Nam hiện nay

4. Giải pháp cho tuổi học đường

IX- QUAN HỆ HÔN NHÂN VIỆT - HÀN TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA HỌC

1. Thực trạng hôn nhân quốc tế Việt-Hàn

2. Nguyên nhân việc đàn ông nông thôn Hàn Quốc có nhu cầu lấy vợ nước ngoài cao bất thường

3. Nguyên nhân việc phụ nữ Việt Nam ở vùng Tây Nam Bộ được lựa chọn

4. Nguyên nhân việc phụ nữ Tây Nam Bộ chấp nhận ra đi ồ ạt

5. Nguyên nhân hiện tượng tỷ lệ bất hạnh cao

6. Giải pháp và triển vọng

X- CHÈ VÀ VĂN HÓA TRÀ

1. Nguồn gốc cây chè và việc dùng chè

2. Quá trình truyền bá và phát triển kỹ thuật chế biến chè

3. Các loại chè/trà và công dụng của trà

4. Nghệ thuật uống trà ở Trung Quốc và Nhật Bản

5. Nghệ thuật uống trà ở Việt Nam

6. Trà trong thế giới hiện đại

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Các loại giá trị văn hóa theo ba bình diện

Bảng 2: So sánh các khái niệm văn hóa, văn minh, văn hiến, văn vật

Bảng 3: Quá trình hình thành văn hóa và văn minh

Bảng 4: Cấu trúc văn hóa theo hoạt động

Bảng 5: Các ứng dụng của Ngũ hành

Bảng 6: Cấu trúc ngữ pháp của truyện “Nữ Oa - Tứ Tượng”

Bảng 7: Cấu trúc ngữ pháp của truyện “Trí khôn”

Bảng 8: Độ ổn định của các đơn vị ngôn ngữ trong tiếng Việt và các ngôn ngữ phương Tây

Bảng 9: Độ ổn định của các đơn vị ngôn ngữ và đơn vị tổ chức xã hội Việt Nam và phương Tây

Bảng 10: Cấu trúc văn hóa dưới góc độ hoạt động

Bảng 11: So sánh tư duy phương Đông và phương Tây

Bảng 12: Đặc trưng của loại hình văn hóa trung gian trọng thế tục

Bảng 13: Hệ tính cách văn hóa và các khái niệm liên quan

Bảng 14: Phương pháp hệ thống - loại hình với thủ pháp “năm định”

Bảng 15: Ba vị trí trên hai thang độ so sánh cúa các đặc trưng “nguyên tắc” và “linh hoạt”

Bảng 16: Các hình thức hội nhập và đặc tính của chúng

Bảng 17: So sánh văn hóa nước và lửa

Bảng 18: Các đặc trưng của KHXH trong so sánh với KHTN và công nghệ

Bảng 19: Tên gọi các nhóm ngành KHXH ở một số quốc gia

Bảng 20: Tiêu chí phân loại các ngành KHXH

Bảng 21: Kết quả xếp loại một số ngành KHXH tiêu biểu

Bảng 22: Hệ thống năm giá trị đặc trưng bản sắc cùng các hệ quả và hậu quả

Bảng 23: Khả năng bao quát của hệ thống năm đặc trưng giá trị

Bảng 24: Hiện trạng và đích đến của văn hóa Việt Nam

Bảng 25: Văn hóa Nam Bộ trong quan hệ với văn hóa truyền thống Việt Nam và phương Tây

Bảng 26: Hệ thống ba miền và tám vùng văn hóa Việt Nam

Bảng 27: Sự khác biệt hệ thống tính cách văn hóa hai vùng Tây và Đông Nam Bộ

Bảng 28: Âm dương chuyển hóa theo ngũ hành

Bảng 29: So sánh phân loại thức ăn theo G. Ohsawa và Herman Aihara

Bảng 30: Hai khu vực địa văn hóa đối lập

Bảng 31: Ba khu vực địa văn hóa

Bảng 32: So sánh nguồn gốc văn hóa Việt Nam và Korea

Bảng 33: Đặc trưng tính cách Korea

Bảng 34: Tính cách Korea so sánh với Việt Nam

Bảng 35: Số giờ làm việc và ngày nghỉ trong năm của công nhân một số nước vào những năm 80

