logo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Thư ngỏ
    • Khái quát về Trung tâm
    • Nhân lực Trung tâm
      • Thành viên Trung tâm
      • Cộng tác viên
    • Giới thiệu Khoa Văn hóa học
      • Khái quát về Khoa
      • Nhân lực của Khoa
  • Tin tức
    • Tin nhà (Trung tâm)
    • Tin ngành
    • Tin liên quan
  • Đào tạo - Huấn luyện
    • Các chương trình
    • Tổ chức và Hiệu quả
    • Đào tạo ở Khoa VHH
      • Chương trình đào tạo
      • Kết quả đào tạo
  • Nghiên cứu
    • Lý luận văn hóa học
      • LLVHH: Những vấn đề chung
      • VHH: Phương pháp nghiên cứu
      • VHH: Các trường phái - trào lưu
      • Loại hình và phổ quát văn hóa
      • Các bình diện của văn hóa
      • Văn hóa học so sánh
      • Vũ trụ quan phương Đông
      • Văn hóa và phát triển
      • VHH và các khoa học giáp ranh
    • Văn hóa Việt Nam
      • VHVN: Những vấn đề chung
      • Văn hóa cổ-trung đại ở Viêt Nam
      • Văn hóa các dân tộc thiểu số
      • Văn hóa Nam Bộ
      • Văn hóa nhận thức
      • Văn hóa tổ chức đời sống tập thể
      • Văn hóa tổ chức đời sống cá nhân
      • Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
      • Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội
    • Văn hóa thế giới
      • VH Phương Đông: Những vấn đề chung
      • VH Phương Tây: Những vấn đề chung
      • Quan hệ văn hóa Đông - Tây
      • Văn hóa Trung Hoa và Đông Bắc Á
      • Văn hóa Đông Nam Á
      • Văn hóa Nam Á và Tây Nam Á
      • Văn hóa châu Âu
      • Văn hóa châu Mỹ
      • Văn hóa châu Phi và châu Úc
    • Văn hóa học ứng dụng
      • VHƯD: Những vấn đề chung
      • VHH nghệ thuật
      • Văn hóa đại chúng
      • Văn hóa giao tiếp
      • Văn hóa du lịch
      • Văn hóa đô thị
      • Văn hóa kinh tế
      • Văn hóa quản trị
      • Văn hóa giáo dục - khoa học
    • Tài liệu phổ cập VHH
      • Văn hóa Việt Nam
      • Văn hóa thế giới
      • VHH ứng dụng
    • Tài liệu tiếng nước ngoài
      • Theory of Culturology
      • Vietnamese Culture
      • Applied Culturology
      • Other Cultures
      • 中文
      • Pусский язык
    • Thư Viện Số (Sách - Ảnh - Video)
      • Tủ sách Văn hoá học
      • Thư viện ảnh
      • Thư viện video
    • Các nhà văn hóa học nổi tiếng
  • Tiện ích
    • Dịch vụ Văn hóa học
    • Dịch vụ ngoài VHH
    • Trợ giúp vi tính
    • Từ điển Văn hóa học
    • Thư viện TT và Khoa
    • Tổng mục lục website
    • Tủ sách VHH Sài Gòn
    • Giải đáp thắc mắc
  • Thư giãn VHH
    • Văn chương Việt Nam
    • Văn chương nước ngoài
    • Nghệ thuật Việt Nam
    • Nghệ thuật thế giới
    • Hình ảnh vui
    • Video vui
  • Diễn đàn
  • Liên hệ
  • Trang chủ
  • Đào tạo - Huấn luyện
  • Đào tạo ở Khoa VHH
  • Kết quả đào tạo
Friday, 03 July 2009 05:27

Trần Kiêm Hoàng. Yếu tố Biển trong văn hóa Raglai

Người post bài:  TT VHH

 

 

Trần Kiêm Hoàng

Cơ quan công tác: Phòng VHTT Thể thao Khánh Sơn

 

 


  YẾU TỐ BIỂN TRONG VĂN HOÁ RAGLAI

 

MỤC LỤC

 

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

2. Mục đích nghiên cứu

3. Lịch sử vấn đề. .

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. .

5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu. .

6. Ý nghĩa khoa học- thực tiễn. .

