logo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Thư ngỏ
    • Khái quát về Trung tâm
    • Nhân lực Trung tâm
      • Thành viên Trung tâm
      • Cộng tác viên
    • Giới thiệu Khoa Văn hóa học
      • Khái quát về Khoa
      • Nhân lực của Khoa
  • Tin tức
    • Tin nhà (Trung tâm)
    • Tin ngành
    • Tin liên quan
  • Đào tạo - Huấn luyện
    • Các chương trình
    • Tổ chức và Hiệu quả
    • Đào tạo ở Khoa VHH
      • Chương trình đào tạo
      • Kết quả đào tạo
  • Nghiên cứu
    • Lý luận văn hóa học
      • LLVHH: Những vấn đề chung
      • VHH: Phương pháp nghiên cứu
      • VHH: Các trường phái - trào lưu
      • Loại hình và phổ quát văn hóa
      • Các bình diện của văn hóa
      • Văn hóa học so sánh
      • Vũ trụ quan phương Đông
      • Văn hóa và phát triển
      • VHH và các khoa học giáp ranh
    • Văn hóa Việt Nam
      • VHVN: Những vấn đề chung
      • Văn hóa cổ-trung đại ở Viêt Nam
      • Văn hóa các dân tộc thiểu số
      • Văn hóa Nam Bộ
      • Văn hóa nhận thức
      • Văn hóa tổ chức đời sống tập thể
      • Văn hóa tổ chức đời sống cá nhân
      • Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
      • Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội
    • Văn hóa thế giới
      • VH Phương Đông: Những vấn đề chung
      • VH Phương Tây: Những vấn đề chung
      • Quan hệ văn hóa Đông - Tây
      • Văn hóa Trung Hoa và Đông Bắc Á
      • Văn hóa Đông Nam Á
      • Văn hóa Nam Á và Tây Nam Á
      • Văn hóa châu Âu
      • Văn hóa châu Mỹ
      • Văn hóa châu Phi và châu Úc
    • Văn hóa học ứng dụng
      • VHƯD: Những vấn đề chung
      • VHH nghệ thuật
      • Văn hóa đại chúng
      • Văn hóa giao tiếp
      • Văn hóa du lịch
      • Văn hóa đô thị
      • Văn hóa kinh tế
      • Văn hóa quản trị
      • Văn hóa giáo dục - khoa học
    • Tài liệu phổ cập VHH
      • Văn hóa Việt Nam
      • Văn hóa thế giới
      • VHH ứng dụng
    • Tài liệu tiếng nước ngoài
      • Theory of Culturology
      • Vietnamese Culture
      • Applied Culturology
      • Other Cultures
      • 中文
      • Pусский язык
    • Thư Viện Số (Sách - Ảnh - Video)
      • Tủ sách Văn hoá học
      • Thư viện ảnh
      • Thư viện video
    • Các nhà văn hóa học nổi tiếng
  • Tiện ích
    • Dịch vụ Văn hóa học
    • Dịch vụ ngoài VHH
    • Trợ giúp vi tính
    • Từ điển Văn hóa học
    • Thư viện TT và Khoa
    • Tổng mục lục website
    • Tủ sách VHH Sài Gòn
    • Giải đáp thắc mắc
  • Thư giãn VHH
    • Văn chương Việt Nam
    • Văn chương nước ngoài
    • Nghệ thuật Việt Nam
    • Nghệ thuật thế giới
    • Hình ảnh vui
    • Video vui
  • Diễn đàn
  • Liên hệ
  • Trang chủ
  • Nghiên cứu
  • Tài liệu phổ cập VHH
  • Văn hóa thế giới
Wednesday, 25 May 2016 08:07

Shlomo Ben-Ami. Nguồn gốc chủ nghĩa thánh chiến ở châu Âu hiện nay

Người post bài:  Nguyễn Thị Tuyết Ngân

Additional Info

  • Tiêu đề:

    NGUỒN GỐC CHỦ NGHĨA THÁNH CHIẾN Ở CHÂU ÂU HIỆN NAY

  • Tác giả:

    Shlomo Ben-Ami

  • Chức danh:

    Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ

    Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Shlomo Ben-Ami. Nguồn gốc chủ nghĩa thánh chiến ở châu Âu hiện nay

Sholomo Ben – Ami, nguyên Ngoại trưởng Israel, là Phó Chủ tịch Trung tâm Quốc tế vì Hòa bình Toledo. Ông là tác giả của cuốn "Scars of War, Wounds of Peace: The Israeli – Arab Tragedy.

