logo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Thư ngỏ
    • Khái quát về Trung tâm
    • Nhân lực Trung tâm
      • Thành viên Trung tâm
      • Cộng tác viên
    • Giới thiệu Khoa Văn hóa học
      • Khái quát về Khoa
      • Nhân lực của Khoa
  • Tin tức
    • Tin nhà (Trung tâm)
    • Tin ngành
    • Tin liên quan
  • Đào tạo - Huấn luyện
    • Các chương trình
    • Tổ chức và Hiệu quả
    • Đào tạo ở Khoa VHH
      • Chương trình đào tạo
      • Kết quả đào tạo
  • Nghiên cứu
    • Lý luận văn hóa học
      • LLVHH: Những vấn đề chung
      • VHH: Phương pháp nghiên cứu
      • VHH: Các trường phái - trào lưu
      • Loại hình và phổ quát văn hóa
      • Các bình diện của văn hóa
      • Văn hóa học so sánh
      • Vũ trụ quan phương Đông
      • Văn hóa và phát triển
      • VHH và các khoa học giáp ranh
    • Văn hóa Việt Nam
      • VHVN: Những vấn đề chung
      • Văn hóa cổ-trung đại ở Viêt Nam
      • Văn hóa các dân tộc thiểu số
      • Văn hóa Nam Bộ
      • Văn hóa nhận thức
      • Văn hóa tổ chức đời sống tập thể
      • Văn hóa tổ chức đời sống cá nhân
      • Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
      • Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội
    • Văn hóa thế giới
      • VH Phương Đông: Những vấn đề chung
      • VH Phương Tây: Những vấn đề chung
      • Quan hệ văn hóa Đông - Tây
      • Văn hóa Trung Hoa và Đông Bắc Á
      • Văn hóa Đông Nam Á
      • Văn hóa Nam Á và Tây Nam Á
      • Văn hóa châu Âu
      • Văn hóa châu Mỹ
      • Văn hóa châu Phi và châu Úc
    • Văn hóa học ứng dụng
      • VHƯD: Những vấn đề chung
      • VHH nghệ thuật
      • Văn hóa đại chúng
      • Văn hóa giao tiếp
      • Văn hóa du lịch
      • Văn hóa đô thị
      • Văn hóa kinh tế
      • Văn hóa quản trị
      • Văn hóa giáo dục - khoa học
    • Tài liệu phổ cập VHH
      • Văn hóa Việt Nam
      • Văn hóa thế giới
      • VHH ứng dụng
    • Tài liệu tiếng nước ngoài
      • Theory of Culturology
      • Vietnamese Culture
      • Applied Culturology
      • Other Cultures
      • 中文
      • Pусский язык
    • Thư Viện Số (Sách - Ảnh - Video)
      • Tủ sách Văn hoá học
      • Thư viện ảnh
      • Thư viện video
    • Các nhà văn hóa học nổi tiếng
  • Tiện ích
    • Dịch vụ Văn hóa học
    • Dịch vụ ngoài VHH
    • Trợ giúp vi tính
    • Từ điển Văn hóa học
    • Thư viện TT và Khoa
    • Tổng mục lục website
    • Tủ sách VHH Sài Gòn
    • Giải đáp thắc mắc
  • Thư giãn VHH
    • Văn chương Việt Nam
    • Văn chương nước ngoài
    • Nghệ thuật Việt Nam
    • Nghệ thuật thế giới
    • Hình ảnh vui
    • Video vui
  • Diễn đàn
  • Liên hệ
  • Trang chủ
  • Nghiên cứu
  • Lý luận văn hóa học
  • Các bình diện của văn hóa
Sunday, 06 April 2008 22:17

Z. Starowicz. Văn hóa và tình dục

Người post bài:  TT VHH

VĂN HÓA VÀ TÌNH DỤC

Zbigniewlew Starowicz

 Image

Trích từ chương I cuốn Quan hệ tình ái trong các cộng đồng, các tôn giáo và các nền văn hóa (Nguyễn Tiến Tài - Nguyễn Văn Văn dịch theo: “Seks W kulturach” (Tình dục trong các nền văn hóa) của Zbigniewlew Starowicz. (Nhà xuất bản lao động, 1994, tái bản năm 2006 với tựa đề “Quan hệ giới tính trong các nền văn hóa”).


VĂN HÓA

Chúng tôi chỉ đưa ra một vài trong số rất nhiều định nghĩa về văn hóa. Thí dụ, Tailor đã xác định nó như sau: văn hóa – đó là một tập hợp bao gồm khoa học, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp và các phong tục tập quán do con người với tư cách là thành viên của xã hội tiếp thụ. Theo Klukhon, văn hóa là hợp thể những lối sống của nhân dân: là di sản xã hội mà trong đó cá nhân thâu nhận nó từ bộ nhóm của mình. Kising xem văn hóa như là toàn bộ những kinh nghiệm do con người cùng nhau sáng tạo nên. Svejavski thì lập luận: văn hóa – đấy là khả năng nhận thức, truyền đạt những kinh nghiệm, những sùng bái và kỹ năng thực sự được mến chuộng.

Có thể nói rằng, có bao nhiêu nhà nhân chủng học, thời có bấy nhiêu định nghĩa về văn hóa. Holl xem văn hóa chính là mối giao lưu. Theo ông, nó được phát sinh từ những hình thức hoạt động của con người, chẳng hạn như: mong muốn sự tác động qua lại hòa hợp; ước vọng bảo tồn cuộc sống; hướng dục tính lưỡng giới; trò chơi, đấu tranh; tự vệ và sự ứng dụng các vật liệu. Trong cuốn “Bách khoa toàn thư sơ lược PVN” văn hóa được định nghĩa như sau: đó là tổng thể những nguyên tắc, chế định và phương thức hoạt động của loài người; những tác phẩm do con người lao động và sáng tạo nên. Nó được hình thành trên nền tảng đặc thù xã hội, sinh lí và điều kiện sống của con người; nó phát triển và được cải biến trong tiến trình lịch sử đi lên”.

