logo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Thư ngỏ
    • Khái quát về Trung tâm
    • Nhân lực Trung tâm
      • Thành viên Trung tâm
      • Cộng tác viên
    • Giới thiệu Khoa Văn hóa học
      • Khái quát về Khoa
      • Nhân lực của Khoa
  • Tin tức
    • Tin nhà (Trung tâm)
    • Tin ngành
    • Tin liên quan
  • Đào tạo - Huấn luyện
    • Các chương trình
    • Tổ chức và Hiệu quả
    • Đào tạo ở Khoa VHH
      • Chương trình đào tạo
      • Kết quả đào tạo
  • Nghiên cứu
    • Lý luận văn hóa học
      • LLVHH: Những vấn đề chung
      • VHH: Phương pháp nghiên cứu
      • VHH: Các trường phái - trào lưu
      • Loại hình và phổ quát văn hóa
      • Các bình diện của văn hóa
      • Văn hóa học so sánh
      • Vũ trụ quan phương Đông
      • Văn hóa và phát triển
      • VHH và các khoa học giáp ranh
    • Văn hóa Việt Nam
      • VHVN: Những vấn đề chung
      • Văn hóa cổ-trung đại ở Viêt Nam
      • Văn hóa các dân tộc thiểu số
      • Văn hóa Nam Bộ
      • Văn hóa nhận thức
      • Văn hóa tổ chức đời sống tập thể
      • Văn hóa tổ chức đời sống cá nhân
      • Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
      • Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội
    • Văn hóa thế giới
      • VH Phương Đông: Những vấn đề chung
      • VH Phương Tây: Những vấn đề chung
      • Quan hệ văn hóa Đông - Tây
      • Văn hóa Trung Hoa và Đông Bắc Á
      • Văn hóa Đông Nam Á
      • Văn hóa Nam Á và Tây Nam Á
      • Văn hóa châu Âu
      • Văn hóa châu Mỹ
      • Văn hóa châu Phi và châu Úc
    • Văn hóa học ứng dụng
      • VHƯD: Những vấn đề chung
      • VHH nghệ thuật
      • Văn hóa đại chúng
      • Văn hóa giao tiếp
      • Văn hóa du lịch
      • Văn hóa đô thị
      • Văn hóa kinh tế
      • Văn hóa quản trị
      • Văn hóa giáo dục - khoa học
    • Tài liệu phổ cập VHH
      • Văn hóa Việt Nam
      • Văn hóa thế giới
      • VHH ứng dụng
    • Tài liệu tiếng nước ngoài
      • Theory of Culturology
      • Vietnamese Culture
      • Applied Culturology
      • Other Cultures
      • 中文
      • Pусский язык
    • Thư Viện Số (Sách - Ảnh - Video)
      • Tủ sách Văn hoá học
      • Thư viện ảnh
      • Thư viện video
    • Các nhà văn hóa học nổi tiếng
  • Tiện ích
    • Dịch vụ Văn hóa học
    • Dịch vụ ngoài VHH
    • Trợ giúp vi tính
    • Từ điển Văn hóa học
    • Thư viện TT và Khoa
    • Tổng mục lục website
    • Tủ sách VHH Sài Gòn
    • Giải đáp thắc mắc
  • Thư giãn VHH
    • Văn chương Việt Nam
    • Văn chương nước ngoài
    • Nghệ thuật Việt Nam
    • Nghệ thuật thế giới
    • Hình ảnh vui
    • Video vui
  • Diễn đàn
  • Liên hệ
  • Trang chủ
  • Nghiên cứu
  • Văn hóa Việt Nam
  • Văn hóa các dân tộc thiểu số
Tuesday, 11 February 2020 09:23

Trương Văn Món. Cổ vật Champa ở một số di tích tháp Chăm và bảo tàng Việt Nam

Người post bài:  Nguyễn Thị Tuyết Ngân

Additional Info

  • Tiêu đề:

    CỔ VẬT CHAMPA Ở MỘT SỐ DI TÍCH THÁP CHĂM VÀ BẢO TÀNG VIỆT NAM
    NHỮNG VIÊN NGỌC QUÝ CHƯA ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC ĐÚNG MỨC

  • Tác giả:

    PGS.TS. Trương Văn Món (Sakaya)

  • Chức danh:

    Khoa Nhân học - Đại học KHXH&NV TP HCM

Trương Văn Món. Cổ vật Champa ở một số di tích tháp Chăm và bảo tàng Việt Nam
  1. MỞ ĐẦU

Vương quốc Champa mất đi đã để lại cho hậu thế hôm nay một chuỗi dài di tích ở miền Trung Việt Nam với hơn 250 di tích đền tháp và khoảng 1.000 phù điêu, tượng thờ liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo Chăm được các nhà nghệ thuật đánh giá là kiệt tác điêu khắc, kiến trúc ở vùng Đông Nam Á [Lưu Trần Tiêu cùng nnk 2000, Trần Kỳ Phương 1987: tr.48]. Hiện nay, hiện trạng di tích, di vật trên ra sao - chưa một cơ quan nào khảo sát, đánh giá một cách chính xác. Trong phạm vi bày này tôi chỉ trình bày một vài trường hợp điển hình, để khơi gợi những nhà nghiên cứu, nhà quản lý di tích, các cơ quan chức năng ý tưởng làm sao bảo tồn, khai thác và phát huy những giá trị di tích, di vật Champa một cách hiệu quả trong qua trình hội nhập hiện nay, đặc biệt trước sự tác động của du lịch đến các di tích.

