logo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Thư ngỏ
    • Khái quát về Trung tâm
    • Nhân lực Trung tâm
      • Thành viên Trung tâm
      • Cộng tác viên
    • Giới thiệu Khoa Văn hóa học
      • Khái quát về Khoa
      • Nhân lực của Khoa
  • Tin tức
    • Tin nhà (Trung tâm)
    • Tin ngành
    • Tin liên quan
  • Đào tạo - Huấn luyện
    • Các chương trình
    • Tổ chức và Hiệu quả
    • Đào tạo ở Khoa VHH
      • Chương trình đào tạo
      • Kết quả đào tạo
  • Nghiên cứu
    • Lý luận văn hóa học
      • LLVHH: Những vấn đề chung
      • VHH: Phương pháp nghiên cứu
      • VHH: Các trường phái - trào lưu
      • Loại hình và phổ quát văn hóa
      • Các bình diện của văn hóa
      • Văn hóa học so sánh
      • Vũ trụ quan phương Đông
      • Văn hóa và phát triển
      • VHH và các khoa học giáp ranh
    • Văn hóa Việt Nam
      • VHVN: Những vấn đề chung
      • Văn hóa cổ-trung đại ở Viêt Nam
      • Văn hóa các dân tộc thiểu số
      • Văn hóa Nam Bộ
      • Văn hóa nhận thức
      • Văn hóa tổ chức đời sống tập thể
      • Văn hóa tổ chức đời sống cá nhân
      • Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
      • Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội
    • Văn hóa thế giới
      • VH Phương Đông: Những vấn đề chung
      • VH Phương Tây: Những vấn đề chung
      • Quan hệ văn hóa Đông - Tây
      • Văn hóa Trung Hoa và Đông Bắc Á
      • Văn hóa Đông Nam Á
      • Văn hóa Nam Á và Tây Nam Á
      • Văn hóa châu Âu
      • Văn hóa châu Mỹ
      • Văn hóa châu Phi và châu Úc
    • Văn hóa học ứng dụng
      • VHƯD: Những vấn đề chung
      • VHH nghệ thuật
      • Văn hóa đại chúng
      • Văn hóa giao tiếp
      • Văn hóa du lịch
      • Văn hóa đô thị
      • Văn hóa kinh tế
      • Văn hóa quản trị
      • Văn hóa giáo dục - khoa học
    • Tài liệu phổ cập VHH
      • Văn hóa Việt Nam
      • Văn hóa thế giới
      • VHH ứng dụng
    • Tài liệu tiếng nước ngoài
      • Theory of Culturology
      • Vietnamese Culture
      • Applied Culturology
      • Other Cultures
      • 中文
      • Pусский язык
    • Thư Viện Số (Sách - Ảnh - Video)
      • Tủ sách Văn hoá học
      • Thư viện ảnh
      • Thư viện video
    • Các nhà văn hóa học nổi tiếng
  • Tiện ích
    • Dịch vụ Văn hóa học
    • Dịch vụ ngoài VHH
    • Trợ giúp vi tính
    • Từ điển Văn hóa học
    • Thư viện TT và Khoa
    • Tổng mục lục website
    • Tủ sách VHH Sài Gòn
    • Giải đáp thắc mắc
  • Thư giãn VHH
    • Văn chương Việt Nam
    • Văn chương nước ngoài
    • Nghệ thuật Việt Nam
    • Nghệ thuật thế giới
    • Hình ảnh vui
    • Video vui
  • Diễn đàn
  • Liên hệ
  • Trang chủ
  • Nghiên cứu
  • Văn hóa thế giới
  • Văn hóa châu Phi và châu Úc
Wednesday, 02 October 2013 14:21

Diane Moon. Nghệ thuật dệt sợi của thổ dân Australia

Người post bài:  Nguyễn Thị Thúy Vy

Additional Info

  • Tiêu đề:

    NGHỆ THUẬT DỆT SỢI CỦA THỔ DÂN AUSTRALIA

  • Tác giả:

    Diane Moon

  • Chức danh:

    Người dịch: An Trung

Diane Moon. Nghệ thuật dệt sợi của thổ dân Australia

LTS: Cuộc sống nổi là triển lãm nghệ thuật do gallery Queensland tổ chức từ ngày 1-8 đến ngày 18-10-2009 tại Australia. Triển lãm trưng bày một phần trong bộ sưu tập các tác phẩm liên quan đến sợi dệt của nghệ sĩ thổ dân Australia, như một cam kết của gallery trong việc gìn giữ, ngợi ca vẻ đẹp nghệ thuật độc đáo của một nền văn hóa bản địa đang đối diện với nguy cơ bị hủy diệt bởi tiến trình toàn cầu hóa. Các tác phẩm trong triển lãm là sự kết hợp tài tình giữa cái gọi là tác phẩm nghệ thuật và sản phẩm thủ công hữu dụng. Chúng gợi nhắc cho công chúng đương thời về vẻ đẹp vĩnh cửu của sự sáng tạo nguyên bản từ đôi bàn tay con người cùng với tình yêu thiên nhiên sâu nặng và thuần khiết. Nhận thấy thông tin về triển lãm là một tham khảo thú vị cho việc bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, VHNT giới thiệu bài viết của bà Diane Moon, người dày công nghiên cứu, sưu tập, tuyển chọn nghệ sĩ, tác phẩm và tư vấn tổ chức cho triển lãm.

