logo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Thư ngỏ
    • Khái quát về Trung tâm
    • Nhân lực Trung tâm
      • Thành viên Trung tâm
      • Cộng tác viên
    • Giới thiệu Khoa Văn hóa học
      • Khái quát về Khoa
      • Nhân lực của Khoa
  • Tin tức
    • Tin nhà (Trung tâm)
    • Tin ngành
    • Tin liên quan
  • Đào tạo - Huấn luyện
    • Các chương trình
    • Tổ chức và Hiệu quả
    • Đào tạo ở Khoa VHH
      • Chương trình đào tạo
      • Kết quả đào tạo
  • Nghiên cứu
    • Lý luận văn hóa học
      • LLVHH: Những vấn đề chung
      • VHH: Phương pháp nghiên cứu
      • VHH: Các trường phái - trào lưu
      • Loại hình và phổ quát văn hóa
      • Các bình diện của văn hóa
      • Văn hóa học so sánh
      • Vũ trụ quan phương Đông
      • Văn hóa và phát triển
      • VHH và các khoa học giáp ranh
    • Văn hóa Việt Nam
      • VHVN: Những vấn đề chung
      • Văn hóa cổ-trung đại ở Viêt Nam
      • Văn hóa các dân tộc thiểu số
      • Văn hóa Nam Bộ
      • Văn hóa nhận thức
      • Văn hóa tổ chức đời sống tập thể
      • Văn hóa tổ chức đời sống cá nhân
      • Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
      • Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội
    • Văn hóa thế giới
      • VH Phương Đông: Những vấn đề chung
      • VH Phương Tây: Những vấn đề chung
      • Quan hệ văn hóa Đông - Tây
      • Văn hóa Trung Hoa và Đông Bắc Á
      • Văn hóa Đông Nam Á
      • Văn hóa Nam Á và Tây Nam Á
      • Văn hóa châu Âu
      • Văn hóa châu Mỹ
      • Văn hóa châu Phi và châu Úc
    • Văn hóa học ứng dụng
      • VHƯD: Những vấn đề chung
      • VHH nghệ thuật
      • Văn hóa đại chúng
      • Văn hóa giao tiếp
      • Văn hóa du lịch
      • Văn hóa đô thị
      • Văn hóa kinh tế
      • Văn hóa quản trị
      • Văn hóa giáo dục - khoa học
    • Tài liệu phổ cập VHH
      • Văn hóa Việt Nam
      • Văn hóa thế giới
      • VHH ứng dụng
    • Tài liệu tiếng nước ngoài
      • Theory of Culturology
      • Vietnamese Culture
      • Applied Culturology
      • Other Cultures
      • 中文
      • Pусский язык
    • Thư Viện Số (Sách - Ảnh - Video)
      • Tủ sách Văn hoá học
      • Thư viện ảnh
      • Thư viện video
    • Các nhà văn hóa học nổi tiếng
  • Tiện ích
    • Dịch vụ Văn hóa học
    • Dịch vụ ngoài VHH
    • Trợ giúp vi tính
    • Từ điển Văn hóa học
    • Thư viện TT và Khoa
    • Tổng mục lục website
    • Tủ sách VHH Sài Gòn
    • Giải đáp thắc mắc
  • Thư giãn VHH
    • Văn chương Việt Nam
    • Văn chương nước ngoài
    • Nghệ thuật Việt Nam
    • Nghệ thuật thế giới
    • Hình ảnh vui
    • Video vui
  • Diễn đàn
  • Liên hệ
  • Trang chủ
  • Nghiên cứu
  • Văn hóa Việt Nam
  • Văn hóa Nam Bộ
Tuesday, 12 November 2019 14:31

Nguyễn Thị Đăng Kha, Mai Thúy Hằng. Thực trạng và các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị loại hình di tích khảo cổ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Người post bài:  Nguyễn Thị Tuyết Ngân

Additional Info

  • Tiêu đề:

    THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN, 
    PHÁT HUY GIÁ TRỊ LOẠI HÌNH DI TÍCH KHẢO CỔ
    TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

    (Trường hợp di tích khảo cổ: Giồng Cá Vồ và Lò gốm cổ Hưng Lợi)

  • Tác giả:

    Nguyễn Thị Đăng Kha

    Mai Thúy Hằng

  • Chức danh:

    Trung tâm Bảo tồn di tích Thành phố Hồ Chí Minh

Nguyễn Thị Đăng Kha, Mai Thúy Hằng. Thực trạng và các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị loại hình di tích khảo cổ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

1. Thực trạng công tác quản lý và khai thác loại hình di tích khảo cổ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29/6/2001 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật Di sản văn hóa ngày 18/6/2009 các công trình, địa điểm được xếp hạng di tích gồm các loại hình: di tích kiến trúc nghệ thuật; di tích lịch sử; di tích khảo cổ; danh lam thắng cảnh. Tính đến hết tháng 7/2017, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có 172 di tích được xếp hạng, trong đó có 02 di tích thuộc loại hình di tích khảo cổ: Giồng Cá Vồ và Lò gốm cổ Hưng Lợi [Danh mục các di tích đã xếp hạng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017].

1.1. Khu di tích khảo cổ Giồng Cá Vồ

Giồng Cá Vồ là một di chỉ khảo cổ tồn tại giữa vùng ngập mặn nơi cửa sông - vịnh biển thuộc xã Long Hòa, huyện Cần Giờ. Kết cấu tầng văn hóa, loại hình di vật cho thấy di tích Giồng Cá Vồ là di tích cư trú - công xưởng - mộ táng có niên đại C14: 2.480 ± 50 năm cách ngày nay và nằm trong văn hóa khảo cổ Cần Giờ.

Di tích khảo cổ Giồng Cá Vồ gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ là 300 năm mà là 3000 năm; cho thấy mối liên hệ văn hóa giữa Thành phố Hồ Chí Minh với Nam Bộ và những vùng xa hơn trong khu vực như: Philippines, Indonesia, Ấn Độ,... Phương thức mai táng của cư dân cổ Giồng Cá Vồ gồm: mộ chum và mộ đất, trong đó hung táng trong mộ chum là chủ đạo. Đây là tài liệu quan trọng để nghiên cứu vấn đề táng tục và chủ nhân của các táng thức nói trên trong thời đại sắt sớm ở Việt Nam và Đông Nam Á. Đồng thời, cũng thể hiện sự khác biệt cơ bản với các di tích mộ chum trong văn hóa Sa Huỳnh. Di vật tìm thấy trong quá trình khai quật khảo cổ Giồng Cá Vồ cực kỳ phong phú về số lượng, đa dạng và độc đáo về loại hình, thể hiện một số đặc trưng văn hóa riêng biệt và những mối quan hệ giao lưu mật thiết với văn hóa Đồng Nai, văn hóa Sa Huỳnh với một số di tích mộ chum ở Đông Nam Á.

Di tích khảo cổ Giồng Cá Vồ thuộc xã Long Hòa, huyện Cần Giờ được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích khảo cổ quốc gia theo Quyết định số 2000/QĐ-BVHTT ngày 13/4/2000. Di tích khảo cổ Giồng Cá Vồ có hai khu vực bảo vệ gồm: khu vực bảo vệ (nay là khu vực bảo vệ I) có diện tích 5.550m2; khu vực điều chỉnh xây dựng (nay là khu vực bảo vệ II) có diện tích 24.937,5m2. Từ sau khi xếp hạng di tích đến nay, về quản lý nhà nước di tích khảo cổ Giồng Cá Vồ tạm thời do Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ quản lý.

