Phật giáo Nam tông người Việt ở TP.HCM

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Phật giáo Nam tông người Việt ở TP.HCM

Gửi bàigửi bởi nguyenhoanglai » Thứ 5 10/01/08 23:50

Em cố gắng rút lại, chỉ trong chủ đề Phật giáo thôi, nhưng làm vậy em thấy thiếu 1 một cấp độ, còn đưa cả tôn giáo vào thì em lại thấy quá rộng :cry: , xin thầy cho em một lời khuyên, em cảm thấy hơi bối rối! :
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
nguyenhoanglai
 
Bài viết: 54
Ngày tham gia: Thứ 7 17/11/07 17:18
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Phật giáo Nam tông người Việt ở TP.HCM

Gửi bàigửi bởi nguyenhoanglai » Thứ 6 11/01/08 19:33

Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
HVT học viên: Nguyễn Hoàng Lai
Khóa: 8
Phác thảo sơ bộ kết cấu đề tài
Phần mở đầu:
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Lịch sử vấn đề
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
7. Bố cục
Chương 1
Cơ sở lý luận và quá trình hình thành Phật giáo
I. Khái niệm văn hoá - tôn giáo
II. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển Phật giáo
III. Những đặc điểm của Phật giáo
IV. Phân biệt Phật giáo và một số tôn giáo khác
Chương II
Khái lượt Phật giáo Nam tông ở TP.HCM
I. Khái lược về quá trình du nhập của Phật giáo vào Việt Nam
II. Khác biệt Phật giáo Nam tông và một số tông phái khác ở Việt Nam
III. Khác biệt Phật giáo Nam tông người Việt (Kinh) ở TP.HCM và một số nơi khác

Chương 3
Vị trí – vai trò Phật giáo Nam tông trong cộng đồng người Việt (kinh) ở TP.HCM
I. Tác động của Phật giáo Nam tông t ừ góc độ lễ hội
II. Tác động của Phật giáo Nam tông từ góc độ Nghi thức
III. Tác động của Phật giáo Nam tông từ góc độ triết lý
Kết luận
Đánh giá về hệ giá trị văn hóa Phật giáo Nam tông tác động đến văn hóa người Việt (kinh) ở TP.HCM và Việt Nam.
Xin các anh chị góp ý! :)
Hình đại diện của thành viên
nguyenhoanglai
 
Bài viết: 54
Ngày tham gia: Thứ 7 17/11/07 17:18
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Sửa chữa đề tài

Gửi bàigửi bởi nguyenhoanglai » Thứ 7 12/01/08 22:12

Sau khi được sự góp ý chân tình của thầy và các bạn, em xin sửa chữa lại đề tài nghiên cứu khoa học của mình như sau:
Hình ảnh
Kết cấu đề tài
Phần mở đầu:
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Lịch sử vấn đề
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
7. Bố cục
Chương 1
Cơ sở lý luận và quá trình hình thành Phật giáo Nam tông
I. Khái niệm văn hoá - tôn giáo
II. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển Phật giáo Nam tông
III. Những đặc điểm của Phật giáo Nam tông
IV. Phân biệt Phật giáo và một số giáo phái khác
Chương II
Khái lượt Phật giáo Nam tông Việt Nam ở TP.HCM
I. Khái lược về quá trình du nhập của Phật giáo vào Việt Nam
II. Khác biệt Phật giáo Nam tông người Việt (Kinh) ở TP.HCM và một số nơi khác
III. Khái quát về sự khác biệt của Phật giáo Nam tông trong giai đọan hiện nay so với trước kia

Chương 3
Vị trí – vai trò Phật giáo Nam tông trong cộng đồng người Việt (kinh) ở TP.HCM hiện nay
I. Tác động của Phật giáo Nam tông từ góc độ lễ hội
II. Tác động của Phật giáo Nam tông từ góc độ Nghi thức
III. Tác động của Phật giáo Nam tông từ góc độ triết lý
Kết luận
Đánh giá về hệ giá trị văn hóa Phật giáo Nam tông tác động đến văn hóa người Việt (kinh) ở TP.HCM và Việt Nam.
Hình đại diện của thành viên
nguyenhoanglai
 
Bài viết: 54
Ngày tham gia: Thứ 7 17/11/07 17:18
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Phật giáo Nam tông người Việt ở TP.HCM

