logo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Thư ngỏ
    • Khái quát về Trung tâm
    • Nhân lực Trung tâm
      • Thành viên Trung tâm
      • Cộng tác viên
    • Giới thiệu Khoa Văn hóa học
      • Khái quát về Khoa
      • Nhân lực của Khoa
  • Tin tức
    • Tin nhà (Trung tâm)
    • Tin ngành
    • Tin liên quan
  • Đào tạo - Huấn luyện
    • Các chương trình
    • Tổ chức và Hiệu quả
    • Đào tạo ở Khoa VHH
      • Chương trình đào tạo
      • Kết quả đào tạo
  • Nghiên cứu
    • Lý luận văn hóa học
      • LLVHH: Những vấn đề chung
      • VHH: Phương pháp nghiên cứu
      • VHH: Các trường phái - trào lưu
      • Loại hình và phổ quát văn hóa
      • Các bình diện của văn hóa
      • Văn hóa học so sánh
      • Vũ trụ quan phương Đông
      • Văn hóa và phát triển
      • VHH và các khoa học giáp ranh
    • Văn hóa Việt Nam
      • VHVN: Những vấn đề chung
      • Văn hóa cổ-trung đại ở Viêt Nam
      • Văn hóa các dân tộc thiểu số
      • Văn hóa Nam Bộ
      • Văn hóa nhận thức
      • Văn hóa tổ chức đời sống tập thể
      • Văn hóa tổ chức đời sống cá nhân
      • Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
      • Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội
    • Văn hóa thế giới
      • VH Phương Đông: Những vấn đề chung
      • VH Phương Tây: Những vấn đề chung
      • Quan hệ văn hóa Đông - Tây
      • Văn hóa Trung Hoa và Đông Bắc Á
      • Văn hóa Đông Nam Á
      • Văn hóa Nam Á và Tây Nam Á
      • Văn hóa châu Âu
      • Văn hóa châu Mỹ
      • Văn hóa châu Phi và châu Úc
    • Văn hóa học ứng dụng
      • VHƯD: Những vấn đề chung
      • VHH nghệ thuật
      • Văn hóa đại chúng
      • Văn hóa giao tiếp
      • Văn hóa du lịch
      • Văn hóa đô thị
      • Văn hóa kinh tế
      • Văn hóa quản trị
      • Văn hóa giáo dục - khoa học
    • Tài liệu phổ cập VHH
      • Văn hóa Việt Nam
      • Văn hóa thế giới
      • VHH ứng dụng
    • Tài liệu tiếng nước ngoài
      • Theory of Culturology
      • Vietnamese Culture
      • Applied Culturology
      • Other Cultures
      • 中文
      • Pусский язык
    • Thư Viện Số (Sách - Ảnh - Video)
      • Tủ sách Văn hoá học
      • Thư viện ảnh
      • Thư viện video
    • Các nhà văn hóa học nổi tiếng
  • Tiện ích
    • Dịch vụ Văn hóa học
    • Dịch vụ ngoài VHH
    • Trợ giúp vi tính
    • Từ điển Văn hóa học
    • Thư viện TT và Khoa
    • Tổng mục lục website
    • Tủ sách VHH Sài Gòn
    • Giải đáp thắc mắc
  • Thư giãn VHH
    • Văn chương Việt Nam
    • Văn chương nước ngoài
    • Nghệ thuật Việt Nam
    • Nghệ thuật thế giới
    • Hình ảnh vui
    • Video vui
  • Diễn đàn
  • Liên hệ
  • Trang chủ
  • Nghiên cứu
  • Văn hóa thế giới
  • Văn hóa Nam Á và Tây Nam Á
Wednesday, 11 March 2015 09:27

Lê Thị Ngọc Điệp. Phụ nữ và tình dục trong “Ngàn lẻ một đêm”

Người post bài:  Nguyễn Thị Thúy Vy

Additional Info

  • Tiêu đề:

    PHỤ NỮ VÀ TÌNH DỤC TRONG “NGÀN LẺ MỘT ĐÊM”

  • Tác giả:

    TS. Lê Thị Ngọc Điệp

Lê Thị Ngọc Điệp. Phụ nữ và tình dục trong “Ngàn lẻ một đêm”

“Ngàn lẻ một đêm” là tuyệt tác được hình thành từ hoàn cảnh khắc nghiệt của cuộc sống sa mạc, kết tinh và phản ánh những nét đặc trưng của văn hóa Ả rập – Hồi giáo. Đời sống tình dục của người phụ nữ được mô tả một cách đặc biệt trong “Ngàn lẻ một đêm” với những tính cách bùng nổ, mạnh mẽ, hết sức cởi mở và cũng đầy đam mê.

Ngàn lẻ một đêm (Alf Laila wa laila) – tác phẩm văn học dân gian đồ sộ và nổi tiếng của Ả Rập, có nguồn gốc lâu đời trên đất nước của các hoàng đế Ả Rập thời cổ, được bổ sung qua nhiều thế kỷ bằng kho tàng truyện cổ dân gian của các nước trong hệ ngôn ngữ Ấn – Âu”.[1]

Ngàn lẻ một đêm[2] tập hợp những câu chuyện có thời gian hình thành khác nhau, kể từ khi được định hình vào thời Đế quốc Ả Rập Hồi giáo từ thế kỷ IX đến thế kỷ XII, và được lưu truyền cho tới ngày nay.

Không gian bao la trong Ngàn lẻ một đêm trải dài từ Đông Á sang Bắc Phi và đến tận châu Âu: Trung Quốc, Ấn Độ, Bengal, Irak, Ba Tư, Syrie, Ai Cập, Hy Lạp, Tartarie, v.v… Người Ả Rập đã nhặt từng câu chuyện như nhặt từng hạt ngọc và gọt giũa, trau chuốt lại, xâu thành một chuỗi ngọc hoàn chỉnh mang đậm sắc thái Ả Rập Hồi giáo.