Đầu những năm 1980, khi đọc cuốn sách đầy tính phát hiện của Jennifer Isaacs, Australia's Living Heritage: Arts of the Dreaming (Di sản sống của Australia: nghệ thuật của sự mộng mơ), tôi bắt đầu nhận thức được rằng phụ nữ thổ dân vẫn còn tiếp tục làm ra các sản phẩm dệt tuyệt đẹp. Mặc dù các hiện vật về nghệ thuật dệt sợi bị suy giảm về số lượng trong những sưu tập bảo tàng, nhưng rõ ràng là trong phong trào đang lên của nghệ thuật thổ dân, tranh vẽ trên vỏ cây và điêu khắc gỗ vẫn được các nhà tổ chức nghệ thuật của hệ thống bảo tàng và sưu tập ưu tiên chú ý. Vì vậy, chúng xuất hiện ngày càng nhiều. Năm 1983, tôi dời đến sinh sống ở một khu vực thuộc trung tâm Arnhem Land, địa hạt phía Bắc, nơi có một truyền thống văn hóa tiếp nối mạnh mẽ. Hơn 12 năm ở đó, tôi nghiên cứu về thể loại và sưu tập các tác phẩm dệt sợi cho một số gallery cũng như bảo tàng lớn. Tôi ưu tiên hàng đầu cho sự hấp dẫn thẩm mỹ của các sản phẩm và chất liệu, đồng thời tôn vinh kỹ thuật và cách nhìn của nghệ sĩ. Nhìn chung, các tác phẩm có chỗ trong những bộ sưu tập nghệ thuật hơn là các bảo tàng nhân học.Cách tiếp cận nói trên của tôi bắt đầu có một số ảnh hưởng nhất định và, trong bản viết về một lần trưng bày bộ sưu tập Maningrida - Nghệ thuật thổ dântại Bảo tàng Nghệ thuật đương đại (Sydney, 1994), nhà phê bình nghệ thuật cao cấp Elwyn Lynn đã viết về "mối quan tâm nhẹ nhàng tới những gì tạo nên các hiện vật và cách chúng trở thành nghệ thuật như thế nào cho dù một cách trừu tượng, tự bản thân chúng đã tỏa sáng những biểu hiện của niềm kiêu hãnh và thiện chí" (1)... Thông qua việc kết hợp hội họa và các mẫu vật được dệt từ sợi, những tự sự và lịch sử đã cuốn bện với nhau trong các bảo tàng...

Năm 2002, Queensland Art Gallery (2) bắt đầu phát triển bộ sưu tập nghệ thuật từ sợi dệt, tiếp tục kết quả sưu tập quan trọng về các loại rổ rá Queensland cho triển lãm lớn về Nghệ thuật bản địa vùng Mũi York và rừng nhiệt đới trong năm 2003. Cũng từ đây, triển lãm Cuộc sống nổi được chuẩn bị. Một bản đồ chi tiết về các địa điểm và nghệ nhân, nghệ sĩ được hình dung ra và qua đó, xác định hướng đi cho triển lãm. Cách nhìn nhận về quy mô triển lãm cũng dần định hình thông qua các nhiệm vụ, cơ hội và tính tương đồng giữa những hệ thống hiện vật. Trong thời đại mà những sảm phẩm thủ công, hoàn toàn được làm bằng tay ngày càng hiếm hoi, chúng tôi được nhắc nhở rằng, từ hàng bao thiên niên kỷ qua, thổ dân Australia vẫn tự dệt nên những đồ vật từ sợi, hoặc để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày hoặc để làm đồ trang sức. Động tác xe và dệt sợi đơn giản, đầy tính nhịp điệu lại thực sự có những đóng góp lớn cho niềm vui, niềm hạnh phúc và hứng khởi của họ trong cuộc sống. Và triển lãm Cuộc sống nổi sẽ khẳng định rõ ràng một lần nữa về ưu thế của công việc dệt sợi trong cuộc sống thường nhật của họ cho đến tận hôm nay (3).

Trong triển lãm, ba nghệ sĩ Yvonne Koolmatrie, Lena Yarinkura và Shirley McNamara xem công việc dệt sợi là sự sống còn của họ. Sau cuộc sống bận rộn với sự chăm sóc, nuôi dưỡng, học tập, dạy dỗ, việc dệt sợi giúp xoa dịu Yvonne trong những khoảng thời gian khó khăn. Công việc này có thể giúp đập vỡ bao định kiến và quan điểm bất lợi về những người làm việc cho bà. Nhớ lại các trải nghiệm của bà tại Venice Biennale 1997, nơi bà trưng bày những tác phẩm điêu khắc hoành tráng trong serie tác phẩm Fluent:Emily Kame Kngwarreye, Yvonne Koolmatrie, Judy Watson, bà nhận thấy tiềm năng thay đổi thông qua việc dệt - thứ công việc được chính bà coi là một "sự tiến hóa thầm lặng".