Gửi bàigửi bởi nguyenhoanglai » Thứ 4 16/01/08 4:07

Định nghĩa về Phật giáo:
Khi xem xét khái niệm và đưa ra định nghĩa theo bài bản thì phải thực hiện qua sáu bước, và điều đó hết sức cần thiết.
Trước tiên, về khái niệm này có liên quan đến khái niệm tôn giáo cho nên chúng ta sẽ điểm qua khái niệm này, trong từ điển Encartar có đinh nghĩa tôn giáo như sau: “Religion, sacred engagement with that which is believed to be a spiritual reality. Religion is a worldwide phenomenon that has played a part in all human culture and so is a much broader… tạm dịch là: “tôn giáo là niềm tin vào sức mạnh siêu nhiên, thàn thánh; tin vào sự tồn tại cảu linh hồn. Tôn giáo là một hiện tượng rộng khắp thế giới, nó được xem như là một phần của văn hóa nhân lọai cho nên rất phổ biến…”[1]
“ d. 1 hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin và sùng bái những lực lượng siêu tự nhiên, cho rằng có những lực lượng siêu tự nhiên đinh đọat tất cả, con người phải phục tùng và tôn thờ. Tôn giáo nảy sinh rất sớm, từ trong xã hội nguyên thủy. 2.Hệ thống những quan niệm tín ngưỡng một hay những vị thần linh nào đó và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy[2]
"Tôn giáo, đôi khi đồng nghĩa với tín ngưỡng, thường được định nghĩa là niềm tin vào những gì siêu nhiên, thiêng liêng hay thần thánh, cũng như những đạo lý, lễ nghi, tục lệ và tổ chức liên quan đến niềm tin đó. Những ý niệm cơ bản về tôn giáo chia thế giới thành hai phần: thiêng liêng (sacred) và trần tục (profane). Trần tục là những gì bình thường trong cuộc sống con người, còn thiêng liêng là cái siêu nhiên, thần thánh. Đứng trước sự thiêng liêng, con người sử dụng lễ nghi để bày tỏ sự tôn kính, sùng bái và đó chính là cơ sở của tôn giáo. Trong nghĩa tổng quát nhất, có quan điểm đã định nghĩa tôn giáo là kết quả của tất cả các câu trả lời để giải thích nguồn gốc, quan hệ giữa nhân loại và vũ trụ; những câu hỏi về mục đích, ý nghĩa cuối cùng của sự tồn tại. Chính vì thế những tư tưởng tôn giáo thường mang tính triết học. Số tôn giáo được hình thành từ xưa đến nay được xem là vô số, có nhiều hình thức trong những nền văn hóa và quan điểm cá nhân khác nhau. Tuy thế, ngày nay trên thế giới chỉ có một số tôn giáo lớn được nhiều người theo hơn những tôn giáo khác.
Đôi khi từ "tôn giáo" cũng có thể được dùng để chỉ đến những cái gọi đúng hơn là "tổ chức tôn giáo" – một tổ chức gồm nhiều cá nhân ủng hộ việc thờ phụng, thường có tư cách pháp nhân."[3]
Bên cạnh đó đó còn có một số định nghĩa về tôn giáo khác về tôn giáo như trong tác phẩm Chống Dubring Ănghen “mọi tôn giáo đều là bóng phản ánh hư ảo của những lực lượng bên ngòai vào trong đầu óc người. những lực lượng đó ngự trị cuộc sống cá nhân của con người. Trong cái bóng phản ánh đó, những lực lượng thế gian lại mang hình thức những lực lượng siêu thể.”[4]
"Ngoài nghĩa rộng về tôn giáo trên, có nhiều cách sử dụng cũng như nhiều nghĩa của từ "tôn giáo." Một số lối giải thích như sau:
• Một cách định nghĩa, đôi khi được gọi là "lối theo chức năng", định nghĩa tôn giáo là bất cứ hệ thống tín ngưỡng và phong tục nào có chức năng đề cập đến những câu hỏi căn bản về đặc tính loài người, đạo đức, sự chết và sự tồn tại của thần thánh (nếu có). Định nghĩa rộng ngày bao gồm mọi hệ thống tín ngưỡng, kể cả những hệ thống không tin tưởng vào thần thánh nào, những hệ thống đơn thần, những hệ thống đa thần và những hệ thống không đề cập đến vấn đề này vì không có chứng cớ.
• Cách định nghĩa thứ hai, đôi khi được gọi là "lối theo hình thể", định nghĩa tôn giáo là bất cứ hệ thống tín ngưỡng nào xác nhận những điều không thể quan sát một cách khoa học được, và chỉ dựa vào chức trách hay kinh nghiệm với thần thánh. Nghĩa này hẹp hơn phân biệt "tôn giáo" với chủ nghĩa duy lý, chủ nghĩa nhân bản thế tục, thuyết vô thần, triết khách quan và thuyết bất khả tri, vì những hệ thống này không dựa vào chức trách hay kinh nghiệm nhưng dựa vào cách hiểu theo khoa học.