Luzbetak nhìn thấy ở văn hóa một hệ thống thích nghi hiệu nghiệm của con người đối với môi trường tự nhiên, xã hội và tư duy. Nó là ý đồ do cuộc sống định hướng sẵn. Con người chinh phục ý đồ đó trong quá trình dạy dỗ và mô phỏng theo bản năng của mình. Văn hóa không kế thừa bằng con đường di truyền bẩm sinh; nó chỉ phát sinh trên cơ sở ra đời của nhận thức và giáo dục. Nhận thức được tạo ra vì con người có khả năng, vừa tư duy một cách trừu tượng, vừa sử dụng một cách phổ cập các biểu tượng cụ thể, mà điển hình, chẳng hạn như ngôn ngữ. Văn hóa được sản sinh trong quá trình dạy dỗ, mô phỏng có ý thức và sự tiếp thụ một cách vô ý thức. Quá trình đó bao gồm toàn bộ những khía cạnh quan điểm của cuộc sống. Văn hóa đặc biệt nhạy cảm, thậm chí tác động lên cả những nét tinh tế nhất của hành vi, những định hướng và tín ngưỡng; nó có nguồn gốc sâu xa.

Trong phạm vi tình dục, văn hóa là thượng tầng kiến trúc đối với tự nhiên và là một hiện tượng mang đấy tính người. Giữa tự nhiên và văn hóa tồn tại một mối liên hệ tương hỗ hài hòa trên những mức độ lớn nhỏ khác nhau. Có thể nói: Tất cả những quy định mang tính di truyền trong con người và các nhân tố sinh lý của nó (hệ thống nội tiết, cấu trúc cơ thể, các hooc môn) đều là những di sản được tiếp thụ từ thế giới tự nhiên. Văn hóa, đồng thời cũng là kết quả của hoạt động con người. Trong lĩnh vực tình dục, văn hóa đã hình thành nên một hệ thống những ý nghĩa, cấm chế và quy định, đồng thời cũng là các điển hình hành vi được xác định bởi những mô thức câng bằng giới tính v.v. Văn hóa điều tiết hành vi tình dục và các hình thức tác động qua lại giữa những cặp uyên ương; bằng cách đó nó ảnh hưởng tới thế giới tình dục của con người trên các bình diện: Lợi ích xã hội, hạnh phúc hôn nhân và gia đình.

Tính chất phức tạp, không đồng nhất về ý nghĩa của các mối liên hệ qua lại giữa tự nhiên và văn hóa thuộc lĩnh vực tình dục và giới tính là một trong những nguyên nhân của việc phát sinh nhiều tuyệt tác nghệ thuật, văn học và thơ ca, chẳng hạn như lịch sử nền văn hóa châu âu. Có thể đưa ra một nhận xét rằng, hai cực giới tính trong thế giới con người một mặt dẫn tới hướng thể “đến” hoặc “từ”, đồng thời nó tìm kiếm một mối tương đồng nhất định trong cực tính sinh lý: Tự nhiên – văn hóa. Giữa tự nhiên và văn hóa cũng tồn tại xu hướng “đến” và “từ” mà chúng tôi phát hiện thấy trong lịch sử các nền văn hóa khác nhau và cả trong từng đường đời của nhiều con người. Vấn đề mối quan hệ giữa thế giới con người và văn hóa khá phức tạp, ở chỗ văn hóa không phải là một cái gì đó tĩnh tại, mà ngược lại nó phát triển, tiến hóa không ngừng. Lịch sử nền văn hóa châu âu đặc biệt phong phú, bởi những thay đổi của nó đều ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi tình dục. Văn hóa các dân tộc trên thế giới thường xuyên tác động qua lại chặt chẽ, vì thế, những làn sóng mô-tip văn hóa khác nhau, thậm chí đôi khi rất xa nhau, cũng tác động lên các phong tục về tình cảm, tình dục. Thế nhưng, đồng thời văn hóa cũng phát triển theo chiều hướng biệt lập, cách li nhất định. Điều đó tạo nên tính bất di bất dịch tương đối của những mẫu hành vi tình dục điển hình cho mỗi chủng tộc văn hóa. Ngày nay, tại một số nơi, người ta vẫn còn giữa gìn các phong tục cổ xưa nhất của mình. Ở đó hành vi tình dục được thực hiện dưới “hình thức nguyên thủy”.