Sau khi xem những quả khinh khí cầu trong chuyến đi đến Mildura năm 2004, Koolmatrie đã làm một phiên bản thời trang của thứ đồ chơi thể thao này bằng sợi cây cói bên dòng sông Murray- con sông quê hương truyền cho bà rất nhiều cảm hứng sáng tạo. Từng sợi từng sợi, bà dệt nên cái khung hình tròn, với sự biến đổi dần dần tinh tế của màu sắc sợi cói, tạo nên sự duyên dáng cho vẻ ngoài sơ sài vốn có của chất liệu này. Được tạo hình cân đối một cách đẹp đẽ, tác phẩmKhinh khí cầu 2006 của bà xuất hiện để được bơm đầy khí nóng và sẵn sàng bay. Luôn năng động và sáng tạo, trong buổi phỏng vấn của nhà nghiên cứu nhân học Christiane Keller, Lena Yarinkura cũng xác nhận tầm quan trọng của công việc dệt đối với cuộc sống: "Tôi đặc biệt thích dệt, khi chúng tôi đi săn hoặc ngồi rỗi rãi đâu đó, hầu hết mọi người đều chẳng làm gì. Nếu bạn dệt, việc làm đó có thể làm bạn cảm thấy vui". Một số tác phẩm của bà được giới thiệu trong triển lãm Cuộc sống nổi, trong đó có một bức điêu khắc từ sợi cây dứa dại tiêu đề nguyên ngữYawkyawk (nghĩa là Tâm hồn nước của giới nữ, sáng tác năm 2004), với một cái nhìn điềm tĩnh, một vòng trang trí trên đầu tết bằng lông vũ màu trắng như thể là tóc, điển hình cho tính cách vui đùa của chính tác giả.

Những tiêu chuẩn vốn có về độ bền và tính linh hoạt của các nguyên liệu mà Shirley MacNamara sử dụng có thể là một ẩn dụ đối với người từng đấu tranh cho sự sống còn của văn hóa. Tác phẩm tuyệt đẹp Chiếc bình 14 2001 của bà là hiện thân cho những kết nối vô hình (mà bà nhận thức được) giữa thổ dân và những sản phẩm dệt trong nền văn hóa của họ. Đối với bà, những nhành rễ bên của cây sợi gai, xoắn bện với nhau tạo nên những cái bình bền chắc, giống như sự kiên cường của một dân tộc từng đòi hỏi được sống sau những may rủi, nổi trôi và cả dư luận tiêu cực.

Mặc dù có một lịch sử dài và liên tục tiếp nối trong văn hóa thổ dân, tri thức về quy trình và kỹ thuật của nghệ thuật dệt sợi có lẽ đã bị mất mát đi ít nhiều trong vòng hai thế kỷ qua. Vùng đất cực kỳ tươi đẹp Minjerribah, thường gọi là đảo Stradbroke, cách Brisbane (Australia) một ngày đường. Lối dẫn đến bến phà trải đầy cây hoa dâm bụt bản địa (hibiscus tiliaceus), thân cây có nhiều đầu mấu, lá to bản, với những bông hoa cánh vàng có nhụy màu đỏ chóng tàn. Giống như nhiều vùng đất khác dọc theo bờ biền phía bắc Australia, thổ dân vùng vịnh Moreton dùng vỏ cây dâm bụt địa phương để dệt lưới đánh bắt cá và bện dây thừng; họ cũng dùng vỏ cây này để xe sợi cho vô số mục đích sử dụng khác, trong đó có mục đích làm trang sức.

Với sự định cư của người châu Âu, những cái lưới đánh bắt cá của họ bị dời chuyển đi, nhằm thúc đẩy nhanh sự lệ thuộc của họ vào lớp người thực dân mới, và chính họ cũng bị tước đi những bữa tiệc cá hàng năm cùng nhiều vụ mùa thu hoạch cá tươi thừa mứa. Sau đó, cuộc sống của họ ngày càng bị can thiệp bởi tốc độ xây dựng công nghiệp. Trong những bộ sưu tập ở bảo tàng địa phương, rất hiếm có các thu thập vật thể về một nền văn hóa vật chất nguyên chất, bao gồm kulai - loại túi phằng được dệt từ sợi cây sậy, sau khi tước vỏ, ngâm dưới dòng nước đang chảy rồi sấy khô và gia công trong tàn tro nóng.

Những chiếc rổ đẹp đẽ được đánh dấu là làm từ năm 1836, khi James Backhouse, bộ trưởng theo giáo phái Quaker đến thăm những khu thuộc địa và giảng đạo, phải dừng chân khá lâu ở Minjerribah do thời tiết không thuận cho tàu của ông vượt qua cồn cát ngầm về phía nam. Cũng là một nhà báo sắc sảo, ông đã miêu tả về mẫu dệt chéo độc đáo của kulai: "Điểm cơ bản của những cây cói là màu sắc xám nhạt, phần ở bên trong vỏ phía gốc, hoặc trồi ra từ vỏ, lại có màu hồng và xanh hết cỡ. Bằng việc sắp xếp những điểm nút để tạo hình cho các đường chéo trên túi, người dệt đã tạo nên một bảng màu có một trật tự thẩm mỹ cao" (4). Phải vậy chăng mà những kho báu đồ trang trí đẹp đẽ và hoa văn thanh nhã đã tiếp tục sống bao lâu nay trong nhiều bộ sưu tập của bảo tàng ở trong và ngoài Australia...