2. NỘI DUNG

2.1. Vấn đề bảo quản và khai thác cổ vật, tượng thờ ở một số di tích tháp Chăm ở miền Trung

2.1.1. Tỉnh Ninh Thuận

Theo số liệu thống kê của chúng tôi hiện nay có đến 2/3 tượng thờ ở các tháp Chăm Ninh Thuận và Bình Thuận bị mất cắp, những bức tượng hiện nay đang thờ chỉ là tượng phục chế[1].

Ở Ninh Thuận, hiện nay tượng thờ chủ yếu có mặt ở bốn ngôi đền tháp chính: đền Po Nagar (thế kỉ 9), tháp Hoà Lai (thế kỉ 9), tháp Po Klaong Garai (thế kỉ 13) và tháp Po Rome (thế kỉ 17). Trong đó tháp Hoà Lai và tháp Po Klaong Garai là hai di tích được bảo vệ tốt, chưa xảy ra vụ mất cắp nào. Còn đền Po Nagar và tháp Po Rome (Ninh Thuận) bị mất tượng thờ nhiều nhất. Đền Po Ina Nagar ở Hữu Đức - Ninh Thuận có ba tượng chính: tượng Po Ina Nagar, Bia Adakan và Po Tâh nhưng hai tượng Bia Adakan và Po Tâh đã bị mất cắp năm 1997.

Tháp Po Rome có tất cả sáu tượng chính nhưng mất bốn tượng: tượng Siva đặt trước cửa ra vào bị mất thời Pháp thuộc, tượng tu sĩ mất thời Mỹ (hiện nay tượng này đang trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử TP HCM), tượng Bia Than Cih mất năm 1993, tượng Bia Than Can mất năm 1994 và bò thần Nandin (bò cái) mất năm 2005. Hiện nay, trong tháp Po Rome chỉ còn một tượng thờ vua Po Rome bằng đá – mang hình thể Mukha-Linga (Linga có gắn mặt vua) và một con bò thần Nandin (bò đực). Bên cạnh đó, nhiều đồ trang sức Po Rome bằng vàng 24 k nặng 1,7 kg cũng bị mất cắp vào 1982. Vậy ở hai di tích (đền Po Nagar và tháp Po Rome) có tất cả 10 tượng thờ chính nhưng đã mất đến 7 tượng, chiếm 2/3 tượng thờ ở di tích trên. Hiện nay, một số tượng thờ bị mất trên đã được Bảo tàng Ninh Thuận phục chế lại bằng bột xi măng giả đá đặt lại ở các di tích đền tháp Chăm, nơi bị mất cắp.

2.1.2. Tỉnh Bình Thuận

Riêng ở Bình Thuận, hầu hết các đền tháp Chăm còn lại như tháp Po Sah Inâ, tháp Po Dam (thế kỉ 9), đền Po Nít (thế kỉ 17),… đều thờ tượng hoặc bộ Linga - Yoni thật, không phục chế. Chỉ có trường hợp đền Po Klaong Menai (thế kỉ 17) bị kẻ gian đột nhập vào năm 2007 nhưng do chế độ bảo vệ nghiêm ngặt nên kẻ gian không ăn cắp được. Tượng được hàn gắn để lại nguyên trạng ở di tích, chứ không phục chế.

2.1.3. Vấn đề tượng thờ nữ thần Po Nagar ở Nha Trang (Khánh Hoà)

Tượng nữ thần Po Ina Nagar (hay còn gọi nữ thần Uma, Bhagavati, Sakti - vợ Siva) ở tháp Bà Nha Trang. Tượng này nguyên gốc bằng đá đen (huyền thạch), không sơn son thếp vàng, không mặc áo thường xuyên như hiện nay. Người Chăm, chỉ mặc trang phục cho tượng thờ khi có dịp cúng lễ. Tượng này hiện nay chỉ còn phần thân tượng là nguyên gốc, còn đầu tượng bị mất, người Kinh mới đúc lại thời Nguyễn theo kiểu đầu Phật Quan âm của người Kinh - Hoa (mặt tròn, hai má nhô, cằm bạnh, dái tai dài gần chấm vai, miệng cười mĩm, mắt nhắm hờ), chứ không phải mặt mang hình chủng Chăm. Người Kinh loan tin rằng, nguyên gốc của đầu tượng này rất đẹp, bị Pháp đánh cắp đưa qua Pháp. Tôi đã tin điều này, nên khi tham gia hội thảo ở Paris - Pháp năm 2012, tôi có đến bảo tàng Guimet - nơi còn trưng bày nhiều bảo vật Champa để tìm xem đầu tượng Po Ina Nagar nhưng không tìm thấy. Tôi hỏi giám đốc bảo tàng này, tại sao không thấy tượng Po Ina Nagar trưng bày ở đây. Giám đốc trả lời không có, những tượng Chăm Pháp sưu tầm ở Việt Nam thời Pháp đều trưng bày ở đây hết. Từ đó, khi về Việt Nam tôi suy nghĩ lại, “có thể” đầu tượng Po Ina Nagar do người Kinh - thời Nguyễn đập bỏ, sau đó đúc lại đầu tượng Quan âm thay thế vào cho phù hợp với tín ngưỡng, tâm linh của mình khi họ tiếp nhận vùng đất mới ở Nha Trang - Khánh Hoà[u1] .