Mối quan hệ giữa các giới tính là một trong những yếu tố quan trọng nhất của văn hóa. J.Svang, nhà tình dục học người Pháp, khi phân tích nguồn gốc tạo nên mối quan hệ mang tính truyền thống giữa các giới tính đã đi đến kết luận rằng: đặc điểm phổ cập của các hình thức gia trưởng phụ quyền và ưu thế nam giới trong quan hệ giới tính bắt nguồn từ chế độ nguyên thủy. Bấy giờ, đẳng cấp xã hội được xác định trên cơ sở khả năng của cá nhân đối với việc bảo vệ bộ tộc và bảo đảm nguồn thức ăn cho nó. Đẳng cấp xã hội đề ra hàng đầu những phẩm chất như khả năng lãnh đạo và khắc phục các tình huống xấu. Chính những phẩm chất này đã xác lập và định đoạt vị trí trong đẳng cấp xã hội. Sự đòi hỏi cao về sức lực và tay nghề khéo léo cần thiết cho việc sử dụng công cụ và tổ chức cuộc sống tập đoàn đã ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi phẩm chất của tất cả đàn ông trong bộ lạc. Giữa hoàn cảnh luôn luôn có cừu địch xung quanh, những người đàn ông khỏe mạnh được trang bị vũ khí tốt đã vươn lên giành các vị trí chủ chốt. Dần dần trong nội bộ tập thể xuất hiện những cuộc ganh đua và tranh hùng. Xung quanh các cá nhân có phẩm chất và uy tín cao hình thành nên những nhóm phái. Các tư tế và thầy pháp, tập hợp nên một đẳng cấp riêng biệt, tương đối độc lập và đóng một vai trò đặc biệt. Do thể lực yếu, phụ nữ không tham gia vào các công việc lớn (chiến tranh, săn bắt). Sự phân biệt thể chất đã xác định quyền lực của nam giới. Trong một thể chế mới, khác với chế độ mẫu hệ, việc sở hữu phụ nữ cũng là một yếu tố đánh giá ưu thế của người đàn ông. Càng chiếm vị trí quan trọng trong đẳng cập cao bao nhiêu, anh ta càng giành được quyền hạn lớn bấy nhiêu đối với việc chiếm đoạt phụ nữ, mà một phần trong đó là do nguồn chiến lợi phẩm mang lại. Trong thời gian chiến tranh, đàn bà trở thành chiến lợi phẩm, vật trao đổi bà buôn bán. Họ là thứ của cải vật chất mà người đàn ông đặc quyền, trông nom và cai quản. Điều đó, theo Svang, là cơ sở cho việc hình thành các phong tục cấm cung người phụ nữ với thế giới bên ngoài. Trong xã hội dựa trên sức mạnh, người đàn bà dần dần trở thành thứ đồ chơi và công cụ. Tại một số vùng văn hóa dân tộc Thái Bình Dương, nơi mà sức mạnh không được đưa lên hàng đầu, thì địa vị của người phụ nữ lại có một giá trị đặc biệt, đồng thời ở đó tồn tại những quy chế luyến ái mà ưu thế thuộc về người đàn bà. Kết quả là, đối với nam giới, niềm vinh dự trong tình yêu của họ không hề do việc chinh phục bằng vũ lực, mà chính là do tình cảm người đàn bà tự nguyện trao cho.
Mối quan hệ giữa các giới tính là một trong những yếu tố quan trọng nhất của văn hóa. J.Svang, nhà tình dục học người Pháp, khi phân tích nguồn gốc tạo nên mối quan hệ mang tính truyền thống giữa các giới tính đã đi đến kết luận rằng: đặc điểm phổ cập của các hình thức gia trưởng phụ quyền và ưu thế nam giới trong quan hệ giới tính bắt nguồn từ chế độ nguyên thủy. Bấy giờ, đẳng cấp xã hội được xác định trên cơ sở khả năng của cá nhân đối với việc bảo vệ bộ tộc và bảo đảm nguồn thức ăn cho nó. Đẳng cấp xã hội đề ra hàng đầu những phẩm chất như khả năng lãnh đạo và khắc phục các tình huống xấu. Chính những phẩm chất này đã xác lập và định đoạt vị trí trong đẳng cấp xã hội. Sự đòi hỏi cao về sức lực và tay nghề khéo léo cần thiết cho việc sử dụng công cụ và tổ chức cuộc sống tập đoàn đã ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi phẩm chất của tất cả đàn ông trong bộ lạc. Giữa hoàn cảnh luôn luôn có cừu địch xung quanh, những người đàn ông khỏe mạnh được trang bị vũ khí tốt đã vươn lên giành các vị trí chủ chốt. Dần dần trong nội bộ tập thể xuất hiện những cuộc ganh đua và tranh hùng. Xung quanh các cá nhân có phẩm chất và uy tín cao hình thành nên những nhóm phái. Các tư tế và thầy pháp, tập hợp nên một đẳng cấp riêng biệt, tương đối độc lập và đóng một vai trò đặc biệt. Do thể lực yếu, phụ nữ không tham gia vào các công việc lớn (chiến tranh, săn bắt). Sự phân biệt thể chất đã xác định quyền lực của nam giới. Trong một thể chế mới, khác với chế độ mẫu hệ, việc sở hữu phụ nữ cũng là một yếu tố đánh giá ưu thế của người đàn ông. Càng chiếm vị trí quan trọng trong đẳng cập cao bao nhiêu, anh ta càng giành được quyền hạn lớn bấy nhiêu đối với việc chiếm đoạt phụ nữ, mà một phần trong đó là do nguồn chiến lợi phẩm mang lại. Trong thời gian chiến tranh, đàn bà trở thành chiến lợi phẩm, vật trao đổi bà buôn bán. Họ là thứ của cải vật chất mà người đàn ông đặc quyền, trông nom và cai quản. Điều đó, theo Svang, là cơ sở cho việc hình thành các phong tục cấm cung người phụ nữ với thế giới bên ngoài. Trong xã hội dựa trên sức mạnh, người đàn bà dần dần trở thành thứ đồ chơi và công cụ. Tại một số vùng văn hóa dân tộc Thái Bình Dương, nơi mà sức mạnh không được đưa lên hàng đầu, thì địa vị của người phụ nữ lại có một giá trị đặc biệt, đồng thời ở đó tồn tại những quy chế luyến ái mà ưu thế thuộc về người đàn bà. Kết quả là, đối với nam giới, niềm vinh dự trong tình yêu của họ không hề do việc chinh phục bằng vũ lực, mà chính là do tình cảm người đàn bà tự nguyện trao cho.

Chức năng kích thích của âm vật (critoridis), khoảng thời gian của một cuộc ái ân được thực hiện với nội dung đầy tính người chính là những nét đặc trưng của cơ chế sinh dục con người phân biệt nó với thế giới tự nhiên. Tất cả những thuộc tính này có ý nghĩa rất lớn đến việc hình thành các hành vi tình dục của con người. Tình dục trở thành một hình thức quan hệ giữa hai giới tính. Giá trị của tình dục được nâng lên khi gắn nó với yếu tố tình yêu và những cảm xúc nồng nàn, thiết tha về mặt tâm lý. Những phạm trù tình cảm này sẽ giúp cho các tình nhân gần gũi, thân mật nhau hơn và đó cũng chính là nguồn cảm hứng lôi cuốn họ. Kết quả là những cảm giác e dè và sự vụng về trong giao tiếp sẽ dần dần được giải phóng. Xu thế cá tính hóa của con người không ngừng tăng lên thông qua lăng kính văn hóa càng làm sâu sắc thêm ý nghĩa của yếu tố tình cảm, tình yêu trước phạm trù tình dục. Để phát triển các mối quan hệ luyến ái, các đôi tình nhân cũng dần dần biết tìm đến những cách thức, hay nói cách khác là nghệ thuật làm đẹp, nghệ thuật tạo ra sự hấp dẫn, quyến rũ như cắt tóc, bồi màu lên da, xăm mình, trưng diện quần áo, vệ sinh cơ thể v.v. Cao hơn một bước nữa là sự xuất hiện các hình thức tỏ tình để thông qua đó các đối tượng yêu đương có cơ hội gần gũi nhau như nhảy múa, tâm sự, hát hò, hội hè v.v.. Như ta đã biết, ngày từ thời tiền sử nghệ thuật chạm khắc đã rất phát triển. Nhiều bức họa cổ trên đá mô tả cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của con người, trong đó có cả hoạt động tình dục luyến ái vẫn còn được lưu giữ cho đến ngày nay. Vốn từ vựng và ngôn ngữ về tình dục học cũng được tích lũy và ngày càng trở nên phong phú.