Nhà sử học người Bỉ Henri Pirenne đã liên hệ việc châu Âu trở thành một lục địa Thiên chúa giáo vào thế kỷ thứ 8 với sự tuyệt giao với Hồi giáo. Pirenne có lẽ sẽ không bao giờ ngờ được rằng sẽ xuất hiện một khu ổ chuột Hồi giáo ở Brussels, chứ chưa nói đến việc nó sẽ trở thành trung tâm của chủ nghĩa thánh chiến, với những tín đồ Hồi giáo trẻ tuổi giận dữ và bị gạt ra rìa – những người nổi loạn chống lại châu Âu ngay bên trong biên giới của nó.

Sự tách biệt (với Hồi giáo) không phải là lựa chọn ở ngày nay. Nhưng một kiểu kết hợp hài hòa được học giả Hồi giáo Tariq Ramadan ủng hộ cũng không phải là một lựa chọn. Ramadan, cháu trai của nhà sáng lập nên Tổ chức Anh em Hồi giáo ở Ai Cập, là một công dân Thụy Sỹ và trú tại Vương quốc Anh, người đã biện luận rằng các đạo đức và giá trị Hồi giáo nên được đưa vào hệ thống châu Âu. Sau đó, châu Âu sẽ không chỉ khoan dung với Hồi giáo, mà còn xem nó như một phần không thể thiếu.

Vấn đề đối với cách nhìn của Ramadan đó là châu Âu là một lục địa phần lớn là thế tục, với cách tiếp cận mang tính rất cởi mở, hướng về phía trước đối với đạo đức. Ngược lại, các xã hội Hồi giáo đều mang tính tôn giáo và gắn bó sâu sắc vào quá khứ. Khi các học giả Hồi giáo nói chuyện về cải cách xã hội hay chính trị, họ thường nhìn về quá khứ, mong muốn gợi lại quãng thời gian khi mà các nguyên tắc cốt lõi của châu Âu – từ bình đẳng giới đến hôn nhân đồng tính – không được thừa nhận. Thậm chí cả những tín đồ Hồi giáo ủng hộ cách tân đạo Hồi cũng thường bác bỏ quan điểm về đạo đức của châu Âu.

Các lỗ hổng trong giải pháp đề xuất của Ramadan đối với chủ nghĩa thánh chiến ở châu Âu phản chiếu chính những lỗ hổng trong cách giải thích của ông cho hiện tượng này, thứ ông chủ yếu quy cho sự dính dáng của châu Âu vào các cuộc chiến ở Trung Đông, hay việc châu Âu được cho là cấu kết với hành động đàn áp của Israel đối với người Palestine, và sự ủng hộ của châu Âu dành cho những kẻ chuyên quyền Ả-rập. Ông viết, “Chúng ta không thể ủng hộ chế độ độc tài…, im lặng khi dân chúng bị tàn sát ở phía nam biên giới của chúng ta, và trông chờ rằng chúng ta sẽ không phải nhận lại phản ứng đối với sự bất công và nhục nhã mà chúng ta đã gây ra.”

Nhưng chính Hoa Kỳ mới là người khai chiến ở Iraq và Afghanistan, ủng hộ vô điều kiện Israel, và nhiều lần chống lưng cho các chế độ độc tài Ả-rập. Và chính châu Âu đã kiên định chỉ trích những chính sách đó – thường rất mạnh mẽ. Nhưng nước Mỹ lại đang tránh được làn sóng lớn của tinh thần thánh chiến ngay bên trong biên giới nước này.

Việc Tổng thống Mỹ Barack Obama rút lại một vài chính sách nêu trên có thể sẽ giúp ích. Ví dụ, khi các cuộc nổi loạn mùa xuân Ả-rập nổ ra, ông đã nhanh chóng cắt đứt sự ủng hộ dành cho Tổng thống Tunisia Zine El Abidine Ben Ali và Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak, cho phép những người chống đối – vốn được truyền cảm hứng bởi mô hình dân chủ phương Tây – đạt được việc thay đổi chế độ. Sự trở lại của chế độ độc tài tại Ai Cập vào năm 2013, thông qua cuộc đảo chính của Abdel Fattah el-Sisi, dĩ nhiên không được Hoa Kỳ hay châu Âu giúp đỡ, cả hai đều ủng hộ tổ chức được bầu cử dân chủ là Tổ chức Anh em Hồi giáo.