Bên cạnh việc thay thế đầu tượng Chăm[u2] , người Kinh còn cải biên, sáng tác truyền thuyết mới về Nữ thần Po Ina Ngar mang tên mới là Thiên Y Ana khắc lên bia (thời Phan Thanh Giản) và khoác lên tượng thần áo lễ, tiến hành cúng tế theo nghi thức cúng tế của người Kinh (cúng heo, hoa quả, thắp nhang)… Đây là sự tiếp biến văn hoá Chăm - Việt (acculturation) một cách có chủ đích và thường thấy ở một số dân tộc trong quá trình giao lưu, tiếp biến văn hoá [Sakaya 2004: tr. 196- 220; Sakaya 2013: tr. 620-636; Sakaya 2014: tr. 517-526]. 

2.2. Nguyên do mất cắp các cổ vật, tượng thờ

Qua khảo sát, tôi nhận thấy rất nhiều tượng thờ ở các tháp Chăm bị mất trong quá khứ phần vì chiến tranh còn hiện nay đa số tượng thờ bị mất do công tác quản lý và chế độ bảo vệ còn sơ sài. Câu hỏi thảo luận ở đây: Chúng ta còn cách nào tốt hơn để bảo vệ tốt những cổ vật còn lại trên các tháp Chăm hiện nay không?

Như đã trình bày trên, các tượng thờ, cổ vật Chăm mất vào thời chiến không đáng kể, chủ yếu là bom đạn phá hoại là chính. Hầu hết những tượng thờ bị mất ở Ninh Thuận đều xảy ra vào thời bình, không phải thời chiến, cụ thể từ 1993 trở lại đây. Chỉ có duy nhất một tượng Siva ở tháp Po Rome bị mất vào thời Pháp thuộc. Nguyên nhân mất thì sẽ có hàng ngàn lí do khác nhau nhưng chung quy và dễ dàng nhận thấy nhất là sự mất cảnh giác của cơ quan chức năng và sự tinh vi của kẻ cắp. Ví dụ, trường hợp mất cắp tượng Bia Than Cih vào năm 1993 tại tháp Po Rome – một nơi xa xôi hẻo lánh nhưng không có lực lượng bảo vệ tháp. Sau năm 1994, tháp Po Romé mới có nhân viên hợp đồng của Bảo tàng bảo vệ túc trực 24/24 nhưng những tượng ở tháp Po Rome vẫn “không cánh mà bay”. Tháng 5/2005, kẻ cắp còn ngang nhiên lộng hành, thách thức cơ quan chức năng, bằng cách đột nhập vào tháp Po Rome, đập phá tượng Bia Than Cih mà Bảo tàng vừa mới phục chế. Điều này chứng tỏ rằng sự mất cắp các tượng thờ ở tháp Chăm mấy năm gần đây không phải do chiến tranh mà do sự mất cảnh giác của các cơ quan chức năng.

2.3. Giải pháp để bảo vệ cổ vật, tượng thờ

Vậy làm thế nào để bảo vệ những tượng thờ Chăm còn lại? Thiết nghĩ rằng, bây giờ cũng chưa muộn, cơ quan chức năng nên phối hợp với nhân dân (người Chăm) cùng bảo quản, cụ thể nên giao lại đền tháp cho ông Từ (Camanei) và Cả sư (Po Adhia) người Chăm trông coi, còn Nhà nước chỉ làm chức năng quản lí và hỗ trợ. Vì đa số tháp Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận là những di tích mà người Chăm hiện đang thờ cúng, chứ không phải là phế tích (trừ tháp Hoà Lai). Trước giải phóng (1975), mỗi tháp Chăm đều có một ông Từ (Camanei) và Cả sư (Po Adhia) trông coi và chăm lo cúng lễ. Ông Từ và Cả sư cha truyền con nối, không ai là người ngoài thay được. Họ làm việc vì niềm tin tín ngưỡng cho nên rất tận tuỵ và có trách nhiệm với đền tháp, với cộng đồng. Sau 1975, cụ thể từ 1993, trở lại đây, vì nhu cầu trùng tu tháp, một mặt vì làn sóng du lịch phát triển nên mỗi tháp Chăm đều là địa chỉ của khách du lịch. Do vậy, Nhà nước tiến hành quản lí đền tháp, đưa nhân viên nhà nước (lúc thì Bảo tàng, lúc thì Ban Quản lí di tích) thay nhau làm công tác quản lí, bảo vệ, làm dịch vụ, bán vé vào cổng cho khách du lịch ở các di tích tháp Chăm,… Việc làm này vô tình đã vô hiệu hoá vai trò của ông Từ và Cả sư người Chăm. Thực chất hiện nay, ông Từ (Camanei) và Cả sư (Po Adhia) Chăm đã mất quyền quản lý di tích đền tháp, họ chỉ tồn tại về mặt hình thức, chỉ chuyên để phục vụ cúng tế đền tháp mỗi năm theo phong tục Chăm. Tình hình đó làm cho lòng tin, trách nhiệm của người Chăm gắn với đền tháp bị suy giảm. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự lơ là, mất cảnh giác của quần chúng Chăm và hậu quả là tượng thờ Chăm hiện nay do Nhà nước quản lí bị mất cắp nhiều hơn so với trước kia, khi còn do nhân dân (ông Từ và Cả sư) bảo vệ và quản lí.