Về nghề dệt

Trong cuốn sách On Weaving (Về nghề dệt), Anni Albers - nhân vật cách tân vĩ đại, khẳng định: "Một trong những nghề thủ công lâu đời nhất, nghề dệt bằng tay là một phương pháp tạo nên một mặt phẳng và có thể uốn, cuộn, gập được nhờ việc kết các sợi chỉ lại với nhau một cách vuông góc. Được phát minh ra từ trước thời kỳ đồ gốm, phương pháp này cho đến nay vẫn hầu như không có gì thay đổi" (5).

Bà còn miêu tả các phương pháp dệt đơn như đan, móc, bên cạnh các cách dệt phức tạp hơn như thắt nút, bện, xoắn, tết và xem đó đều là thành tựu từ việc dệt hoàn toàn bằng tay, không có khung cửi. Mức độ của các phương pháp dệt thủ công này cho phép nghệ nhân thổ dân có sự sáng tạo, phát minh tối đa trong công việc vốn được coi là phương tiện giúp họ biểu lộ tình cảm và giao tiếp với cộng đồng. Với cách làm này, họ cần đến ít dụng cụ hơn so với việc dệt bằng khung cửi, hơn nữa, lại dễ dàng mang đi mang lại hơn, nhất là tới những khu rừng bụi, nơi có phong phú nguyên liệu để dệt.

Điểm lại, trong quá khứ, có nhiều phương pháp và nguyên liệu mà người thổ dân nói chung sử dụng để dệt. Thợ dệt ở Queensland có thể dùng hai cái đe nhỏ đặt trên sàn để hỗ trợ việc căng túi có dây, trongkhi bên phía bắc Australia, người ta lại tiện dùng đầu gối hoặc ngón chân cho việc này. Ở những khu vực hẻo lánh, lá cây, vỏ thân cây, cỏ được dùng để bện sợi, gói ghém và lợp mái nhà. Thổ dân hoàn toàn dùng tay để làm các việc này. Sợi từ vỏ thân cây xe thành dây quấn quanh đùi người thợ, với những cái lông vũ đẹp thanh nhã được đưa vào trong một chuyển động về phía sau nhịp nhàng không ngừng. Một phương pháp truyền thống để làm nên sợi dây thừng bền chắc là ba người cùng xoay bện những sợi vỏ cây vắt qua một cành cây thấp vừa tay với. Những cái "lưới" theo mùa được cuốn từ sợi cây gai ven sông ở Kimberley để bắt loại cá barramundi, trong khi ở địa hạt phía bắc, người ta lại bện những cái bẫy hình nón từ cây nho rừng để bẫy cá ở vùng lòng sông được ngăn bởi thân cây, vỏ cây và cỏ. Một nhóm những kiểu bẫy cá tự nhiên này cũng được trưng bày trong triển lãm Cuộc sống nổi, như một sự kết hợp đối lập với những sản phẩm điêu khắc đầy màu sắc và rất tinh tế trong tạo hình, trong cách dệt và cả tông màu.

Trong khi tiếp tục xây dựng nên các hình thức truyền thống, nghệ sĩ dệt sợi thổ dân tiếp tục có những hướng đi ngoạn mục, thông qua việc giới thiệu các nguyên liệu và cách thức mới. Trong một khám phá gần đây, những thân cây lau vốn được dùng để làm khung cho một loại vợt bắt cá, được Anniebell Marrngamarrnga nới rộng thành một hệ thống phức tạp; trên đó, bà dựng những hình người ấn tượng bằng sợi dứa dại, trông giống như Những người phụ nữ có thai đôi (Yawkyawk spirit, 2007). Trong tác phẩm rời xa truyền thống một cách quyết liệt hơn, Lorraine Connelly - Northey khai thác từ rác rưởi để tập hợp các đồ loại thải công nghiệp lại thành những mô hình sản phẩm thanh thoát, lấy cảm hứng từ những cái túi có quai cổ điển của thổ dân, ngẫu nhiên gắn thêm những cái lông vũ hoặc lông nhím; sáng tác của bà làm sống dậy nhận thức trong chúng ta về sự mất mát văn hóa cá nhân của những người thổ dân như bà...

Sợi xe

Dây làm từ những loại sợi tổng hợp và tự nhiên được xem là “trái tim” của triển lãm Cuộc sống nổi. Dây dường như là một phát minh đơn giản, có mặt ở chuyện kể, tranh khắc trên đá của đời sống thổ dân xa xưa cho thấy tầm quan trọng của nó trong cuộc sống thường nhật. Người ta khám phá ra rằng những sợi dây nhỏ, ngắn có thể được bện lại thành dài tuy theo nhu cầu sử dụng và đem lại những thay đổi căn bản trong cuộc sống của người dân thuở sơ khai và đương đại. Những sợi chỉ mềm, được làm từ nguyên liệu động thực vật vẫn là nền tảng cho việc sản xuất ra vải vóc, phục vụ hai mục đích ăn vận hoặc trang trí, rất cần cho cuộc sống của chúng ta hôm nay. Một nguồn nguyên liệu quan trọng từ trước đến nay để làm dây, chính là tóc người. Dây đeo trang sức bằng vỏ ốc xà cừ (riji) của Aubrey Tigan, đến từ bờ biển phía tây Kimberley được gia công lần cuối với sợi tóc người, cho dù ông thường sử dụng len thương mại nhiều màu sắc cho việc này. Những sợi dây bằng tóc có gắn lông trang trí cho hàng cột banumbirr (ngôi sao buổi sáng) trong triển lãm này, và mái tóc được kết lại dùng để tạo nên chùm quả cây bụi (thức ăn cho tinh thần con người) được gắn vào những sợi băng quanh đầu và thắt lưng người tham dự các nghi lễ banumbirr.

