logo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Thư ngỏ
    • Khái quát về Trung tâm
    • Nhân lực Trung tâm
      • Thành viên Trung tâm
      • Cộng tác viên
    • Giới thiệu Khoa Văn hóa học
      • Khái quát về Khoa
      • Nhân lực của Khoa
  • Tin tức
    • Tin nhà (Trung tâm)
    • Tin ngành
    • Tin liên quan
  • Đào tạo - Huấn luyện
    • Các chương trình
    • Tổ chức và Hiệu quả
    • Đào tạo ở Khoa VHH
      • Chương trình đào tạo
      • Kết quả đào tạo
  • Nghiên cứu
    • Lý luận văn hóa học
      • LLVHH: Những vấn đề chung
      • VHH: Phương pháp nghiên cứu
      • VHH: Các trường phái - trào lưu
      • Loại hình và phổ quát văn hóa
      • Các bình diện của văn hóa
      • Văn hóa học so sánh
      • Vũ trụ quan phương Đông
      • Văn hóa và phát triển
      • VHH và các khoa học giáp ranh
    • Văn hóa Việt Nam
      • VHVN: Những vấn đề chung
      • Văn hóa cổ-trung đại ở Viêt Nam
      • Văn hóa các dân tộc thiểu số
      • Văn hóa Nam Bộ
      • Văn hóa nhận thức
      • Văn hóa tổ chức đời sống tập thể
      • Văn hóa tổ chức đời sống cá nhân
      • Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
      • Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội
    • Văn hóa thế giới
      • VH Phương Đông: Những vấn đề chung
      • VH Phương Tây: Những vấn đề chung
      • Quan hệ văn hóa Đông - Tây
      • Văn hóa Trung Hoa và Đông Bắc Á
      • Văn hóa Đông Nam Á
      • Văn hóa Nam Á và Tây Nam Á
      • Văn hóa châu Âu
      • Văn hóa châu Mỹ
      • Văn hóa châu Phi và châu Úc
    • Văn hóa học ứng dụng
      • VHƯD: Những vấn đề chung
      • VHH nghệ thuật
      • Văn hóa đại chúng
      • Văn hóa giao tiếp
      • Văn hóa du lịch
      • Văn hóa đô thị
      • Văn hóa kinh tế
      • Văn hóa quản trị
      • Văn hóa giáo dục - khoa học
    • Tài liệu phổ cập VHH
      • Văn hóa Việt Nam
      • Văn hóa thế giới
      • VHH ứng dụng
    • Tài liệu tiếng nước ngoài
      • Theory of Culturology
      • Vietnamese Culture
      • Applied Culturology
      • Other Cultures
      • 中文
      • Pусский язык
    • Thư Viện Số (Sách - Ảnh - Video)
      • Tủ sách Văn hoá học
      • Thư viện ảnh
      • Thư viện video
    • Các nhà văn hóa học nổi tiếng
  • Tiện ích
    • Dịch vụ Văn hóa học
    • Dịch vụ ngoài VHH
    • Trợ giúp vi tính
    • Từ điển Văn hóa học
    • Thư viện TT và Khoa
    • Tổng mục lục website
    • Tủ sách VHH Sài Gòn
    • Giải đáp thắc mắc
  • Thư giãn VHH
    • Văn chương Việt Nam
    • Văn chương nước ngoài
    • Nghệ thuật Việt Nam
    • Nghệ thuật thế giới
    • Hình ảnh vui
    • Video vui
  • Diễn đàn
  • Liên hệ
  • Trang chủ
  • Nghiên cứu
  • Tài liệu phổ cập VHH
  • Văn hóa thế giới
Sunday, 04 May 2008 21:07

Phạm Xuân Nguyên. Chiêm nghiệm thời gian

Người post bài:  TT VHH

   

CHIÊM NGHIỆM THỜI GIAN

Phạm Xuân Nguyên

Trăm năm thì ngắn một ngày dài ghê (Nguyễn Du)

Thời cổ Hy Lạp, mọi người coi thời gian như một vòng tròn. Hesiod, sử gia Hy Lạp nổi tiếng thế kỷ 8 trước CN, miêu tả năm thời đại của loài người, bắt đầu là thời hoàng kim trong quá khứ xa xưa, khi con người sống thân thiện với nhau, hoà đồng với tự nhiên, đến thời đại sắt thép khốn khổ hiện nay với những cuộc đụng độ và chiến tranh.