7. Bố cục của luận văn. .

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN. .

1.1. Tàn tích trong nghiên cứu văn hóa. .

1.2. Tọa độ văn hóa Raglai

1.2.1.Chủ thể văn hóa. .

1.2.2. Không gian văn hóa. .

1.2.3. Thời gian văn hóa. .

1.3. Tiểu kết

Chương 2 YẾU TỐ BIỂN TRONG NGỮ VĂN DÂN GIAN RAGLAI

2.1.Sử thi (akhàt jucar)

2.1.1. Hệ thống nhân vật

2.1.2. Cốt truyện và ngôn ngữ. .

2.2. Truyện cổ (akhàt ter)

2.3. Thành ngữ, tục ngữ ( đờp pacap)

2.4. Ca dao (paguơr), dân ca (manhĩ)

2.5. Tiểu kết

Chương 3 YẾU TỐ BIỂN TRONG CÁC THÀNH TỐ VĂN HÓA KHÁC CỦA NGƯỜI RAGLAI

3.1. Nghệ thuật tạo hình. .

3.1.1. Nhà ở (sàc)

3.1.2. Kiến trúc nhà mồ (vanẽq atơu)

3.1.3. Phục trang và đồ dùng (caya angũi caya pioh)

3.2. Nghệ thuật biểu diễn. .

3.3. Tín ngưỡng, phong tục, tập quán (cha panũaiq)

3.3.1. Hệ thống thần linh (yàc)

3.3.2. Nghi lễ vòng đời (sa- ùq nang)

3.3.3. Luật tục (adãq panuãiq)

3.4. Trò chơi dân gian (voh ma-in)

3.5. Ngôn ngữ (sanãp voh đờp)

3.6. Tiểu kết

KẾT LUẬN. .

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. ..

DANH MỤC HÌNH ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN. .

PHỤ LỤC 1 NGỮ VĂN DÂN GIAN RAGLAI

1.     Akhàt Jucar Raglai  AWƠI NÃI TILƠR. .

2. Akhàt Jucar Raglai  AMÃ CHISA. .

3. Akhàt Jucar Raglai AMÃ CUVAU VONGCƠI

4. Akhàt ter Raglai  CƠI MASIRĨH MỎQ VILA

5. Akhàt ter Raglai : CHĨP CATRƠU. .

6. Manhĩ Alơu (Làn điệu dân ca Alơu)

7. Manhĩ Ritu (Làn điệu Ritu: Lý cây cau rừng)

8. Manhĩ Pinãng (Làn điệu pinãng: Lý trầu têm)

PHỤ LỤC 2 MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ VĂN HÓA –XÃ HỘI NGƯỜI RAGLAI

PHỤ LỤC 3 ĐỊA BÀN CƯ TRÚ VÀ DÂN SỐ NGƯỜI RAGLAI Ở VIỆT NAM.. ..

PHỤ LỤC 4 DANH SÁCH NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN PHỤC VỤ ĐỀ TÀI LUẬN VĂN. .

PHỤ LỤC 5 BẢNG TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT – RAGLAI

 

 

 

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

YẾU TỐ BIỂN TRONG VĂN HOÁ RAGLAI

 

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Là người đã công tác từ nhiều năm nay ở huyện Khánh Sơn tỉnh Khánh Hòa, địa bàn cư trú chủ yếu của người Raglai Bắc, chúng tôi đã khảo sát và sưu tầm một số tác phẩm trong kho tàng ngữ văn dân gian Raglai, và đã nghe họ nói về biển, nói về xứ sở xa xăm nơi có Mủq cơi (tổ tiên) của họ đang ngự trị; nghe họ hát, kể về những  con tàu, con thuyền, về hình ảnh của biển lớn sông to, về niềm tin vào biển cả… về một môi trường tự nhiên hoàn toàn xa lạ với núi rừng muôn đời nay đã và đang bảo bọc che chở, nuôi sống họ.

Được sự gợi ý, giúp đỡ của người hướng dẫn, chúng tôi đã chọn “Yếu tố biển trong văn hóa Raglai”  làm đề tài luận văn của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

Thực hiện đề tài Yếu tố biển trong văn hóa Raglai, người viết hướng tới giải quyết những vấn đề sau:

Thứ nhất, tìm hiểu ứng xử của tộc người Raglai với môi trường tự nhiên là biển không còn hiện hữu trong cuộc sống hiện tại.