Bên cạnh những câu chuyện học từ các xứ, Ngàn lẻ một đêm có một bộ phận khá quan trọng những câu chuyện liên quan đến các địa danh (như: Baghdad, Damas, Cairo, Basrah), những sự kiện và nhân vật lịch sử có thật trong thế giới Hồi giáo vào khoảng thời gian hình thành và hoàn thiện Ngàn lẻ một đêm (như: hoàng đế Haroun Al Rashid, tể tướng Jafar…).

Một nét văn hóa đặc trưng tạo nên dấu ấn đặc biệt trong Ngàn lẻ một đêm khiến nó trở nên có sức hút mạnh là sự khao khát tình dục hết sức mãnh liệt trong cuộc sống của người sa mạc Ả Rập Hồi giáo, và đặc biệt là đời sống tình dục của người phụ nữ. Yếu tố tình dục luôn là một vấn đề nhạy cảm không dễ dàng biểu đạt bằng lời trong đời sống xã hội cũng như trong các tác phẩm văn chương. Thế nhưng, trong Ngàn lẻ một đêm, yếu tố tính dục xuất hiện khá đậm đặc, người phụ nữ được mô tả với những tính cách bùng nổ trong đời sống tình dục, hết sức cởi mở và cũng đầy đam mê.

1. Ngàn lẻ một đêm mô tả vẻ đẹp lõa thể của người phụ nữ, thể hiện trực tiếp, táo bạo những hành động, cử chỉ âu yếm, ân ái

Trong Ngàn lẻ một đêm, vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ được mô tả ở “dạng nguyên sơ” một cách táo bạo, lõa thể, các bộ phận gợi dục được chiêm ngưỡng với một thái độ hết sức say sưa, trân trọng: “Ôi cô gái tuyệt mỹ, áo dài satanh không cài cúc, để hé đôi vú lộng lẫy nhởn nhơ”[3], “ngực lồ lộ đẹp tuyệt trần”[4], “vú nàng hẳn phải như ngà, bụng thon nhỏ nhịp nhàng, đùi rắn chắc”[5], “Thân hình nàng trên đôi hông uyển chuyển. Rượu ở môi em, mật ở miệng em”[6]. “Mông nàng chắc, ngồi như những khối đá, nhìn nàng đi lắc lư đôi mông gợi tình ghê gớm. Nhìn nàng ngồi, đứng lên là thấy dấu mông in lõm vào ghế” [7]. Nhìn tất cả những thứ quyến rũ ấy khiến “nàng có thể đốt ngọn lửa tình trong những trái tim lạnh lùng vô tình nhất”[8].

Chúng ta hãy nghe đoạn văn tả công chúa Huy Hoàng – con gái của vua yêu tinh: “Nàng lõa thân thì đẹp một cách rực rỡ, đẹp hơn con sơn dương vì cái gáy tròn trĩnh và cặp mắt đen nhánh của nàng; đẹp hơn chim anh vũ vì khổ người nàng cao và nhã. Tóc nàng đen như đêm đông. Miệng nàng giống hoa hồng, cái ấn của đức giáo chủ Solomon. Bộ răng ngà non của nàng là một chuỗi ngọc, hay là những hạt tuyết lớn bằng nhau. Cái cổ của nàng là một thoi bạc. Cái bụng và cái mông có chỗ lồi chỗ lõm. Rốn của nàng chứa được một phân xạ hương đen. Cặp đùi vừa nặng vừa chắc lại vừa mềm như gối tựa nhồi lông đà điểu…”[9]

Đoạn văn tả sắc đẹp của công chúa Huy Hoàng là một trong những đoạn văn gợi tình tiêu biểu trong Ngàn lẻ một đêm. Thật sự rất ít tác phẩm văn học Trung đại lại thể hiện vấn đề tình dục một cách cởi mở, phóng khoáng đến như vậy . Nếu so sánh với văn học Việt Nam thời Trung đại, trừ một ngoại lệ là thơ Hồ Xuân Hương, trong văn học Việt Nam cổ điển khó tìm được tác phẩm nào mô tả vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ như Ngàn lẻ một đêm. Trong bối cảnh văn học Trung đại Việt Nam chịu ảnh hưởng của Nho giáo, câu thơ của Nguyễn Du trong Truyện Kiều: “Rõ ràng trong ngọc trắng ngà, Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên” đã được coi là rất táo bạo , nhưng so với Ngàn lẻ một đêm thì vẫn không là gì cả, bởi vì ở đó yếu tố tình dục xuất hiện đậm đặc , cho thấy một lối sống, một cách nhìn hết sức cởi mở.

Ham muốn tình dục thể hiện lối sống bản năng của con người. Lối sống bản năng ấy biểu hiện vô cùng mạnh mẽ ở những người phụ nữ Hồi giáo trong Ngàn lẻ một đêm. Không hề bị ép buộc, họ sẵn sàng hiến dâng cũng như sẵn sàng hưởng thụ thú vui tình dục với người đàn ông mà họ cảm thấy yêu thích ngay từ lần gặp đầu tiên.

Chàng Anice và nàng Jenn[10] mới gặp nhau lần đầu , mà chàng đã say mê sắc đẹp của nàng, còn nàng thì muốn chàng “chứng tỏ bản lĩnh của người đàn ông trên giường xem có phải là một tay cao cờ không”. Và cái gì đến sẽ phải đến: ngay trong lần đầu gặp nhau, “chàng đã bế thốc nàng lên, và với ả Hằng ấy, chạy thẳng vào buồng ngủ… Thế rồi, tâm hồn và thể xác bơi trong đại dương khoái lạc, hai người gối đầu tay lên nhau nằm nghỉ sau cuộc truy hoan”.