Sự phát triển văn hóa và tính phức hợp tăng tiến của đời sống con người nói chung đi đôi với việc phân hóa trong lĩnh vực tâm lý tình dục nói riêng. Nhiều giấc mơ, tưởng tượng không hiếm khi đưa tình dục từ hiện thực cuộc sống đi vào mộng ảo, huyền hoặc. Tình dục dần dần vượt ra khỏi giới hạn sinh lý thuần túy và trở thành một bộ phận quan trọng trong đời sống con người. Trong lịch sử loài người mối giao lưu văn hóa giữa hai giới tính được hình thành và tích lũy một cách âm thầm, tựa như một dòng thẩm thấu chảy từ thế kỷ này sang thế kỷ khác. Các tập quán luyến ái dần dần được lễ nghi hóa. Hiện tượng trinh tiết mang một ý nghĩa hết sức đặc biệt trên phương diện văn hóa và đạo đức. Mỗi nền văn hóa có một cách nhìn nhận, một thái độ ứng xử riêng đối với vấn đề trinh tiết. Riêng đối với nền văn hóa dựa trên sức mạnh và quyền lực của nam giới thì trinh tiết được nâng lên thành một giá trị bản sắc độc đáo. Cũng từ đây mà hình thành một loạt các nghi lễ bảo vệ trình tiết, các nghi lễ phô diễn sự phá trinh v.v. Sự ra đời của các khuynh hướng tôn giáo khác nhau cũng đã đem vào đời sống luyến ái những phạm trù mới: Các tabu[1], các hình thức trừng phạt, các qui chế, các biểu trưng tôn giáo, việc xác định vai trò giới tính v.v. Theo nhà nghiên cứu Luzbetak, trong một chừng mực khá lớn, chính văn hóa đã chế định hành vi giới tính nam nữ. “Tại các nước phương Tây – ông viết, đàn ông có nghĩa vụ phải mang giùm cho giới nữ những đồ vật nặng. Họ là biểu tượng của sức mạnh trước một phái nữ “ liễu yếu đào tơ”. Trong khi đó ở khá nhiều dân tộc thật khó mà tìm thấy một người đàn ông cầm một cái gì dó nặng hơn vai vinh dự hơn là một con dao, một chiếc búa hay một khẩu súng săn. Ở một vài nền văn hóa, sẽ là một điều không thể chấp nhận được nếu đàn ông mặc váy hoặc ngược lại phụ nữ vận đồ đàn ông… Trong khi đó, người Scotlen lại xem trang phục phụ nữ có thể hòa hợp được với trang phục nam giới. Đối với dân Fidri thì họ lại không coi cảnh sát phục của họ là những chiếc váy mặc dù đấy là những chiếc váy thứ thiệt “một trăm phần trăm”. Người Gana không xem trang phục của nam giới là phù hợp với đàn bà.

Biểu đạt lời nói ở nam và nữ, thậm chí có thể được phân biệt trong một số trường hợp. Cái gì được xem là đáng cười ở nơi này lại không hề gây cười ở những nơi khác. Tại các quốc gia phương Tây, đàn ông sẽ bị coi là bất nhã, nếu họ đội nguyên mũ hoặc đi chân đất vào nhà thờ. Trong khi đó luật lệ ở các nước vùng Trung Cận Đông lại không thể chấp nhận, nếu người đàn ông bước vào nơi thánh đường không vấn khăn, hoặc mang giày. Tại một số nước châu Phi, sẽ bị xem là xúc phạm nếu ai đó gọi người đang còn ngồi trong nhà vệ sinh”. Sự lẫn lộn vai trò giới tính tình dục được xem là đặc trưng cho người Bali. Bởi vậy mà tôn giáo của họ thờ thần người á nam á nữ Sinh Huang Tenggal. Sự thay đổi vai trò tình dục mang tính chất định kì gắn liền với hành vi đồng tính luyến ái (homosexuality). Hiện tượng này phổ biến nhiều trong các nhà tù, các trường nội trú và tu viện v.v.. Chẳng hạn, những người đàn ông thuộc chủng tộc Tong (Mozambic) làm việc tại các hầm mỏ nam Phi và sống trong các trại tập trung nam đã hình thành một thói quen sinh hoạt tình dục đồng giới cùng với sự thay đổi vai giới có tính chất định kì. Ở Xuđăng, một số dân tộc của nước này lại có tục lệ tổ chức nam giới sống theo nhóm từ 22-25 tuổi. Các thanh niên này không được dan díu với phụ nữ, nhưng lại được quan hệ tình dục với cánh đàn ông. Ở một số nền văn hóa, quan hệ đồng tính luyến ái chỉ được phép tán thành trong một khung tuổi nhất định. Thí dụ, đối với nền văn hóa Ngode (châu Phi) khung tuổi đó là từ 10 tuổi cho tới lúc hôn nhân. Ngoài ra, còn tồn tại vô số những quan niệm và phong tục liên quan tới tính chế định của văn hóa. Có nơi người ta quan niệm rằng nếu người đàn ông bận trang phục nữ thì có nghĩa là anh ta đã tự vứt bỏ địa vị (status) giới tính của mình. Trong nền văn hóa Lepha (Hi Mã Lạp Sơn),nơi mà tình dục được là thú tiêu khiển độc nhất thì chỉ có đàn bà mới có mang trang phục khác giới nhằm mục đích gây cười. Đối với đàn ông, việc bận quần áo của phụ nữ là một điều hết sức nhục nhã và không thể dung thứ. Trong nền văn hóa của những thổ dân da đỏ Papago, các đối tượng tình dục đồng giới nam tự tiến tới hôn nhân và làm các công việc phụ nữ. Tại nền văn hóa Tân-Hê-Brit, đồng tính luyến ái gắn liền với tục cắt lễ. Tóm lại, các yếu tố như đặc trưng của từng nền văn hóa, các tập quán dân tộc, tính văn hóa cộng đồng và tôn giáo là những phương diện quan trọng đã góp phần ảnh hưởng tới sự hình thành hành vi tình dục con người. Nó bao gồm một hệ thống tư duy, hành vi cá nhân, tâm lý, kinh nghiệm v.v.. Việc nghiên cứu hành vi tình dục có một ý nghĩa là nhờ đó mà chúng ta nhận thức được tính đa dạng và phong phú của nó bắt nguồn từ nét đặc thù của từng nền văn hóa. Nói một cách khác, văn hóa là yếu tố chế định của đời sống luyến ái con người. Cũng cần phải thấy rằng, nhờ môn tình dục học người ta đã biết đưa ra nhiều phương pháp để chữa các chứng bệnh rối loạn sinh lí, hiểu rõ hơn nguyên nhân của các chứng bệnh đó và cuối cùng nó giúp cho chúng ta một thái độ nghiêm túc hơn, đúng đắn hơn đối với các vấn đề liên quan tới tình dục. Một thực trạng chung là phần nhiều tình dục các công bố đại chúng về tình dục hiện đại, việc nghiên cứu về tính chế định văn hóa đối với tình dục chưa được lưu tâm một cách đúng mức. Ngay cả trong các công trình chuyên sâu, chúng ta cũng chỉ mới nhận được những thông tin về gia đình, luật pháp và giáo dục hơn và hành vi giới tính và tình dục cụ thể.