Thứ hai, Từ các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể thể hiện yếu tố biển trong văn hóa của người Raglai, tìm hiểu bản sắc văn hóa của người Raglai trong nền văn hóa Việt Nam thống nhất và đa dạng; so sánh về yếu tố biển trong văn hóa của Raglai với yếu tố biển trong văn hóa người Chăm và các dân tộc  khác trong ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam.

Thứ ba, ở mức độ nhất định, luận văn nêu lên mối quan hệ giữa yếu tố văn hóa biển và văn hóa rừng trong văn hóa của tộc người Raglai, qua đó đề xuất một số giải pháp gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của người Raglai.

3. Lịch sử vấn đề

Hiện nay các công trình nghiên cứu về tộc người Raglai tương đối phong phú, đa dạng:

Những công trình nghiên cứu đối tượng nghiên cứu trực tiếp là người Raglai: Người Raglai ở Việt Nam của Nguyễn Tuấn Triết [Nxb KHXH: 1991], Văn hóa và Xã hội người Raglai của Phan Xuân Biên (chủ biên) [Nxb KHXH:1998], Văn hóa xã hội và luật tục của người Raglai của Nguyễn Thế Sang [Nxb KHXH: 2006], Những vấn đề văn hóa và ngôn ngữ Raglai [Nxb Đại học Quốc Gia TP.HCM: 2003][1] như: tác giả Ngô Văn Lệ - Phan An [Người Raglai ở Việt Nam:7-22], Chamaliaq Riya Tiẻnq [Đôi điều nói thêm về dòng họ của người Raglai: 51-68], Tô Đông Hải [Bản sắc văn hoá trong một số nghi lễ của người Raglai ở Khánh Hoà:161 – 172]…

…

Đối tượng là tộc người khác cùng ngữ hệ Nam Đảo: Nghệ thuật biểu diễn truyền thống Chăm của tác giả Lê Ngọc Canh, Tô Đông Hải [Nxb Văn hóa dân tộc: 1995], Các vấn đề Văn hóa xã hội Chăm của tác giả Inrasara [Nxb Văn hóa dân tộc: 1999], Nghi lễ và âm nhạc của người Jrai của Tô Đông Hải [Nxb KHXH: 2002]…

Đối tượng là các dân tộc thiểu số ở Việt Nam hoặc nghiên cứu về văn hóa Việt Nam có đề cập đến người Raglai:  Nhận diện văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam của Nguyễn Đăng Duy [Nxb Văn hóa Dân tộc: 2004], Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam của Trần Ngọc Thêm [Nxb Tổng hợp 1996/2004], Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam của Ngô Đức Thịnh [Nxb KHXH: 2006]…

Những công trình kể trên đều đã đưa nhiều giả thuyết về nguồn gốc của người Raglai ở Việt Nam, nhưng tập trung ba ý kiến: a) Người Raglai có nguồn gốc từ các đảo đến Việt Nam; b) Là cư dân bản địa sống ven biển trước khi người Chăm đến vùng đất miền Trung duyên hải Việt Nam; c) Là một nhánh của người Chăm cổ tách ra.

Đối với tác phẩm người nước ngoài nghiên cứu về người Raglai chúng tôi khảo sát có hai công trình liên quan đến biển trong văn hóa người Raglai: Bài viếtMột buổi cúng của người Raglai [Những vấn đề văn hoá và ngôn ngữ Raglai 2003:124-160] của Charles Macdonald[2], Từ điển Pháp – Việt - Raglai của linh mục người Pháp Corentin Savary và cộng sự của ông là Cao Thống (xuất bản năm 1973 bằng hình thức in roneo).

Về cơ sở khoa học để nghiên cứu yếu tố văn hóa của một môi trường tự nhiên trầm tích trong văn hóa người Raglai, chúng tôi tham khảo các lý thuyết nghiên cứu về dân tộc học, văn hoá học của các tác giả như Vladimir Jakovlevits Propp [Những cội rễ lịch sử của truyện cổ tích thần kỳ 2000: Tạp chí Văn hoá-Nghệ thuật], Stephen Oppenheimer [Địa đàng ở phương Đông 2005: Nxb Lao động], Edward Barnett Tylor [Văn hóa nguyên thủy 2000: Tạp chí Văn hóa-Nghệ thuật].v.v… để nghiên cứu tàn tích văn hóa của người Raglai.