Từ những tham khảo lịch sử, và hàng ngàn ví dụ hiện vật lưu trữ tại các bảo tàng trong và ngoài Australia, chúng ta có được những cái nhìn sâu sắc về sự tồn tại khắp nơi của dây trong các xã hội thổ dân ở đất nước này. Chẳng hạn, dây được giới thiệu tại bảo tàng miền Nam Australia, sưu tập trong khoảng thời gian 1890 - 1905. Những tượng điêu khắc nhỏ bằng gỗ, gọt nhọn về một phía đáy để đứng được trên bề mặt đất, là các cột báo trên đường, kết nối với những đường mòn trong mơ; chúng được gọt đẽo và sơn để ghi lại đặc điểm địa hình của vùng đất cùng những sự kiện xảy ra tại đó: “Tới khu vực bằng phẳng nơi Nurawordubununa từng cắm trại và tự xe sợi”; “Tới hồ Billimununi, nơi Noangandrini cắm trại và làm túi lưới với một mắt lưới lớn bằng sợi cây sậy”; “Tới vùng đồi cát nơi Wittimarkani cắm trại và tìm ra một cách dệt lưới mới. Bà đan từng mắt riêng nên cái lưới có thể xé ra dễ dàng” và “Tới vùng đất bằng phẳng nơi Wittimarkani có lần đã vô tình làm cháy túi lưới của mình vì đặt nó quá gần lửa” (6).

Một bức tranh vẽ hồi đầu TK XIX, xuất bản trong South Australia Illustrated, George Angus miêu tả gia đình thổ dân ở trong túp lều được dựng bằng xương cá voi. Một cảnh muôn thuở được giới thiệu trong nước là một phụ nữ đang nhai cây sậy để làm mềm, còn người chồng thì quấn quanh đùi các vòng sợi đã được chuẩn bị. Một cái lưới bắt cá lớn dệt từ dây cuộn tròn nằm trên mái nhà của họ. (7).

Nhà nhân học McCarhy từng khiến dư luận chú ý khi giới thiệu về chức năng giải trí của dây. Trong tuyển tập các chuyến chu du của ông năm 1948 cùng đoàn thám hiểm khoa học Mỹ - Australia tới vùng đất Arnhem, ông đã bị cuốn hút bởi những đồ vật được làm từ loại dây bện, tết bằng cây bụi địa phương và sưu tập, tư liệu hóa 196 mẫu dây này. Bộ sưu tập nay được lưu giữ tại bảo tàng Australia (Sidney). Những kết cấu đơn giản, gợi đến các mối quan tâm và cuộc sống thường nhật, bao gồm dây đai vắt qua vai, băng tay, túi, rổ rá đôi, gùi, lưới bắt cá, bẫy cá, cùng rất nhiều đồ vật văn hóa và riêng có trong nước (8). Thậm chí, dây còn hiện diện trong tên của người thổ dân nữa. Nghệ sĩ người Yidinyji Michael Boiyool Anning cho hay “Boiyool” là một dụng cụ dùng để khuấy một loại thuốc mê có trong tự nhiên ở các vũng nước làm cá bất tỉnh, sau đó có thể dễ dàng bắt chúng bằng lưới dệt từ dây…

Ngày nay ở Bắc Queensland, những phụ nữ đứng tuổi sử dụng thêm sợi polypropylene, loại sợi công nghiệp không dễ bị rối để dệt nên những cái túi làm ngây ngất người nhìn. Cùng lúc, họ đối lập những mảnh vải dệt từ vỏ cây có vẻ đẹp thuần khiết với vẻ rực rỡ chói gắt của các loại sợi tổng hợp. Cũng như để tồn tại dai dẳng hơn trong một môi trường khắc nghiệt, những người phụ nữ ấy đã thích thú với khía cạnh đầy màu sắc mà loại sợi tổng hợp công nghiệp cung cấp. Dẫu sao, sợi xe vẫn có vai trò trung tâm đối với nghệ thuật dệt sợi.