Bảng 36: Các tên gọi Korea phổ biến

Bảng 37: Các tên gọi Korea không phổ biến

Bảng 38: So sánh vai trò của các đơn vị tổ chức xã hội giữa Việt Nam, Trung Hoa và phương Tây

Bảng 39: Nhận diện “an ninh văn hóa”

Bảng 40: Các dạng an ninh văn hóa

Bảng 41: Đặc trưng và chức năng của văn hóa doanh nghiệp

Bảng 42: Cấu trúc văn hóa doanh nghiệp nhìn từ góc độ tĩnh trạng

Bảng 43: Cấu trúc văn hóa doanh nghiệp nhìn theo bề sâu đối chiếu với cấu trúc tĩnh trạng và động thái

Bảng 44: Đặc trưng khu biệt ba loại hình văn hóa kinh doanh

Bảng 45: Quy luật bảo tồn và phát triển văn hóa

Bảng 46: So sánh văn hóa doanh nhân với văn hóa kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp

Bảng 47: Các cách tạo thuật ngữ mới

Bảng 48: Thuộc tính của một số tôn giáo, niềm tin

Bảng 49: Số visa cư trú dạng F2 do Hàn Quốc cấp cho người Việt Nam từ 2000-2007

Bảng 50: Thực trạng hôn nhân quốc tế Việt-Hàn

 

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Quan hệ bộ ba “tự nhiên - con người - văn hóa”

Hình 2: Sơ đồ quá trình hình thành và di cư của các chủng người trên thế giới

Hình 3: Nhận diện khái niệm văn hóa

Hình 4: Nhận diện văn hóa

Hình 5: Hệ toạ độ văn hóa

Hình 6: (1) Hệ thống; (2) Các thành tố; (3) Cấu trúc

Hình 7: (1) Mô hình ánh xạ; (2) Ánh xạ giữa hình phẳng và hình trụ, hình khối, hình cầu

Hình 8: Các vùng văn hóa ứng với các loại hình và tiểu loại hình: (1) Trọng tĩnh; (2) Trọng động; (3a) Trung gian trọng tâm linh; (3b) Trung gian trọng thế tục

Hình 9: Ký hiệu và giá trị

Hình 10: Mối quan hệ giữa bản sắc văn hóa, hệ tính cách văn hóa và hệ giá trị văn hóa

Hình 11: Mô hình phổ quát văn hóa về “tính biến đổi” và “tính ổn định”

Hình 12: (1) Hình chữ thập ở Suse khoảng 3.000 năm trCN; (2) Hình chữ thập thần bí chạm đá đầu CN; (3) Con cá và chữ thập biểu tượng cho chúa Jesu tk. IV-V

Hình 13: (1) Hà Đồ; (2) Giải mã Hà Đồ; (3) Lạc Thư; (4) Hình chữ thập gập trên đồ gốm đất nung ở Lưỡng Hà khoảng 5.000 năm trCN

Hình 14: Chữ “vạn” qua các kiểu chữ Hán

Hình 15: (1) Sauvastika (chữ vạn thuận chiều kim đồng hồ); (2) Swavastika (chữ vạn ngược chiều kim đồng hồ); (3) Chữ thập ngoặc (luôn ngược chiều kim đồng hồ)

Hình 16: Chiều chuyển động ngược kim đồng hồ trên: (1) Vỏ ốc; (2) Vân hoa tay; (3) Trống đống; (4) Lễ đâm trâu

Hình 17: Hình cá mặt người và đôi cá đối nhau

Hình 18: Hai chữ “âm” - “dương” qua các kiểu văn tự

Hình 19: Quá trình hình thành cặp khái niệm âm dương

Hình 20: (1) Miếu Quan Công (“chùa Ông”); (2) Miếu Thiên Hậu (“chùa Bà”)

Hình 21: (1) Cối Kh’mer; (2) Hình tròn-vuông trên trống Thôn Mống và vuông- tròn trên mặt trống Yên Bồng

Hình 22: GS. Akifumi Iwabuchi và một số công trình về Nhân học biển và Văn hóa học biển

Hình 23: Định nghĩa văn hóa biển

Hình 24: (1) Xuồng đi biển Indonesia xưa với bộ phận giữ thăng bằng mở rộng ra bên hông; (2) Người đi đánh dậm bên Hồ Tây (Hà Nội); (3) Chiến trường sông nước