Thực hiện đề tài Yếu tố biển trong văn hóa Raglai chính là kế thừa thành tựu của những công trình đã nghiên cứu của các nhà khoa học trước, đồng thời kết hợp với những nghiên cứu thực tế của bản thân người viết, nhằm góp phần đưa ra góc nhìn hệ thống về ứng xử của người Raglai với môi trường tự nhiên là biển.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trong luận văn này là yếu tố biển trong các thành tố văn hóa dân gian của người Raglai. Yếu tố văn hóa biển ở đây xét theo cấu trúc hai thành phần: Văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể.

Phạm vi nghiên cứu trong luận văn là tộc người Raglai hiện đang sinh sống ở các tỉnh: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng. Chủ yếu khảo sát nhóm Raglai Bắc ở Khánh Hòa (các huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Diên Khánh, Cam Lâm, thị xã Cam Ranh) và một số làng thuộc nhóm Raglai Nam tại Ninh Thuận, Bình Thuận.

5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu

Để thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp cơ bản sau hệ thống cấu trúc tác phẩm; hệ thống liên ngành của văn hóa học; so sánh và điền dã, phương pháp nghiên cứu thực địa.

Nguồn tư liệu khảo sát được sử dụng trong đề tài bao gồm tài liệu lý luận văn hoá học, văn hoá nước ngoài, văn hoá Việt Nam, văn hoá ứng dụng liên quan đến đề tài. Ngoài việc tiếp cận trên văn bản, tác giả tiến hành điền dã  trực tiếp nghe diễn xướng, thu âm, ghi hình; điều tra, phỏng vấn theo kiểu hồi cố.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

6.1. Ý nghĩa khoa học

Từ những tư liệu thu thập được, bước đầu bóc tách, giải mã một số hiện tượng, tổ hợp hiện tượng, đưa ra những phát hiện mới và những nhận định mới của mình về yếu tố biển trong văn hóa Raglai thông qua các luận điểm khoa học.

Xác định mối quan hệ lịch sử văn hóa giữa người Raglai và Chăm, với các dân tộc cũng ngữ hệ Malayo - Polinesien và một số dân tộc cộng cư, cận cư khác. Làm rõ hơn bản sắc văn hóa Raglai và các dân tộc khác trong cùng ngữ hệ Nam Đảo trong quá trình sinh tồn và phát triển ở khu vực Đông Nam Á;

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Trong phạm vi nội dung của luận văn này giúp cho các nhà quản lý văn hoá ở cơ sở có cách nhìn nhận vấn đề sâu sắc hơn trong quá trình sưu tầm, gìn giữ, phát triển di sản ngữ văn dân gian và các thành tố khác trong tri thức truyền thống của người Raglai; vận dụng và phát huy các giá trị văn hóa tinh thần vào cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cơ sở” ở các vùng có người Raglai đang định cư.

7. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn trình bày thành 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn;

Chương 2. Yếu tố biển trong ngữ văn dân gian Raglai;

Chương 3. Yếu tố biển trong các thành tố văn hóa khác của người Raglai.

 

NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN

1. Để nghiên cứu yếu tố biển trong văn hóa của người Raglai, chúng tôi vận dụng lý luận tàn tích văn hoá của Tylor, Propp, Edward Sapir và các nhà nghiên cứu khác tìm hiểu trong các yếu tố văn hóa truyền thống của họ từ những phương pháp kỹ thuật và những định chế xã hội đến những trò chơi, những huyền thoại trong truyện cổ, sử thi, những nghi thức tín ngưỡng, dân ca, v.v…đã trở thành quy tắc ứng xử với môi trường tự nhiên không còn hiện hữu, một môi trường đã trầm tích ẩn trong môi trường rừng núi chủ đạo ngày nay của người Raglai.