Đồ trang sức

Nhiều hiện vật trong triển lãm dành làm đẹp cho cơ thể con người là cơ sở để nhận xét rằng, việc tạo nên cái đẹp và trang trí cho cơ thể chúng ta là một sự bắt buộc chung của cả nhân loại. Năm 2008, gallery Queensland có được một nhóm các đồ vật giàu tính trang trí được xem xét kỹ lưỡng, do những người gần gụi với các nghệ sĩ đến từ đảo Elcho, vùng Arnhem sưu tập trong khoảng thời gian 1993 - 2000. Đây là một cơ hội hiếm hoi để có những đồ vật đẹp và quan trọng đến vậy. Chúng bao gồm những dải băng buộc đầu có gắn nhiều lông vũ, băng tay, quả tua trang trí, và túi, kể cả một con thoi bằng gỗ bị vỡ được băng bó bằng sợi xe. Theo cùng với một dự án nghệ thuật ở Galiwin’ku năm 2007 với người thợ kim hoàn Sidney Alice Whish, hai nghệ sĩ dệt sợi bậc thầy, Mavis Warrngilna Ganambarr và Rosemary Mamuniny Gurruwiwi sử dụng những nguyên liệu tự nhiên của địa phương, đã chuyển dịch những hình thức truyền thống sang thành những tác phẩm nghệ thuật, có thể sử dụng được, mang vẻ quyến rũ đầy mê hoặc. Dưới sự hướng dẫn của Whish, có thêm những nguyên liệu bền hơn được giới thiệu - sợi xe từ cây bụi thay thế bằng loại sợi đơn và có tính đàn hồi, một số tác phẩm còn thêm vào những cái móc bằng bạc. Trong triển lãm này, tác phẩm Cá mập và vòng cổ pul pul (2006), được làm bằng những đoạn xương cá mập xoắn vào nhau kèm thêm lông vũ, hoàn toàn đối lập với cái hạt giống màu nâu dịu dàng trong Dây đeo cổ hạt bao diêm (2006). Tác phẩm thu nhỏ túi đeo qua cổ (2006) lấy cảm hứng từ những cái túi đựng quyền lực tín ngưỡng nhỏ kẹp chặt giữa hai hàm răng của những người đàn ông trong suốt các buổi lễ ở vùng đất Arnhem, mà nghệ sĩ đã được xem trong bộ sưu tập của bảo tàng Victoria. Những tác phẩm của Whish, Galiwin’ku được triển lãm tại Trung tâm trưng bày đồ thủ công và thiết kế của Australia, Sidney, tháng 11-2007.

Những mối quan tâm đến môi trường ngày càng tăng được liên hệ với sự chú ý gần đây dành cho các sản phẩm từ thiên nhiên cùng một nền công nghiệp bền vững. Người ta cho rằng, trong khi người thợ dệt cắt một cái lá cỏ tươi để làm túi thì một cái lá khác thay thế đang mọc lên. Những nghệ sĩ thổ dân sử dụng nguyên liệu thiên nhiên, thường có khả năng nhận thức nhanh chóng các dấu hiệu sớm cảnh báo về thay đổi môi trường. Đầu năm 1995, bà Ellen Trevorrow, một phụ nữ người Ngarrindjeri, lên tiếng về tình trạng nghẽn bùn ở hạ lưu sông Murray và tình trạng giảm lưu lượng dòng chảy của nó, không đủ cho việc làm sạch vùng đầm lầy Coorong mênh mông, nơi đã có những khu vực bị chua và cây cối bị thối rữa. Nghề dệt phải tranh đấu để được phát triển trong những vùng đất quá mặn và hệ quả là những thực hành theo phong tục tập quán đã bị đe dọa.

Như diễn giải của nghệ sĩ người Ngarrindjeri - Yvonne Koolmatrie về chiến lược phát triển bền vững: “Tôi lấy nguyên liệu (cây cói) từ sông, ở miền Nam Australia, bang Victoria và New South Wales. Chúng ngày càng khó kiếm. Người ta đốt chúng và thả thuốc diệt cỏ dại lên nữa… Đó là lí do vì sao bây giờ, tôi cố gắng bảo vệ các hạt giống trong sáng tác của tôi, trong thời gian khi chúng còn là quả nang.Tôi đặt những đầu hạt vào giữa các điêu khắc của tôi cho tương lai. Bởi vì đây là cách mà chúng tiếp tục được sống, người ta phá hoại nguyên liệu, và chúng tôi không còn khả năng tìm được nó nữa, nó sẽ bị tuyệt chủng. Quả nang thời gian là vật rất quan trọng cho tương lai (9). Người dân ở Jumbun, trung tâm Queensland, cũng nhận thấy những thay đổi trong môi trường, bở sự tàn phá các nông trang trồng chuối nơi khu vực họ sinh sống. Những khu vực đất trống trơn khiến cho loài cây nho leo không còn đủ cung cấp vật liệu cho việc dệt của họ nữa, và thuốc trừ sâu làm ô nhiễm các dòng sông, làm biến dạng loài cá sinh ra ở đó…

Quá khứ, hiện tại, tương lai

Những mảnh sợi dệt đẹp thanh nhã nhưng nhanh hỏng, nay được sống dài lâu hơn nhờ sự lưu trữ và triển lãm trong các điều kiện của bảo tàng. Việc giới thiệu và giữ gìn chúng chỉ có thể đạt được thành công thông qua các giải pháp bảo tồn trong những điều kiện kỹ thuật có sự chuẩn bị chu đáo, đảm bảo điều kiện tốt nhất cho sự tồn tại lâu dài, có thể là hàng thế kỷ. Cho dù ký ức về việc sử dụng và mục đích có bị phai mờ, các mẫu vải và hoa văn tiến hóa theo thời gian, chắc chắn được đảm bảo một tương lai. Một khán giả của tương lai có thể thu lượm được gì từ các sáng tác trong triển lãm này? Sự ảnh hưởng và liên đới với họ sẽ là những gì?