Hình 25: (1) Đi cầu; (2) Qua cầu khỉ; (3) Cầu ngói; (4) Rước dâu qua sông

Hình 26: (1) Cọn nước; (2) Đắp đê ở Bắc-Hưng-Hải năm 1958

Hình 27: (1) Nhà sàn trên trống đồng Ngọc Lũ; (2) Đình làng Đình Bảng ở Bắc Ninh; (3) Tháp Chăm hình thuyền; (4) Nhà sàn ở Indonesia

Hình 28: (1) Đi cà kheo; (2) Đua bò nước; (3) Leo cầu ùm; (4) Bịt mắt bắt vịt

Hình 29: (1) Cướp cầu; (2) Đua thuyền; (3) Lễ hội té nước

Hình 30: (1) Cầu nguyện trên sông Hằng (Ấn Độ); (2-3) Lễ rước nước trên sông Hồng; (4) Sùng bái Cóc

Hình 31: Sơ đồ tương quan giữa các thành tố và các đặc trưng giá trị bản sắc của văn hóa Việt Nam

Hình 32: (1-2) Văn hóa xứ nóng; (2) Hậu quả sự du nhập văn hóa xứ lạnh

Hình 33: Người Hà Nội

Hình 34: Hệ thống tính cách văn hóa Tây Nam Bộ trong quan hệ với cội nguồn của nó

Hình 35: Một số hình chạm khắc trong trang trí nội thất cung đình Huế với các môtip thực vật

Hình 36: Bản đồ thế giới của C. Ptolemy trong cuốn “Geographia” (khoảng năm 150 sCN) được phục dựng vào tk XV

Hình 37: Địa danh “Cattigara” trên bản đồ Ptolemy

Hình 38: Cattigara trên con đường hồ tiêu nối với Hy Lạp - La Mã

Hình 39: Sơ đồ các khu vực văn hóa biển ở Việt Nam

Hình 40: Biển Thái Bình (khu vực I) và biển Tiền Giang (khu vực IV)

Hình 41: Mô hình “Khánh Hòa - thủ đô biển trong một quốc gia biển tương lai ở khu vực Đông Nam Á”

Hình 42: Bộ đại cán ở cán bộ miền Bắc; khăn đóng áo dài ở nguyên thủ chính quyền miền Nam

Hình 43: Các luồng di cư giữa ba miền ở Việt Nam trong các năm 1984-1989

Hình 44: (1) Sài Gòn ngày 30-4; (2) Tướng Trần Văn Trà và nguyên Tổng thống Dương Văn Minh ngày 2-5-1975

Hình 45: (1-2) Chợ Sài Gòn những ngày đầu tháng 5-1975; (3) Bộ đội miền Bắc trở về nhà với món quà búp bê mua từ Sài Gòn

Hình 46: Một số sách, tạp chí của người Việt Nam ở nước ngoài nghiên cứu nghiệp dư về văn hóa dân tộc

Hình 47: (1) GS. Trần Văn Khê; (2) GS. Nguyễn Thuyết Phong; (3-5) Áp-phích một số phim của các đạo diễn Việt kiều; (6) Phở Việt Nam ở nước ngoài

Hình 48: (1) Philipp Roesler, Phó thủ tướng Đức; (2) Joseph Cao, nghị sĩ Hạ viện Mỹ; (3) Dzung T. Bùi, Phó Chủ tịch tập đoàn IBM; (4) Lương Vĩnh Tước, Phó Chủ tịch cấp cao Tập đoàn Yahoo! toàn cầu; (5) Thúy Vũ, phóng viên Đài truyền hình CBS; (6) Betty Nguyễn, phóng viên Hãng CNN và Đài CBS; (7) Leyna Nguyễn, giải thưởng “Phụ nữ của năm 2011”; (8) Natalie Trần, “Nữ hoàng YouTube”

Hình 49: Đông Á – nơi gặp gỡ của hai kiểu huyền thoại lập quốc

Hình 50: Quan hệ giữa bộ ba chủ nghĩa gia đình, chủ nghĩa hội đoàn và chủ nghĩa tập thể Korea