Người Raglai là thuộc ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam (Chăm, Churu, Gia rai, Êđê, Raglai). Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tổng dân số người Raglai ở Việt Nam đến ngày 01 tháng 7 năm 2003 là 108.500, so với tổng dân số, tỉ lệ người Raglai khoảng 0,135%, xếp thứ 19/54 cả nước.

Định hình trong không gian văn hoá khu vực Đông Nam Á, văn hoá của tộc người Raglai thuộc loại hình văn hoá trọng tĩnh gốc nông nghiệp. Từ khoảng trước sau công nguyên, khi các tộc người ở Đông Nam Á bước vào giai đoạn tiếp xúc văn hoá, một bên với thế giới Ấn Độ và một bên khác với thế giới văn hoá Trung Hoa, đối với tộc người Raglai nói riêng và với người Tây nguyên nói chung vẫn còn đứng ngoài ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ và Trung Hoa.

Là cư dân bản địa ở dãi đất hẹp, núi ăn ra tận biển. Khi người Chăm phát triển thành một vương quốc cổ đại cực thịnh, người Raglai rút dần lên vùng núi cao. Nền kinh tế của người Raglai chủ yếu là nông nghiệp nương rẫy và khai thác lâm thổ sản.

Phát xuất từ vị trí địa lý và các mối quan hệ với các tộc người cận cư của người Raglai, các nhà khoa học phân chia người Raglai thành hai nhóm: Raglai Bắc và Raglai Nam. Hai nhóm này lấy Quốc Lộ 27 (từ Ninh Thuận lên Lâm Đồng) làm ranh giới về địa lý.

Theo quá trình lịch sử hình thành và phát triển của người Raglai ở Việt Nam,  dựa trên các tài liệu đã sưu tầm được, chúng tôi chia thời gian văn hóa của người Raglai làm 4 giai đoạn:

Giai đoạn thứ 1: Từ lúc thiên di đến khu vực Đông Nam Á (cuối thời kỳ đồ đá mới, đầu kỳ đồ đồng). Thời gian này khoảng 3 đến 4.000 năm 

Giai đoạn thứ 2: Giai đoạn giao lưu văn hóa với người Chăm. Từ thời kỳ đổ đồng (cách đây 3000 năm) đến lúc vương quốc Chăm Pa suy tàn vào những năm cuối thế kỷ XVII (1697).

Giai đoạn thứ 3: Giai đoạn giao lưu với người Việt và các dân tộc trong khu vực (từ cuối thế kỷ XVII đến nửa cuối thế kỷ XX).  

Giai đoạn 4 : Từ sau 1975 đến nay. Người Raglai cùng 54 dân tộc anh em cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội theo định hướng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Cũng như đa số các dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam, ngữ văn dân gian của người Raglai được truyền từ đời này sang đời khác bằng phương thức truyền miệng. Trong các thể loại của ngữ văn dân gian Raglai, yếu tố biển được thể hiện mức độ đậm nhạt khác nhau và không có thể loại nào không có. Tư duy thuần túy là núi rừng, lấy rừng núi làm trung tâm để tiếp cận với biển khơi của người Raglai trong kho tàng văn học dân gian đã tạo nên bản sắc văn hoá độc đáo so với các dân tộc cùng ngữ hệ.

Trong kho tàng ngữ văn dân gian, có thể nói tục ngữ, thành ngữ Raglai hầu hết đều được lưu giữ trong các sử thi (Akhàt Jucar) và truyện cổ (Akhàt ter). Yếu tố biển trong câu từ có thể là biển lớn (tasìq prõng), sông to (kròc); biểu hiện trong hệ thống  nhân vật hoặc các mô típ trong cốt truyện, trong nghệ thuật diễn xướng.

Văn hoá biển của người Raglai đậm nét trong ca dao và các làn điệu dân ca Raglai. Biển là hình ảnh con tàu diễn tả nỗi nhớ day dứt, khắc khoải đợi chờ của cô gái đợi người yêu trong làn điệu dân ca alơu tự sự; là làn điệu ru tu mượt mà sâu lắng của đôi trai gái trong lễ hội buôn làng; là tiếng khóc thương tiếc khôn nguôi trong làn điệu dân ca Choqhia tiễn đưa người thân về bên kia thế giới; cũng có thể là hình ảnh một số thực vật, động vật trên núi cao, rừng thẳm trong câu chuyện cổ, hay hình ảnh của chú gà trống thần đu đưa cành cau, cành dừa là những điều người Raglai nhớ về biển đảo trong quá trình thiên di tìm đất mới.