Châu Âu đã đề xuất những trợ giúp thậm chí còn trực tiếp hơn dành cho các nước Ả-rập trong những năm gần đây. Nếu không nhờ sự can thiệp quân sự của châu Âu, người dân Libya sẽ vẫn còn sống dưới chế độ chuyên chế Muammar el-Qaddafi. Đúng vậy, châu Âu có lẽ đã hành động nhiều hơn thế nhằm ngăn chặn những cuộc hỗn loạn tiếp theo ở Lybia. Nhưng người dân Libya rõ ràng phải chịu trách nhiệm cho việc gia tăng các nhóm dân quân đối địch, những lực lượng từ chối hợp nhất để cứu vãn nhà nước khỏi sụp đổ hoàn toàn.

Nói rộng hơn, mặc dù phương Tây – đặc biệt là Hoa Kỳ – đã phạm phải những sai lầm chính sách nghiêm trọng trong thế giới Ả-rập trong vòng 50 năm qua, nhưng không thể hoàn toàn đổ lỗi cho các thế lực bên ngoài về sự sụp đổ của khu vực này. Đó phải là hậu quả của một cuộc khủng hoảng nền văn minh sâu sắc – thứ chỉ có thể được khắc phục bởi chính người dân của thế giới Ả-rập.

Nếu như chính sách đối ngoại của châu Âu không phải chịu trách nhiệm cho tình trạng rối loạn hiện tại của thế giới Ả-rập, nó dĩ nhiên không thể là lý do cho sự phát triển của chủ nghĩa thánh chiến ngay bên trong biên giới châu Âu. Vấn đề thực sự nằm ở chính châu Âu: tình trạng thiếu trầm trọng các chính sách hiệu quả liên quan đến công bằng xã hội, giáo dục, nhà ở và việc làm cho người Hồi giáo châu Âu trẻ tuổi. Việc bị gạt ra rìa gây ra tâm trạng bất mãn, thứ sau đó càng được thúc đẩy bởi tình cảm chống Hồi giáo ngày càng lớn (ở châu Âu) và sự phát triển của các phong trào cánh hữu xấu xí ở khắp nơi trên lục địa này.

Mối liên hệ này rõ ràng ở chỗ đa số người theo chủ nghĩa thánh chiến ở châu Âu có xuất thân nghèo khó. Không đặc biệt hiểu đúng các giáo huấn thực sự của Hồi giáo, và thiếu cơ hội cải thiện cuộc sống, họ trở thành nạn nhân dễ dàng của những người theo chủ nghĩa cực đoan. Chủ nghĩa thánh chiến, với sự chắc chắn tuyệt đối và nhiệm vụ lớn lao của nó, đã giúp những người này có được một ý thức về lẽ sống, niềm tự hào, và bản sắc – đó là chưa nói tới cảm giác phiêu lưu mạo hiểm – và một nơi để giải tỏa sự giận dữ của họ chống lại “quê hương” – nơi đã từ chối mang lại cho họ những điều như vậy.

Câu chuyện về người Hồi giáo ở Mỹ là tiêu chuẩn để đánh giá sự thất bại của châu Âu. Giống như phần lớn người Mỹ, các tín đồ Hồi giáo ở Hoa Kỳ duy trì niềm tin nhất định vào giấc mơ Mỹ. Họ phần lớn xuất thân từ tầng lớp trung lưu, và bất chấp tất cả những lời bàn tán về sự bất bình đẳng kinh tế ngày càng gia tăng, họ không từ bỏ niềm tin rằng, ở Hoa Kỳ, lao động chăm chỉ và sáng tạo sẽ được đền đáp.

