LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA HỌC 2010:
“VĂN HÓA HỌC - 10 NĂM MỘT CHẶNG ĐƯỜNG”
ĐÃ THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP
(Phóng sự ảnh)
Hôm qua, ngày 8/5/2010, hơn 300 sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, các giảng viên của khoa Văn hóa học, các giảng viên thỉnh giảng, các vị khách quý và đông đảo những người quan tâm tới văn hóa học đã đến tham dự lễ hội truyền thống Văn hóa học với chủ đề “VĂN HÓA HỌC - 10 NĂM MỘT CHẶNG ĐƯỜNG” tại sảnh D Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn từ 14g00 đến 18g30.
Mời xem:
Lễ hội truyền thống Văn hóa học 2010 - tin HTV
Lễ hội Truyền thống Văn hoá học 2010 (Phóng sự video)
Video-clip vui: Văn hoá học muôn màu
Văn hoá học Tp.HCM: 10 năm đào tạo và nghiên cứu (qua báo chí)
Ngay từ bên ngoài, khách đã nhìn thấy tấm pano lớn chào mừng lễ hội được trình bày với tính nghệ thuật và chuyên nghiệp rất cao.Toàn bộ phần thiết kế trình bày trong các lễ hội 2 năm gần đây của Khoa VHH đều do họa sĩ chuyên nghiệp Di Linh độc quyền thực hiện (tài trợ)
Phông nền sân khấu trước giờ khai mạc lễ hội - sự kết hợp giữa tính tinh tế chuyên nghiệp của họa sĩ thiết kế Di Linh với tính hoành tráng của Công ty TNHH chuyên về tổ chức sự kiện Serenade. Cty Serenade là nhà tài trợ chính của Lễ hội.
Khi khai mạc, phông ngoài mở ra, trước mắt khán giả hiện lên phông nền sân khấu lễ hội được kết bằng hoa tươi - tác phẩm độc đáo của Công ty TNHH Serrenade do chị Bích Tiên, NCS VHH K2, làm giám đốc. Logo hoa này đã khiến bao người (cũng dân tổ chức sự kiện) phải tìm cách lên sờ vào để xem làm cách nào chị Bích Tiên tạo được hoa cúc đen.
Các cột lớn trong sảnh D đều được trang trí bằng các băng treo...
và các hình ảnh chọn lọc về hoạt động của khoa trong10 năm qua
Cuối sảnh là gian trà và thư pháp lúc nào cũng đông khách của ThS. VHH, thư pháp gia Nguyễn Hiếu Tín, cựu HVCH VHH khóa 3
14h15, các quan khách cùng GV, SV, HV khoa VHH chụp hình lưu niệm trước lễ hội
Toàn cảnh lễ hội trước giờ khai mạc nhìn từ dưới lên...
và từ trên xuống
Lễ hội truyền thống Văn hóa học 2010 là một mốc đặc biệt, đánh dấu chặng đường mười năm nghiên cứu và đào tạo văn hóa học tại một trong những trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn lớn nhất cả nước: Trường ĐH KHXH-NV, ĐHQG TP.HCM. Mười năm – một khoảng thời gian không phải là dài, nhưng cũng không ngắn đối với một khoa của một trường đại học. Với mười năm đó khoa Văn hóa học đã có nhiều cố gắng, đạt được những thành công ban đầu và quan trọng nhất là đã bước đầu khẳng định được vị trí tiên phong của mình trong việc xây dựng một cách tiếp cận, một con đường riêng của mình trong việc nghiên cứu và đào tạo văn hóa học.
MC Quỳnh Chi và Công Tạo (lớp CH VHH k9): Chúng tôi xin trân trọng tuyên bố:
Lễ hội VHH 2010 chính thức bắt đầu!
TS. Nguyễn Văn Hiệu, Phó trưởng khoa Văn hóa học đọc diễn văn khai mạc
Phát biểu chúc mừng của Hiệu trưởng PGS.TS. Võ Văn Sen giành được sự quan tâm và hưởng ứng mạnh mẽ của đông đảo người dự. Trong bài phát biểu đầy tâm huyết, ông đánh giá rất cao những cố gắng của Khoa VHH trong việc xây dựng ngành, xây dựng Khoa trong 10 năm qua, trong việc tuyên bố sứ mạng xây dựng "Trường phái VHH Sài Gòn" và từng bước thực hiện nó. Ông cho rằng Lễ hội truyền thống VHH đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc gắn kết thầy trò với nhau, thầy trò với xã hội. Ông nói rõ Nhà trường luôn ủng hộ, đồng hành với những hoạt động và việc làm của Khoa VHH.
