Chằn trong văn hóa Khmer Nam Bộ

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Chằn trong văn hóa Khmer Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi Thanh Bình » Thứ 4 03/05/17 20:08

Môn: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VĂN HÓA HỌC
GVHD: GS.VS.TSKH TRẦN NGỌC THÊM
Học viên: Huỳnh Thanh Bình
Lớp: Cao học văn hóa học K17B
MSHV: 166031064014
Bài tập thực hành 1: Chọn một đề tài nghiên cứu. Phân tích đề tài đã chọn.

Đề tài: Chằn trong văn hóa Khmer Nam bộ

1. Phân tích cấu trúc (ngữ pháp) của tên đề tài:
Tìm hiểu về các loại chằn tồn tại trong văn hóa Khmer Nam bộ, cụ thể là trong những tín lý, trong văn học, trong sân khấu tức là nghệ thuật biểu diễn nói chung và trong những tác phẩm tạo hình hiện đã và đang tồn tại trong đời sống cộng đồng Khmer Nam bộ.
2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Chằn là một linh vật người Khmer thường gọi là Yak nhưng trong lịch sử văn hóa cái gọi là Yak có nhiều loại khác nhau xuất phát từ những nguồn kinh văn của Bà La Môn, những sử thi cổ đại Ấn Độ và trong kinh văn của Phật giáo Nam tông. Tổng quát chúng gồm có: Asura (A Tu La), Rashasha/Rashashi (La Sát/La Sát nữ), Yaksha/Yakshi (Da xọa/Dạ xoa nữ), Ma Vương/Ma Ba-Tuần…
- Phạm vi: Trong cộng đồng Khmer đồng bằng sông Cửu Long, có so sánh đối chiếu với văn hóa các quốc gia chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ như Cambốt, Thái Lan, Miến Điện…; đồng thời so sánh với nguyên mẫu của chúng trong văn hóa Hindu (Ấn Độ) nhằm để chỉ rõ nguồn gốc, nội dung, đặc điểm, tính chất của các loại chằn Khmer Nam bộ.
3. Lập sơ đồ
Hình ảnh
4. Xác định (các) cặp đối lặp cơ bản -> xác định vấn đề cần đi sâu nghiên cứu
Bà La Môn >< Phật giáo Nam tông
Chằn xấu ác >< Vật thiện/tốt (chư thiên, anh hùng, con người…)
Thiện/ác >< Giá trị/phi giá trị
=> Phật giáo Nam tông: Chằn là một chúng sinh có thể chuyển nghiệp từ ác thành thiện khi giác ngộ được Phật pháp.
RANDOM_AVATAR
Thanh Bình
 
Bài viết: 37
Ngày tham gia: Thứ 4 15/02/17 19:20
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 7 lần

Re: Chằn trong văn hóa Khmer Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi Dzung.Nguyen » Thứ 4 03/05/17 21:25

Chị ơi em góp ý một chút nha ^^
Về cấu trúc thì chỉ cần xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong đề tài của chị là được rồi.
Về sơ đồ: Cấp độ zero em nghĩ là Văn hóa tín ngưỡng, đối tượng nghiên cứu là: chằn, bởi vì cấp zero nó phải lớn hơn đối tượng nghiên cứu của mình chứ không phải chính đối tượng mình muốn nghiên cứu. Nên có một cách phân chia rõ ràng trong sơ đồ để người xem thấy được hệ thống các thành tố trung tâm trong đề tài của chị. Vì dụ như mình tập trung nghiên cứu cái nào thì để nó ở 1 hàng dọc trung tâm, màu khác với các thành tố khác. ^^
Về các cặp đối lập em thấy hơi rối ở cặp thiện/ác >< giá trị/ phi giá trị, em nghĩ là thiện = giá trị >< ác=phi giá trị. Chị có dụng ý gì khi để hai cặp như vậy không chị? :)
Hết rồi :d
Chúng ta mang trong mình cái quá khứ của chúng ta, cụ thể là mang trong mình con người mông muội, thấp hèn, với những khao khát và cảm xúc của nó.
:!: C. G. Jung :!:
RANDOM_AVATAR
Dzung.Nguyen
 
