logo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Thư ngỏ
    • Khái quát về Trung tâm
    • Nhân lực Trung tâm
      • Thành viên Trung tâm
      • Cộng tác viên
    • Giới thiệu Khoa Văn hóa học
      • Khái quát về Khoa
      • Nhân lực của Khoa
  • Tin tức
    • Tin nhà (Trung tâm)
    • Tin ngành
    • Tin liên quan
  • Đào tạo - Huấn luyện
    • Các chương trình
    • Tổ chức và Hiệu quả
    • Đào tạo ở Khoa VHH
      • Chương trình đào tạo
      • Kết quả đào tạo
  • Nghiên cứu
    • Lý luận văn hóa học
      • LLVHH: Những vấn đề chung
      • VHH: Phương pháp nghiên cứu
      • VHH: Các trường phái - trào lưu
      • Loại hình và phổ quát văn hóa
      • Các bình diện của văn hóa
      • Văn hóa học so sánh
      • Vũ trụ quan phương Đông
      • Văn hóa và phát triển
      • VHH và các khoa học giáp ranh
    • Văn hóa Việt Nam
      • VHVN: Những vấn đề chung
      • Văn hóa cổ-trung đại ở Viêt Nam
      • Văn hóa các dân tộc thiểu số
      • Văn hóa Nam Bộ
      • Văn hóa nhận thức
      • Văn hóa tổ chức đời sống tập thể
      • Văn hóa tổ chức đời sống cá nhân
      • Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
      • Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội
    • Văn hóa thế giới
      • VH Phương Đông: Những vấn đề chung
      • VH Phương Tây: Những vấn đề chung
      • Quan hệ văn hóa Đông - Tây
      • Văn hóa Trung Hoa và Đông Bắc Á
      • Văn hóa Đông Nam Á
      • Văn hóa Nam Á và Tây Nam Á
      • Văn hóa châu Âu
      • Văn hóa châu Mỹ
      • Văn hóa châu Phi và châu Úc
    • Văn hóa học ứng dụng
      • VHƯD: Những vấn đề chung
      • VHH nghệ thuật
      • Văn hóa đại chúng
      • Văn hóa giao tiếp
      • Văn hóa du lịch
      • Văn hóa đô thị
      • Văn hóa kinh tế
      • Văn hóa quản trị
      • Văn hóa giáo dục - khoa học
    • Tài liệu phổ cập VHH
      • Văn hóa Việt Nam
      • Văn hóa thế giới
      • VHH ứng dụng
    • Tài liệu tiếng nước ngoài
      • Theory of Culturology
      • Vietnamese Culture
      • Applied Culturology
      • Other Cultures
      • 中文
      • Pусский язык
    • Thư Viện Số (Sách - Ảnh - Video)
      • Tủ sách Văn hoá học
      • Thư viện ảnh
      • Thư viện video
    • Các nhà văn hóa học nổi tiếng
  • Tiện ích
    • Dịch vụ Văn hóa học
    • Dịch vụ ngoài VHH
    • Trợ giúp vi tính
    • Từ điển Văn hóa học
    • Thư viện TT và Khoa
    • Tổng mục lục website
    • Tủ sách VHH Sài Gòn
    • Giải đáp thắc mắc
  • Thư giãn VHH
    • Văn chương Việt Nam
    • Văn chương nước ngoài
    • Nghệ thuật Việt Nam
    • Nghệ thuật thế giới
    • Hình ảnh vui
    • Video vui
  • Diễn đàn
  • Liên hệ
  • Trang chủ
  • Nghiên cứu
  • Văn hóa Việt Nam
  • Văn hóa các dân tộc thiểu số
Friday, 25 November 2011 07:00

Lý Tùng Hiếu. Khu vực cư trú của người Chăm Ninh Thuận

Người post bài:  Lý tùng Hiếu

Additional Info

  • Tiêu đề:

    KHU VỰC CƯ TRÚ CỦA NGƯỜI CHĂM NINH THUẬN CHIA THEO ĐỊA BÀN VÀ TÔN GIÁO

  • Tác giả:

    TS. LÝ TÙNG HIẾU

  • Chức danh:

    (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM)

Lý Tùng Hiếu. Khu vực cư trú của người Chăm Ninh Thuận

Theo kết quả tổng điều tra dân số ngày 1/4/2009, người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận có 67.274 người. Nơi đây, người Chăm cư trú tập trung thành 22 palei, phân bố ở 12 xã và 6 huyện thị: Thuận Bắc, Ninh Hải, Ninh Sơn, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Phước, Thuận Nam.