Dẫu sao môn tình dục học hiện đại cũng chỉ mới bắt đầu trên con đường phát triển của mình. Và những gì nó đạt được đã mở ra cho chúng ta tầm hiểu biết mới có tính chất đột phá đối với một lĩnh vực quan trọng bậc nhất trong đời sống tinh thần của nhân loại – đó là hoạt động tình dục và luyến ái.

 

VĂN HÓA và CAM XUC

Không thể nghiên cứu hành vi tình dục, tiêu chuẩn và bệnh lý của nó đứng ngoài sự phân tích thế giới phức tạp của cảm xúc mà nó trực tiếp tác động tới hành vi tình dục. Việc tìm hiểu cảm xúc giúp cho chúng ta khám phá ra những bản sắc của từng nền văn hóa và những nét đặc trưng về tâm lí mà hành vi tình dục chịu sự chế định, chi phối. D.P.Leff, nhà tâm thần học và giáo dục người Mỹ, cho rằng khi phân tích cảm xúc, chúng ta cần phải hết sức chú ý đến tính đặc thù về văn hóa của đối tượng. Phương thức biểu hiện trạng thái cảm xúc rất đa dạng. Văn hóa có tác dụng ảnh hưởng tới việc hấp thụ và truyền đạt cảm xúc, chẳng hạn như mối liên hệ hữu cơ giữa nó với ngôn ngữ. Phương thức biểu hiện cảm xúc thông qua ngôn ngữ ở mỗi nền văn hóa một khác. Các khái niệm được biểu đạt dựa trên cơ sở những qui ước riêng của mỗi nền văn hóa. Thí dụ, nhiều dân tộc sống trên các vùng đảo Thái Bình Dương hầunhư không phân biệt được màu xanh lục với màu xanh da trời. Sự nhầm lẫn về màu sắc cũng đã khiến cho các thổ dân gọi màu nâu và màu tro cùng một tên. Trong khi ngôn ngữ Âu châu để chỉ về các loại tuyết có vẻ nghèo nàn thì cũ với một hiện thượng đó dân tộc Lopari lại tích lũy được một vốn từ vững hết sức phong phú. Cũng tương tự như phương thức cảm thụ về màu sắc, việc hình thành và tích lũy ngôn từ dựa trên những qui ước và tính chế định của từng nền văn hóa. Thí dụ, trong lĩnh vực tình ái, ngôn ngữ của người Pháp bao giờ cũng đa dạng hơn người Đức, người Triều Tiên có vẻ nghèo nàn hơn các cư dân thuộc vùng Melanesia, hoặc trong đạo giáo lại phong phú hơpng trong phật giáo v.v. Phong cách biểu đạt bằng ngôn ngữ, đồng thời cũng phân biệt giữa các lớp người, các giai cấp và cộng đồng dân tộc. Cũng trên quan điểm đó mà một nguồn thông tin thú vị đã được tổng kết từ các cuộc thí nghiệm do Tổ chức Bảo vệ Sức khỏe Thế giới tiến hành vào năm 1973 với mục đích so sánh các biểu hiện của bệnh tâm thầnh phân liệt tại nhiều nước khác nhau (Đan Mạch, Ấn Độ, Colombia, Nigeria, Liên Xô, Mỹ…). Những cuộc nghiên cứu này đã cho thấy tình trạng phân hóa cảm xúc tại các nước phát triển phức tạp hơn nhiều so với các nước đang phát triển. Ở Trung Quốc và Nigeria mức độ này có phần thấp hơn.

Một cuộc trưng cầu ý kiến khác cũng được tiến hành tại Uganda. Những người được hỏi đã nói về các trạng thái cảm xúc của mình như vui buồn, tức giận. Kết quả cho thấy là giữa những người dân địa phương hầu như không có một sự phân biệt lớn nào trong các biểu hiện tâm lý trên. Những thí nghiệm trên đây giúp chúng ta thấy rằng khi nghiên cứu ngôn ngữ của một dân tộc khác thì chúng ta không những phải tìm hiểu cả những khái niệm không có trong ngôn ngữ đó, mà còn phải nắm vững cả những phương thức tư duy hoàn toàn khác với chúng ta nhưng lại đặc trưng cho nền văn hóa của dân tộc bản địa. Một số thí nghiệm được tiến hành trong các chủng tộc da đen và một số tộc người khác sống tại Mỹ càng khẳng định cơ sở của ý kiến trên. Những cuộc thí nghiệm này cho thấy là mặc dù tất cả các chủng tộc ở đây đều nói bằng ngôn ngữ tiếng Anh, nhưng mỗi chủng tộc đã không ngừng đưa vào ngôn ngữ đó một số vốn từ vựng hoàn toàn đặc trưng cho nền văn hóa của mình và chúng không thể lầm lẫn vào đâu được so với các nền văn hóa khác. Các cuộc nghiên cứu trên đều không khẳng định một tình hình là tại các nước đang phát triển đang tồn tại một nền văn hóa cảm xúc “siêu đẳng” như một số ý kiến đã đưa ra. Rõ ràng có sự phân biệt, nhưng sự phân biệt là ở chỗ, trong khi nền văn hóa phương tây luôn coi trọng vấn đề cá thể thì ở các nền văn hóa khác vai trò bộ tộc, gia đình và cộng đồng lại được nhấn mạnh hơn. Những đặc điểm này, trên một chừng mực nào đó đã tác động tới sự khác nhau trong các phương thức biểu hiện cảm xúc cũng như vốn từ vững của mỗi nền văn hóa. Mỗi nền văn hóa có một phương thức biểu hiện cảm xúc riêng. Người Ý sôi nổi hơn người Ai Len, người Mỹ khoáng đạt hơn người Anh Xắc Xông. Người Trung Quốc ít biểu lộ sự tức giận của mình ra mặt, trong khi lại rất dễ nhận biết điều đó qua phong thái bề ngoài của người Ả Rập. Người Nga cởi mở, ngược lại người Anh thì kín đáo v.v.