• Cách định nghĩa thứ ba, đôi khi được gọi là "lối theo chứng cớ vật chất", định nghĩa tôn giáo là những tín ngưỡng về nhân quả mà Occam's Razor loại trừ vì chúng chấp nhận những nguyên nhân quá phức tạp để giải thích những chứng cớ vật chất. Theo nghĩa này, những hệ thống không phải là tôn giáo là những hệ thống không tin tưởng vào những nguyên nhân phức tạp hơn cần thiết để giải thích những chứng cớ vật chất. Những người theo quan điểm này tự xưng là "bất tôn giáo", nhưng cũng có người tôn giáo nhìn nhận rằng "tín ngưỡng" và "khoa học" là hai cách hoàn toàn khác nhau để đi đến chân lý. Quan điểm này bị bác bỏ bởi những người xem rằng những giải thích siêu hình là cần thiết để giải thích các hiện tượng tự nhiên một cách căn bản.
• Cách định nghĩa thứ tư, đôi khi được gọi là "lối tổ chức", định nghĩa tôn giáo là các hội đoàn, tín ngưỡng, tổ chức, phong tục, và luật đạo đức chính thức của tất cả các tôn giáo chính có tổ chức. Nghĩa này đặt "tôn giáo" vào một vị trí trái ngược với "tinh thần", cho nên không bao gồm những luận điệu của "tinh thần" về việc tiếp xúc, phục vụ, hay tôn thờ thần thánh. Tuy nhiên, trong nghĩa này tôn giáo và tinh thần không cần phải "được cái này mất cái kia": một người sùng đạo có thể có tinh thần hay không tinh thần, và một người có tinh thần có thể có hay không sùng đạo. Theo tương tự, ta có thể xem "tôn giáo" như là than, củi, hay xăng, và "tinh thần" là ngọn lửa.. "[5]
Đến đây thông qua 4 cách định nghĩa về tôn giáo: "lối theo chức năng", "lối theo hình thể", "lối theo chứng cớ vật chất", và "lối tổ chức". Khi nghiên cứu về Phật giáo, để đưa ra khái niệm về Phật giáo có lẽ chúng ta nên tìm hiểu sơ qua về mục đích của Phật giáo, nguyên lý của đạo Phật là nêu lên nguyên nhân của sự Khổ (dukkha)[6]Và sự diệt khổ cho nên người ta gọi “Phật giáo là tôn giáo của “những người giác ngộ[7]”, dựa trên những lời giáo huấn của đức Phật trong lịch sử Shakyamuni (Thích ca mâu ni- “nhà hiền triết của của người sakyas”)[8]<…> mặc dù một số người cho rằng đây là triết lý chứ không phải là tôn giáo. Đạo Phật có nguồn gốc từ Ấn Độ nhưng suy tàn sau thế kỷ 12 và 13, phổ biến khắp châu Á và sau cùng sang phương Tây. Ở châu Á, đạo Phật còn gọi là Buddha Dhamma (Phật pháp) hoặc “chân lý vĩnh hằng của những người giác ngộ”, ám chỉ cả chân lý về đức Phật tán thành”[9].
Như vậy để đưa ra định nghĩa về Phật giáo (Buddha Dhamma hay tiếng Anh là Buddhism). Trong bài What is Buddhism của hội Phật học miền Bắc châu Úc (What Is Buddhism?The Buddhist Society of Western Australia) trong phần nội dung của bài viết The teaching of Buddha về nội dung Phật giáo, trong cách thức tìm đến sự giác ngộ thì “The Buddha warned strongly against blind faith and encouraged the way of truthful inquiry<…>” tạm dịch là: Đức Phật không tán thành niềm tin mù quán mà khuyến khích tìm con đường thực chứng <…> và thực hành lời dạy của ngài bằng các công án thiền định (luyện tâm đạt đến trạng thái giác ngô)” “applies to the Buddha's own Teachings. They should be considered and inquired into using the clarity of mind born of meditation” và thực hành theo tứ diệu đế đạo “Four Noble Truths” , con đường trung đạo và bát chánh đạo “The Middle Way or Eightfold Path” họ tin vào nghiệp (kamma) và sự tái sinh (rebirth), không tin vào đấng sáng tạo (no creator god) và không có cái gọi là linh hồn vĩnh cữu “The Buddha taught that there is no soul, no essential and permanent core to a living being. Instead, that which we call a 'living being', human or other”[10].
Sau khi tìm hiểu qua một số những khái niệm có liên quan đến khái niệm Phật giáo, tôi xin chọn cách hiểu Phật giáo theo một cách định nghĩa, đôi khi được gọi là "lối theo chức năng" (Buddha Dhamma) hiểu theo cách gọi của Phật giáo Nguyên thủy (Theravàda – Thượng Tọa bộ, ở các nước châu Á như:TháiLan, Miến Điện, …) tán thành. Trước tiên là về ngữ nghĩa Phật giáo, gồm hai từ Buddha (người giác ngộ) + Dhamma (những lời dạy của Phật)[11] như vậy ở đây ta có hiểu Phật giáo là: Những triết thuyết của bậc giác ngộ [tiếng Anh dùng từ Buddhism gồm có buddha(người giác ngộ)+tiếp vĩ ngữ ism(gốc Hy Lạp có nghĩa là chủ thuyết, học thuyết).
Như vậy ta có thể hiểu: Phật giáo là một triết thuyết về sự giác ngộ.
Tiếp đến trên cơ sở đó ta có thể hiểu đạo Phật là: Con đường đưa đến sự giác ngộ.