Năm 2004, Ủy ban nhân dân thành phố đã có chủ trương trùng tu, tôn tạo khu di tích khảo cổ Giồng Cá Vồ trên diện tích đất xây dựng là 30.136m2, dự kiến thực hiện các công trình chính gồm có: nhà đón tiếp, nhà trưng bày bổ sung, nhà trưng bày hố khai quật, nhà lưu niệm, khu giải khát, khu vệ sinh, nhà bảo vệ, chòi nghỉ, kho trưng bày bổ sung, khai quật hiện vật và trưng bày mộ. Các công trình phụ, gồm có: cổng, tường rào, đường vào khu di tích, sân, đường nội bộ, cầu tàu, thảm cỏ, cây xanh, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống phát điện và cung cấp trang thiết bị... với tổng mức đầu tư dự kiến là 14,4 tỷ đồng và đã được Ủy ban nhân dân thành phố giao kế hoạch vốn chuẩn bị đầu tư. Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng trùng tu, tôn tạo di chỉ khảo cổ Giồng Cá Vồ cũng đã được Bộ Văn hóa –Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xem xét, thỏa thuận. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện do có sự thay đổi từ thủ tục trình duyệt, nhân sự, ghi vốn đầu tư,... dự án đã được đổi điều chỉnh, bổ sung.

Năm 2010, dự án thay đổi phương án thành 02 giai đoạn: giai đoạn 1 bồi thường giải phóng mặt bằng trên diện tích đất khuôn viên là 30.136m2, xây dựng tường rào bao quanh và đường vào khu di tích dài khoảng 400m. Với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 dự kiến là 20 tỷ đồng. Năm 2014, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã chấp thuận chủ trương tách dự án tu bổ, tôn tạo di tích khảo cổ quốc gia Giồng Cá Vồ làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 dự án xây dựng tường rào, đường dẫn vào công trình và bồi thường giải phóng mặt bằng khu di tích do Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình huyện Cần Giờ làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư dự kiến là 20 tỷ đồng. Giai đoạn 2 dự án tu bổ, tôn tạo di tích khảo cổ Giồng Cá Vồ do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (nay là Sở Văn hóa và Thể thao) làm chủ đầu tư. Đến nay, giai đoạn 1 được triển khai, riêng giai đoạn 2, Sở Văn hóa và Thể thao đã hoàn chỉnh hồ sơ trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Ngày 23/6/2017, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ra Quyết định về phê duyệt dự án đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích khảo cổ quốc gia Giồng Cá Vồ (giai đoạn 2) với các công trình gồm: nhà bao che khu mộ, nhà đa năng, chòi nghỉ, cầu dẫn,... [Hồ sơ di tích khảo cổ Giồng Cá Vồ 2000].

Từ sau khi xếp hạng di tích đến nay, trải qua 17 năm (2000-2017) hiện trạng di tích được bảo vệ nguyên trạng, có 01 hộ dân sống trên khu di tích và đã được chính quyền địa phương vận động không trồng các loại cây lâu năm trên đất di tích, không xâm chiếm di tích. Tuy nhiên, việc phát huy giá trị di tích chưa thực sự được quan tâm và đầu tư, có thể nói di tích không được người dân biết đến ngoại trừ các nhà chuyên môn, nghiên cứu về khảo cổ, lịch sử, sinh vật,...