Ngoài ông Từ, Cả sư, người trông coi và bảo vệ cổ vật ở đền tháp, người Chăm còn có kiểu bảo quản cổ vật theo gia đình và tộc họ.

Hiện nay, ngoài một số bảo tàng Việt Nam, hiện vật Chăm ít nhiều vẫn còn nằm rải rác ở một số bộ sưu tập cá nhân hoặc gia đình - dòng họ do thừa kế mà có. Chẳng hạn, bộ sưu tập cổ vật Champa của Vũ Kim Lộc; bộ cổ vật hoàng gia Champa của bà Nguyễn Thị Thềm (Bắc Bình - Bình Thuận) và một phần tàng thư Chăm còn lưu lại trong nhiều gia đình ở cộng đồng Chăm. Ngày nay, Nhà nước đã có Luật di sản văn hóa (ban hành năm 2001), mọi người có quyền sưu tầm hiện vật và thành lập bảo tàng tư nhân. Đây là điều kiện cho những nhà sưu tầm cổ vật Champa trình làng bộ sưu tập của riêng mình để góp thêm thông tin chung cho việc nghiên cứu cổ vật Champa. Tuy nhiên, do luật Việt Nam chưa nhất quán, hay thay đổi cho nên nhiều nhà sưu tầm sở hữu bộ cổ vật quý chưa mạnh dạn trình làng.

Riêng hiện vật tại nhà bà Nguyễn Thị Thềm (Bắc Bình - Bình Thuận) là những sưu tập thừa kế của gia đình hoàng gia Champa cuối cùng vào thế kỉ 19 bao gồm nhiều hiện vật quý giá bằng vàng như bộ vương miện, đồ trang sức (nhẫn, vòng tay), đồ thờ cúng (chén, bát, mâm, quả, đồ đựng), v.v. Hiện nay bà Nguyễn Thị Thềm đã mất, con cháu bà tiếp tục thừa kế để bảo quản, gìn giữ tại gia đình như những bảo vật của tổ tiên. Đây cũng là địa chỉ đáng tin cậy cho khách du lịch, tham quan, nghiên cứu về người Chăm. Hiện nay, tại nhà bà Thềm, ngoài những hiện vật bằng gỗ, bằng kim loại (vàng, bạc, nhôm, sắt..) còn tương đối tốt, còn lại những hiện vật bằng chất liệu khác như giấy (tàn thư), vải (bộ trang phục vua chúa),… đã đến giai đoạn phân hủy. Một giải pháp tốt để gìn giữ, bảo tồn hiện vật ở gia đình nhà bà Nguyễn Thị Thềm là ngoài việc gia đình có ý thức nêu cao tinh thần trách nhiệm để gìn giữ bảo vật tổ tiên thì Nhà nước cũng cần hỗ trợ, giúp đỡ gia đình bà về kinh phí và cả nhân viên kĩ thuật để lập hồ sơ, bảo quản và trưng bày hiện vật theo đúng tiêu chuẩn của chuyên ngành bảo tàng, vì mặc dù là hiện vật của gia đình nhưng chúng cũng là một phần di sản quốc gia. Có như vậy mới tránh được vấn đề chảy máu cổ vật ở gia đình tư nhân. Vì túng thiếu nên không ai ngồi trông giữ những hiện vật này (“cám treo heo nhịn đói”) và rất có thể họ sẽ đem ra bán ngoài thị trường để lấy tiền trang trải cuộc sống. Đây là vấn đề Nhà nước cần phải tính đến để có kế hoạch, chính sách cụ thể giúp đỡ gia đình bà Nguyễn Thị Thềm bảo quản và giới thiệu hiện vật quý hiếm này tốt hơn đến với mọi người, kể cả trong nước và quốc tế.

2.4. Vấn đề cổ vật Champa ở các bảo tàng Việt Nam

Hiện nay, những cổ vật Champa ở Việt Nam nêu trên chưa được tập trung trưng bày, quảng bá và khai thác đúng mức. Ngoài những phù điêu, tượng thờ còn gắn với di tích đền tháp từ Huế đến Bình Thuận, phần lớn hiện vật Champa tập trung ở Bảo tàng Điêu khắc Chàm Đà Nẵng (khoảng 2.000 hiện vật, trong đó có 400 hiện vật đang trưng bày)[2], Bảo tàng Lịch sử TP Hồ Chí Minh (118 hiện vật); một số khác nằm rải rác ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tại Hà Nội (5 hiện vật đang trưng bày), Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh (15 hiện vật)[3], Bảo tàng Các Dân tộc Việt Nam tại Thái Nguyên (3 hiện vật) và Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế với hơn 28 hiện vật mới đem ra trưng bày vào năm 2007 sau gần một thế kỷ nằm ngủ im lìm trong nhà kho[4]. Thật ra, theo số liệu thống kê mới đây của Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên - Huế, trên địa bàn tỉnh này có ít nhất 236 hiện vật Champa. Nhiều nhất trong số đó là ở các bảo tàng: Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng Thừa Thiên - Huế (106 hiện vật), Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (86 hiện vật), Bảo tàng Văn hóa Huế (12 hiện vật), Khoa Lịch sử Trường ĐH Khoa học Huế (9 hiện vật) và 23 hiện vật nằm tản mác ở nhiều cơ quan, làng xã trong tỉnh[5]. Trước thực trạng này, từ lâu tỉnh Thừa Thiên - Huế đã và đang hướng tới quy tụ các tượng Champa về một mối, thành lập Bảo tàng Champa tại Huế; đây là ý tưởng, là kế hoạch hay nhưng đến nay chưa thực hiện được, không biết nguyên nhân do đâu.