Ghi chú:
[1] http://encarta.msn.com/encyclopedia_761 ... igion.html.
[2] [Hòang Phê (chủ biên), Từ điển tiếng Việt, Nxb.Đà Nẵng, 2006, trang 1011.
[3] http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4n_g ... ngh.C4.A9a.
[4]Minh chi, Lý thuyết tôn giáo học, Học viện Phật giáo tại Thành phố Hồ Chí Minh (lưu hành nội bộ), không có năm xuất bản, trang 63-64.
[5]http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4n_gi%C3%A1o#.C4.90.E1.BB.8Bnh_ngh.C4.A9a
[6]Theo trong tạng luật (Vinaya pitaka) thì không cho những vị tu sĩ theo truyền thống Theravàda sử dụng tiếng Sanskrit vì tiếng Sanskrit là chỉ giới hạn chủ yếu trong tầng lớp quý tộc, Brahma (Bà-La-Môn) sử dụng là chủ yếu, còn tiếng Pàli là phổ biến cho mọi tầng lớp cho nên Phật giáo truyền thống đã chọn dùng thứ tiếng này, tiếng Pàli còn được gọi là “ngôn ngữ của cộng đồng Phật giáo”, cho nên ở đây chúng tôi sẽ thống nhất dùng tiếng Pàli, trừ những phần trích dẫn nguyên văn.
[7] Phật được phiên âm từ chữ Buddha nghĩa là người giác ngộ, (Đức Phật)[sọan giả Mahà Thera Bửu Chơn, Từ điển Pàli – Việt Nam (thu ngắn), Pl.2521-DL.1976 (lưu hành nội bộ), trang 229.
[8] Từ Sakyamuni – Âm Hán – Việt là Thích Ca Mâu Ni, thật ra Sakya là chỉ dòng tộc, đẳng cấp chiến binh, vua chúa; Muni: có nghĩa là thầy tu, tu sĩ, bậc đại giác.
[9]Rosemary Ellen Guiley (Nguyễn Kiên Trường và nhóm cộng sự dịch), Từ điển Tôn giáo và các thể nghiệm siêu việt, Nxb. Tôn giáo, 2005, trang114-115.
[10] http://www.budsas.org/ebud/ebdha030.htm.
[11] Nguyên nhân của sự khổ theo Phật giáo Ái (Tanha), đây là chi đầu tiên của 12 nhân duyên dẫn đến trạng thái luân hồi.
Hình đại diện của thành viên
nguyenhoanglai
 
Bài viết: 54
Ngày tham gia: Thứ 7 17/11/07 17:18
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Phật giáo Nam tông người Việt ở TP.HCM