Bài viết: 48
Ngày tham gia: Thứ 7 18/02/17 12:11
Cảm ơn: 15 lần
Được cám ơn: 9 lần

Re: Chằn trong văn hóa Khmer Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi huytrank17b » Thứ 4 03/05/17 22:20

Theo tôi cấp độ zero là tín ngưỡng dân gian, đối tượng là chằn hoặc là đối tượng khác
Tri chi vi chi tri, bất tri vi bất tri

- Khổng Tử -
RANDOM_AVATAR
huytrank17b
 
Bài viết: 45
Ngày tham gia: Thứ 4 01/03/17 12:38
Cảm ơn: 19 lần
Được cám ơn: 10 lần

Re: Chằn trong văn hóa Khmer Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi Thanh Bình » Chủ nhật 07/05/17 21:36

Cảm ơn các bạn đã góp ý, xin sửa lại phần sơ đồ của bài như sau:

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Thanh Bình
 
Bài viết: 37
Ngày tham gia: Thứ 4 15/02/17 19:20
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 7 lần

Re: Chằn trong văn hóa Khmer Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi Thanh Bình » Thứ 4 10/05/17 18:19

Môn: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VĂN HÓA HỌC
GVHD: GS.VS.TSKH TRẦN NGỌC THÊM
Học viên: Huỳnh Thanh Bình
Lớp: Cao học văn hóa học K17B
MSHV: 166031064014

Bài tập thực hành 2: Lập đề cương. Trên cơ sở phân tích đề tài, lập đề cương chi tiết cho đề tài đã chọn