Một công chúa bị đem bán làm nô lệ và nàng được quyền tìm người mua vừa ý với mình, nhìn thấy chàng Nue[11], một thanh niên trẻ đẹp trai, nàng “quả quyết tiến đến chàng, nhìn chàng bằng con mắt thèm muốn” và thuyết phục chàng mua nàng. “Chàng Nue trẻ tuổi không cưỡng nổi cái nhìn quyến rũ của nàng, đã đồng ý mua nàng… Khi về nhà, nàng bỏ mạng ra, cởi hết quần áo, hỏi chàng: “Em thế này thì có thể thuộc về người khác chăng, hỡi chàng trẻ tuổi?”, lúc này chàng Nue mới thấy diễm phúc hạ xuống đầu chàng. Chàng ôm chặt người yêu và hết sức hân hoan khi được biết ngọc còn nguyên vẹn”. Nàng công chúa đã thẳng thắn bày tỏ tình yêu của mình với chàng Nue trẻ tuổi ngay lần đầu tiên gặp mặt, quyết bán thân cho chàng, chủ động trong chuyện ái ân để thỏa mãn được tình yêu, dục vọng của mình đối với người mình yêu.

Nếu tình yêu là sự đồng điệu của tâm hồn và thân xác thì người phụ nữ trong Ngàn lẻ một đêm có phần thiên về đồng điệu thân xác hơn tâm hồn. Ngàn lẻ một đêm đã thể hiện một cách táo bạo những cử chỉ âu yếm, ân ái, những lời nói thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình trong quan hệ tình dục. Đó là những hình ảnh của cuộc sống xác thịt, hình tượng thân thể con người, sự giao hợp…

Trong Ngàn lẻ một đêm, các câu chuyện những cặp yêu sau nhiều thử thách gặp lại nhau không dừng ở câu kết như thường lệ “họ cưới nhau và sống với nhau hạnh phúc mãi mãi”, mà thường tiếp tục với “người kể chuyện nhòm qua lỗ khóa phòng tân hôn”, kể tiếp về những bí ẩn của thân xác và những hoan lạc ái ân. Thí dụ như câu chuyện “hấp dẫn” của đôi vợ chồng mới cưới, chàng Khoái Lạc Thế Gian và nàng Hoa Hồng Đang Nhụy. Sau bao nhiêu khó khăn, trở ngại, khi đoàn viên họ khao khát yêu nhau, tận hưởng cuộc truy hoan trong khúc hoan ca, men nồng đã làm cho họ quên cả thời gian:

“Đôi ta đón nhau trên đệm tơ, nhung và trong lửa tình nung đốt!

Đôi ta đã say trong thứ rượu tình tiết ra từ lưỡi người yêu

Trong cuộc hân hoan đôi ta quên hết, hình ảnh trước kia và ngày nay lẫn lộn.

Bảy ngày đêm trôi qua mà đôi ta không biết!...”[12]

Con người chỉ thực sự tồn tại khi họ hiểu về cuộc sống, biết sống và tận hưởng nó. Những tín điều tôn giáo, đạo đức khắc nghiệt đã dạy con người phải biết kiềm chế, biết tiết dục, điều đó làm con người không thể phát triển một cách tự nhiên. Do đó họ đã vượt thoát ra khỏi những quan niệm đạo đức, phá bỏ hết những ràng buộc để có thể sống như chính tính bản nhiên của mình, khẳng định rằng tình dục là nhu cầu tự nhiên mà bất cứ một sinh thể nào cũng cần được thỏa mãn. Vì vậy, yếu tố tình dục xuất hiện trong Ngàn lẻ một đêm rất nhiều, rất táo bạo, rất thoải mái. Các câu chuyện trong Ngàn lẻ một đêm đã trực tiếp hướng đến việc mô tả những hành động táo bạo, cử chỉ âu yếm, ân ái đểthỏa mãn nhu cầu, bản năng tình dục.

Sự chống cự của nàng biết bao quyến rũ!

Trận gió say ban đêm chậm rãi, đong đưa tấm thân nhỏ nhắn của nàng.

Thân nàng gập lại, ngực nàng như hai trái lựu nhô lên.

Đùa nghịch thân ái, táo bạo vuốt ve, bàn tay ta đã làm rơi tấm khăn che mặt từ trên vai nàng. Ôi, đôi vai tròn trĩnh, tấm áo nàng rơi xuống, lật ra, nửa mình trên lồ lộ như nhị hoa trên đài hoa vậy.

Lúc đó màn đêm buông xuống quanh hai ta, ta muốn táo bạo hơn, ta bảo nàng: ”Hoàn thành thôi chứ!”

Nhưng nàng đáp: “Đoạn tiếp để ngày mai!”[13]

Không phải ngẫu nhiên mà Ả Rập, xứ sở của Ngàn lẻ một đêm, cũng là nơi đã sản sinh ra cuốn sách nổi tiếng Er Roud el Âeter P’nezaha et Khater (Vườn hương cho những thú vui của linh hồn, thường được gọi tắt là Vuờn hương) phân tích sâu rộng mọi phương diện, mọi khía cạnh của nghệ thuật ái dục - cuốn sách này được so sánh với Kamasutra (Ái dục kinh) của Ấn Độ và Tố nữ kinh của Trung Quốc.

Kamasutra là một trong những “tính dục kinh” cổ điển của nhân loại, là tác phẩm tiêu biểu của Hindu giáo. Kamasutra chỉ dạy cặn kẽ những nguyên tắc lý thuyết và tư thế giao hợp để người Ấn biết tận hưởng lạc thú trần gian. Theo Kamasutra thì vật chất và linh hồn đều có tầm quan trọng như nhau, khi luyện tập theo các phương pháp của Kamasutra thì linh hồn của bạn sẽ được nâng cao lên một vị thế mới.