Gửi bàigửi bởi nguyenhoanglai » Thứ 2 21/01/08 14:51

(Như lần trước người viết có đi tìm định nghĩa khái niệm Phật giáo, xem ra cũng không phải là đầy đủ lắm, lý ra để đưa ra định nghĩa về Phật giáo thì chúng ta nên dưa trên thao tác vẽ ra sơ đồ cấu trúc thuật giải về phương pháp định nghĩa Phật giáo
Hình ảnh
sau khi vẽ sơ đồ thuật giải về cách định nghĩa phật giáo người viết bổ sung thêm vào cách lựa chọn định nghĩa về Phật giáo của mình:như trong Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên trang290 và 774: Phật giáo = Đạo Phật"tôn giáo ra đời ở Ấn Độ thế kỷ thứ VI TCN, do Thích Ca Mâu Ni Sáng Lập"
trong từ điển online Trung Quốc http://www.51766.com/www/detailhtml/1100251602.html có định nghĩa như sau:佛教
"佛教由古印度的释迦牟尼(被称为佛陀)在西元前6世纪以前建立,与基督教和伊斯兰教并列为世界三大宗教。“佛”(或者佛陀)的意思是觉悟者,而“教”可以理解为宗教或教育,意为佛陀对大众的一种普遍而传承的教育。佛教重视人类心灵的进步和觉悟,人们的一切烦恼(苦)都是有因有缘的" tạm dịch là: "Phật giáo do Thích Ca Mâu Ni (được gọi là Phật Đà)thời cổ Ấn, khoảng thế kỷ thứ sáu trườc công nguyên sáng lập, là tôn giáo có số tin đồ đông thứ 3 thế giợi "Phật"(hoặc là Phật Đà) tức là giác ngộ, và "giáo" giải thích cho tôn giáo hoặc là giáo dục, có nghĩa là lời Phật day. Phật giáo coi trọng sự giác ngô và tiến bộ về tâm linh"
Trong từ điển bách khoa Encarta (http://encarta.msn.com/encyclopedia_761 ... dhism.html ) có định nghĩa như sau:
“Buddhism, a major world religion, founded in northeastern India and based on the teachings of Siddhartha Gautama, who is known as the Buddha, or Enlightened One” tạm hiểu “Phật giáo là một tôn giáo lớn trên thế giới, được hình thành ở miền Nam Ấn bởi Siddartha Gautama (theo Pàli là: siddhattha Gotama Âm Hán – Việt là: Tất Đạt Đa – Cồ Đàm theo người viết), người mà được hiểu là Phật, hoặc là đã giác ngộ”.
Như vậy sau khi điểm qua một số định nghĩa chúng ta có thể thấy có ba xu hướng định nghĩa về Phật giáo:
1. Định nghĩa thiên về người sáng lập.
2. Định nghĩa thiên về triết lý(người viết đã đề cập ở phần trước).
3. Định nghĩa bao gồm cả hai vấn đề trên(nhưng dài dòng, không như một định nghĩa).
Rõ ràng nếu chỉ xét ở góc độ người sáng lập thì định nghĩa sẽ khiếm khuyết, nếu theo ý nghĩa về triết thì không nêu lên được người sáng lập, còn nếu đem cả hai vào thì dài dòng, không như là một định nghĩa. Người viết cố gắng đưa ra một định nghĩa bao gồm cả người sáng lập và triết thuyết một cách ngắn gọn nhất
Theo người viết (đã trình bày ở phần định nghĩa trước) và bổ sung ở phần này đưa ra định nghĩa về Phật giáo cũng quy về với cách định nghĩa tôn giáo “theo lối chức năng” là: Phật giáo là: Những triết thuyết do Siddhattha Gotama khởi xướng về sự giác ngộ.
Còn đạo Phật thì thiên về triết thuyết và thực hành hơn cho nên: đạo Phật là những phương pháp thực hành đưa đến sự giác ngộ.