 

Hai trăm năm sau nhà triết học tiền-Socrates Pythagoras mô tả lịch sử như một Năm Xưa Lớn (Magnus Annus). Khi một vòng lịch sử thế giới đến hồi kết thúc, mặt trời, mặt trăng và các vì tinh tú sẽ quay lại điểm xuất phát ban đầu của chúng. Mọi người cũng vậy, sẽ quay về đất, và tất cả sẽ bắt đầu lại từ đầu. Quan niệm về sự trở lại vĩnh viễn như thế cũng là nền tảng hệ thống triết học của nhà triết học Đúc Frieđrich Nietzsche. Chúng đã tạo cảm hứng cho nhà thơ Ailen William Butler Yeats (Nobel 1923): trong một bài thơ ông kể là thành T'roa trong bản trường ca Iliad nổi tiếng của Homerus sẽ lại bốc cháy, chàng Jason trong huyền thoại sẽ lại phải dong con thuyền Argo của mình đi tìm bộ lông cừu vàng một lần nữa.

Quan niệm thời gian tuần hoàn và huyền thoại này được một số nhà văn nổi tiếng Mỹ La tinh hiện nay đưa vào sáng tác của mình, như trong tiểu thuyết Trăm năm cô đơn của nhà văn Columbia Gabriel Garcia Marquez (Nobel 1982). Ở cuối tác phẩm, chàng trai Aureliano (hậu duệ cuối cùng của một dòng họ lâu đời) mới biết cái tấm da có viết chữ mà anh tìm cách đọc, đấy chính là chuyện của anh, của dòng họ anh, của cái làng Macondo quê anh. G. Marquez cấu trúc thời gian như một văn bản xoay tròn, như một cuốn tiểu thuyết mà cái kết cục ngầm giấu hạt mầm của cái bắt đầu, giống như con rắn thần Ấn Độ cắn cái đuôi của mình.

Nhà thơ Mexico Octavio Paz (Nobel 1990) có một bài thơ nhan đề Đá mặt trời. Chủ đề của nó là thời gian, đúng hơn, là sự cầm tù của thời gian. Cái nhìn lịch sử loài người của Paz tương tự cái nhìn của Hesiod, đó là một chuỗi vô tận những cuộc chiến tranh, tai hoạ, bất công. Cấu trúc của bài thơ đã tái hiện quan niệm bi quan đó về thời gian: dòng cuối bắt với dòng đầu. Theo Paz, lối thoát duy nhất ra khỏi thời gian là tình yêu, và có lẽ là chính thi ca. Cảnh chính trong bài thơ là cuộc làm tình của một cậu bé và một cô bé trần trụi giữa thành Madrid đổ nát trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha (1937) để tự bảo vệ mình.

Sang thời trung đại và cận đại của lịch sử phương Tây, thời gian không còn được coi như một vòng tròn, mà được coi như một đường thẳng, chính xác là như một quá trình không thể đảo ngược, có một điểm bắt đầu duy nhất và một điểm kết thúc duy nhất. Quan niệm này vốn có gốc tích từ truyền thống đạo Do Thái, sau đó được các nhà triết học Thiên chúa giáo hồi đầu đem áp dụng vào thứ đạo mới của họ: Chúa tạo ra thế giới từ hư vô, một lần và cho tất cả, lịch sử hiện hình qua Jesus Christ, và sẽ kết thúc ở Ngày phán xử cuối cùng.

Có lẽ chính Thánh Augustine, hơn ai hết, có trách nhiệm trong sự lan truyền rộng rãi của quan niệm thời gian này. Trong tác phẩm chính của mình, Thành phố của Chúa, ông đã kết án thời gian tuần hoàn của người Hy lạp cổ là dị đoan, và khẳng định quan niệm thời gian tuyến tính. Quan niệm Thiên chúa giáo coi thời gian như một quá trình không thể đảo ngược từ Sáng Thế đến Phán Xử đã thống trị lâu dài qua các thời kỳ trí tuệ và nghệ thuật của lịch sử châu Âu. Trong văn học, có thể thấy điều này qua các tác phẩm Thần khúc của Dante (Ý) thế kỷ XVI, Thiên đường bị mất của John Milton (Anh) thế kỷ XVII.

Vào thế kỷ XVIII, các nhà triết học Khai Sáng đã cập nhật quan niệm thời gian này, đưa ra một quan niệm mang tính thế tục về thời gian. Từ nay, thời gian là một quá trình vô tận, không đầu không cuối, nó là một dòng chảy trung tính của các sự kiện, có thể chia cắt ra vô số các khoảng nhỏ.