 

 

VĂN HÓA và TÌNH CẢM

Ảnh hưởng của văn hóa đặc biệt được thể hiện rõ qua các chuẩn mực vẻ đẹp, ý nghĩa của một số giác quan và dục tính con người. Xoay quanh vấn đề này, chúng ta có thể tìm đọc một số công trình lý thú của nhà nghiên cứu học Ba Lan K.Imielinski như cuốn “Tình dục học văn hóa” (“cultural sexology”) hoặc cuốn “Tình dục” (erotism”). Có thể đưa ra vài thí dụ sau đây: Vẻ đẹp lý tưởng đối với người do thái ở Tunisia và người Syria ở Damascus là sự mập mạp, béo tốt, bởi vì theo họ, đấy là biểu hiện giầu có và địa vị cao sang trong xã hội. Tại Burma, phụ nữ đẹp phải có cái cổ thật dài với nhiều vòng kim loại xung quanh. Phụ nữ Trung Quốc và một số dân tộc châu Á từ thời xa xưa đã có tục nhuộm răng đen v.v. Ở nhiều nền văn hóa, giọng nói cũng có ma lực hấp dẫn ghê gớm. Nó thể hiện qua các bài hát trữ tình, hoặc những giọng điều muôn hình muôn vẻ trong âm nhạc. Giọng trầm ấm của nam, giọng nam trung bariton, giọng nữ cao xoprano, giọng nữ trầm altô v.v.

Sự đụng chạm da thịt, không bàn cãi gì nữa cũng là một tác nhân kích thích dục tình hiệu nghiệm. Nhiều thí nghiệm khoa học cho thấy, trong một khoảng không gian nhất định xung quanh thân người luôn có những dòng sinh điện được phát ra và không ngừng hoạt động. Khi cơ thể của hai nhân tình kề sát nhau, vùng giao cảm đó dường như bị biến mất, phương hướng điều chỉnh cự ly bị phá vỡ, tiếp đến sẽ xuất hiện một sự đồng cảm thống nhất đòi hỏi niềm tin cậy và được chở che. Không có gì đáng ngạc nhiên là chính các hình thức quan hệ luyến ái đã nói lên mức độ cảm giác vô sự, niềm tin tưởng và mối liên hệ về mặt tâm lý giữa các đối tượng yêu đương. Tại nhiều nền văn hóa, các hình thức đụng chạm và gần gũi xác thịt rất được coi trọng, nhất là ở những nền văn hóa chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa thần bí. Còn nền văn hóa đặc trưng cho phương Tây lại nhấn mạnh đến vai trò chi phối của nam giới và sự thụ động của người phụ nữ. Ở một số dân tộc, trong quan hệ luyến ái người ta luôn phải giữ một khoảng cách đụng chạm da thịt nhất định. Lại có nơi phổ biến hình thức đụng chạm da thịt gián tiếp như văn hóa Thanh giáo[2] hoặc chủ nghĩa khắc kỷ của Kitô giáo (những bộ trang phục nổi tiếng của linh mục Ioseph có các lỗ khoét tại các vùng kín cơ thể có lẽ đã được sử dụng trong trường hợp này chăng?) Nói chung, ở đây con người phải chịu ảnh hưởng bởi một nền giáo dục có cách nhìn đầy định kiến trước các vấn đề xúc cảm và quan hệ luyến ái.

So với các giác quan khác, khứu giác thiên về bản năng linh cảm nhiều hơn. Không phải ngẫu nhiên mà ở động vật nó đóng một vai trò hết sức quan trọng. Trong thế giới con người, mặc dù mùi vị chưa phải là yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với việc làm quen hay giao tiếp, song vai trò của nó lại thể hiện như một tác nhân kích thích tình dục hữu hiệu. So với các giác quan khác, mùi vị tác động tới ý thức ít hơn. Chủ yếu nó tác động mạnh tới sự hưng phấn của bản năng và vô thức. Ở nhiều nền văn hóa người ta quan niệm rằng tỷ lệ cấu tạo giữa độ lớn của mũi và các cơ quan sinh dục luôn tương xứng với nhau. Những ý nghĩa của nó không chỉ có thế. Chính độ lớn của mũi còn biểu hiện tầm cảm nhận mùi vị của con người. Mỗi người mang một hơi hướng riêng. Nó tạo ra cho mọi người xung quanh hoặc là cảm giác khó chịu, hoặc ngược lại, một sức hấp dẫn quyến rũ. Hơi hướng, mặt khác cũng đặc trưng cho từng giới tính, chủng tộc và lứa tuổi. Tất nhiên là trừ trường hợp nó được làm nhân tạo. Do vai trò của mùi vị mà ở nhiều nền văn hóa người ta đã biết cách làm tăng thêm mùi quyến rũ cho cơ thể. Ngoài việc tắm rửa, người ta còn biết chế ra các loại kem thơm, nước hoa hay những hương liệu khác. Những lời chỉ dẫn về vệ sinh cá nhân, các phương pháp làm tăng mùi thơm cho cơ thể và những bình đựng hương liệu còn tồn tại lưu truyền trong nhiều nền văn hóa đã nói lên tính chất xa xưa của truyền thống này. Vai trò tác động của vị giác trong đời sống tình dục con người nói chung không lớn lắm. Nước bọt có một ý nghĩa kích thích nhất định khi ve vuốt làn môi. Một vài nền văn hóa không nhiều, chẳng hạn như các nền văn hóa thần bí phóng túng hoặc các giáo phái ngộ đạo (gnostisism)[3] thường tìm thấy khẩu vị kích thích ở những tuyết tiết dịch của cơ quan sinh dục (âm dịch, tinh dịch…). Tại các nền văn hóa, nơi mà phổ biến thủ thuật oralism[4] thì đấy lại chính là một hình thức kích thích xúc giác chứ không phải là vị giác (trừ một vài trường hợp ngoại lệ ).