Tếp theo là bài tập về: Thuật giải Người Việt tiếp nhận Phật giáo
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
nguyenhoanglai
 
Bài viết: 54
Ngày tham gia: Thứ 7 17/11/07 17:18
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Phật giáo Nam tông người Việt ở TP.HCM

Gửi bàigửi bởi lu anh thu » Thứ 4 23/01/08 8:30

Cho mình đóng góp một vài ý kiến trong đề tài ( đã được chỉnh sửa lại) của thầy Lai nhé :P
- Về tên đề tài: có đủ chủ thể, không gian,thời gian nhưng theo mình tên đề tài này có hơi dài quá không? Theo mình,có một vài từ ngữ sau có vẻ chưa ổn lắm :P "văn hoá"-đây đã là một đề tài về văn hoá thì có nhất thiết phải dùng thêm từ này không (trong điều kiện là tên đề tài đã quá dài),"người Việt ở Tp.HCM" -ở tp.HCM người Việt là chủ yếu nên theo mình có thể thay "người Việt" bằng "người dân" hay bằng cụm từ nào tương đương khác (trừ khi bạn muốn nhắm đến một đối tượng không chiếm đa số ở khu vực này, ví dụ "người Hoa ở Tp.HCM", "người Khmer ở Tp.HCM"). Tên đề tài cụ thể là rất tốt nhưng bên cạnh đó, theo mình cũng nên ngắn gọn,súc tích.
Trong bài giảng của thầy Trần Ngọc Thêm, tên đề tài không nên đưa ra dưới dạng luận điểm mà chỉ nên đưa ra chủ đề. Nhưng ở đây,tên đề tài của bạn đã nêu luận điểm.Theo mình,như vậy là không khách quan cho lắm.
-Trong sơ đồ phân tích đề tài, bạn đặt cấp độ 0 là Phật giáo, trong khi đề tài lại thuộc về phạm vi nghiên cứu là văn hoá. Như vậy,liệu có phù hợp không? Nếu đặt như thế thì đề tài của bạn thuộc về Tôn giáo học rồi. Theo mình,cấp độ 0 ở đây phải là một thành tố nào đó thuộc về văn hoá,ví dụ Văn hoá ứng xử với môi trường xã hội chẳng hạn.
Thầy Lai nghĩ thế nào nhỉ? :P
RANDOM_AVATAR
lu anh thu
 
Bài viết: 70
Ngày tham gia: Thứ 4 21/11/07 19:36
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Phật giáo Nam tông người Việt ở TP.HCM

Gửi bàigửi bởi nguyenhoanglai » Thứ 4 23/01/08 11:55

Trước tiên mình xin gửi lời cảm ơn về những ý kiến đóng góp rất hữu ích cho mình! và có lẽ sẽ học hỏi ở bạn được nhiều nếu có dịp trao đổi thường xuyên! :D
Về vấn đề là: Ngành mình ngành VHH và mình cũng cân nhắc rất nhiều, nên chọn đề tài như thế nao? hiện giờ mình còn cảm thấy "có vần đề" ở đề tài của mình!
Thứ nhất khi xem xét một đối tượng tiến cận mình chọn (nếu phân theo cách phân loại của GS.TNT thì việc PGNT du nhập vào Việt Nam đó thuộc vào Văn hoá ứng xử với môi trường xã hội) vấn đề là làm sao nêu bật lên được đối tượng tiếp cân, mới đầu mình chọn "tôn giáo" làm cấp độ 0 (GS. TNT đã la! vì nếu đưa tôn giáo thì qua bên tôn giáo học mà bảo vệ!), vì ngành mình là VHH cho nên phải chọn lại! và bắt đầu từ đâu để xác lập cấp độ 0 và cuối cùng mình chọn đó là Phật Giáo (có nghĩa là văn hoá PGNT)!
Thứ hai là như đã trình bày nó thộc vào tiểu hệ VH ứng xử với môi trường xã hội "giao lưu và tiếp biến văn hoá" điều mà mình muốn trình bày trong đề tài là "xu hướng tiếp nhận văn hoá PGNT như thế nào".
Mình khu biệt trong phạm vi "TPHCM" để chỉ rỏ đối tượng tếp cận chỉ tập trung ở TPHCM.
Một lần nữa mình giới hạn "trong phạm vi người Việt (Kinh), để phân biệt với Khmer (có nhiều nhà nghiên cứu đã lầm lẫn ở điểm này! mình có biết một sự kiên, Phái đoàn Nhật qua thăm và làm việc tại TPHCM, họ muốn nghiên cứ về PGNT người Việt, thế mà có người (không tiện nêu danh tính) lại dẫn họ qua chùa người "Khmer", mình thấy điều này thật "thiếu sót"! sự nhầm lẫm ấy lý ra không nên "xảy ra" đối với một "chuyên gia" nghiên cứu như thế!
Mình suy nghĩ rất nhiều, về cụm từ "trong giai đoạn hiện nay" không cần thiết phải đưa vào" và mình sẽ loại khỏi tên đề tai.
Bạn nói mình nêu ra "luận điểm", mình có xem lại ý nghĩa của từ luận điểm là: ý kiến, quan điểm có tính chất lý luận. TD: Những luận điểm về chiến tranh và hoà bình Việt Nam [Hoàng Phê (chủ biên), 2006, Từ điển tiếng Việt, trang 590]. Và mình nghĩ những vấn đề trong đề tài là mình đưa ra "hướng tiếp cận", chứ không phải là "luận điểm".
Cuối cùng xin cảm ơn bạn đã có những góp ý chân tình! nhờ bạn mà mình lại có dịp xem xét lại "đề tài" một cách chặt chẽ hơn! chào bạn, chúc bạn hạnh phúc.
Hình đại diện của thành viên
nguyenhoanglai
 