1.2. Khu di tích khảo cổ Lò gốm cổ Hưng Lợi

Lò gốm cổ Hưng Lợi nằm ven kênh Ruột Ngựa, phường 16, Quận 8. Di tích là gò lớn chứa đầy mảnh gốm của các loại lu, khạp, siêu, chậu,... Cuộc khai quật năm 1997-1998 đã tìm thấy tại đây phế tích 3 lò gốm kiểu lò ống là loại lò thông từ bầu lửa đến ống khói, dốc và hẹp, nền lò được gia cố nhiều lần, thành lò đắp dày bằng phế phẩm. Các đoạn vách lò còn lại được xây bằng loại gạch lớn chảy men dày, lòng lò chứa đầy mảnh sản phẩm mà qua đó có thể nhận biết một số loại sản phẩm đặc trưng của lò Hưng Lợi. Ba lò gốm này sản xuất nối tiếp nhau trong một thời gian khá dài nhưng có thể không liên tục vì lò gốm của giai đoạn sau được xây trên một phần lò cũ hoặc sửa chữa gia cố lại lò cũ. Giai đoạn đầu khu lò này chủ yếu sản xuất lu chứa nước bằng chất liệu sành nâu. Lò sản xuất lu đựng nước có niên đại sớm nhất ở khu lò này, khoảng nửa sau thế kỷ XVIII. Giai đoạn thứ hai khu lò này sản xuất các loại sản phẩm gốm và sành men nâu, men vàng hoặc không men. Đó là hũ, khạp, hộp, siêu, nồi tay cầm...dưới đáy có 3 chữ Hán “Hưng Lợi diêu”. Giai đoạn thứ ba sản xuất gốm sứ, gốm các loại chén, tô, đĩa, ly, cốc, muỗng, ấm trà, lư hương,... men trắng hoa văn men xanh và men nhiều màu... sản phẩm làm bằng bàn xoay, có nhiều loại bao nung cho một hay nhiều sản phẩm. Các loại đồ gốm gia dụng tuy đơn giản về kiểu dáng nhưng có nhiều kích thước khác nhau, trong quá trình sản xuất, nhiều loại sản phẩm gốm đã được cải tiến về tạo dáng và hoa văn để đáp ứng nhu cầu sử dụng và nâng cao tính thẩm mỹ. Dựa vào loại hình sản phẩm và tính chất sản xuất nói trên có thể thấy lò gốm này có niên đại khoảng nửa đầu thế kỷ XX.

Căn cứ vào cấu trúc lò gốm vào các di vật và kỹ thuật sản xuất tại đây, các nhà khoa học đã xác định niên đại của Lò gốm cổ Hưng Lợi là từ giữa thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX, trong đó giai đoạn sản xuất quan trọng nhất là thế kỷ XIX. Cùng với những tư liệu lịch sử khác Lò gốm cổ Hưng Lợi được xác định là dấu tích vật chất quan trọng duy nhất còn lại trong nội thành Thành phố Hồ Chí Minh phản ánh về một ngành nghề thủ công và một làng nghề nổi tiếng của vùng đất Sài Gòn - Gia Định xưa.

Di tích khảo cổ Lò gốm cổ Hưng Lợi, phường 16, Quận 8 được Bộ Văn hóa-Thông tin xếp hạng là di tích khảo cổ quốc gia theo Quyết định số 722/QĐ-BVHTT ngày 25/4/1998. Di tích khảo cổ Lò gốm cổ Hưng Lợi có hai khu vực bảo vệ, gồm: khu vực bảo vệ (nay là khu vực bảo vệ I) có diện tích 10.000m2; khu vực điều chỉnh xây dựng (nay là khu vực bảo vệ II) có diện tích 40.000m2. Từ sau khi xếp hạng đến nay, về quản lý nhà nước di tích khảo cổ Lò gốm cổ Hưng Lợi tạm thời do Ủy ban nhân dân phường 16 quản lý [Hồ sơ di tích khảo cổ Lò gốm cổ Hưng Lợi 1999].

Từ năm 1998, Sở Văn hóa - Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh) đã trình duyệt và thực hiện việc xây dựng cổng, tường rào khu di tích trong khu vực có diện tích 836m2 với các hạng mục: tường rào gạch, hàng rào lưới thép, mái che tuy nhiên trong thực tế các hạng mục khác như nhà vệ sinh, hệ thống điện chiếu sáng không triển khai thực hiện được như quyết định phê duyệt dự án, cổng chính của khu di tích chưa lắp đặt được. Bên cạnh đó, từ những năm 1999 đã xảy ra tình trạng lấn chiếm, không thực hiện được việc giải tỏa đền bù, khiếu nại kéo dài,... Trong các năm 2009-2010, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh) phối hợp với Ủy ban nhân dân Quận 8 báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố xin chủ trương điều chỉnh phạm vi khu vực bảo vệ II của di tích Lò gốm cổ Hưng Lợi để phù hợp với tình hình thực tế quản lý di tích trên địa bàn và phù hợp theo quy định của Luật Di sản văn hóa.