Trong đó, hai huyện có người Chăm cư trú đông nhất là huyện Ninh Phước và huyện Thuận Nam (tách lập từ huyện Ninh Phước năm 2009), với dân số là 51.527 người (1/4/2009). Các huyện thị còn lại của tỉnh Ninh Thuận như thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, các huyện Ninh Hải, Thuận Bắc, Ninh Sơn, Bác Ái,chỉ có một số ít palei và người Chăm cư trú lẻ tẻ.

 

 

1. CÁC PALEI CHĂM Ở NINH THUẬN PHÂN THEO ĐỊA BÀN

Theo hướng phân bố từ bắc xuống nam, danh mục 22 palei Chăm ở Ninh Thuận lần lượt như sau:

•1.      Palei Bal Riya: làng Bình Nghĩa, thuộc xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc.

•2.      Palei Pa-mblap Klak: thôn An Nhơn, thuộc xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải.

•3.      Palei Pa-mblap Biraw: thôn Phước Nhơn, được tách ra từ palei Pamblap Klak, thuộc xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải.

•4.      Palei Cang: thôn Lương Tri, thuộc xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn.

•5.      Palei Tabeng: làng Thành Ý, thuộc xã Thành Hải, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.

•6.      Palei Baoh Bini:làng Hoài Trung, thuộc xã Phước Thái, huyện Ninh Phước.

•7.      Palei Dara: trước là làng Như Ngọc, nay là làng Như Bình, thuộc xã Phước Thái, huyện Ninh Phước.

•8.      Palei Baoh Dana:làng Chất Thường, thuộc xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước.

•9.      Palei Mblang Kacak:thôn Phước Đồng, thuộc xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước.

•10.  Palei Cauk:làng Hiếu Lễ, thuộc xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước.

•11.  Palei Baoh Deng:thôn Phú Nhuận, thuộc xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước.

•12.  Palei Hamu Tanran:làng Hữu Đức, thuộc xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước.

•13.  Palei Thuer:làng Hậu Sanh, thuộc xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước.

•14.  Palei Hamu Craok:làng Vĩnh Thuận (Bầu Trúc), thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước.

•15.  Palei Caklaing:làngMỹ Nghiệp, thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước.

•16.  Palei Bal Caong: làng Chung  Mỹ, thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước.

•17.  Palei Cuah Patih:làng Thành Tín, thuộc xã Phước Hải, huyện Ninh Phước.

•18.  Palei Patuh:làng Tuấn Tú, thuộc xã An Hải, huyện Ninh Phước.

•19.  Palei Ram:làng Văn Lâm, thuộc xã Phước Nam, huyện Thuận Nam.

•20.  Palei Aia Li-u:thôn Phước Lập, thuộc xã Phước Nam, huyện Thuận Nam.

•21.  Palei Palao: thôn Hiếu Thiện, thuộc xã Phước Nam, huyện Thuận Nam.

•22.  Palei PaBha: làng Vụ Bổn, thuộc xã Phước Nam, huyện Thuận Nam.

Phần lớn các tên palei bằng tiếng Chăm đều có nghĩa từ vựng gắn với địa bàn. Chẳng hạn Palei Thuer/Thuen tức làng Hậu Sanh, thuộc xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, có nghĩa là "làng Vườn" / "làng Thiên Đàng, Linh Thiêng". Palei Cuah Patih tức làng Thành Tín, thuộc xã Phước Hải, huyện Ninh Phước, có nghĩa là "làng Cát Trắng".

2. CÁC PALEI CHĂM Ở NINH THUẬN PHÂN THEO TÔN GIÁO

Người Chăm ở Ninh Thuận bao gồm 2 bộ phận chủ yếu: Chăm Ahiêr (theo đạo Bà La Môn bản địa hoá, còn gọi là Chăm Chuh, Chăm Jat) và Chăm Awal (theo đạo Hồi bản địa hoá, còn gọi là Chăm Bani). Mỗi cộng đồng tôn giáo thường cư trú trong những palei riêng biệt. Trong tổng số 22 palei, có 15 palei Chăm Ahiêr và 7 palei Chăm Awal. Ngoài ra còn có một số ít người Chăm nơi đây theo Hồi giáo Islam.

* Các palei Chăm Ahiêr:

•1.      Palei Bal Riya: làng Bình Nghĩa, thuộc xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc.

•2.      Palei Tabeng: làng Thành Ý, thuộc xã Thành Hải, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.

•3.      Palei Baoh Bini:làng Hoài Trung, thuộc xã Phước Thái, huyện Ninh Phước.