Hiện trạng vừa nêu trên cho thấy thế yếu của bảo tàng Việt Nam (trừ Bảo tàng Điêu khắc Chàm Đà Nẵng): hoạt động manh mún, đơn lẻ, mỗi bảo tàng chỉ có dăm ba hiện vật Champa, trưng bày chung với những chuyên đề khác, do vậy, không tạo được điểm nhấn, thu hút người xem. Hầu hết những bảo tàng lớn ở Việt Nam có hiện vật Champa là do bộ sưu tầm người Pháp để lại, với cách trưng bày đơn giản theo cách cổ điển từ đời Pháp (Bảo tàng Điêu khắc Chàm Đà Nẵng xây dựng 1915, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tại Hà Nội xây dựng năm 1926 và Bảo tàng Lịch sử TP Hồ Chí Minh xây năm 1927). Các bảo tàng này trong những năm gần đây có kết hợp với nước ngoài, sửa sang trưng bày lại hiện vật, sáng sủa hơn nhưng vẫn chưa đạt chuẩn quốc tế, như cách trưng bày hiện đại của một số bảo tàng ở một số nước trên thế giới. Các bảo tàng có hiện vật Champa ở Việt Nam vẫn chưa có đủ tự chủ để quảng bá, giới thiệu, triển lãm đúng tầm để tôn vinh giá trị cổ vật Champa trong nước và quốc tế. Do đó, những thông tin cũng như giá trị cổ vật Champa ở bảo tàng còn xa lạ với người dân và, vì vậy, bảo tàng chưa thu hút được khách trong nước mà chủ yếu chỉ có vài khách nước ngoài quan tâm tìm hiểu.

Trong những năm gần đây Bảo tàng Điêu khắc Chàm Đà Nẵng và một số bảo tàng khác bắt đầu có các hoạt động giao lưu, hội nhập với các bảo tàng trên thế giới. Sự kiện năm 2005, lần đầu tiên Bảo tàng Nghệ thuật Châu Á Guimet của Pháp kết hợp với một số bảo tàng trên thế giới có lưu giữ cổ vật Champa như Bảo tàng Điêu khắc Chàm Đà Nẵng, Nhà trưng bày khu di tích Mỹ Sơn, Bảo tàng Lịch sử TP Hồ Chí Minh, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên - Bảo tàng Guimet ở Lyon (Pháp) và Bảo tàng Rietberg ở Zurich (Thụy Sĩ) đã tổ chức trưng bày 95 hiện vật mang tên “Kho tàng nghệ thuật Việt Nam - Điêu khắc Champa” nhằm giới thiệu và tôn vinh kho tàng nghệ thuật Champa với thế giới (xem thêm [Nhiều tác giả, 2005]). Tháng 2 năm 2007, Viện Viễn Đông Bác cổ, Bảo tàng Guimet của Pháp, Bảo tàng Quốc gia Campuchia,… cũng đã ký kết với chính phủ Việt Nam trong khuôn khổ dự án FSP “Phát huy di sản bảo tàng Việt Nam” nhằm cải tạo và sắp xếp theo thiết kế mới, có sử dụng kỹ thuật bảo tàng học hiện đại cho hơn 50 hiện vật (thế kỉ 9-10) liên quan đến hai di tích Đồng Dương và Mỹ Sơn tại Bảo tàng Điêu khắc Chàm ở Đà Nẵng[6]. Đây là những hoạt động khởi sắc đáng mừng trong việc gìn giữ, tôn vinh và quảng bá nghệ thuật điêu khắc Champa trong nước và trên thế giới.

Nếu ai có dịp viếng thăm một số bảo tàng ở Mỹ, Pháp và một số bảo tàng ở Đông Nam Á thì sẽ thấy được giá trị của cổ vật Champa và sẽ hiểu được tại sao một cổ vật Champa (tượng Phật Đồng Dương, thế kỉ 9-10) khi tham gia triển lãm ở Pháp năm 2005 được định giá bảo hiểm lên đến 5 triệu USD. Trải qua những chuyến nghiên cứu, viếng thăm bảo tàng một số nước trên thế giới, chúng tôi nhận thấy, trừ Bảo tàng Nghệ thuật Châu Á Guimet của Pháp, Bảo tàng Quốc gia Indonesia và Bảo tàng Angkor (Angkor National Museum) có trưng bày nhiều cổ vật hấp dẫn du khách thì còn lại các bảo tàng khác như Bảo tàng Bishop ở Hawaii (Hawaii Bishop Museum), Bảo tàng Cherokee tại Arkansas ở Mỹ (Arkansas Chrerokee Musuem), Bảo tàng Quốc gia Malaysia (Malaysia National Museum) và Bảo tàng Shangi - Singapore (Singapore Shangi Musuem) rất hiếm cổ vật điêu khắc đá, gỗ mà chủ yếu họ trưng bày hình ảnh và hiện vật dân tộc học. Nhất là Bảo tàng Shangi, bảo tàng duy nhất ở Singapore nhưng rất nghèo nàn về hiện vật, chỉ trưng bày vài hình ảnh chiến tranh giữa quân đội Nhật Bản và Singapore trong thế chiến thứ II (1939-1945). Vì hiếm có nên những cổ vật như tượng điêu khắc đá Champa ở nước ngoài rất có giá trị, thậm chí vô giá. Mặc dù, nghèo nàn về cổ vật nhưng do cách trưng bày hiện đại, hấp dẫn, mạnh về thông tin, tuyên truyền, quảng cáo cho nên các bảo tàng trên như Bảo tàng Singapore, Mã Lai, Mỹ… đã trở nên nổi tiếng và thu hút nhiều du khách từ khắp nơi trên thế giới[7].