Hình 51: Dangun và thờ cúng Dangun

Hình 52: (1) Hwanung ở gốc cây chiên đàn; (2) Con gấu nhận tỏi và ngải cứu; (3) Ungnyo và Hwanung; (4) Vị trí núi Backdu

Hình 53: Lăng Dangun ở Bình Nhưỡng

Hình 54: (1) Ngựa tùy táng ở Nhật Bản; (2) Ngựa tùy táng ở Korea; (3-4) Kỵ sĩ dắt ngựa từ thuyền lên đất liền trong mộ ở Kyushu; (5) Hình Bạch Mã tám chân đang bay trong lăng mộ ở Korea

Hình 56: Đồ trang sức bằng đá hình dấu phẩy ở Korea và Nhật Bản

Hình 57: (1) Gương thần ở Nhật Bản; (2) Gương thần ở Việt Nam

Hình 58: (1-2-3) Tượng Quan Âm Paekche; (4-5-6) Tượng Mộng đường Quan Âm

Hình 59: (1) Tượng Phật Di-lặc bằng gỗ ở chùa Horyu-ji; (2) Tượng Phật Di-lặc ở Korea; (3) Tượng Phật Di-lặc ở Bảo tàng Quốc gia Seoul

Hình 60: Tượng Tứ Thiên Vương ở (1) Korea và (2) chùa Horyu-ji; (3) Tượng Daibutsu (Đại Nhật Phật) ở đền Todai-ji tại Nara

Hình 61: (1) Hideyoshi; (2) Ðường tấn công xâm lược Korea

Hình 62: (1) Ðô đốc Yi Sun-sin; (2) Cảnh đóng Quy thuyền; (3) Quy thuyền

Hình 63: Cửu châu

Hình 64: Bảy vùng hành chính Trung Quốc

Hình 65: Mô hình bảy vùng với hai phương khuyết và Mô hình phân vùng văn hóa tổng quát

Hình 66: Bản đồ bảy vùng văn hóa Trung Hoa

Hình 67: Bản đồ ba miền văn hóa Trung Hoa

Hình 68: (1) Khu vực cư trú của các nhóm thổ dân Đài Loan; (2-3) Người thổ dân

Hình 69: Quan hệ bộ bốn “con người - tự nhiên - xã hội - văn hóa”

Hình 70: Mô hình hệ thống an ninh xã hội, con người và văn hóa

Hình 71: Cổ vật Việt Nam tại một cửa hàng ở Seoul

Hình 72: Cấu trúc văn hóa doanh nghiệp nhìn từ góc độ động thái

Hình 73: Cấu trúc văn hóa doanh nghiệp hai tầng

Hình 74: Hình cái cân trong những ngôi mộ cổ ở Egypte

Hình 75: Phân loại các hiện tượng sùng bái

Hình 76: “Thành phố lăng mộ”, ở Thuận An, Thừa Thiên - Huế

Hình 77: (1) Diễu hành tại Seoul chiều 2-6-2011 tưởng niệm bảy cô dâu nước ngoài bị chồng sát hại; (2) Di ảnh của cô dâu Hoàng Thị Nam

Hình 78: (1-2) Quảng cáo hôn nhân Việt-Hàn ở Hàn Quốc; (3) Diễu hành tại Seoul ngày 20-5-2006 yêu cầu hạ các quảng cáo hôn nhân Việt-Hàn

Hình 79: Quảng cáo môi giới hôn nhân ở Việt Nam

Hình 80: (1-2) Chè và cành chè cổ thụ ở Suối Giàng (Yên Bái); (3) Chè cổ thụ trên 100 tuổi ở Yên Bái; (4) Chè cổ thụ ở Đại Từ, Thái Nguyên

Hình 81: (1) Thomas Twining; (2) Thương hiệu trà Twining; (3) Trụ sở công ty trà Twining; (4) Thomas Lipton; (5-6) Thương hiệu trà Lipton

Hình 82: Trà Ô-long

Hình 83: Trà Phổ Nhị (trà Pu-erh)

Hình 84: Ấm Nghi Hưng

Hình 85: Trà cụ và nghi thức trà đạo Chanoyu

Hình 86: (1) Bộ đồ trà thời Lý; (2) Bát trà có hình con vẹt

Hình 87: Một số ấm cổ Việt Nam dùng pha trà Tàu

Hình 88: Trà chén Việt Nam

Hình 89: Sản lượng trà năm 2007 của các nước trên thế giới.