Tố nữ kinh của Trung Quốc, sản phẩm của Đạo giáo, lại chú trọng đến yếu tố sức khỏe, dựa trên quan niệm âm dương, ngũ hành . Con người cũng như trời đất đều có qui luật riêng của nó, việc phòng sự cũng không nằm ngoài qui luật này, phải tuân theo nguyên tắc âm dương và ngũ hành sinh khắc.

Vườn hương chịu ảnh hưởng của Kamasutra nhưng lại phê phán rằng các tư thế mô tả trong Kamasutra khó thực hiện, Vườn hương đã phân tích chi tiết hơn, kỹ càng hơn bí quyết của nghệ thuật ái dục để đạt đến sự thỏa mãn toàn diện.

2. Ngàn lẻ một đêm xem những nhu cầu tình dục như những đòi hỏi nhân bản, tự nhiên và tất yếu của con người

Người dân sa mạc có một tập tục về quan hệ tình dục, đó là con gái đến tuổi dậy thì, thì tự nguyện hiến dâng cho đàn ông sa mạc. “Họ lang thang từ bộ lạc này sang bộ lạc khác, từ trại này qua trại khác đem nghệ thuật làm dáng và yêu đương làm đẹp lòng những chàng kỵ mã trẻ trung”[14]. Tập tục này góp phần thỏa mãn nhu cầu tình dục mãnh liệt của phụ nữ sa mạc, giải quyết những đòi hỏi nhân bản, tự nhiên của con người.

Trong quan hệ vợ chồng, khi người vợ không được thỏa mãn nhu cầu sinh lý, đã thẳng thắn bày tỏ thất vọng với người chồng bất lực, cuối cùng người chồng bất lực chấp nhận chia tay, giải phóng cho vợ. Đó là trường hợp nàng Hin trong truyện nàng Hin ly hôn là một thiếu nữ đẹp nhất thời đó . Ông tổng đốc Irak tên là An-Haja hỏi cưới nàng với rất nhiều sính lễ. Nhưng An-Haja lại là “một người bất lực về tình dục. Thật cay đắng và tai hại”. Điều này đã làm cho nàng Hin xinh đẹp trở thành một người vợ bất hạnh. Người chồng của nàng dù ham muốn đến mấy đi nữa cũng chỉ thưởng ngoạn vợ mình bằng con mắt mà thôi. Nàng Hin buồn rầu than vãn khi thấy ông chồng bất lực đến thăm:

“Hin, con ngựa cái có dòng máu Ả Rập cao quí, bị buộc phải sống với một con la khốn khổ.

Ôi! Hãy cởi bỏ cho ta bộ áo quần bằng nỉ đỏ thắm sang trọng này. Trả cho ta áo quần tồi tàn bằng lông lạc đà.

Ta sẽ từ bỏ những lâu đài xấu xa này để quay về nơi mà những chiếc lều đen của bộ tộc rung rinh trước gió sa mạc của ta.

Ở đấy tiếng sáo và gió mây đối đáp nhau, ngân nga qua lỗ của chiếc lều đối với ta còn du dương hơn tiếng đàn tiếng trống.

Và ở đấy có những trai của bộ tộc, nuôi bằng máu sư tử nên khỏe, đẹp chẳng khác gì mãnh sư.

Còn ở đây thì Hin chết tuyệt tự cạnh một con la khốn nạn.”[15]

Nghe những lời than thở ấy, ông chồng bất lực vừa tức giận vừa xấu hổ, thế là ông đành để vợ tự do. Kết quả nàng Hin trở thành vợ của giáo chủ trong một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Nàng Hin đã dám phá bỏ hết mọi rào cản đạo đức, mọi quy tắc tôn giáo, mọi ràng buộc của gia đình để nói thật những điều mình nghĩ. Có lẽ hiếm có người phụ nữ nào dám tuyên bố một cách thẳng thắn như vậy đối với người chồng hợp pháp của mình.

Hãy nghe nàng Xen Batte[16] đã thẳng thắn nói về người bạn tình của mình ngay lần đầu tiên quan hệ “ông chủ của ta thì khác hẳn. Ở chàng cái phải cứng thì lại mềm, cái phải mềm thì lại cứng. Vì lòng chàng cứng như đá, còn cái khác thì lại mềm như nước”.

Trong cuộc sống, con người chỉ thực sự tồn tại khi họ hiểu được ý nghĩa của cuộc sống, biết sống và biết hưởng nó. Trong Ngàn lẻ một đêm, đòi hỏi về tình dục được nói đến thật cởi mở. Nhu cầu thỏa mãn về tình dục được thừa nhận như một điều tự nhiên, không phải là một hành động xấu xa, tội lỗi. Con người tự do thỏa mãn đòi hỏi đó, bởi vì đó là một điều tự nhiên của tạo hóa.

3. Ngàn lẻ một đêm thể hiện dục tình cực đầy, cực đậm, thậm chí đến thái quá. Điều này được thể hiện qua nhiều mô-tip.

a. Mô-tip “một và nhiều”. Dạng thức Một người đàn bà và nhiều người đàn ông

Ngay câu chuyện mở đầu, cũng lại là câu chuyện về quan hệ tình dục, về sự ngoại tình của phụ nữ. Hai anh em vua Shahrya và Shah Zaman vì bị những người vợ phản bội, họ ra đi tìm chốn ẩn thân đến trọn đời ở một chân trời góc bể nào đó để thời gian xóa đi nỗi bất hạnh đau lòng. Tưởng đã đi đến cùng trời cuối đất nhưng họ vẫn phải chứng kiến cảnh người phụ nữ ngoại tình. Cô vợ của tên hung thần mặc dù đã bị chồng giam giữ ở tận đáy biển sâu, nhưng cô ta vẫn ngoại tình với năm trăm bảy mươi người đàn ông khác nhau, và sau mỗi lần ngoại tình cô ta lưu giữ lại một chiếc nhẫn, cộng thêm hai chiếc nhẫn của hai anh em nhà vua Shahrya và Shah Zaman là năm trăm bảy mươi hai chiếc nhẫn[17]. Một con số thật ấn tượng. Cô gái ấy vì bị hung thần bắt cóc trong ngay ngày cưới của mình, bắt cô phải xa lìa hạnh phúc của mình, sống với một gã hung thần thật đáng ghê sợ, vì lẽ đó cô ta đã ngoại tình với tất cả năm trăm bảy mươi hai người đàn ông mà cô ta gặp để tìm lại hạnh phúc của mình đã bị mất.