Từ kinh nghiệm của cá nhân tôi trong việc khám phá những bộ sưu tập bảo tàng trước đây, có rất nhiều thứ được đọc từ những tác phẩm mang tính lịch sử. Một cái mũ đồ tang của phụ nữ được đan và dệt từ sợi xe bằng vỏ cây và sợi amiăng (từ năm 1900) bày ở bảo tàng miền tây Australia, một đống lưới bắt cá làm bằng tay, đẹp không tin được, ở bảo tàng nhân học và khảo cổ học thuộc đại học Cambridge, khiến tôi kinh ngạc mà thốt lên: Có thể nhận ra được tầm quan trọng của chúng không? Ở đó mới ít mưa làm sao...

_______________

1. Elwyn Lynn, Maningrida weavers show their true fibre (Những thợ dệt Maningrida cho thấy sợi dệt thực sự của họ), The Australian Weekend Review, 27-8-1994.

2. Queensland Art Gallery (ra đời năm 1895, Brisbane, Australia) là gallery về nghệ thuật hiện đại uy tín bậc nhất thế giới, dưới sự bảo trợ trực tiếp của Chính phủ Australia. Không chỉ có một bộ sưu tập nghệ thuật hiện đại và đương đại danh giá toàn cầu, gallery này còn là nơi chủ xướng Liên hoan nghệ thuật đương đại châu Á - Thái Bình Dương định kỳ 3 năm (Biennale) rất có chất lượng. Thông tin thêm có tại địa chỉ website của gallery: www.qag.qld.gov.au.

3. Năm 2004, trên Thời báo New York, S. Treffinger đã dẫn lời nhà dự báo xu hướng người Hà Lan Li Edelkoort: "Công việc dệt thể hiện sự thoải mái và hạnh phúc. Chúng ta cần nó ngay bây giờ.", xem S. Treffinger, Weaving warms hard surfaces (Việc dệt làm ấm lại những bề ngoài thô cứng), trong chuyên mục Home and Garden, New York Times, 22-4-2004, p.6.

4. James Backhouse, A Narrative of a Visit to the Australian Colonies (Thuật lại một chuyến đi tới vùng thuộc địa Australia), Hamilton, Adams and Co., London, 1843, p.374.

5. Anni Albers, On Weaving, Wesleyan University Press, Middletown, Connecticut, 1979, p.19.

6. Philip Jones và Peter Sutton, với trợ giúp đặc biệt của Kaye Clark, Aboriginal Sculptures of the Lake Eyre Region (Các tác phẩm điêu khắc thổ dân của vùng hồ Eyre), bảo tàng Nam Australia liên kết với Wakefield Press, Adelaide, 1986, pp. 102-3, 123-4.

7. Paul Memmott, Gunyah, Goondie + Wurley: The Aboriginal Architecture of Australia (Gunyah, Goondie + Wurley: Nghệ thuật kiến trúc thổ dân Australia), University of Queensland Press, 2007, p.206.

8. Stan Florek, FD McCarthy's string figures from Yirrkala: A museum perspective (Những hình ảnh về dây của McCarthy: một phối cảnh của bảo tàng), Records of the Australian Museum, supplement 17, 1993, pp.117-24.

9. Yvonne Koolmatrie trong đoạn hội thoại với Carolyn Sanders ở Riverland, tháng 1&2- 2004, trích từ One Sun One Moon: Aboriginal Art in Australia (Một mặt trời, một vầng trăng: Nghệ thuật thổ dân Australia), pp.276-8.

Nguồn:Tạp chí VHNT số 304, tháng 10-2009

 

Lên trên

Cùng chủ đề

  • Nguyễn Thị Tuyến. Đời sống của tộc người Surma ở Ethiopia

  • Lê Bích Ngọc. Phong tục tập quán ở một số nước châu Phi

  • Vũ Tuyết Loan. Tôn giáo trong chính sách đa văn hóa ở Australia

  • Đặng Ngọc Khoa. Solomon trong mắt một người Việt thẻ xanh

  • Vũ Tuyết Loan. Văn hóa dân gian thổ dân Australia

Thông báo

Tư vấn khoa học và kỹ năng nghiên cứu…

Tủ sách văn hoá học Sài Gòn

  • Thư viện ảnh
  • Thư viện video
  • Tủ sách VHH

Phóng sự ảnh: Toạ đàm khoa học: Xây dựng…

Hình ảnh văn hóa Tết xưa (sưu tầm)