Đối với nước ta hiện nay, nguồn cổ vật, hiện vật điêu khắc Champa còn nhiều, không chỉ giới hạn ở bảo tàng mà ngày càng nhiều di tích, di chỉ Champa trên dải đất miền Trung được phát hiện và khai quật thường xuyên. Đây là nguồn cổ vật lớn để bổ sung cho bảo tàng. Tuy nhiên, một số nơi lại có hiện tượng chảy máu cổ vật. Trước tình hình này, đòi hỏi bảo tàng Việt Nam phải có kế hoạch bảo vệ cổ vật Champa nghiêm ngặt không những ở bảo tàng mà còn phải chú ý đến những cổ vật Champa còn gắn với di tích đền tháp.

3. TẠM KẾT

Phải nói rằng, những di tích Champa ở dải đất miền Trung Việt Nam là nơi lưu giữ những cổ vật quý giá. Ngoài những hiện vật chúng ta đang lưu giữ, trưng bày, lòng đất nơi đây vẫn còn chứa đựng nhiều hiện vật có giá trị mà chúng ta chưa khám phá hết. Trong tương lai, hi vọng chính quyền địa phương, nơi có di tích Champa, cũng như các bảo tàng Việt Nam khắc phục được những vấn đề trên, gìn giữ và phát huy có hiệu quả những cổ vật Champa. Ngoài những cổ vật còn gắn với di tích, chúng ta cũng nên tập họp các cổ vật điêu khắc Champa ở các bảo tàng địa phương về một mối, vào một bảo tàng chuyên về cổ vật điêu khắc Champa. Có như vậy, bảo tàng mới trở nên hoành tráng, quy mô, mang tính chuyên nghiệp, từng bước hội nhập quốc tế. Qua đó, chúng ta sẽ giới thiệu, quảng bá, tôn vinh giá trị cổ vật cũng như đền tháp Champa, tạo thêm điểm nhấn trên “Con đường di sản miền Trung Việt Nam” để thu hút khách du lịch, đem lại nguồn ngoại tệ cho đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Boisselier J. 2001: “Art of Champa”, in Cham Art, Published in Thailand, River Books Ltd, Bangkok, pp. 28-68.
  2. Cabaton A. 1901 : Nouvelles recherches sur les Chams, Paris (Public. EFEO II).
  3. Coedes G. 1967: The Indianized States of southeast Asia (Edited by Walter F. Vella, Translated by Sunsan Brown Cowing), University of Malaya Press, Kuala Lumpur –Singapore.
  4. Ngô Văn Doanh 1994: Tháp cổ Chămpa: Sự thật & Huyền thoại, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
  5. Lê Xuân Diệm và Vũ Kim Lộc 1996: Cổ vật Champa, NXB Văn hoá Dân tộc , Hà Nội.
  6. Cao Xuân Phổ 1988: Điêu Khắc Champa, NXB KHXH- Hà Nội.
  7. Trần Kỳ Phương 1987: Bảo tàng điêu khắc Chàm Đà Nẵng, NXB Ngoại văn, Hà Nội.
  8. Karl - Heinz Golzio (ed.) 2004: Inscriptions of Campa, Shaker Verlag, Aachen.
  9. Nguyễn Văn Kự 2012: Di sản văn hoá Chăm, NXB Thế Giới.
  10. Thái Văn Kiểm 1960: “Sự tích Po Romé và Chúa Út”, trong Đất Việt Trời Nam, Sài Gòn, tr. 48-51.
  11. Nhiều tác giả 1997: Le Musée de Sculpture Cam de Đà Nẵng, Editions de L' AFAO- Paris.
  12. Nhiều tác giả 2005: Trésors d'art du Vietnam la sculpture du Champa: Ve- XVe- Siécles, Guimet muséénational des Arts Asiatiques.
  13. Nora Taylor 1991: “La sculpture tardive du Campa et son complément malais”, in The Campa et Lemonde Malais, Paris (Publications du Centre d'Histoire et Civilisations de la Péninsule Indochinoise), pp. 77- 93.
  14. Sharma J.C. 1992: Temples of Champa In Vietnam, NXB KHXH,    Hà Nội.
  15. Sakaya 2009: "Cổ vật Champa ở Bảo tàng Việt Nam, giữ cổ theo cách cũ", Sài Gòn Tiếp thị, số 53, 18.5.2009.
  16. Sakaya 2010: "Đừng để di sản trôi sông", Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Số 24-2010, ngày 10-6- 2010, tr. 42-43.
  17. Sakaya 2004: "Thần Mẹ xứ sở - Po Ina Nagar", trong sách Đạo mẫu và các hình thức Sahaman trong các tộc người ở Việt Nam và Châu Á, NXB Khoa học Xã hội , Hà Nội, tr. 196- 220.
  18. Sakaya 2013: "Sự hỗn dung văn hoá Chăm - Việt qua hiện tượng thờ nữ thần Po Ina Nagar ở miền Trung Việt Nam", trong sách Nữ thần - Mẫu ở Việt Nam và châu Á: Bản sắc và Giá trị, NXB Thế Giới, tr. 620-636;
  19. Sakaya 2014: "Bàn thêm về hình tượng Muk Juk (Bà Đen) - một hoá thân của nữ thần Po Ina Nagar của người Chăm trong tín ngưỡng người Việt ở Nam Bộ", trong sách Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Bộ: bản sắc và giá trị, NXB Đại học Quốc gia TP HCM, tr. 517-526.
  20. Lưu Trần Tiêu cùng nnk 2000: Giữ gìn những kiệt tác kiến trúc trong nền văn hoá Chăm, NXB Văn hoá Dân tộc, Hà Nội.
  21. Zakaria Ali 1991: “Notes on the Islamic Art of Champa”, in Le Campa et Le Monde Malais, Publications du Centre d'Histoire et Civilisations de la Péninsule Indochinoise, Paris, pp. 124 -131.