Một tên hề của nhà vua đã kiên quyết không chịu lấy vợ vì sợ rằng sẽ cưới phải “một con gian dâm, ngoại tình”[18]. Nhưng nhà vua kiên quyết bắt hắn phải cưới vợ. Tên hề cưới một cô vợ xinh đẹp, nết na, biết e lệ và khiêm nhường. Nhưng được nửa năm thì cô vợ mà vua ban cho gã đã kiếm được thêm bốn anh chàng tình nhân để vui thú. Và cuối cùng vua phải cho anh hề ly dị để tiếp tục được sống đời độc thân sung sướng, không bị vợ cắm sừng.

Trong truyện Cái chân cừu[19], kể về một người đàn bà có đời sống tình dục quá nồng nhiệt, nên bà ta không thể chịu nổi “phong tục bốn vợ một chồng của người Hồi giáo”. Nếu chỉ được hưởng một phần tư đêm với chồng thôi thì bà ta đến chết mất vì phải nén bớt dục tình. Bà ta đã xoay xở để lấy được cả hai ông chồng một lúc. Cả hai ông chồng của bà đều thuộc loại “gà sống miền Ai Cập thượng, rất khỏe, có thể lần lượt đạp mái hai mươi con một lúc”, đáp ứng được nhu cầu tình dục thái quá ở bà ta. Kết thúc câu chuyện bà ta chỉ được chọn một trong hai người vì phong tục Hồi giáo không cho phép phụ nữ có hai chồng, và người đàn bà này đã chọn được ông chồng vừa có tài ăn trộm vừa đạp mái khỏe.

Trong Ngàn lẻ một đêm, rất nhiều người đàn bà lẳng lơ, trắc nết, không chung thủy. Họ hành động theo những gì con tim mách bảo, đôi khi điều đó vượt khỏi giới hạn những qui phạm về đạo đức xã hội. Nhưng người đọc vẫn có thể thông cảm cho họ, họ ngoại tình vì họ có một cuộc hôn nhân bất hạnh, vì họ cưới phải những ông chồng già đã cạn kiệt sinh lực, không có khả năng đáp ứng nhu cầu tình dục của họ. Và phải chăng đây cũng là một sự phản kháng, đòi hỏi sự công bằng của những người phụ nữ trong Ngàn lẻ một đêm, trong khi đàn ông được quyền có nhiều vợ, còn phụ nữ thì lại không. Họ cũng là những con người có sức sống mãnh liệt, có nhu cầu tình dục mạnh mẽ, họ cũng phải được thỏa mãn, được đáp ứng nhu cầu bản năng của mình.

b. Mô-tip thứ hai là mô-tip ngoại tình: người đàn bà làm tất cả vì tình nhân

Trong Ngàn lẻ một đêm, đã kể về rất nhiều những người phụ nữ dám vượt qua mọi rào cản đạo đức, xã hội để làm được điều mình muốn, để làm tất cả những gì vì người tình của mình. Truyện chàng Kama và nàng Halima thông thạo kể về cô vợ Halima tinh thông, dâm đãng yêu thích Kama - người bạn của chồng mình. Nàng bàn với chàng Kama mướn một căn nhà liền vách với nhà nàng lấy lý do để tiện việc qua lại thăm hỏi. Nàng đã cho đục cửa thông qua bức tường ngăn cách, mỗi bên đặt một cái tủ che lấp đi, để dễ dàng gặp gỡ tình nhân nhằm thỏa mãn ngọn lửa dục tình như lúc nào cũng thiêu đốt trong lòng nàng. Cuối cùng, theo tiếng gọi của con tim, nàng đã bỏ gia đình để trốn theo người tình.

Câu chuyện về nàng Jenn[20], một người con gái có gia đình đã vượt qua mọi rào cản để đến được với tình yêu đích thực của mình. Bị chồng là một thương nhân Do Thái phát hiện ra vụ ngoại tình, đã đem nàng đi theo đoàn buôn của mình, không cho gặp gỡ người tình của nàng. Nàng bị đánh đập rất tàn nhẫn trên đường đi và khi họ được đưa đến trước mặt quan tỉnh trưởng, nàng đã làm cho vị quan này tin rằng mình bị tên Do Thái cưỡng bức, hành hạ. Thế là lão Do Thái, chồng của nàng bị quăng vào tù, còn nàng thì trở về với người tình của mình. Theo thước đo đạo đức, thì nàng Jenn đã phạm quá nhiều lỗi lầm, nàng ngoại tình, lại làm cho anh chồng ngồi tù, còn mình thì cùng với người yêu sống sung sướng trên đống của cải của ông chồng bất hạnh. Nhưng từ góc độ tình yêu thì thật khó lý giải, nó có thể làm cho con người ta mù quáng, làm tất cả mọi chuyện vì người yêu của mình.