 

TÌNH DỤC và TÌNH YÊU

Trong nền thi ca thế giới những ngôn từ tuyệt mỹ nhất chỉ để dành cho tình yêu. Thời gian dẫu có cách nhau hàng nghìn năm từ thời Sumer xa xưa cho đến thế kỷ XX hiện đại và những biên giới không gần nhau như nước Nhật với châu Mỹ, vậy mà ở đâu, lúc nào tình yêu cũng có chung một ý tưởng, một trái tim. Tình yêu có mặt khắp mọi nơi. Tình yêu vĩnh cửu trong đời sống tinh thần của con người. Trong các hợp tuyển thơ ca về tình yêu, những nét chung lớn hơn, phổ cập hơn là những nét riêng. Điều đó chẳng có gì lạ lẫm, bởi tình yêu là một nhu cầu bẩm sinh và chính nó là nền tảng của đời sống tinh thần con người. Rất khó đánh giá nền văn hóa nào trên thế giới đã sản sinh ra những bài ca hay nhất về tình yêu. Những thiên trữ tình cổ của Ấn Độ, Triều Tiên, những bài dân ca về tình yêu của Ý, hay những bài hát tình của người Ai Cập, Sumer đều có một giá trị tương đồng. Nhưng đồng thời tình yêu trong từng nền văn hóa cũng mang những bản sắc riêng của mình. Người Hy Lạp chia tình yêu ra nhiều thứ hạng khác nhau: Eros (mong muốn), philia eretic (tình bạn của những người yêu đương), potos (khao khát tình yêu), mania (dục tình mãnh liệt) v.v. Trong các nền văn hóa thần bí Ấn Độ người ta phân chia tình yêu thành các cung bậc từ thấp đến cao, từ cũng trần tục cho tới đỉnh điểm khoái lạc mang tính huyền bí siêu tự nhiên. Trong truyền thống văn hóa Âu châu cũng có cách phân loại tình yêu của mình. Nhà tâm lý học nổi tiếng của Mỹ - R.Mai đã chia nó ra làm 4 loại căn bản: Tình yêu tình dục, tình yêu gợi dục, tình yêu với tính tự kỷ trung tâm, tình yêu chọn lựa. K.Voitona cũng đưa ra những khái niệm tương tự: Yêu thích, mong muốn, thiện ý hỗ tương, tình yêu chọn lựa.

Một hình thức phân loại các về tình yêu cũng được A.Ducanovich đưa ra dưới một ngọn lửa cuồng nhiệt ngọt ngào (Ovidi: lửa đã tràn ngập đốt cháy trong trái tim thổn thức của amur) tình yêu là si mê (Dante: ta lúc nào cũng đắm mình trong cuồng dại), yêu là đau khổ (Shakespeare: Đâu phải là tình yêu mà đấy chính là nỗi tra tấn), tình yêu bi kịch sánh với cái chết (Goethe: Lotta ơi! Ta đang chết đây! Ta đang rối loạn quay cuồng đây! Tốt nhất là hãy để cho ta ra đi!) v.v. Tình yêu như một cảm xúc mãnh liệt vươn tới những rung động dạt dào. Chủ nghĩa lãng mạn đã hết lời ca ngợi nó. Marta Prinskaya đã viết: “tình yêu lãng mạn không hứa hẹn một cái gì tốt đẹp cho con người trên trái đất, nó còn hoài nghi hơn cả phái tự do chủ nghĩa. Nó lừa dối ngay cả trong cốt truyện bởi tất cả các thiên tình đều được kết thúc một cách bi thảm. Nó lừa dối cả trong phương hướng bởi không thể có tình yêu trên hành tinh nếu nó không phải là siêu tuyệt. Không thể tồn tại tình yêu chân chính trên trái đấy, về nó chỉ có thể tưởng tượng mà thôi”. Nền văn hóa châu Âu chứa đựng một số lượng lớn các bài bình luận về tình yêu (Standan, Levis v.v.). Chúng phản ánh một kho tàng tinh thần giàu có với những màu sắc đa dạng, thậm chí tương phản nhau của nền văn hóa này mà một phần trong đó chúng thể hiện những nỗi đam mê trước dục tình và khêu gợi sắc đẹp, đồng thời cả thái độ muốn lánh xa khỏi những ham muốn đó của con người. Đấy là mặt đặc trưng của nền văn hóa Âu châu. Thế nhưng vấn đề đặt ra là, trong các nền văn hóa thế giới, tình dục và tình yêu đã được kết hợp như thế nào. Trên nguyên tắc, có thể chia ra 5 loại:

1. Tình yêu Platon: Ở đấy chúng ta làm quen với một tình yêu tinh thần, vô dục và vô dâm. Tình yêu được giải thích như một cái gì đó bất biến, còn mục đích con người là nhằm đạt đến một tình yêu tuyệt dục cao cả. Kiểu tình yêu này phổ biến trong Ki-tô giáo và một vài trường phái phật giáo.

2. Tình yêu nhục dục: Tình yêu ở đây đồng nhất với sự ham muốn nhục dục. Tình dục là một nội dung căn bản của nó. Mô thức này đặc trưng cho nền văn hóa đạo Hồi, văn hóa Muru, chủ nghĩa tình dục trong văn hóa Tây phương.

3. Tình yêu hòa hợp tâm-lý tính: Đối với hình thức này tình yêu và tình dục không tách rời nhau mà chúng kết hợp thành một thể thống nhất, loại tình yêu này điển hình cho một vài dòng Ki-tô giáo, các nền văn hóa sơ khai và ở hầu hết các nền văn hóa lớn.

4. Tình yêu đối lập tình dục: Hai khái niệm này được hiểu như những lĩnh vực tương phản nhau. Tình dục có thể tồn tại mà không có tình yêu. Hoạt động tình dục có thể diễn ra mà không xuất phát từ rung động xúc cảm. Loại hình này đặc trưng cho các nền văn hóa lệch lạc (hay còn gọi là hình thức cul-sex) và một số nền văn hóa thô sơ.

5. Tình dục thiếu tình yêu: Ở đây tình dục là động cơ để liên kết các đối tượng, giữa họ có thể tồn tại một chút ít tình cảm, nhưng không nhiều. Hình thức này thường gặp trong các nền văn hóa thô sơ. Tóm lại, có thể nói rằng trong các nền văn hóa thế giới đã tồn tại 5 hình thức cơ bản về quan hệ luyến ái. Giữa chúng ưu việt rõ nhất vẫn là hình thức kết hợp hài hòa giữa tình dục và tình yêu. Và đây cũng chính là hình thức phổ biến nhất trong các tập quán luyến ái của nhân loại.