•4.      Palei Dara: làng Như Bình, thuộc xã Phước Thái, huyện Ninh Phước.

•5.      Palei Baoh Dana:làng Chất Thường, thuộc xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước.

•6.      Palei Mblang Kacak:thôn Phước Đồng, thuộc xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước.

•7.      Palei Cauk:làng Hiếu Lễ, thuộc xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước.

•8.      Palei Hamu Tanran:làng Hữu Đức, thuộc xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước.

•9.      Palei Thuer:làng Hậu Sanh, thuộc xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước.

•10.  Palei Hamu Craok:làng Vĩnh Thuận (Bầu Trúc), thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước.

•11.  Palei Caklaing:làngMỹ Nghiệp, thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước.

•12.  Palei Bal Caong: làng Chung  Mỹ, thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước.

•13.  Palei Aia Li-u:thôn Phước Lập, thuộc xã Phước Nam, huyện Thuận Nam.

•14.  Palei Palao: thôn Hiếu Thiện, thuộc xã Phước Nam, huyện Thuận Nam.

•15.  Palei PaBha: làng Vụ Bổn, thuộc xã Phước Nam, huyện Thuận Nam.

Bộ phận người Chăm Ahiêr ở Ninh Thuận có 3 khu đền tháp làm nơi thờ tự chính:

- Tháp Ppo Klaung Girai: ở đồi Trầu, cách Phan Rang 9km, được xây dựng từ thế kỷ 13 dưới thời vua Chế Mân III (Jaya Shimhavarman III).

- Tháp Pôrômê: ở xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, được xây dựng vào cuối thế kỷ 16 và đầu thế kỷ 17.

- Tháp Hòa Lai: ở xã Tân Hải, huyện Ninh Hải, có từ thế kỷ thứ 9.

* Các palei Chăm Awal:

•1.      Palei Pa-mblap Klak: thôn An Nhơn, thuộc xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải.

•2.      Palei Pa-mblap Biraw: thôn Phước Nhơn, thuộc xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải.

•3.      Palei Cang: thôn Lương Tri, thuộc xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn.

•4.      Palei Baoh Deng:thôn Phú Nhuận, thuộc xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước.

•5.      Palei Cuah Patih:làng Thành Tín, thuộc xã Phước Hải, huyện Ninh Phước.

•6.      Palei Patuh:làng Tuấn Tú, thuộc xã An Hải, huyện Ninh Phước.

•7.      Palei Ram:làng Văn Lâm, thuộc xã Phước Nam, huyện Thuận Nam.

Palei Baoh Deng(thôn Phú Nhuận, xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước) là một trường hợp đặc biệt. Nơi đây, có cả người Chăm Ahiêr và người Chăm Awal, cư trú xen kẽ với nhau.

Palei Ram (làng Văn Lâm, xã Phước Nam, huyện Thuận Nam) cũng là một trường hợp đặc biệt. Nơi đây, có cả người Chăm theo Hồi giáo Bani và người Chăm theo Hồi giáo Islam mới du nhập gần đây.

Người Chăm Awal ở Ninh Thuận có 7 thánh đường Bani ở 7 làng: An Nhơn, Phước Nhơn, Lương Tri, Phú Nhuận, Thành Tín, Tuấn Tú, Văn Lâm.

 

Phụ lục. DÂN SỐ CÁC TỘC NGƯỜI Ở NINH PHƯỚC, THUẬN NAM VÀ

TỈNH NINH THUẬN, THEO KẾT QUẢ TỔNG ĐIỀU TRA DÂN SỐ 1/4/2009

 

HUYỆN NINH PHƯỚC

(Bao gồm huyện Thuận Nam tách lập năm 2009)

 

Tổng số

180338

90453

89885

 

1.  Kinh

123184

62129

61055

 

2.  Tày

7

5

2

 

3.  Thái

7

4

3

 

4.  Mường

24

15

9

 

5.  Khơ Me

4

3

1

 

6.  Hoa (Hán)

369

183

186

 

7.  Nùng

3

2

1

 

8.  Hmông

2

-

2

 

10. Gia Rai

6

5

1

 

11. Ê Đê

20

10

10

 

12. Ba Na

1

1

-

 

13. Sán Chay

15

10

5

 

14. Chăm

51527

25559

25968

 

15. Cơ Ho

8

5

3

 

16. Xơ Đăng

12

7

5

 

18. Hrê

2

1

1

 

19. Ra Glai

5126

2500

2626

 

20. Mnông

1

1

-

 