***

Người Hồi giáo phân biệt nam nữ rất, bởi vì họ nghĩ “Đấng tối cao Allah đã lấy phần con gái luyện cho bọn con trai một thân hình hoàn hảo, tuyệt mỹ”[21]. Đàn ông Hồi giáo có quyền lấy nhiều vợ, đàn bà chỉ được lấy một chồng, do đó đàn ông không có tội ngoại tình nhưng những người vợ không thủy chung bị luật pháp trị tội rất nặng. Vì vậy, phụ nữ Hồi giáo phải chịu nhiều thiệt thòi trong hôn nhân. Phụ nữ bị xã hội Hồi giáo coi là một thứ công cụ để đẻ và để thỏa mãn dục tính của đàn ông. “Khi cha mẹ chia gia tài thì con gái chỉ được hưởng bằng một nửa phần của con trai. Khi các nhân chứng ra trước tòa làm chứng thì lời khai của người phụ nữ chỉ có giá trị bằng một nửa lời khai của đàn ông. Khi nạn nhân là phụ nữ bị giết thì thân nhân chỉ được nhận một nửa số tiền bồi thường”[22].

Văn hóa Hồi giáo dành địa vị ưu tiên cho đàn ông, người phụ nữ chỉ giữ vị trí phụ thuộc. Người phụ nữ trong gia đình phải nghe lời chồng, lời cha và tất cả mọi chuyện người phụ nữ muốn làm đều phải được họ đồng ý. Điều này, trong một chừng mực nào đó có liên quan đến giáo lý Hồi giáo bởi vì Kinh Qur’an công nhận địa vị vượt trội của người đàn ông: “Đàn ông có quyền đối với đàn bà vì chúa đã sinh ra đàn ông cao quí hơn đàn bà và vì đàn ông phải bỏ tài sản của mình ra để nuôi họ. Đàn bà tốt phải biết vâng lời đàn ông vì đàn ông săn sóc cả phần tinh thần của đàn bà. Đối với những phụ nữ không biết vâng lời, đàn ông có quyền ruồng bỏ, không cho nằm chung giường và có quyền đánh đập” [Kinh Qur’an: 34 chương 4]. Từ nhiều đời nay, phụ nữ Hồi giáo đã được nuôi dạy để phục tùng sự thống trị của đàn ông.

Kinh Qur’an đã qui định chế độ y phục của phụ nữ hết sức khắt khe như sau: “Phụ nữ phải mặc che kín hoàn toàn, không được để lộ một phần nào của thân thể trước mặt bất cứ một người đàn ông nào, kể cả mặt và tay” [Kinh Qur’an: 53 chương 33].

Từ năm 715[23], theo qui định của giáo luật Hồi giáo, phụ nữ phải mặc kín đáo và che kín mặt, và mạng che đã trở thành trang sức thân thuộc của phụ nữ Ả Rập Hồi giáo. Mạng che mặt đã làm cho người phụ nữ trở nên đẹp một cách lãng mạn, với khuôn mặt được che giấu chỉ lộ ra một đôi mắt to đẹp, sâu thẳm và bí hiểm.

Địa vị thấp kém của người phụ nữ trong xã hội Hồi giáo thể hiện dưới hình thức cực đoan nhất trong tập tục che mạng. Người phụ nữ đeo mạng che mặt, sống trong sự phân biệt đối xử, hầu như bị tách biệt hoàn toàn với thế giới của đàn ông. Người phụ nữ Hồi giáo không được cho ai nhìn thấy mặt của mình, chỉ trừ những người thân trong gia đình.

Chính vì vậy, người phụ nữ Hồi giáo trong Ngàn lẻ một đêm đã khơi gợi ý thức về một sự vượt thoát, con người phải sống trong tự do đích thực của chính mình. Sự phong tỏa của tôn giáo, sự kìm nén về đạo đức, đã thực sự trói buộc con người, không cho con người phát triển một cách bình thường. Hơn nữa quy luật thiên nhiên cũng góp phần tạo nên nét văn hóa đặc thù trong đời sống tình dục của người phụ nữ Ả Rập Hồi giáo. Sự khắc nghiệt của thiên nhiên, dành cho người phụ nữ sa mạc Hồi giáo một thời thanh xuân thật ngắn ngủi, giống như cuộc sống của những loài hoa đẹp chóng nở nhưng cũng chóng tàn khiến cho những đam mê, khao khát tình dục của người phụ nữ sa mạc hết sức gấp gáp và cũng hết sức mãnh liệt.

Người Ả-rập đã mượn Ngàn lẻ một đêm để được sống trong cuộc sống tự do đích thực của mình – vượt ra khỏi mọi giới hạn của đạo đức, tôn giáo… để sống, để yêu, để hưởng thụ. Ngàn lẻ một đêm là một tác phẩm có ý thức phản kháng lại những áp chế cứng nhắc của giáo luật Hồi giáo, đã mở ra một thế giới Hồi giáo thực sự sôi nổi, đầy sức sống và hoan lạc.

 TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. DURANT W. 1975: Văn minh Ả Rập (Nguyễn Hiến Lê dịch). -Sài Gòn: NXB Phục Hưng.
  2. ĐỖ ĐỨC HIỂU 1984: “Nghìn lẻ một đêm”, Từ điển văn học (tập 2). - Hà Nội: NXB Khoa học xã hội.
  3. FISHTINSKY I.M. 2005: Lịch sử văn học Trung Cận Đông (Trần Thị Phương Phương biên dịch). – Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường, Trường Đại học KHXH&NV Tp. HCM.
  4. GALLAND A. 2004: Ngàn lẻ một đêm (toàn tập), Phan Quang dịch. - Hà Nội: NXB Văn học.
  5. HASSAN A. K. (dịch) 2001: Kinh Qu’ran (Ý nghĩa, nội dung). - Hà Nội: NXB Tôn giáo.
  6. MARDRUS J.C. 1982-1989: Nghìn lẻ một đêm (tập 5 - 10), Nhiều dịch giả - Nguyễn Trác (chủ biên). - Hà Nội: NXB Văn học.
  7. NGUYỄN THỌ NHÂN 2004: Hồi giáo và thế giới Ả Rập (Văn minh – Lịch sử). - TP. Hồ Chí Minh: NXB Tổng hợp Tp. HCM.
  8. BURTON R. F. 2001: The Arabian Nights Tales from a thousand and one nights. - New York: The Modern Library
  9. LANE E. W. 1987: Arabian Society in the Middle Ages – Studies from the thousand an one Nights. - London: Humanities Press International