Đề tài: Chằn trong văn hóa Khmer Nam bộ
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1 Khái niệm Chằn trong dân gian Việt Nam
1.2 Khái niệm Chằn trong văn hóa Khmer Nam bộ
1.3 Khái niệm Chằn trong văn hóa Ấn Độ, dòng văn hóa đã có ảnh hưởng quan trọng đối với văn hóa Khmer
Chương 2: Chằn Asura
2.1.Chằn Asura trong tín niệm Hindu
2.1.1 Từ nguyên
2.1.2 Đặc diểm
2.1.2.1 Đặc điểm hình tướng
2.1.2.2 Đặc điểm tính cách
2.2 Chằn Asura trong tín niệm của người Khmer Nam bộ
2.2.1 Từ nguyên
2.2.2 Đặc diểm
2.2.2.1 Đặc điểm hình tướng
2.2.2.2 Đặc điểm tính cách
- Chằn Ra-ma-sua trong Sự tích sấm sét (câu chuyện về sự tranh giành ngọc như ý giữa chằn Ra-ma-sua /Ram-asura và thiên nữ Mê-kha-la)
- Chằn Asura Rìa-hu trong chuyện cổ suy nguyên hiện tượng nhật thực và nguyệt thực
2.3 Sự tương đồng của chằn Asura Rahu trong thần thoại Khuấy biển sữa và Rìahu trong chuyện cổ suy nguyên về hiện tượng nhật thực và nguyệt thực
Chương 3: Chằn La Sát Rakshasa/Raksha
3.1 Chằn La Sát Rakshasa/Raksha trong tín niệm Hindu
3.1.1 Từ nguyên
3.1.2 Đặc diểm
3.1.2.1 Đặc điểm hình tướng
3.1.2.2 Đặc điểm tính cách
3.2 Chằn La Sát Rakshasa/Raksha trong tín niệm của người Khmer Nam bộ
3.2.1 Từ nguyên
3.2.2 Đặc diểm
3.2.2.1 Đặc điểm hình tướng
3.2.2.2 Đặc điểm tính cách
3.3 Sự tương đồng của chằn La Sát Rakshasa/Raksha trong sử thi Ramayana và Riêmkê (dị bản Ramayana)
Chương 4: Chằn Dạ Xoa Yak/Yaksha
4.1 Chằn Dạ Xoa Yak/Yaksha trong tín niệm Hindu
4.1.1 Từ nguyên
4.1.2 Đặc diểm
4.1.2.1 Đặc điểm hình tướng
4.1.2.2 Đặc điểm tính cách
4.2 Chằn Dạ Xoa Yak/Yaksha trong tín niệm các quốc gia Đông Nam Á
4.2.1 Từ nguyên
4.2.2 Đặc diểm
4.2.2.1 Đặc điểm hình tướng
4.2.2.2 Đặc điểm tính cách
4.3 Chằn Dạ Xoa Yak/Yaksha trong tín niệm của người Khmer Nam bộ
4.3.1 Từ nguyên
4.3.2 Đặc diểm
4.3.2.1 Đặc điểm hình tướng
4.3.2.2 Đặc điểm tính cách
4.4 Sự tương đồng về chằn Dạ Xoa Yak/Yaksha trong tín niệm Hindu và Khmer Nam bộ
4.4.1 Vũ kịch mặt nạ Ấn Độ và các nước Đông Nam Á với sân khấu Ròbăm (Khmer)
4.4.2 Tín niệm về sự thống quản Dạ Xoa của Tỳ Sa Môn Thiên Vương/Vaisravana
4.4.3 Dạ Xoa được coi là một loại chúng sanh, luôn có Phật tánh (Dạ Xoa Alavaka trong kinh Samyutta-Nikaya/Tương Ưng X.12.)
Chương 5: Kết luận
- Trong quan niệm dân gian Khmer Nam bộ, chằn ở đây dường như chỉ một loại là Yak. Người Khmer hầu như không quan tâm hoặc đồng nhất Asura, Rashasha-Rashashi, Yaksha-Yakshi chung là Yak.
- Trong các kinh văn thì Yak có loại thiện, loại ác và bản thân chúng có Phật tánh – chuyển ác thành thiện, đi theo và trở thành người bảo hộ Phật Pháp. Nhưng trong dân gian, người Khmer lại đồng nhất chằn với cái ác, điều xấu.
RANDOM_AVATAR
Thanh Bình
 
Bài viết: 37
Ngày tham gia: Thứ 4 15/02/17 19:20
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 7 lần

Re: Chằn trong văn hóa Khmer Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi phamlinh » Thứ 4 10/05/17 19:34

Chị ơi, em đọc đề tài này thì em nghĩ là chị đang có có sự so sánh để làm nổi bật chằn trong văn hóa Khmer Nam Bộ. Em thì nghĩ nếu vậy, chị thử đặt ra các chương là sự so sánh đối lập giữa tín niệm chằn trong Hindu và trong văn hóa Khmer Nam bộ qua các thành tố: (1) từ nguyên, (2) Đặc điểm, (3) Đặc điểm hình tượng, (4) đặc điểm tính cách. Em nghĩ vậy sẽ đỡ bị lặp lại nhiều hơn và mình có thể làm bật lên được vấn đề. Đó là góp ý của em, chị xem xét coi sao nhé. Còn đề tài này lạ quá, nên em chưa tìm hiểu sâu để bàn thêm với chị được ạ.
RANDOM_AVATAR
phamlinh
 
Bài viết: 46
Ngày tham gia: Thứ 5 20/04/17 17:38
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 12 lần

Re: Chằn trong văn hóa Khmer Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi Dzung.Nguyen » Thứ 4 10/05/17 19:45