Phóng sự ảnh: Lễ hội truyền thống VHH 2011

Phóng sự ảnh Lễ hội truyền thống VHH 2010

Thành phố Sankt-Peterburg, Nga

Bộ ảnh: Việt Nam quê hương tôi 2

Tranh Bùi Xuân Phái

Bộ tem tượng Phật chùa Tây Phương

Bộ ảnh: Đá cổ Sapa

Bộ ảnh: Phong cảnh thiên nhiên

Bộ ảnh: Việt Nam quê hương tôi

"Biển, đảo Việt Nam - Nguồn cội tự bao đời":…

Con dê trong văn hóa và văn hóa Việt Nam

Văn hóa Tết ở Tp.HCM (Chương trình truyền…

Văn hóa Tp. HCM: Một năm nhìn lại và động…

Phong tục Tết cổ truyền của người Nam Bộ

Bánh tét và Tết phương Nam

Con ngựa trong văn hóa và văn hóa Việt Nam

Điện Biên Phủ - Cuộc chiến giữa hổ và voi

Nhìn lại toàn cảnh thế giới từ 1911-2011…

Tọa độ chết - một bộ phim Xô-Việt xúc động…

Video: Lễ hội dân gian Việt Nam

Văn hoá Việt từ phong tục chúc Tết

Văn hoá Tết Việt qua video

Tết ông Táo từ góc nhìn văn hoá học

“Nếp nhà Hà Nội” trên “Nhịp cầu vàng”: tòa…

Văn hóa Thăng Long - Hà Nội qua video: từ…

Hướng về 1000 năm TL-HN: Xem phim “Tử Cấm…

Hướng về 1000 năm TL-HN: Người Thăng Long…

Phim "Chuyện tử tế" – tập 2 (?!) của “Hà…

Default Image

Hướng về 1000 năm TL-HN: "Chuyện tử tế" -…

Sách “Di sản Ấn Độ trong văn hóa Việt Nam”

Nguyễn Văn Bốn. Tín ngưỡng thờ Mẫu của người…

Sách: Quản lý và khai thác di sản văn hóa…

Hồ Sĩ Quý. Con người và phát triển con người

Alonzo L. Hamby. Khái quát lịch sử Mỹ. Phần 3

Alonzo L. Hamby. Khái quát lịch sử Mỹ. Phần 2

Alonzo L. Hamby. Khái quát lịch sử Mỹ. Phần 1

Hồ Sỹ Quý. Tiến bộ xã hội: một số vấn đề về…

Hồ Sỹ Quý. Về Giá trị và Giá trị Châu Á (Phụ…

Hồ Sỹ Quý. Về Giá trị và Giá trị Châu Á…

Hồ Sĩ Quý. Về Giá trị và Giá trị Châu Á…

Sách: Chuyên đề Văn hoá học

Sách: Một số vấn đề về hệ giá trị Việt Nam…

FitzGerald. Sự bành trướng của Trung Hoa…

Hữu Đạt. Đặc trưng ngôn ngữ và văn hoá giao…

Sống chụ son sao (Tiễn dặn người yêu)

Gs. Mai Ngọc Chừ. Số phận & Tâm linh

Trần Văn Cơ. Những khái niệm ngôn ngữ học…

Đoàn Văn Chúc. Văn hóa học (Phần 3 - hết)

Đoàn Văn Chúc. Văn hóa học (Phần 2)

Các nhà VHH nổi tiếng

Julian Haynes Steward

Wen Yi'duo (Văn Nhất Đa)

Leslie Alvin White

Huang Wen'shan (Hoàng Văn Sơn)

Radcliff-Brown, Alfred Reginald

Sapir, Edward

Margaret Mead

Thăm dò ý kiến

Bạn thích cuốn "Cơ sở văn hoá VN" của tác giả nào nhất?

Chu Xuân Diên - 4.8%
Lê Văn Chưởng - 0.9%
Trần Diễm Thuý - 1%
Trần Ngọc Thêm - 37.4%
Trần Quốc Vượng - 53%
The voting for this poll has ended on: 26 06, 2020

Tổng mục lục website

tong muc luc

Tủ sách VHH Sài Gòn

tu sach VHH SG

Thống kê truy cập

  • Đang online :
  • 483
  • Tổng :
  • 3 7 7 2 5 3 0 4
  • Đại học quốc gia TPHCM
  • Đại học KHXH&NV
  • Tran Ngoc Them
  • T.c Văn hóa-Nghệ thuật
  • Tc VHDG
  • Viện NCCN
  • Khoa Văn hóa học
  • Khoa Đông phương học
  • Phòng QLKH
  • Khoa Việt Nam học
  • Khoa Hàn Quốc học
  • BM Nhật Bản học
  • Khoa Văn học - Ngôn ngữ
  • Khoa triết học
  • Khoa Quan hệ quốc tế
  • Khoa Xã hội học
  • Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa
  • viettems.com
  • myfaifo.com
Previous Next Play Pause

vanhoahoc.vn (các tên miền phụ: vanhoahoc.edu.vn ; vanhoahoc.net)
© Copyright 2007-2015. Bản quyền thuộc Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng, Trường Đại học KHXH & NV - ĐHQG Tp. HCM
ĐT (028) 39104078; Email: ttvanhoahoc@hcmussh.edu.vn; ttvanhoahoc@gmail.com. Giấy phép: số 526/GP-BC, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 27-11-2007
Ghi rõ nguồn vanhoahoc.vn khi phát hành lại các thông tin từ website này.

Website được phát triển bởi Nhà đăng ký tên miền chính thức Việt Nam trực thuộc Trung Tâm Internet VNNIC.

Văn hóa châu Phi và châu Úc