Nguồn:In trong: Những vấn đề Khoa học Xã hội & Nhân văn – Chuyên đề Văn hoá học, Tp.HCM - Nxb Đại học Quốc gia, 2013



[1] Từ điển văn học 2004, tr. 1061.

[2] Về mặt tư liệu, chúng tôi chọn bản dịch tiếng Việt Ngàn lẻ một đêm của Phan Quang được tái bản mới nhất (năm 2004) và bản dịch 10 tập của Nhà xuất bản Văn học Hà Nội được xuất bản từ năm 1982 (tập 1) đến năm 1989 (tập 10). Bốn tập đầu do Phan Quang dịch theo bản dịch tiếng Pháp Contes des mille et une nuits của Antoine Galland (nxb Frères Garnier, Paris, 1962). Sáu tập sau do nhóm dịch giả: Nguyễn Trác (chủ biên), Đoàn Nồng, Nguyễn Đăng Châu, Tấn Khang dịch theo nguyên bản tiếng Pháp Mille et une Nuits của Dr. Josepph Charles Mardrus (Nxb Charpentier et Fasquelle, Paris, 1925). Ở bản dịch này tổng cộng có 99 câu chuyện.

Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi có tham khảo và đối chiếu thêm với bản tiếng Anh của Richard Francis Burton bao gồm 16 tập xuất bản từ năm 1885 đến 1888. Bản dịch tiếng Anh của Burton gần như là bản dịch sát với bản gốc nhất, bản dịch này giữ nguyên các phần lặp lại, các đoạn thơ xen giữa chuyện kể, các đoạn miêu tả ái ân tình dục của nguyên bản gốc.

[3] “Chuyện Azit và Azia …”: 252, Nghìn lẻ một đêm, tập 5

[4] “Chuyện vua Ôm an Nêmân”: 62, Nghìn lẻ một đêm, tập 5

[5] “Những cuộc tình duyên của nàng Dên An Naoatxip”: 167, Nghìn lẻ một đêm, tập 8

[6] “Chuyện Azit và Azia …”: 235, Nghìn lẻ một đêm, tập 5

[7] “Chuyện sáu cô thiếu nữ tài sắc khác nhau”: 196, Nghìn lẻ một đêm, tập 6

[8] “Những cuộc tình duyên của nàng Dên An Naoatxip”: 169, Nghìn lẻ một đêm, tập 8

[9] Nhöõng cuoäc phieâu löu cuûa chaøng Hatxan An Baxri”: 88, Nghìn leû moät ñeâm, taäp 8

[10] “Chuyện nàng Dên An Maoatxip”: 175, Nghìn lẻ một đêm, tập 8

[11] “Chuyện chàng Nue trẻ tuổi và nàng dũng sĩ người France”: 230, Nghìn lẻ một đêm, tập 8

[12] “Chuyện Hoa hồng đang nhụy và Khóai lạc của thế gian”, Nghìn lẻ một đêm, tập 7

[13] “Chuyện Abu Nôóat ứng khẩu”: 294, Nghìn lẻ một đêm, tập 6

[14] “Chuyện rắc rối về một người con ngoại tình đáng yêu”: 214, Nghìn lẻ một đêm, tập 9

[15] “Chuyện nàng Hin ly hôn”: 293, Nghìn lẻ một đêm, tập 8

[16] “Chuyện Ip An Manxua với hai cô thanh nữ”: 238, Nghìn lẻ một đêm, tập 6

[17] Ngàn lẻ một đêm bản dịch của Phan Quang kể: có chín mươi tám chiếc nhẫn cộng thêm hai chiếc của hai anh em nhà vua nữa là tròn một trăm chiếc.

[18] “Mưu mô của các mụ vợ”: 18, Nghìn lẻ một đêm, tập 10

[19] “Cái chân cừu”: 43, Nghìn lẻ một đêm, tập 9

[20] “Chuyện nàng Dên An Maoatxip”: 190, Nghìn lẻ một đêm, tập 8

[21] “Chuyện gái hay trai”: 326, Nghìn lẻ một đêm, tập 6

[22] “Chuyện gái hay Trai”: 326, Nghìn lẻ một đêm, tập 6

[23] Will Durant, Lịch sử văn minh Ả Rập, tr. 124

Lên trên

Cùng chủ đề

  • Đinh Thị Phương Thảo. Yoga Ấn Độ - ngành dịch vụ “tỷ usd” và gợi ý phát triển tại thị trường Việt Nam

  • Trần Nguyễn Tuyên. Kinh nghiệm xây dựng thể chế phát triển nhanh, bền vững ở một số nước Trung Đông

  • Lê Văn Toan. Ngoại giao văn hóa đối với sự phát triển của Ấn Độ hiện nay

  • Shlomo Ben-Ami. Bẫy chuyên quyền trong thế giới Ả-rập

  • Nguyễn Thị Toan. Về khái niệm Niết bàn trong Phật giáo

Thông báo

Tư vấn khoa học và kỹ năng nghiên cứu…

Tủ sách văn hoá học Sài Gòn

  • Thư viện ảnh
  • Thư viện video
  • Tủ sách VHH

Phóng sự ảnh: Toạ đàm khoa học: Xây dựng…

Hình ảnh văn hóa Tết xưa (sưu tầm)