3. Trong khi văn hóa núi rừng chủ đạo và quán xuyến mọi hoạt động trong đời sống văn hoá của người Raglai, là phương tiện để chuyển tải tín ngưỡng, phong tục, tập quán; bồi dưỡng ý thức dân tộc cho thế hệ nối tiếp thì yếu tố biển thể hiện sự khát vọng của các giá trị văn hoá đó.

Sống trong môi trường tự nhiên là núi rừng, người Raglai tận dụng mọi nguyên liệu lấy từ rừng núi để chế tác những sản phẩm văn hoá vật chất phục vụ cho đời sống của mình. Và ngay trong lúc thực hiện những sản phẩm đó, người Raglai đã đưa hình ảnh của biển vào kỹ thuật lúc làm nhà ở, kiến trúc của nhà mồ hay kín đáo hơn là trong các nét hoa văn, màu sắc thể hiện. Biển chính là phần hồn của các sản phẩm vật chất được chế tạo từ núi rừng qua bàn tay của người Raglai.

Tín ngưỡng của người Raglai là tín ngưỡng vạn vật hữu linh. Trong hệ thống thần linh chằng chịt của sáu tầng của hai thế giới (trần gian và ông bà), thần biển chỉ cư ngụ ở tầng mặt đất của thế giới trần gian. Tuy vậy biển lại chi phối hết các cõi qua biểu tượng ahòq. Không có ahòq con người không thể đến các thế giới khác để cầu nguyện, tạ ơn hay đầu thai kiếp khác mà phải dừng lại ở cửa ngõ thần linh (cajàc amin).

Chính vì vậy, biển đã tác động và tạo nên những giá trị trong văn hoá Raglai, phản ánh văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần, quan niệm nghệ thuật, nhân sinh quan của cộng đồng Raglai trong quá trình tồn tại và phát triển ở vùng đất lắm núi nhiều rừng Nam Trung bộ.

 

KẾT LUẬN

Tộc người Raglai là một trong năm tộc người Nam Đảo ở Việt Nam: Raglai, Chăm, Êđê, Gia rai, Churu. Đó là đại diện cho nền văn hoá mang đậm tính biển mà tổ tiên xa xưa là “người Sa Huỳnh” đã sáng tạo nên nền văn hoá Sa Huỳnh cùng với văn minh Đông Sơn. Người Raglai gắn bó lâu đời với người Chăm và có ảnh hưởng rất đậm nét đối với tộc người này trong các thành tố văn hoá của mình. 

Về nguồn gốc của người Raglai chúng tôi thiên về giả thiết họ là cư dân bản địa, chủ nhân lâu đời ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ trước khi người Chăm đặt chân đến đây. Người Chăm phát triển và xây dựng vương quốc Chăm pa hùng mạnh, người Raglai rút dần lên các vùng núi cao để sinh tồn. Cùng với thời gian, những giá trị văn hoá ứng xử môi trường tự nhiên là biển của người Raglai được phủ lên những giá trị mới: môi trường tự nhiên núi rừng. Biển trở thành yếu tố trầm tích trong văn hoá của người Raglai.

Văn hoá của người Raglai thuộc loại hình văn hoá gốc nông nghiệp trọng tĩnh. Cũng như các dân tộc Tây Nguyên, văn hoá Raglai định hình trong không gian văn hoá Đông Nam Á và gần như giữ nguyên vẹn văn hoá gốc khu vực này. Tư tưởng triết học âm dương ảnh hưởng đậm nét trong vũ trụ luận, trong tư duy và lối sống của người Raglai. Sự đối lập của âm dương ở đây chính là sự đối lập của môi trường tự nhiên rừng - biển. Yếu tố biển (lớp có trước – vô thức) đã cùng yếu tố núi rừng (lớp có sau – hữu thức) hình thành văn hóa của người Raglai và trở thành một thể thống nhất tương sinh tương hỗ.