Chào chị Bình,
Đề tài này em cũng thấy hấp dẫn nữa :)
Em đồng tình với quan điểm của Linh. Chị thử so sánh các quan niệm về chằn của các tộc người theo các thành tố thử, như vậy đề tài của chị sẽ đi theo một cấu trúc thống nhât, các chương mục sẽ có link với nhau chứ ko rởi rạc nếu tách riêng ra từng loại. Trong khi phân tích chị nêu bật được nguồn phát và nguồn nhận, rồi ảnh hưởng và biến thể nó ra sao. Còn một điểm nữa là phần kết luận đứng riêng một phần chứ không phải chương đâu chị ạ. ^^
Chúng ta mang trong mình cái quá khứ của chúng ta, cụ thể là mang trong mình con người mông muội, thấp hèn, với những khao khát và cảm xúc của nó.
:!: C. G. Jung :!:
RANDOM_AVATAR
Dzung.Nguyen
 
Bài viết: 48
Ngày tham gia: Thứ 7 18/02/17 12:11
Cảm ơn: 15 lần
Được cám ơn: 9 lần

Re: Chằn trong văn hóa Khmer Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi huytrank17b » Thứ 4 10/05/17 20:16

Phần 1 chỉ thấy cơ sở lí luận không thấy cơ sở thực tiễn.
Đề cương này theo tôi nên gom lại 2 chương như sau: chằn trong vh khmer nam bộ với nội dung là 3 con đó, và chương tiwếp theo là chằn trong các nền vh khác
Tri chi vi chi tri, bất tri vi bất tri

- Khổng Tử -
RANDOM_AVATAR
huytrank17b
 
Bài viết: 45
Ngày tham gia: Thứ 4 01/03/17 12:38
Cảm ơn: 19 lần
Được cám ơn: 10 lần

Re: Chằn trong văn hóa Khmer Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi Nguyễn Thị Quyền » Thứ 4 10/05/17 21:02

Chào chị Bình,
Qua đề cương của chị thì em thấy nó hơi dài, và chỉ sử dụng nhiều hình tượng chằn khác nhau quá, khi đọc có thể làm cho người ta thêm rối. Với đề tài này thì theo bản thân em nghỉ thì chúng ta có thể chọn một hình tượng của nhân vật chằn trong văn hóa Khmer điển hình và sau đó có thể chọn hình tượng của chằn trong văn hóa của Campuchia. Qua đó có thể thấy những nét tương đồng và khác biệt của hai hình tượng chằn của hai nền văn hóa khác nhau để làm nổi bật lên nét đặc trưng của hình tượng chằn trong văn hóa Khmer Nam Bộ
RANDOM_AVATAR
Nguyễn Thị Quyền
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 3 07/03/17 20:26
Cảm ơn: 2 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: Chằn trong văn hóa Khmer Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi Thanh Bình » Thứ 4 10/05/17 22:29

Nguyễn Thị Quyền đã viết:Chào chị Bình,
Qua đề cương của chị thì em thấy nó hơi dài, và chỉ sử dụng nhiều hình tượng chằn khác nhau quá, khi đọc có thể làm cho người ta thêm rối. Với đề tài này thì theo bản thân em nghỉ thì chúng ta có thể chọn một hình tượng của nhân vật chằn trong văn hóa Khmer điển hình và sau đó có thể chọn hình tượng của chằn trong văn hóa của Campuchia. Qua đó có thể thấy những nét tương đồng và khác biệt của hai hình tượng chằn của hai nền văn hóa khác nhau để làm nổi bật lên nét đặc trưng của hình tượng chằn trong văn hóa Khmer Nam Bộ

Chằn nói chung trong văn hóa Khmer nếu xét về đặc trưng (tính cách và hình thể) là bao gồm cả ba loại. Cả ba loại này đan xen, lẫn lộn không tách bạch rõ ràng như trong văn hóa Hindu nên không thể lấy một đặc trưng để nói cho tất cả được.
Cám ơn em về góp ý
RANDOM_AVATAR
Thanh Bình
 
Bài viết: 37
Ngày tham gia: Thứ 4 15/02/17 19:20
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 7 lần

Trang kế tiếp

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến172 khách