Mỹ là đất nước của dân nhập cư, với một nền kinh tế năng động đã cho phép những người mới đến, lớp này qua lớp khác, đạt được thành công vĩ đại. Ngược lại, ở châu Âu, cải thiện địa vị xã hội của một người luôn rất khó khăn; và, vào thời điểm trì trệ kinh tế và tình trạng thất nghiệp cao đáng kinh ngạc, việc đó không thể trở nên dễ dàng hơn chút nào.

Về mặt xã hội, nước Mỹ cũng trao cho các tín đồ Hồi giáo một vài thứ mà châu Âu không có. Nền văn hóa cơ bản mang tính tôn giáo của nước này cho phép người Hồi giáo giữ lại bản sắc của mình ở mức độ lớn hơn nhiều so với châu Âu phi tôn giáo. Thật sự, các giá trị cốt lõi của nước Mỹ – trách nhiệm cá nhân và chủ nghĩa yêu nước theo hiến định – có thể dễ dàng được tín đồ Hồi giáo chấp nhận hơn so với xu hướng thế tục mạnh mẽ của chủ nghĩa tự do. Kết quả là việc hòa nhập và đồng hóa thường dễ dàng hơn đối với người Hồi giáo ở Mỹ.

Tất cả những điều đó cho thấy châu Âu cần phải tự xem xét lại nội bộ để giải quyết một cách hiệu quả chủ nghĩa thánh chiến do chính mình tạo ra. Điều này không có nghĩa là họ phải làm dịu bớt chủ nghĩa thế tục của mình, chứ chưa nói đến các giá trị tự do của nó. Đúng hơn, châu Âu phải thổi sức sống vào “giấc mơ châu Âu” của chính mình, bảo đảm rằng tất cả mọi người có thể tiếp cận được với những cơ hội thực sự để cải thiện cuộc sống của họ. Nếu không, châu lục này sẽ phải đối mặt với một “thế hệ mất mát” gồm hàng triệu người trẻ Hồi giáo cũng như các nhóm có xuất thân khác tại châu Âu.

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “The Making of Euro-Jihadism”, Project Syndicate, 05/05/2016.

http://nghiencuuquocte.org

Lên trên

Cùng chủ đề

  • Barry Eichengreen. Cách quản lý cuộc khủng hoảng nợ toàn cầu sắp tới

  • Eric Ellingsen. Kiến trúc và sinh học

  • Trần Xuân Tiến. Nhịp thở hiện đại của văn học thiếu nhi Hàn Quốc

  • Nguyễn Hào Hải. Tín ngưỡng hướng về con người

  • Phạm Cao Hoàng. Người Amish ở Mỹ

Thông báo

Tư vấn khoa học và kỹ năng nghiên cứu…

Tủ sách văn hoá học Sài Gòn

  • Thư viện ảnh
  • Thư viện video
  • Tủ sách VHH

Phóng sự ảnh: Toạ đàm khoa học: Xây dựng…

Hình ảnh văn hóa Tết xưa (sưu tầm)

Phóng sự ảnh: Lễ hội truyền thống VHH 2011

Phóng sự ảnh Lễ hội truyền thống VHH 2010

Thành phố Sankt-Peterburg, Nga

Bộ ảnh: Việt Nam quê hương tôi 2

Tranh Bùi Xuân Phái

Bộ tem tượng Phật chùa Tây Phương

Bộ ảnh: Đá cổ Sapa

Bộ ảnh: Phong cảnh thiên nhiên

Bộ ảnh: Việt Nam quê hương tôi

"Biển, đảo Việt Nam - Nguồn cội tự bao đời":…

Con dê trong văn hóa và văn hóa Việt Nam

Văn hóa Tết ở Tp.HCM (Chương trình truyền…

Văn hóa Tp. HCM: Một năm nhìn lại và động…

Phong tục Tết cổ truyền của người Nam Bộ

Bánh tét và Tết phương Nam

Con ngựa trong văn hóa và văn hóa Việt Nam

Điện Biên Phủ - Cuộc chiến giữa hổ và voi

Nhìn lại toàn cảnh thế giới từ 1911-2011…

Tọa độ chết - một bộ phim Xô-Việt xúc động…

Video: Lễ hội dân gian Việt Nam

Văn hoá Việt từ phong tục chúc Tết

Văn hoá Tết Việt qua video

Tết ông Táo từ góc nhìn văn hoá học

“Nếp nhà Hà Nội” trên “Nhịp cầu vàng”: tòa…

Văn hóa Thăng Long - Hà Nội qua video: từ…

Hướng về 1000 năm TL-HN: Xem phim “Tử Cấm…

Hướng về 1000 năm TL-HN: Người Thăng Long…

Phim "Chuyện tử tế" – tập 2 (?!) của “Hà…

Default Image

Hướng về 1000 năm TL-HN: "Chuyện tử tế" -…

Sách “Di sản Ấn Độ trong văn hóa Việt Nam”