Bằng ngôn ngữ nghệ thuật, tiết mục ca múa "Dáng Việt" của SV khoa VHH đã giới thiệu một góc nhìn độc đáo về lịch sử văn hóa Việt Nam - lịch sử chiến tranh, lịch sử yêu thương
Tâm điểm “mười năm một chặng đường” của lễ hội thể hiện trong phần giao lưu trả lời phỏng vấn trên sân khấu của GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm – Trưởng khoa Văn hóa học, PGS.TS. Phan Thu Hiền – Trưởng bộ môn Hàn Quốc học, nguyên phó trưởng khoa Văn hóa học, là những người đã tham gia giảng dạy và quản lý ngay từ khi xuất hiện ngành học này tại trường ĐH KHXH&NV TP.HCM. Những cảm xúc, những trăn trở, suy tư của các thầy cô cũng như tâm sự của anh Thanh Tùng – đại diện khối học viên cao học, hứa hẹn những cố gắng, phấn đấu hơn nữa của tập thể các giảng viên, sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh để có thể hoàn thành sứ mệnh xã hội giao phó. Toàn bộ phần giao lưu này được dẫn dắt bởi ThS. Lê Thị Trúc Anh, CBGD của Khoa, - gương mặt MC quen thuộc của chương trình "Câu chuyện văn hóa" phát hàng tuần trên VTV9, đã đem những thông tin quan trọng đến cho người dự dưới hình thức hết sức chuyên nghiệp và hấp dẫn.
Tam ca "Người Thầy năm xưa" của SV K1 Khoa VHH có phải là tiếng nói của những HVCH đã được đào tạo dưới mái trường Khoa VHH trong 10 năm qua?
MC ThS. Lê Thị Trúc Anh tiếp tục cuộc trò chuyện tại chỗ với một trong số các GV thỉnh giảng - TS. Huỳnh Văn Tới, Trưởng Ban tuyên huấn Tình ủy Đồng Nai, người đã gắn kết với khoa VHH không chỉ qua các bài giảng về quản lý văn hóa, mà còn qua rất nhiều chuyến đi thực tế về miền Đông... Ông tới lễ hội này bằng cả tâm huyết với thầy trò khoa VHH, vì chỉ mấy phút sau đó, ông vội vàng đi thẳng từ lễ hội ra sân bay.
SV K1 Tạ Thúy Thanh với những tâm sự của mình về khoa, về thầy cô, bạn bè
Lễ hội hàng năm là dịp vinh danh Các Sao sáng toàn diện VHH
vinh danh các Sao sáng VHH về học tập, NCKH và tham gia phong trào
Vinh danh các thủ khoa
Trao học bổng khuyến khích cho các SV vượt khó
Cũng là dịp Khoa bày tỏ lòng cảm ơn và trao quà lưu niệm cho đại diện các nhà tài trợ
Màn ca múa "Bài ca VHH" do các SV VHH trình bày vang lên hùng tráng là lúc kết thúc phần Lễ, bao giờ cũng để lại dấu ấn rất sâu sắc trong lòng mọi người.
***
Lễ hội truyền thống Văn hóa học 2010 tiếp nối phong cách “học hết sức, chơi hết mình” đã lôi cuốn các thành viên lễ hội vào các hoạt động đa dạng, lễ xen với hội, học thuật xen văn nghệ, tâm sự tâm tình xen với những tranh đua sôi nổi của những cuộc thi vui… Các hoạt động xảy ra đồng thời ở nhiều điểm khiến người tham gia phải lựa chọn loại hình tham gia bởi khó có thể bao quát hết các cuộc thi, các trò chơi, các nhóm sinh hoạt phong phú của lễ hội.
Bắt đầu phần Hội, góc thư pháp và trà là nơi thu hút rất đông khách
Thư pháp gia trẻ tuổi, ThS. Văn hóa học Nguyễn Hiếu Tín, nguyên là HVCH VHH khóa 3, đang múa bút
Tặng PGS.TS. Võ Văn Sen, Hiệu trưởng Nhà trường hai chữ "MINH TÂM"
Trò chơi "Bắt chạch trong chum"
Trò chơi "Nhảy sạp"
Trò chơi ném bowling nước... khắp nơi diễn ra rất hào hứng
Trong khi đó trên sân khấu diễn ra cuộc thi văn nghệ
Tiết mục dư thi: Ca múa "Một trái tim một quê hương" của SV K1
Tiết mục dư thi: Đơn ca "Tóc gió thôi bay" của chị Kim Anh, HVCH VHH K7
Tiết mục dư thi: Múa xòe Thái của SV VHH K2
Tiết mục dư thi: Ca múa thời trang "Gọi tên bốn mùa" của lớp CH VHH K 9
Ba cuộc thi trò chơi, thi văn nghệ và thi clip vui thu hút khá đông người tham gia đã mang đến cho người nghe, người xem những giây phút thăng hoa, những tràng cười nghiêng ngả đã được các ban giám khảo nghiêm túc công tâm chấm giải và Ban tổ chức trao giải tại sân khấu lễ hội.