Phóng sự ảnh: Lễ hội truyền thống VHH 2011

Phóng sự ảnh Lễ hội truyền thống VHH 2010

Thành phố Sankt-Peterburg, Nga

Bộ ảnh: Việt Nam quê hương tôi 2

Tranh Bùi Xuân Phái

Bộ tem tượng Phật chùa Tây Phương

Bộ ảnh: Đá cổ Sapa

Bộ ảnh: Phong cảnh thiên nhiên

Bộ ảnh: Việt Nam quê hương tôi

"Biển, đảo Việt Nam - Nguồn cội tự bao đời":…

Con dê trong văn hóa và văn hóa Việt Nam

Văn hóa Tết ở Tp.HCM (Chương trình truyền…

Văn hóa Tp. HCM: Một năm nhìn lại và động…

Phong tục Tết cổ truyền của người Nam Bộ

Bánh tét và Tết phương Nam

Con ngựa trong văn hóa và văn hóa Việt Nam

Điện Biên Phủ - Cuộc chiến giữa hổ và voi

Nhìn lại toàn cảnh thế giới từ 1911-2011…

Tọa độ chết - một bộ phim Xô-Việt xúc động…

Video: Lễ hội dân gian Việt Nam

Văn hoá Việt từ phong tục chúc Tết

Văn hoá Tết Việt qua video

Tết ông Táo từ góc nhìn văn hoá học

“Nếp nhà Hà Nội” trên “Nhịp cầu vàng”: tòa…

Văn hóa Thăng Long - Hà Nội qua video: từ…

Hướng về 1000 năm TL-HN: Xem phim “Tử Cấm…

Hướng về 1000 năm TL-HN: Người Thăng Long…

Phim "Chuyện tử tế" – tập 2 (?!) của “Hà…

Default Image

Hướng về 1000 năm TL-HN: "Chuyện tử tế" -…

Sách “Di sản Ấn Độ trong văn hóa Việt Nam”

Nguyễn Văn Bốn. Tín ngưỡng thờ Mẫu của người…

Sách: Quản lý và khai thác di sản văn hóa…

Hồ Sĩ Quý. Con người và phát triển con người

Alonzo L. Hamby. Khái quát lịch sử Mỹ. Phần 3

Alonzo L. Hamby. Khái quát lịch sử Mỹ. Phần 2

Alonzo L. Hamby. Khái quát lịch sử Mỹ. Phần 1

Hồ Sỹ Quý. Tiến bộ xã hội: một số vấn đề về…

Hồ Sỹ Quý. Về Giá trị và Giá trị Châu Á (Phụ…

Hồ Sỹ Quý. Về Giá trị và Giá trị Châu Á…

Hồ Sĩ Quý. Về Giá trị và Giá trị Châu Á…

Sách: Chuyên đề Văn hoá học

Sách: Một số vấn đề về hệ giá trị Việt Nam…

FitzGerald. Sự bành trướng của Trung Hoa…

Hữu Đạt. Đặc trưng ngôn ngữ và văn hoá giao…

Sống chụ son sao (Tiễn dặn người yêu)

Gs. Mai Ngọc Chừ. Số phận & Tâm linh

Trần Văn Cơ. Những khái niệm ngôn ngữ học…

Đoàn Văn Chúc. Văn hóa học (Phần 3 - hết)

Đoàn Văn Chúc. Văn hóa học (Phần 2)

Các nhà VHH nổi tiếng

Julian Haynes Steward

Wen Yi'duo (Văn Nhất Đa)

Leslie Alvin White

Huang Wen'shan (Hoàng Văn Sơn)

Radcliff-Brown, Alfred Reginald

Sapir, Edward

Margaret Mead

Thăm dò ý kiến

Bạn thích cuốn "Cơ sở văn hoá VN" của tác giả nào nhất?

Chu Xuân Diên - 4.8%
Lê Văn Chưởng - 0.9%
Trần Diễm Thuý - 1%
Trần Ngọc Thêm - 37.4%
Trần Quốc Vượng - 53%
The voting for this poll has ended on: 26 06, 2020

Tổng mục lục website

tong muc luc

Tủ sách VHH Sài Gòn

tu sach VHH SG

Thống kê truy cập

  • Đang online :
  • 451
  • Tổng :
  • 3 7 7 3 4 5 1 7
  • Đại học quốc gia TPHCM
  • Đại học KHXH&NV
  • Tran Ngoc Them
  • T.c Văn hóa-Nghệ thuật
  • Tc VHDG
  • Viện NCCN
  • Khoa Văn hóa học
  • Khoa Đông phương học
  • Phòng QLKH
  • Khoa Việt Nam học
  • Khoa Hàn Quốc học
  • BM Nhật Bản học
  • Khoa Văn học - Ngôn ngữ
  • Khoa triết học
  • Khoa Quan hệ quốc tế
  • Khoa Xã hội học
  • Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa
  • viettems.com
  • myfaifo.com
Previous Next Play Pause

vanhoahoc.vn (các tên miền phụ: vanhoahoc.edu.vn ; vanhoahoc.net)
© Copyright 2007-2015. Bản quyền thuộc Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng, Trường Đại học KHXH & NV - ĐHQG Tp. HCM
ĐT (028) 39104078; Email: ttvanhoahoc@hcmussh.edu.vn; ttvanhoahoc@gmail.com. Giấy phép: số 526/GP-BC, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 27-11-2007
Ghi rõ nguồn vanhoahoc.vn khi phát hành lại các thông tin từ website này.

Website được phát triển bởi Nhà đăng ký tên miền chính thức Việt Nam trực thuộc Trung Tâm Internet VNNIC.

Văn hóa Nam Á và Tây Nam Á