24. Bru Vân Kiều

2

1

1

 

29. Gié Triêng

10

6

4

 

31. Chơ Ro

3

2

1

 

44. Chứt

1

1

-

 

54. Ơ Đu

1

1

-

 

55. Người nước ngoài

3

2

1

 

TỈNH NINH THUẬN

 

Tổng số

564993

281579

283414

 

1.  Kinh

432399

216098

216301

 

2.  Tày

109

63

46

 

3.  Thái

51

30

21

 

4.  Mường

146

91

55

 

5.  Khơ Me

40

25

15

 

6.  Hoa (Hán)

1847

971

876

 

7.  Nùng

567

305

262

 

8.  Hmông

3

1

2

 

9.  Dao

16

9

7

 

10. Gia Rai

36

26

10

 

11. Ê Đê

47

20

27

 

12. Ba Na

2

2

-

 

13. Sán Chay

19

12

7

 

14. Chăm

67274

33326

33948

 

15. Cơ Ho

2860

1420

1440

 

16. Xơ Đăng

46

28

18

 

17. Sán Dìu

3

3

-

 

18. Hrê

30

15

15

 

19. Ra Glai

58911

28855

30056

 

20. Mnông

2

1

1

 

21. Thổ

1

-

1

 

24. Bru Vân Kiều

6

2

4

 

25. Cơ Tu

1

1

-

 

26. Giáy

3

3

-

 

27. Tà Ôi

6

6

-

 

28. Mạ

3

2

1

 

29. Gié Triêng

32

22

10

 

30. Co

1

-

1

 

31. Chơ Ro

4

2

2

 

34. Chu Ru

521

235

286

 

44. Chứt

1

1

-

 

47. Cơ Lao

1

-

1

 

52. Rơ Măm

1

1

-

 

54. Ơ Đu

1

1

-

 

55. Người nước ngoài

3

2

1

(Nguồn: http://viendantoc.org.vn)

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

•1.   Văn Món - Sakaya, "Lễ hội Chăm ở Thánh đường (Sangmưgik)",Lễ hội của người Chăm, ninhthuanpt.com.vn, www.nguoicham.com, 13/7/2011.

•2.   Vija Nhàn, "Tên gọi và địa bàn cư trú của các làng Chăm ở tỉnh Ninh Thuận", www.nguoicham.com, 7/4/2010.

•3.   http://inrajaka.com/.

•4.   http://viendantoc.org.vn/

(Nguồn: Tác giả)

Lên trên

Cùng chủ đề

  • Đổng Thành Danh. Những nhận thức mới về các di sản vật thể của người Chăm Ninh Thuận

  • Đổng Thành Danh. Diễn xướng linh thiêng như một biểu tượng trong nghi lễ của người Chăm

  • Đổng Thành Danh. Góp phần tìm hiểu vấn đề họ và tên của người Chăm

  • Đổng Thành Danh. Giải ảo huyền thoại Po Romé của người Chăm

  • Trương Thị Kim Thủy. Dấu ấn văn hóa Ấn Độ trong lễ hội Ok Om Bok

Thông báo

Tư vấn khoa học và kỹ năng nghiên cứu…

Tủ sách văn hoá học Sài Gòn

  • Thư viện ảnh
  • Thư viện video
  • Tủ sách VHH

Phóng sự ảnh: Toạ đàm khoa học: Xây dựng…

Hình ảnh văn hóa Tết xưa (sưu tầm)