 

Lên trên

Cùng chủ đề

  • Larry Diamond. Lý giải sự suy thoái toàn cầu của dân chủ hiện nay

  • Lotman. Về ký hiệu học các khái niệm “XẤU HỔ” và “SỢ HÃI” trong cơ chế văn hóa

  • Ridvan Bari Urcosta. Hậu quả địa chính trị của dịch nCoV

  • Charles W. Kegley, JR. & Gregory A. Raymond. Toàn cầu hóa chính trị thế giới

  • Nguyễn Thị Hồng Nhung. Vai trò của nữ giới trong công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế

Thông báo

Tư vấn khoa học và kỹ năng nghiên cứu…

Tủ sách văn hoá học Sài Gòn

  • Thư viện ảnh
  • Thư viện video
  • Tủ sách VHH

Phóng sự ảnh: Toạ đàm khoa học: Xây dựng…

Hình ảnh văn hóa Tết xưa (sưu tầm)

Phóng sự ảnh: Lễ hội truyền thống VHH 2011

Phóng sự ảnh Lễ hội truyền thống VHH 2010

Thành phố Sankt-Peterburg, Nga

Bộ ảnh: Việt Nam quê hương tôi 2

Tranh Bùi Xuân Phái

Bộ tem tượng Phật chùa Tây Phương

Bộ ảnh: Đá cổ Sapa

Bộ ảnh: Phong cảnh thiên nhiên

Bộ ảnh: Việt Nam quê hương tôi

"Biển, đảo Việt Nam - Nguồn cội tự bao đời":…

Con dê trong văn hóa và văn hóa Việt Nam

Văn hóa Tết ở Tp.HCM (Chương trình truyền…

Văn hóa Tp. HCM: Một năm nhìn lại và động…

Phong tục Tết cổ truyền của người Nam Bộ

Bánh tét và Tết phương Nam

Con ngựa trong văn hóa và văn hóa Việt Nam

Điện Biên Phủ - Cuộc chiến giữa hổ và voi

Nhìn lại toàn cảnh thế giới từ 1911-2011…

Tọa độ chết - một bộ phim Xô-Việt xúc động…

Video: Lễ hội dân gian Việt Nam

Văn hoá Việt từ phong tục chúc Tết

Văn hoá Tết Việt qua video

Tết ông Táo từ góc nhìn văn hoá học

“Nếp nhà Hà Nội” trên “Nhịp cầu vàng”: tòa…

Văn hóa Thăng Long - Hà Nội qua video: từ…

Hướng về 1000 năm TL-HN: Xem phim “Tử Cấm…

Hướng về 1000 năm TL-HN: Người Thăng Long…

Phim "Chuyện tử tế" – tập 2 (?!) của “Hà…

Default Image

Hướng về 1000 năm TL-HN: "Chuyện tử tế" -…

Sách “Di sản Ấn Độ trong văn hóa Việt Nam”

Nguyễn Văn Bốn. Tín ngưỡng thờ Mẫu của người…

Sách: Quản lý và khai thác di sản văn hóa…

Hồ Sĩ Quý. Con người và phát triển con người

Alonzo L. Hamby. Khái quát lịch sử Mỹ. Phần 3

Alonzo L. Hamby. Khái quát lịch sử Mỹ. Phần 2

Alonzo L. Hamby. Khái quát lịch sử Mỹ. Phần 1

Hồ Sỹ Quý. Tiến bộ xã hội: một số vấn đề về…

Hồ Sỹ Quý. Về Giá trị và Giá trị Châu Á (Phụ…

Hồ Sỹ Quý. Về Giá trị và Giá trị Châu Á…

Hồ Sĩ Quý. Về Giá trị và Giá trị Châu Á…

Sách: Chuyên đề Văn hoá học

Sách: Một số vấn đề về hệ giá trị Việt Nam…

FitzGerald. Sự bành trướng của Trung Hoa…

Hữu Đạt. Đặc trưng ngôn ngữ và văn hoá giao…

Sống chụ son sao (Tiễn dặn người yêu)

Gs. Mai Ngọc Chừ. Số phận & Tâm linh

Trần Văn Cơ. Những khái niệm ngôn ngữ học…

Đoàn Văn Chúc. Văn hóa học (Phần 3 - hết)

Đoàn Văn Chúc. Văn hóa học (Phần 2)

Các nhà VHH nổi tiếng

Julian Haynes Steward

Wen Yi'duo (Văn Nhất Đa)

Leslie Alvin White

Huang Wen'shan (Hoàng Văn Sơn)

Radcliff-Brown, Alfred Reginald

Sapir, Edward

Margaret Mead

Thăm dò ý kiến

Bạn thích cuốn "Cơ sở văn hoá VN" của tác giả nào nhất?

Chu Xuân Diên - 4.8%
Lê Văn Chưởng - 0.9%
Trần Diễm Thuý - 1%
Trần Ngọc Thêm - 37.4%
Trần Quốc Vượng - 53%
The voting for this poll has ended on: 26 06, 2020

Tổng mục lục website

tong muc luc

Tủ sách VHH Sài Gòn

tu sach VHH SG

Thống kê truy cập

  • Đang online :
  • 472
  • Tổng :
  • 3 7 7 3 0 5 8 8
  • Đại học quốc gia TPHCM
  • Đại học KHXH&NV
  • Tran Ngoc Them
  • T.c Văn hóa-Nghệ thuật
  • Tc VHDG
  • Viện NCCN
  • Khoa Văn hóa học
  • Khoa Đông phương học
  • Phòng QLKH
  • Khoa Việt Nam học
  • Khoa Hàn Quốc học
  • BM Nhật Bản học
  • Khoa Văn học - Ngôn ngữ
  • Khoa triết học
  • Khoa Quan hệ quốc tế
  • Khoa Xã hội học
  • Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa
  • viettems.com
  • myfaifo.com
Previous Next Play Pause

vanhoahoc.vn (các tên miền phụ: vanhoahoc.edu.vn ; vanhoahoc.net)
© Copyright 2007-2015. Bản quyền thuộc Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng, Trường Đại học KHXH & NV - ĐHQG Tp. HCM
ĐT (028) 39104078; Email: ttvanhoahoc@hcmussh.edu.vn; ttvanhoahoc@gmail.com. Giấy phép: số 526/GP-BC, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 27-11-2007
Ghi rõ nguồn vanhoahoc.vn khi phát hành lại các thông tin từ website này.

Website được phát triển bởi Nhà đăng ký tên miền chính thức Việt Nam trực thuộc Trung Tâm Internet VNNIC.

Các bình diện của văn hóa