Đây là kết quả của những phát minh cơ học chấn động diễn ra hồi này. Thậm chí còn quan trọng hơn: các nhà văn, nhà triết học và nhà khoa học còn có thể kết hợp quan niệm này với một quan niệm lớn khác của thời này -quan niệm về sự tiến bộ. Tức là dòng chảy thời gian từ hôm qua đến hôm nay sang ngày mai vận động theo hướng tốt đẹp hơn, tươi sáng hơn. Hệ thống triết học của Hegel, thuyết tiến hoá của Darwin, học thuyết cách mạng của Marx - tất cả đều hàm ý tư tưởng về thời gian như là sự tiến bộ, luôn chạy về phía tương lai tươi sáng hơn (bất chấp những bước lùi tạm thời).

Nhưng đến thế kỷ XX thì nhiều nhà văn danh tiếng nhất đã mất lòng tin vào sự diễn giải thời gian theo lối lạc quan như vậy. William Faulkner, nhà văn Bắc Mỹ (Nobel 1949), đã thể hiện điều này trong tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ mô tả sự suy sụp và tan rã của một dòng họ vốn danh giá ở miền nam nước Mỹ. Nhân vật Quentin nhớ lời ông bố nói "chỉ khi đồng hồ dừng lại thì thời gian mới bắt đầu sống" nên anh đã đem tháo rời chiếc đồng hồ ra. Nhưng vô ích. Mặt trời trên cao kia đã là một chiếc đồng.

Vấn đề thời gian vẫn là mối quan tâm hàng đầu của văn học. Một mặt, văn học hiện đại luôn tìm kiếm những cách tân và thực nghiệm liên tục. Có thể nói, thay đổi là hơi thở sống của nó. Mặt khác, văn học lại phê phán và tránh xa quan niệm coi thời gian như là sự "tiến bộ cơ học". Đấy có lẽ là một trong những nghịch lý chính và hấp dẫn nhất của văn học hiện nay, hứa hẹn đưa lại nhiều tác phẩm độc đáo và sâu sắc.

Nguồn: www.chungta.com

Lên trên

Cùng chủ đề

  • Barry Eichengreen. Cách quản lý cuộc khủng hoảng nợ toàn cầu sắp tới

  • Eric Ellingsen. Kiến trúc và sinh học

  • Trần Xuân Tiến. Nhịp thở hiện đại của văn học thiếu nhi Hàn Quốc

  • Shlomo Ben-Ami. Nguồn gốc chủ nghĩa thánh chiến ở châu Âu hiện nay

  • Nguyễn Hào Hải. Tín ngưỡng hướng về con người

Thông báo

Tư vấn khoa học và kỹ năng nghiên cứu…

Tủ sách văn hoá học Sài Gòn

  • Thư viện ảnh
  • Thư viện video
  • Tủ sách VHH

Phóng sự ảnh: Toạ đàm khoa học: Xây dựng…

Hình ảnh văn hóa Tết xưa (sưu tầm)