Phóng sự ảnh: Lễ hội truyền thống VHH 2011

Phóng sự ảnh Lễ hội truyền thống VHH 2010

Thành phố Sankt-Peterburg, Nga

Bộ ảnh: Việt Nam quê hương tôi 2

Tranh Bùi Xuân Phái

Bộ tem tượng Phật chùa Tây Phương

Bộ ảnh: Đá cổ Sapa

Bộ ảnh: Phong cảnh thiên nhiên

Bộ ảnh: Việt Nam quê hương tôi

"Biển, đảo Việt Nam - Nguồn cội tự bao đời":…

Con dê trong văn hóa và văn hóa Việt Nam

Văn hóa Tết ở Tp.HCM (Chương trình truyền…

Văn hóa Tp. HCM: Một năm nhìn lại và động…

Phong tục Tết cổ truyền của người Nam Bộ

Bánh tét và Tết phương Nam

Con ngựa trong văn hóa và văn hóa Việt Nam

Điện Biên Phủ - Cuộc chiến giữa hổ và voi

Nhìn lại toàn cảnh thế giới từ 1911-2011…

Tọa độ chết - một bộ phim Xô-Việt xúc động…

Video: Lễ hội dân gian Việt Nam

Văn hoá Việt từ phong tục chúc Tết

Văn hoá Tết Việt qua video

Tết ông Táo từ góc nhìn văn hoá học

“Nếp nhà Hà Nội” trên “Nhịp cầu vàng”: tòa…

Văn hóa Thăng Long - Hà Nội qua video: từ…

Hướng về 1000 năm TL-HN: Xem phim “Tử Cấm…

Hướng về 1000 năm TL-HN: Người Thăng Long…

Phim "Chuyện tử tế" – tập 2 (?!) của “Hà…

Default Image

Hướng về 1000 năm TL-HN: "Chuyện tử tế" -…

Sách “Di sản Ấn Độ trong văn hóa Việt Nam”

Nguyễn Văn Bốn. Tín ngưỡng thờ Mẫu của người…

Sách: Quản lý và khai thác di sản văn hóa…

Hồ Sĩ Quý. Con người và phát triển con người

Alonzo L. Hamby. Khái quát lịch sử Mỹ. Phần 3

Alonzo L. Hamby. Khái quát lịch sử Mỹ. Phần 2

Alonzo L. Hamby. Khái quát lịch sử Mỹ. Phần 1

Hồ Sỹ Quý. Tiến bộ xã hội: một số vấn đề về…

Hồ Sỹ Quý. Về Giá trị và Giá trị Châu Á (Phụ…

Hồ Sỹ Quý. Về Giá trị và Giá trị Châu Á…

Hồ Sĩ Quý. Về Giá trị và Giá trị Châu Á…

Sách: Chuyên đề Văn hoá học

Sách: Một số vấn đề về hệ giá trị Việt Nam…

FitzGerald. Sự bành trướng của Trung Hoa…

Hữu Đạt. Đặc trưng ngôn ngữ và văn hoá giao…

Sống chụ son sao (Tiễn dặn người yêu)

Gs. Mai Ngọc Chừ. Số phận & Tâm linh

Trần Văn Cơ. Những khái niệm ngôn ngữ học…

Đoàn Văn Chúc. Văn hóa học (Phần 3 - hết)

Đoàn Văn Chúc. Văn hóa học (Phần 2)

Các nhà VHH nổi tiếng

Julian Haynes Steward

Wen Yi'duo (Văn Nhất Đa)

Leslie Alvin White

Huang Wen'shan (Hoàng Văn Sơn)

Radcliff-Brown, Alfred Reginald

Sapir, Edward

Margaret Mead

Thăm dò ý kiến

Bạn thích cuốn "Cơ sở văn hoá VN" của tác giả nào nhất?

Chu Xuân Diên - 4.8%
Lê Văn Chưởng - 0.9%
Trần Diễm Thuý - 1%
Trần Ngọc Thêm - 37.4%
Trần Quốc Vượng - 53%
The voting for this poll has ended on: 26 06, 2020

Tổng mục lục website

tong muc luc

Tủ sách VHH Sài Gòn

tu sach VHH SG

Thống kê truy cập

  • Đang online :
  • 64
  • Tổng :
  • 3 8 2 6 3 5 8 7
  • Đại học quốc gia TPHCM
  • Đại học KHXH&NV
  • Tran Ngoc Them
  • T.c Văn hóa-Nghệ thuật
  • Tc VHDG
  • Viện NCCN
  • Khoa Văn hóa học
  • Khoa Đông phương học
  • Phòng QLKH
  • Khoa Việt Nam học
  • Khoa Hàn Quốc học
  • BM Nhật Bản học
  • Khoa Văn học - Ngôn ngữ
  • Khoa triết học
  • Khoa Quan hệ quốc tế
  • Khoa Xã hội học
  • Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa
  • viettems.com
  • myfaifo.com
Previous Next Play Pause

vanhoahoc.vn (các tên miền phụ: vanhoahoc.edu.vn ; vanhoahoc.net)
© Copyright 2007-2015. Bản quyền thuộc Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng, Trường Đại học KHXH & NV - ĐHQG Tp. HCM
ĐT (028) 39104078; Email: ttvanhoahoc@hcmussh.edu.vn; ttvanhoahoc@gmail.com. Giấy phép: số 526/GP-BC, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 27-11-2007
Ghi rõ nguồn vanhoahoc.vn khi phát hành lại các thông tin từ website này.

Website được phát triển bởi Nhà đăng ký tên miền chính thức Việt Nam trực thuộc Trung Tâm Internet VNNIC.

Văn hóa các dân tộc thiểu số