ĐỀ TÀI LUẬN VĂN :
GHE XUỒNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
MỤC LỤC
DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6. Phương pháp nghiên cứu
7. Cơ sở lý luận
8. Cấu trúc của luận văn
Chương 1
SINH THÁI VĂN HÓA VÀ GHE XUỒNG
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
1.1. Ghe xuồng trong mối quan hệ giữa con người và môi trường tự nhiên
1.1.1. Khái quát về Đồng bằng sông Cửu Long
1.1.2. Địa lý cảnh quan và tập quán sử dụng ghe xuồng
1.2. Khái quát về ghe xuồng ở Đồng bằng sông Cửu Long
1.2.1. Sơ lược về lịch sử ghe xuồng
1.2.2. Phân loại ghe xuồng
1.3. Phương thức lưu thông và kỹ thuật điều khiển ghe xuồng
1.3.1. Phương thức lưu thông
1.3.2. Kỹ thuật điều khiển
Chương 2
GHE XUỒNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VẬT CHẤT
CỦA NGƯỜI VIỆT
2.1. Chế tác ghe xuồng
2.1.1. Nguyên vật liệu đóng ghe xuồng
2.1.2. Chế tác ghe xuồng
2.2. Chức năng của ghe xuồng
2.2.1. Chức năng chuyên chở
2.2.2. Chức năng đánh bắt
2.2.3. Chức năng thương mại
2.2.4. Chức năng cư trú
2.2.5. Chức năng phục vụ hoạt động du lịch
Chương 3
GHE XUỒNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN
CỦA NGƯỜI VIỆT
3.1. Ghe xuồng trong tín ngưỡng dân gian
3.1.1. Những nghi thức trong quá trình đóng ghe xuồng
3.1.2. Kiêng kỵ trong chế tác và sử dụng ghe xuồng
3.1.3. Phong tục thờ cúng
3.2. Ghe xuồng trong văn học dân gian
3.2.1. Hình ảnh ghe xuồng trong thể loại ca dao, tục ngữ
3.2.2. Hình ảnh ghe xuồng trong thể loại câu đố
3.2.3. Hình ảnh ghe xuồng trong thể loại ca hát
3.2.4. Ghe xuồng như một biểu tượng văn hóa
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Biên bản phỏng vấn sâu
Phụ lục 2: Ghe xuồng trong thể loại ca dao, tục ngữ
Phụ lục 3: Ghe xuồng của người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long
Phụ lục 4: Hình ảnh về ghe xuồng ở Đồng bằng sông Cửu Long
TÓM TẮT LUẬN VĂN
GHE XUỒNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Tại những vùng sinh thái sông nước, ghe xuồng là phương tiện mưu sinh, phương tiện đi lại từ xưa đến nay của con người. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất cực Nam của tổ quốc, môi sinh ở đây với hệ thống biển và sông rạch chằng chịt, nên đường thủy vẫn là phương thức đi lại chủ yếu của cư dân nơi đây.
Từ nguồn gốc lịch sử, ghe xuồng ở Đồng bằng sông Cửu Long có những biểu hiện của một tiến trình kế thừa và giao lưu văn hóa rất đáng quan tâm. Trên bước đường khai phá vùng đất mới người Việt đã mang theo một số loại hình ghe xuồng vào Đồng bằng sông Cửu Long. Đến đây ghe xuồng của người Việt giao thoa không chỉ với ghe xuồng các dân tộc cùng cộng cư trong vùng như người Hoa, người Khmer, người Chăm mà còn các nước Đông Nam Á đã góp phần làm phong phú hơn các loại ghe xuồng trong khu vực. Qua đó, có thể nói ghe xuồng ở Đồng bằng sông Cửu Long mang tính sáng tạo và phản ánh yếu tố địa văn hóa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Ghe xuồng vừa là loại phương tiện giao thông hữu hiệu, gắn bó mật thiết với cư dân vùng sông nước, vừa ẩn chứa bên trong những giá trị văn hóa độc đáo. Quá trình hoàn thiện chiếc ghe xuồng, cách thức điều khiển và những ứng dụng thực tiễn của nó đã tạo nên một sắc thái riêng cho diện mạo văn hóa của người dân Đồng bằng sông Cửu Long. Đó là một nền văn hóa sông nước mà yếu tố cấu thành không thể thiếu là yếu tố ghe xuồng. Chính vì vậy, tìm hiểu về ghe xuồng cũng chính là góp phần tìm hiểu bản sắc văn hóa của cư dân vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long.

Luận văn gồm các chương sau:
Chương một: Sinh thái văn hóa và ghe xuồng ở Đồng bằng sông Cửu Long tập trung làm rõ điều kiện địa lý cảnh quan vùng sông nước ảnh hưởng đến việc di chuyển, sinh hoạt bằng ghe xuồng của cư dân Việt ở Đồng bằng sông Cửu Long. Phần này còn cho thấy nguồn gốc, tính đa dạng của ghe xuồng cũng như kỹ thuật chế tác và ý nghĩa của các biểu tượng liên quan đến ghe xuồng.
Chương hai: Ghe xuồng trong đời sống văn hóa vật chất của người Việt. Chương này trình bày vai trò quan trọng của ghe xuồng dưới dạng văn hóa vật chất như các hoạt động khai thác, đánh bắt, nghề thủ công đóng ghe xuồng và những sinh hoạt hàng ngày của cư dân vùng sông nước.
Chương ba: Ghe xuồng trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt. Chương này đề cập đến tôn giáo tín ngưỡng liên quan đến ghe xuồng, tục thờ cúng và những kiêng kỵ của người dân trong quá trình sử dụng ghe xuồng. Chương này cũng khảo sát về ghe xuồng thể hiện trong các thể loại ca dao, tục ngữ, văn học dân gian. Chương ba còn đề cập đến đặc điểm của ghe xuồng như một biểu tượng văn hóa của vùng sông nước.
Qua nghiên cứu, tác giả luận văn bước đầu nêu lên những kiến nghị và giải pháp để thực hiện việc bảo tồn những nét văn hóa độc đáo của loại hình này. Có nên thành lập một bảo tàng về ghe xuồng để giới thiệu lại một cách đầy đủ các loại ghe xuồng. Nó không phải là những trang giới thiệu khô khan hay những hình ảnh đơn độc về những chiếc ghe xuồng mà là những mô hình sinh động của ghe xuồng gắn liền với đời sống sinh hoạt của người dân địa phương. Bảo tàng này không những giúp bảo tồn được những giá trị tốt đẹp của ghe xuồng mà nó còn là nơi người xem có thể hình dung được toàn cảnh các sinh hoạt cũng như văn hóa của cư dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long.