 

Giới thiệu sách:

- Lễ ra mắt Trung tâm Văn hóa học Lý luận & Ứng dụng và Tủ sách văn hóa học Sài Gòn

- Báo Tuổi trẻ và Phụ nữ giới thiệu sách mới của TTVHH

- Bài giới thiệu sách của GS. Ngô Đức Thịnh 

Địa chỉ mua sách:

- Tại Tp. HCM, có thể mua tại:

- Nhà Xuất bản Văn hóa - Văn nghệ: 88-90 đường Ký Con, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1 (mua trực tiếp hoặc qua mạng)

- Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng Trường Đại học KHXH & NV: phòng B010, Trường Đại học KHXH & NV, 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Q1 (dành cho SV, HV, NCS, CB với chiết khấu 10% - đây cũng là nơi duy nhất có chữ ký lưu niệm của tác giả)

- Nhà sách Hà Nội: 245 Nguyễn Thị Minh Khai , Q.1

- Nhà sách FAHASA: 40 Nguyễn Huệ, Quận 1

- Hoặc các nhà sách lớn khác

- Tại Hà Nội, có thể mua tại:

- Tổng công ty Sách Việt Nam: 44 Tràng Tiền

- Hoặc các nhà sách lớn khác

- Tại Đà Nẵng, có thể mua tại:

 - Nhà sách Đà Nẵng: 76-78 Bạch Đằng

- Mua trực tuyến, sách giao tận nhà hoặc qua bưu điện (không thu phí), đăng ký tại:

- Website của Nhà Xuất bản Văn hóa – Văn nghệ Tp.HCM

- Website của Nhà sách phương Nam (Điện thoại: 1900 6656)


Lên trên

Cùng chủ đề

  • Trần Ngọc Thêm. Hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại và con đường tới tương lai

  • Trả lời những phê bình của Nguyễn Thanh Lợi đối với cuốn 'Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ'

  • Trả lời “Những câu hỏi chung quanh cuốn sách Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ”

  • Tủ sách Văn hóa học Sài Gòn xuất bản cuốn "Văn hóa dân gian Raglai ở Khánh Hòa"

  • Ngô Đức Thịnh. Về cuốn sách “Những vấn đề văn hóa học LL&UD”

Thông báo

Tư vấn khoa học và kỹ năng nghiên cứu…

Tủ sách văn hoá học Sài Gòn

  • Thư viện ảnh
  • Thư viện video
  • Tủ sách VHH

Phóng sự ảnh: Toạ đàm khoa học: Xây dựng…

Hình ảnh văn hóa Tết xưa (sưu tầm)

Phóng sự ảnh: Lễ hội truyền thống VHH 2011

Phóng sự ảnh Lễ hội truyền thống VHH 2010

Thành phố Sankt-Peterburg, Nga

Bộ ảnh: Việt Nam quê hương tôi 2

Tranh Bùi Xuân Phái

Bộ tem tượng Phật chùa Tây Phương

Bộ ảnh: Đá cổ Sapa

Bộ ảnh: Phong cảnh thiên nhiên

Bộ ảnh: Việt Nam quê hương tôi

"Biển, đảo Việt Nam - Nguồn cội tự bao đời":…

Con dê trong văn hóa và văn hóa Việt Nam

Văn hóa Tết ở Tp.HCM (Chương trình truyền…

Văn hóa Tp. HCM: Một năm nhìn lại và động…

Phong tục Tết cổ truyền của người Nam Bộ

Bánh tét và Tết phương Nam

Con ngựa trong văn hóa và văn hóa Việt Nam

Điện Biên Phủ - Cuộc chiến giữa hổ và voi

Nhìn lại toàn cảnh thế giới từ 1911-2011…

Tọa độ chết - một bộ phim Xô-Việt xúc động…

Video: Lễ hội dân gian Việt Nam

Văn hoá Việt từ phong tục chúc Tết

Văn hoá Tết Việt qua video

Tết ông Táo từ góc nhìn văn hoá học

“Nếp nhà Hà Nội” trên “Nhịp cầu vàng”: tòa…

Văn hóa Thăng Long - Hà Nội qua video: từ…

Hướng về 1000 năm TL-HN: Xem phim “Tử Cấm…

Hướng về 1000 năm TL-HN: Người Thăng Long…

Phim "Chuyện tử tế" – tập 2 (?!) của “Hà…

Default Image

Hướng về 1000 năm TL-HN: "Chuyện tử tế" -…

Sách “Di sản Ấn Độ trong văn hóa Việt Nam”