Về bản chất văn hoá Raglai là văn hoá rừng, văn hoá thực vật, do vậy ít biểu hiện thành các dạng vật thể có quy mô lớn, bền chắc, chủ yếu chỉ bằng tre gỗ, quy mô nhỏ. Sự kỳ vĩ của văn hoá Raglai biểu hiện chủ yếu ở văn hoá phi vật thể mà rõ rệt nhất ở ngữ văn dân gian. Mặc dù sự thể hiện ở các mức độ đậm nhạt khác nhau nhưng yếu tố biển đã trở thành hệ thống trong các thành tố văn hoá dân gian Raglai.

Tách các giá trị văn hóa với rừng núi hoặc giá trị văn hoá biển ra khỏi nền văn hóa người Raglai đồng nghĩa với việc người Raglai mất đi nền văn hóa ngàn đời nay của họ. Nói cách khác các giá trị văn hóa về văn hoá biển tương tác với văn hoá núi rừng tạo nên bản sắc văn hóa của người Raglai. Các giá trị này thống nhất trong nền văn hóa chung cả nước làm giàu thêm bản sắc văn hóa vô cùng phong phú, đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Với kết quả nghiên cứu của mình, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ để các nhà quản lý hoạch định những chủ trương, chính sách, có kế hoạch sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy sắc thái văn hóa truyền thống của người Raglai nói riêng, văn hoá cộng đồng các dân tộc anh em cả nước nói chung để ngày càng làm giàu thêm bản sắc văn hoá Việt Nam, trong đó có yếu tố biển đang trầm tích trong văn hoá của người Raglai.



[1] Tuyển tập những bài tham luận trong hội thảo « Văn hóa và ngôn ngữ Raglai ».

[2] PGS-TS,Trung tâm Châu Á – Thái Bình Dương.Thành phố Marseille, Pháp [Những vấn đề về văn hoá và ngôn ngữ Raglai: 124].

Lên trên

Cùng chủ đề

  • Danh sách học viên đã bảo vệ luận văn Thạc sĩ Khóa 9 (2008-2011)

  • Danh sách học viên đã bảo vệ luận văn Thạc sĩ Khóa 8 (2007-2010)

  • Danh sách học viên đã bảo vệ luận văn Thạc sĩ Khóa 7 (2006-2009)

  • Ngô Thị Thanh. Tìm hiểu ý thức về bản sắc văn hóa Việt Nam …

  • Nguyễn Văn Long, Quá trình hòa nhập cộng đồng của người khiếm thị …

Thông báo

Tư vấn khoa học và kỹ năng nghiên cứu…

Tủ sách văn hoá học Sài Gòn

  • Thư viện ảnh
  • Thư viện video
  • Tủ sách VHH

Phóng sự ảnh: Toạ đàm khoa học: Xây dựng…

Hình ảnh văn hóa Tết xưa (sưu tầm)

Phóng sự ảnh: Lễ hội truyền thống VHH 2011

Phóng sự ảnh Lễ hội truyền thống VHH 2010

Thành phố Sankt-Peterburg, Nga

Bộ ảnh: Việt Nam quê hương tôi 2

Tranh Bùi Xuân Phái

Bộ tem tượng Phật chùa Tây Phương

Bộ ảnh: Đá cổ Sapa

Bộ ảnh: Phong cảnh thiên nhiên

Bộ ảnh: Việt Nam quê hương tôi

"Biển, đảo Việt Nam - Nguồn cội tự bao đời":…

Con dê trong văn hóa và văn hóa Việt Nam

Văn hóa Tết ở Tp.HCM (Chương trình truyền…

Văn hóa Tp. HCM: Một năm nhìn lại và động…

Phong tục Tết cổ truyền của người Nam Bộ

Bánh tét và Tết phương Nam

Con ngựa trong văn hóa và văn hóa Việt Nam

Điện Biên Phủ - Cuộc chiến giữa hổ và voi

Nhìn lại toàn cảnh thế giới từ 1911-2011…

Tọa độ chết - một bộ phim Xô-Việt xúc động…

Video: Lễ hội dân gian Việt Nam

Văn hoá Việt từ phong tục chúc Tết

Văn hoá Tết Việt qua video

Tết ông Táo từ góc nhìn văn hoá học

“Nếp nhà Hà Nội” trên “Nhịp cầu vàng”: tòa…

Văn hóa Thăng Long - Hà Nội qua video: từ…

Hướng về 1000 năm TL-HN: Xem phim “Tử Cấm…

Hướng về 1000 năm TL-HN: Người Thăng Long…

Phim "Chuyện tử tế" – tập 2 (?!) của “Hà…

Default Image

Hướng về 1000 năm TL-HN: "Chuyện tử tế" -…

Sách “Di sản Ấn Độ trong văn hóa Việt Nam”