Bài viết: 54
Ngày tham gia: Thứ 7 17/11/07 17:18
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Phật giáo Nam tông người Việt ở TP.HCM

Gửi bàigửi bởi lu anh thu » Thứ 4 23/01/08 21:08

Bạn Lai ới ời ơi! Hình như giữa mình và bạn chưa gặp nhau trong cách hiểu khái niệm "luận điểm". Từ bài giảng của thầy, mình hiểu khái niệm này theo cách khác. Như vậy để tránh tranh luận không đúng trọng tâm vấn đề, bạn có thể xem lại bài giảng của thầy trong phần Cách chọn đề tài. Từ những ví dụ so sánh của thầy về đề tài nêu luận điểm và đề tài nêu chủ đề hi vọng bạn sẽ hiểu ý của mình :P
Nếu mình là bạn, mình sẽ đặt tên đề tài là :"Phật giáo Nam tông trong đời sống tinh thần của người Việt ở Tp.HCM". Theo mình đây mới là đề tài nêu chủ đề, được trình bày dưới dạng cụm danh từ.
Bạn nghĩ sao? :P
RANDOM_AVATAR
lu anh thu
 
Bài viết: 70
Ngày tham gia: Thứ 4 21/11/07 19:36
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Phật giáo Nam tông người Việt ở TP.HCM

Gửi bàigửi bởi nguyenhoanglai » Thứ 4 23/01/08 22:18

Mình vừa về! nhận được ý kiến đóng góp của bạn mình mừng quá chừng luôn! :D , như mình trình bày "đề tài có vấn đề", mình đang loay hoay không biết "chỉnh sửa" lại thế nào? may mà có bạn góp ý và mình coi lại, đúng là mình đang phạm sai lầm! đề tài không nên áp đặt, như trong bài thầy có nêu một vài ví dụ: Hoa Anh Đào là biểu tượng của Nhật Bản => sửa thành: Hoa Anh Đào trong đời sống của người Nhật bản, có lẽ mình đang phạm những sai lầm là dài dòng, nêu luận điểm, mình tiếp nhận và cảm ơn bạn rất nhiều về ý kiến quý báu đó, có lẽ như bạn đã đề cập! "tác động" không hợp lý khi dùng ở đây, và đề tài thường không nên dùng "động từ", vì động từ thì thường là nêu luận điểm như: nên hay không nên cấm kinh doanh Karaoke ở Tp. HCM,...và mình xin sửa lại đề tài là: Phật giáo Nam tông trong đời sống người Việt ở Tp. HCM, cảm ơn bạn nhiều, nhiều lắm,....người ta thường nói "kẻ trong cuộc thường bí lối, mù quán" ý kiến của bạn đã giúp mình giải quyết "một số băng khoăng" trong đầu mình, có lẽ mình làm đề tài cho kịp "tiến độ" bài học mà thầy đưa ra cho nên còn "quá nhiều" sai lầm, đề tài đầu tiên mình đưa ra có vẽ tương đối hợp lý:Phật giáo Nam tông người Việt ở Tp. HCM, sau đó "càng học càng tẩu hoả nhập ma", rối tung tùm phèo lên, có lẽ là mình đang bị "choáng" bởi một số áp lực, một lần nữa xin nhận ở mình lời tri ân ban! :P
Hình đại diện của thành viên
nguyenhoanglai
 
Bài viết: 54
Ngày tham gia: Thứ 7 17/11/07 17:18
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến9 khách