Phóng sự ảnh: Lễ hội truyền thống VHH 2011

Phóng sự ảnh Lễ hội truyền thống VHH 2010

Thành phố Sankt-Peterburg, Nga

Bộ ảnh: Việt Nam quê hương tôi 2

Tranh Bùi Xuân Phái

Bộ tem tượng Phật chùa Tây Phương

Bộ ảnh: Đá cổ Sapa

Bộ ảnh: Phong cảnh thiên nhiên

Bộ ảnh: Việt Nam quê hương tôi

"Biển, đảo Việt Nam - Nguồn cội tự bao đời":…

Con dê trong văn hóa và văn hóa Việt Nam

Văn hóa Tết ở Tp.HCM (Chương trình truyền…

Văn hóa Tp. HCM: Một năm nhìn lại và động…

Phong tục Tết cổ truyền của người Nam Bộ

Bánh tét và Tết phương Nam

Con ngựa trong văn hóa và văn hóa Việt Nam

Điện Biên Phủ - Cuộc chiến giữa hổ và voi

Nhìn lại toàn cảnh thế giới từ 1911-2011…

Tọa độ chết - một bộ phim Xô-Việt xúc động…

Video: Lễ hội dân gian Việt Nam

Văn hoá Việt từ phong tục chúc Tết

Văn hoá Tết Việt qua video

Tết ông Táo từ góc nhìn văn hoá học

“Nếp nhà Hà Nội” trên “Nhịp cầu vàng”: tòa…

Văn hóa Thăng Long - Hà Nội qua video: từ…

Hướng về 1000 năm TL-HN: Xem phim “Tử Cấm…

Hướng về 1000 năm TL-HN: Người Thăng Long…

Phim "Chuyện tử tế" – tập 2 (?!) của “Hà…

Default Image

Hướng về 1000 năm TL-HN: "Chuyện tử tế" -…

Sách “Di sản Ấn Độ trong văn hóa Việt Nam”

Nguyễn Văn Bốn. Tín ngưỡng thờ Mẫu của người…

Sách: Quản lý và khai thác di sản văn hóa…

Hồ Sĩ Quý. Con người và phát triển con người

Alonzo L. Hamby. Khái quát lịch sử Mỹ. Phần 3

Alonzo L. Hamby. Khái quát lịch sử Mỹ. Phần 2

Alonzo L. Hamby. Khái quát lịch sử Mỹ. Phần 1

Hồ Sỹ Quý. Tiến bộ xã hội: một số vấn đề về…

Hồ Sỹ Quý. Về Giá trị và Giá trị Châu Á (Phụ…

Hồ Sỹ Quý. Về Giá trị và Giá trị Châu Á…

Hồ Sĩ Quý. Về Giá trị và Giá trị Châu Á…

Sách: Chuyên đề Văn hoá học

Sách: Một số vấn đề về hệ giá trị Việt Nam…

FitzGerald. Sự bành trướng của Trung Hoa…

Hữu Đạt. Đặc trưng ngôn ngữ và văn hoá giao…

Sống chụ son sao (Tiễn dặn người yêu)

Gs. Mai Ngọc Chừ. Số phận & Tâm linh

Trần Văn Cơ. Những khái niệm ngôn ngữ học…

Đoàn Văn Chúc. Văn hóa học (Phần 3 - hết)

Đoàn Văn Chúc. Văn hóa học (Phần 2)

Các nhà VHH nổi tiếng

Julian Haynes Steward

Wen Yi'duo (Văn Nhất Đa)

Leslie Alvin White

Huang Wen'shan (Hoàng Văn Sơn)

Radcliff-Brown, Alfred Reginald

Sapir, Edward

Margaret Mead

Thăm dò ý kiến

Bạn thích cuốn "Cơ sở văn hoá VN" của tác giả nào nhất?

Chu Xuân Diên - 4.8%
Lê Văn Chưởng - 0.9%
Trần Diễm Thuý - 1%
Trần Ngọc Thêm - 37.4%
Trần Quốc Vượng - 53%
The voting for this poll has ended on: 26 06, 2020

Tổng mục lục website

tong muc luc

Tủ sách VHH Sài Gòn

tu sach VHH SG

Thống kê truy cập

  • Đang online :
  • 486
  • Tổng :
  • 3 7 7 3 3 7 2 2
  • Đại học quốc gia TPHCM
  • Đại học KHXH&NV
  • Tran Ngoc Them
  • T.c Văn hóa-Nghệ thuật
  • Tc VHDG
  • Viện NCCN
  • Khoa Văn hóa học
  • Khoa Đông phương học
  • Phòng QLKH
  • Khoa Việt Nam học
  • Khoa Hàn Quốc học
  • BM Nhật Bản học
  • Khoa Văn học - Ngôn ngữ
  • Khoa triết học
  • Khoa Quan hệ quốc tế
  • Khoa Xã hội học
  • Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa
  • viettems.com
  • myfaifo.com
Previous Next Play Pause

vanhoahoc.vn (các tên miền phụ: vanhoahoc.edu.vn ; vanhoahoc.net)
© Copyright 2007-2015. Bản quyền thuộc Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng, Trường Đại học KHXH & NV - ĐHQG Tp. HCM
ĐT (028) 39104078; Email: ttvanhoahoc@hcmussh.edu.vn; ttvanhoahoc@gmail.com. Giấy phép: số 526/GP-BC, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 27-11-2007
Ghi rõ nguồn vanhoahoc.vn khi phát hành lại các thông tin từ website này.

Website được phát triển bởi Nhà đăng ký tên miền chính thức Việt Nam trực thuộc Trung Tâm Internet VNNIC.

Văn hóa thế giới