Kết quả thi trò chơi:
Giải nhất: Bắt chạch trong chum của SVK1
Giải nhì: Nhảy sạp của SVK2
Giải khuyến khích: Ném boling nước của SVK3
GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm trao giải cho các đội
Kết quả thi văn nghệ:
Giải nhất: Múa xòe Thái của SVK2
Giải nhì: Ca múa “Một trái tim một quê hương” của SVK1
Giải ba: Ca múa thời trang “Gọi tên bốn mùa” của CHK 9
Giải khuyến khích: Đơn ca “Tóc gió thôi bay” của CHK7
Giải khuyến khích: của CHK10
Kết quả thi clip vui:
Giải nhất: clip "Văn hóa học muôn màu" của CH K8
Giải nhì: SVK3
Giải ba: SVK1
Giải khuyến khích: SVK2
Giải khuyến khích: CHK10
Không khí hào hứng của phần thi clip vui
PGS.TS. Võ Văn Sen - hiệu trưởng, trao giải nhất thi văn nghệ và clip vui cho các đội
TS. Nguyễn Khắc Cảnh - Phó hiệu trưởng, trao giải nhì văn nghệ và clip vui cho các đội
TS. Đỗ Hương trao giải ba văn nghệ và clip vui cho các đội
ThS. Nguyễn Ngọc Thơ – Phó trưởng khoa, trao giải khuyến khích văn nghệ và clip vui cho các đội
Đại diện lớp CHK9 trao quyền đang cai tổ chức lễ hội truyền thống cho đại diện CHK10
Phụ lục:
Các chuyên đề về những thành phần không thể thiếu của Lễ hội
1- Các vị khách quý của lễ hội
Hàng đầu từ trái sang phải: PGS.TS. Đoàn Lê Giang, Phó HT TS. Nguyễn Khắc Cảnh, Hiệu trưởng Trường CĐ VH-NT Tp.HCM TS. Huỳnh Quốc Thắng, Hiệu trưởng PGS.TS. Võ Văn Sen
Hàng đầu từ trái sang phải: GS.TSKH.Trần Ngọc Thêm, TS. Huỳnh Văn Tới, PGS.TS. Phan An, TS. Phú Văn Hẳn
Hàng thứ 2 từ trái sang phải:PGS.TS. Phan Thu Hiền, TS.Đinh Thị Dung, TS. Ng. Ngọc Trân Châ, PGS.TS. Phạm Đức Mạnh, TS. Lý Tùng Hiếu
PGS.TS. Phan Thu Hiền, TS. Huỳnh Văn Tới, TS. Huỳnh Quốc Thắng
2. Các Ban giám khảo
Ban giám khảo phần thi văn nghệ: TS. nghệ thuật học Đỗ Hương (trưởng ban), Nhạc sĩ Trần Thanh Hà, Nghệ sĩ đàn tranh Hải Phượng
Ban giám khảo phần thi clip vui: Họa sĩ Di Linh, TS. Nguyễn Văn Hiệu (trưởng ban), ThS. Nguyễn Ngọc Thơ
3. Sự chuẩn bị chu đáo của ban tổ chức và các thành viên
Kiểm tra lại âm thanh
Tiểu ban Hậu cần lo lắng từng bó hoa
... từng chai nước
Tiểu ban Trò chơi kiểm tra lại đồ nghề...
lên dây đàn cho góc trà- thư pháp
Các bạn gái không bao giờ quên ... làm đẹp
BTC thường xuyên ... tổng kiểm tra
4. Phóng viên tác nghiệp
Các phóng viên chuyên nghiệp và không chuyên tác nghiệp lúc nào cũng chật kín
Thầy Trưởng khoa sau khi giao lưu đi xuống dưới định tranh thủ gọi điện thoại liền bị mấy chục phóng viên của các báo đài và các phóng viên tập sự của Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình 2 bắt giữ và khai thác triệt để
5. Chụp hình lưu niệm trong và sau lễ hội
6. Thời trang
Đồng phục SV K2
Đồng phục SV K3
Đồng phục lễ tân
Thời trang các thầy
Lễ hội kết thúc trong sự luyến tiếc của mọi người. Các nhóm sinh viên, học viên hối hả thu dọn trả lại mặt bằng cho trường. Từng nhóm, từng nhóm cựu học viên cao học lưu luyến tiếp tục trò chuyện, tâm tình nối dài lễ hội ở các địa chỉ vui chơi ngày xưa của mình. Trao đổi với chúng tôi, chị Trúc Anh – giảng viên khoa VHH đồng thời là nghiên cứu sinh khóa 2, tâm sự: “Lễ hội VHH đã khép lại nhưng dư âm sôi nổi, náo nức vẫn còn đâu đó. Clip vui lúc gần kết thúc lễ hội đã mang đến tiếng cười vui trẻ cho bầu không khí chung và ai nấy ra về với một tâm trạng thật nhẹ nhõm và sảng khoái”.
Các hình ảnh sử dụng trong bài chủ yếu được các tác giả sau đây cung cấp:
Trần Ngọc Thêm, Trần Duy Khương, bé Ngọc Thiện, bé Thi Nga
Mời xem:
Lễ hội Truyền thống Văn hoá học 2010 (Phóng sự video)
Video-clip vui: Văn hoá học muôn màu
Văn hoá học Tp.HCM: 10 năm đào tạo và nghiên cứu (qua báo chí)