 

 


[1]   Chương trình điền dã, thống kê hệ thống tượng thờ các di tích tháp Chăm ở Ninh Thuận (Đề tài cá nhân Trương Văn Món, năm 2008 tại tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận)

[2]   Số liệu hiện vật Champa trưng bày tại Bảo tàng Điêu khắc Chàm Đà Nẵng thay đổi theo thời kỳ. Năm 1987, Trần Kỳ Phương đưa ra con số 300 hiện vật trưng bày (Trần Kỳ Phương 1987: tr.40); Năm 2017, website.http://www.chammuseum.danang.vn đưa ra con số 400 hiện vật đang trưng bày trong tổng số 2.000 hiện vật đang lưu giữ trong kho. Xem theo số liệu hiện vật Champa thời Pháp tại Bảo tàng Đà Nẵng trong cuốn, Le Musée de Sculpture Cam de Đà Nẵng, Nhiều tác giả, Editions de L' AFAO - Paris 1997.

[3]   Bộ sưu tập nghệ thuật điêu khắc cổ Champa tại Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh có 15 hiện vật gồm các pho tượng, phù điêu, bệ thờ Hindu giáo, động vật và cột trụ, tường tháp bằng đá, đất nung. Niên đại thế kỷ VII – XVI với các phong cách Mỹ Sơn E1 (thế kỷ VII – VIII), Đồng Dương (cuối thế kỷ IX), Trà Kiệu (thế kỷ X), Mỹ Sơn (thế kỷ XII), Tháp Mẫm (thế kỷ XII – XIII), phong cách Po Klaung Garai (thế kỷ XIV – XVI).

[4]   Theo tài liệu khảo sát bảo tàng Việt Nam từ năm 1998 - 2000 của Sakaya (Trương Văn Món), đăng trên Thời Báo Sài Gòn Tiếp thị, số 53, 18.5.2009 và http://www.baotanglichsu.vn.

[5]   Theo tuoitre online, thứ Tư ngày 30/8/2017 (tuoitre.vn/tin/vanhoa).

[6]   Xem website http://www.chammuseum.danang.vn

[7]   Tài liệu điền dã, khảo sát trực tiếp tại các bảo tàng của Sakaya (Trương Văn Món) từ 2005-2007.

Nguồn: Sách “Quản lý và khai thác di sản văn hóa trong thời kỳ hội nhập”

Lên trên

Cùng chủ đề

  • Đổng Thành Danh. Những nhận thức mới về các di sản vật thể của người Chăm Ninh Thuận

  • Đổng Thành Danh. Diễn xướng linh thiêng như một biểu tượng trong nghi lễ của người Chăm

  • Đổng Thành Danh. Góp phần tìm hiểu vấn đề họ và tên của người Chăm

  • Đổng Thành Danh. Giải ảo huyền thoại Po Romé của người Chăm

  • Trương Thị Kim Thủy. Dấu ấn văn hóa Ấn Độ trong lễ hội Ok Om Bok

Thông báo

Tư vấn khoa học và kỹ năng nghiên cứu…

Tủ sách văn hoá học Sài Gòn

  • Thư viện ảnh
  • Thư viện video
  • Tủ sách VHH

Phóng sự ảnh: Toạ đàm khoa học: Xây dựng…

Hình ảnh văn hóa Tết xưa (sưu tầm)