Nguyễn Văn Bốn. Tín ngưỡng thờ Mẫu của người…

Sách: Quản lý và khai thác di sản văn hóa…

Hồ Sĩ Quý. Con người và phát triển con người

Alonzo L. Hamby. Khái quát lịch sử Mỹ. Phần 3

Alonzo L. Hamby. Khái quát lịch sử Mỹ. Phần 2

Alonzo L. Hamby. Khái quát lịch sử Mỹ. Phần 1

Hồ Sỹ Quý. Tiến bộ xã hội: một số vấn đề về…

Hồ Sỹ Quý. Về Giá trị và Giá trị Châu Á (Phụ…

Hồ Sỹ Quý. Về Giá trị và Giá trị Châu Á…

Hồ Sĩ Quý. Về Giá trị và Giá trị Châu Á…

Sách: Chuyên đề Văn hoá học

Sách: Một số vấn đề về hệ giá trị Việt Nam…

FitzGerald. Sự bành trướng của Trung Hoa…

Hữu Đạt. Đặc trưng ngôn ngữ và văn hoá giao…

Sống chụ son sao (Tiễn dặn người yêu)

Gs. Mai Ngọc Chừ. Số phận & Tâm linh

Trần Văn Cơ. Những khái niệm ngôn ngữ học…

Đoàn Văn Chúc. Văn hóa học (Phần 3 - hết)

Đoàn Văn Chúc. Văn hóa học (Phần 2)

Các nhà VHH nổi tiếng

Julian Haynes Steward

Wen Yi'duo (Văn Nhất Đa)

Leslie Alvin White

Huang Wen'shan (Hoàng Văn Sơn)

Radcliff-Brown, Alfred Reginald

Sapir, Edward

Margaret Mead

Thăm dò ý kiến

Bạn thích cuốn "Cơ sở văn hoá VN" của tác giả nào nhất?

Chu Xuân Diên - 4.8%
Lê Văn Chưởng - 0.9%
Trần Diễm Thuý - 1%
Trần Ngọc Thêm - 37.4%
Trần Quốc Vượng - 53%
The voting for this poll has ended on: 26 06, 2020

Tổng mục lục website

tong muc luc

Tủ sách VHH Sài Gòn

tu sach VHH SG

Thống kê truy cập

  • Đang online :
  • 552
  • Tổng :
  • 3 7 7 6 2 7 3 0
  • Đại học quốc gia TPHCM
  • Đại học KHXH&NV
  • Tran Ngoc Them
  • T.c Văn hóa-Nghệ thuật
  • Tc VHDG
  • Viện NCCN
  • Khoa Văn hóa học
  • Khoa Đông phương học
  • Phòng QLKH
  • Khoa Việt Nam học
  • Khoa Hàn Quốc học
  • BM Nhật Bản học
  • Khoa Văn học - Ngôn ngữ
  • Khoa triết học
  • Khoa Quan hệ quốc tế
  • Khoa Xã hội học
  • Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa
  • viettems.com
  • myfaifo.com
Previous Next Play Pause

vanhoahoc.vn (các tên miền phụ: vanhoahoc.edu.vn ; vanhoahoc.net)
© Copyright 2007-2015. Bản quyền thuộc Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng, Trường Đại học KHXH & NV - ĐHQG Tp. HCM
ĐT (028) 39104078; Email: ttvanhoahoc@hcmussh.edu.vn; ttvanhoahoc@gmail.com. Giấy phép: số 526/GP-BC, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 27-11-2007
Ghi rõ nguồn vanhoahoc.vn khi phát hành lại các thông tin từ website này.

Website được phát triển bởi Nhà đăng ký tên miền chính thức Việt Nam trực thuộc Trung Tâm Internet VNNIC.

Tủ sách Văn hoá học