Nguyễn Văn Bốn. Tín ngưỡng thờ Mẫu của người…

Sách: Quản lý và khai thác di sản văn hóa…

Hồ Sĩ Quý. Con người và phát triển con người

Alonzo L. Hamby. Khái quát lịch sử Mỹ. Phần 3

Alonzo L. Hamby. Khái quát lịch sử Mỹ. Phần 2

Alonzo L. Hamby. Khái quát lịch sử Mỹ. Phần 1

Hồ Sỹ Quý. Tiến bộ xã hội: một số vấn đề về…

Hồ Sỹ Quý. Về Giá trị và Giá trị Châu Á (Phụ…

Hồ Sỹ Quý. Về Giá trị và Giá trị Châu Á…

Hồ Sĩ Quý. Về Giá trị và Giá trị Châu Á…

Sách: Chuyên đề Văn hoá học

Sách: Một số vấn đề về hệ giá trị Việt Nam…

FitzGerald. Sự bành trướng của Trung Hoa…

Hữu Đạt. Đặc trưng ngôn ngữ và văn hoá giao…

Sống chụ son sao (Tiễn dặn người yêu)

Gs. Mai Ngọc Chừ. Số phận & Tâm linh

Trần Văn Cơ. Những khái niệm ngôn ngữ học…

Đoàn Văn Chúc. Văn hóa học (Phần 3 - hết)

Đoàn Văn Chúc. Văn hóa học (Phần 2)

Các nhà VHH nổi tiếng

Julian Haynes Steward

Wen Yi'duo (Văn Nhất Đa)

Leslie Alvin White

Huang Wen'shan (Hoàng Văn Sơn)

Radcliff-Brown, Alfred Reginald

Sapir, Edward

Margaret Mead

Thăm dò ý kiến

Bạn thích cuốn "Cơ sở văn hoá VN" của tác giả nào nhất?

Chu Xuân Diên - 4.8%
Lê Văn Chưởng - 0.9%
Trần Diễm Thuý - 1%
Trần Ngọc Thêm - 37.4%
Trần Quốc Vượng - 53%
The voting for this poll has ended on: 26 06, 2020

Tổng mục lục website

tong muc luc

Tủ sách VHH Sài Gòn

tu sach VHH SG

Thống kê truy cập

  • Đang online :
  • 483
  • Tổng :
  • 3 7 7 2 4 6 9 2
  • Đại học quốc gia TPHCM
  • Đại học KHXH&NV
  • Tran Ngoc Them
  • T.c Văn hóa-Nghệ thuật
  • Tc VHDG
  • Viện NCCN
  • Khoa Văn hóa học
  • Khoa Đông phương học
  • Phòng QLKH
  • Khoa Việt Nam học
  • Khoa Hàn Quốc học
  • BM Nhật Bản học
  • Khoa Văn học - Ngôn ngữ
  • Khoa triết học
  • Khoa Quan hệ quốc tế
  • Khoa Xã hội học
  • Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa
  • viettems.com
  • myfaifo.com
Previous Next Play Pause

vanhoahoc.vn (các tên miền phụ: vanhoahoc.edu.vn ; vanhoahoc.net)
© Copyright 2007-2015. Bản quyền thuộc Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng, Trường Đại học KHXH & NV - ĐHQG Tp. HCM
ĐT (028) 39104078; Email: ttvanhoahoc@hcmussh.edu.vn; ttvanhoahoc@gmail.com. Giấy phép: số 526/GP-BC, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 27-11-2007
Ghi rõ nguồn vanhoahoc.vn khi phát hành lại các thông tin từ website này.

Website được phát triển bởi Nhà đăng ký tên miền chính thức Việt Nam trực thuộc Trung Tâm Internet VNNIC.

Văn hóa thế giới