Phóng sự ảnh: Lễ hội truyền thống VHH 2011

Phóng sự ảnh Lễ hội truyền thống VHH 2010

Thành phố Sankt-Peterburg, Nga

Bộ ảnh: Việt Nam quê hương tôi 2

Tranh Bùi Xuân Phái

Bộ tem tượng Phật chùa Tây Phương

Bộ ảnh: Đá cổ Sapa

Bộ ảnh: Phong cảnh thiên nhiên

Bộ ảnh: Việt Nam quê hương tôi

"Biển, đảo Việt Nam - Nguồn cội tự bao đời":…

Con dê trong văn hóa và văn hóa Việt Nam

Văn hóa Tết ở Tp.HCM (Chương trình truyền…

Văn hóa Tp. HCM: Một năm nhìn lại và động…

Phong tục Tết cổ truyền của người Nam Bộ

Bánh tét và Tết phương Nam

Con ngựa trong văn hóa và văn hóa Việt Nam

Điện Biên Phủ - Cuộc chiến giữa hổ và voi

Nhìn lại toàn cảnh thế giới từ 1911-2011…

Tọa độ chết - một bộ phim Xô-Việt xúc động…

Video: Lễ hội dân gian Việt Nam

Văn hoá Việt từ phong tục chúc Tết

Văn hoá Tết Việt qua video

Tết ông Táo từ góc nhìn văn hoá học

“Nếp nhà Hà Nội” trên “Nhịp cầu vàng”: tòa…

Văn hóa Thăng Long - Hà Nội qua video: từ…

Hướng về 1000 năm TL-HN: Xem phim “Tử Cấm…

Hướng về 1000 năm TL-HN: Người Thăng Long…

Phim "Chuyện tử tế" – tập 2 (?!) của “Hà…

Default Image

Hướng về 1000 năm TL-HN: "Chuyện tử tế" -…

Sách “Di sản Ấn Độ trong văn hóa Việt Nam”

Nguyễn Văn Bốn. Tín ngưỡng thờ Mẫu của người…

Sách: Quản lý và khai thác di sản văn hóa…

Hồ Sĩ Quý. Con người và phát triển con người

Alonzo L. Hamby. Khái quát lịch sử Mỹ. Phần 3

Alonzo L. Hamby. Khái quát lịch sử Mỹ. Phần 2

Alonzo L. Hamby. Khái quát lịch sử Mỹ. Phần 1

Hồ Sỹ Quý. Tiến bộ xã hội: một số vấn đề về…

Hồ Sỹ Quý. Về Giá trị và Giá trị Châu Á (Phụ…

Hồ Sỹ Quý. Về Giá trị và Giá trị Châu Á…

Hồ Sĩ Quý. Về Giá trị và Giá trị Châu Á…

Sách: Chuyên đề Văn hoá học

Sách: Một số vấn đề về hệ giá trị Việt Nam…

FitzGerald. Sự bành trướng của Trung Hoa…

Hữu Đạt. Đặc trưng ngôn ngữ và văn hoá giao…

Sống chụ son sao (Tiễn dặn người yêu)

Gs. Mai Ngọc Chừ. Số phận & Tâm linh

Trần Văn Cơ. Những khái niệm ngôn ngữ học…

Đoàn Văn Chúc. Văn hóa học (Phần 3 - hết)

Đoàn Văn Chúc. Văn hóa học (Phần 2)

Các nhà VHH nổi tiếng

Julian Haynes Steward

Wen Yi'duo (Văn Nhất Đa)

Leslie Alvin White

Huang Wen'shan (Hoàng Văn Sơn)

Radcliff-Brown, Alfred Reginald

Sapir, Edward

Margaret Mead

Thăm dò ý kiến

Bạn thích cuốn "Cơ sở văn hoá VN" của tác giả nào nhất?

Chu Xuân Diên - 4.8%
Lê Văn Chưởng - 0.9%
Trần Diễm Thuý - 1%
Trần Ngọc Thêm - 37.4%
Trần Quốc Vượng - 53%
The voting for this poll has ended on: 26 06, 2020

Tổng mục lục website

tong muc luc

Tủ sách VHH Sài Gòn

tu sach VHH SG

Thống kê truy cập

  • Đang online :
  • 491
  • Tổng :
  • 3 7 7 1 8 2 3 1
  • Đại học quốc gia TPHCM
  • Đại học KHXH&NV
  • Tran Ngoc Them
  • T.c Văn hóa-Nghệ thuật
  • Tc VHDG
  • Viện NCCN
  • Khoa Văn hóa học
  • Khoa Đông phương học
  • Phòng QLKH
  • Khoa Việt Nam học
  • Khoa Hàn Quốc học
  • BM Nhật Bản học
  • Khoa Văn học - Ngôn ngữ
  • Khoa triết học
  • Khoa Quan hệ quốc tế
  • Khoa Xã hội học
  • Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa
  • viettems.com
  • myfaifo.com
Previous Next Play Pause

vanhoahoc.vn (các tên miền phụ: vanhoahoc.edu.vn ; vanhoahoc.net)
© Copyright 2007-2015. Bản quyền thuộc Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng, Trường Đại học KHXH & NV - ĐHQG Tp. HCM
ĐT (028) 39104078; Email: ttvanhoahoc@hcmussh.edu.vn; ttvanhoahoc@gmail.com. Giấy phép: số 526/GP-BC, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 27-11-2007
Ghi rõ nguồn vanhoahoc.vn khi phát hành lại các thông tin từ website này.

Website được phát triển bởi Nhà đăng ký tên miền chính thức Việt Nam trực thuộc Trung Tâm Internet VNNIC.

Văn hóa các dân tộc thiểu số