Nguyễn Văn Bốn. Tín ngưỡng thờ Mẫu của người…

Sách: Quản lý và khai thác di sản văn hóa…

Hồ Sĩ Quý. Con người và phát triển con người

Alonzo L. Hamby. Khái quát lịch sử Mỹ. Phần 3

Alonzo L. Hamby. Khái quát lịch sử Mỹ. Phần 2

Alonzo L. Hamby. Khái quát lịch sử Mỹ. Phần 1

Hồ Sỹ Quý. Tiến bộ xã hội: một số vấn đề về…

Hồ Sỹ Quý. Về Giá trị và Giá trị Châu Á (Phụ…

Hồ Sỹ Quý. Về Giá trị và Giá trị Châu Á…

Hồ Sĩ Quý. Về Giá trị và Giá trị Châu Á…

Sách: Chuyên đề Văn hoá học

Sách: Một số vấn đề về hệ giá trị Việt Nam…

FitzGerald. Sự bành trướng của Trung Hoa…

Hữu Đạt. Đặc trưng ngôn ngữ và văn hoá giao…

Sống chụ son sao (Tiễn dặn người yêu)

Gs. Mai Ngọc Chừ. Số phận & Tâm linh

Trần Văn Cơ. Những khái niệm ngôn ngữ học…

Đoàn Văn Chúc. Văn hóa học (Phần 3 - hết)

Đoàn Văn Chúc. Văn hóa học (Phần 2)

Các nhà VHH nổi tiếng

Julian Haynes Steward

Wen Yi'duo (Văn Nhất Đa)

Leslie Alvin White

Huang Wen'shan (Hoàng Văn Sơn)

Radcliff-Brown, Alfred Reginald

Sapir, Edward

Margaret Mead

Thăm dò ý kiến

Bạn thích cuốn "Cơ sở văn hoá VN" của tác giả nào nhất?

Chu Xuân Diên - 4.8%
Lê Văn Chưởng - 0.9%
Trần Diễm Thuý - 1%
Trần Ngọc Thêm - 37.4%
Trần Quốc Vượng - 53%
The voting for this poll has ended on: 26 06, 2020

Tổng mục lục website

tong muc luc

Tủ sách VHH Sài Gòn

tu sach VHH SG

Thống kê truy cập

  • Đang online :
  • 706
  • Tổng :
  • 3 7 7 7 9 6 0 0
  • Đại học quốc gia TPHCM
  • Đại học KHXH&NV
  • Tran Ngoc Them
  • T.c Văn hóa-Nghệ thuật
  • Tc VHDG
  • Viện NCCN
  • Khoa Văn hóa học
  • Khoa Đông phương học
  • Phòng QLKH
  • Khoa Việt Nam học
  • Khoa Hàn Quốc học
  • BM Nhật Bản học
  • Khoa Văn học - Ngôn ngữ
  • Khoa triết học
  • Khoa Quan hệ quốc tế
  • Khoa Xã hội học
  • Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa
  • viettems.com
  • myfaifo.com
Previous Next Play Pause

vanhoahoc.vn (các tên miền phụ: vanhoahoc.edu.vn ; vanhoahoc.net)
© Copyright 2007-2015. Bản quyền thuộc Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng, Trường Đại học KHXH & NV - ĐHQG Tp. HCM
ĐT (028) 39104078; Email: ttvanhoahoc@hcmussh.edu.vn; ttvanhoahoc@gmail.com. Giấy phép: số 526/GP-BC, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 27-11-2007
Ghi rõ nguồn vanhoahoc.vn khi phát hành lại các thông tin từ website này.

Website được phát triển bởi Nhà đăng ký tên miền chính thức Việt Nam trực thuộc Trung Tâm Internet VNNIC.

Kết quả đào tạo