Từ sau khi được xếp hạng di tích đến nay (1998-2017) trải qua 19 năm, việc bảo tồn di tích được tiến hành nhưng còn hạn chế, hiện trạng di tích ngày càng xuống cấp nghiêm trọng, mái che tạm thời trước đây tại khu vực bảo vệ I (khu vực khai quật khảo cổ) đã sập, hình dạng lò nung gốm lúc khai quật đã thay đổi hoàn toàn, tại đây chỉ còn nhận thấy những gò đất mấp mô tạo thành ao tù, nước đọng vào mùa mưa; những cây keo lớn mọc xuyên qua “gò đất” mà trước đây là lò nung gốm, đan xen là cây cỏ mọc um tùm lẫn với rác thải, vật dụng sinh hoạt,… Nghiêm trọng hơn là tình trạng lấn chiếm, chôn cất và xây mộ trong khu vực bảo vệ II của di tích.

2. Các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị loại hình di tích khảo cổ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, đã có nhiều chính sách về bảo tồn di sản văn hóa. Từ năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh 65/SL về Bảo tồn cổ tích. Ngày 29/10/1957 Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký Nghị định số 519/TTg ban hành Quy định thể lệ về Bảo tồn cổ tích. Ngày 04/4/1984 Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh đã ký ban hành Pháp lệnh số 14-LCT/HĐNN7 về Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh. Ngày 29/6/2001, Quốc hội khóa 10 đã thông qua Luật số 28/2001/QH10 về Di sản văn hóa. Ngày 18/6/2009, Quốc hội ban hành Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10. Từ năm 2010 đến nay đã có 4 nghị định, 11 thông tư về di sản văn hóa được ban hành.

Năm 2013, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã nêu “xây dựng cơ chế để giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội. Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế; gắn kết bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển du lịch. Phục hồi và bảo tồn một số loại hình nghệ thuật truyền thống có nguy cơ mai một. Phát huy các di sản được UNESCO công nhận, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam”.

Trong thời kỳ hội nhập hiện nay vấn đề di sản văn hóa càng được quan tâm chú trọng. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trung tâm, nơi thu hút nhiều nguồn đầu tư trong và ngoài nước, hệ thống cơ sở hạ tầng đang trong quá trình nâng cấp, cải tạo và xây dựng rầm rộ, mật độ dân cư ngày càng đông, nhu cầu về nhà ở và khu sinh hoạt ngày càng cao. Năm 2014, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh) đã trình Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đề án quy hoạch khảo cổ trên địa bàn thành phố đối với các công trình, địa điểm khảo cổ không nằm trong Danh mục kiểm kê di tích hoặc không được xếp hạng di tích. Tuy nhiên, đến nay đề án vẫn đang được Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét. Ngày 07/3/2017, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 923/QĐ-UBND về phê duyệt Danh mục kiểm kê di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020 trong đó loại hình khảo cổ có 01 công trình địa điểm: Gò Cây keo thuộc xã Long Hòa, huyện Cần Giờ (thuộc phạm vi của Giồng Cá Vồ, cách khu vực khai quật năm 1994 khoảng 200m về phía Bắc).

Tình trạng xuống cấp của 02 di tích khảo cổ quốc gia: Giồng Cá Vồ và Lò gốm cổ Hưng Lợi như hiện nay có những nguyên nhân khách quan và chủ quan sau đây:

Nguyên nhân khách quan

Trước khi có Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa, di tích được lập hồ sơ khoa học vàkhoanh vùng bảo vệ di tích dựa theo Pháp lệnh 14LCT/HĐNN ngày 04/4/1984 do Hội đồng Nhà nước quy định việc bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá và danh lam, thắng cảnh. Tuy nhiên, căn cứ theo điều 15 của Pháp lệnh thì khu vực bảo vệ di tích được khoanh vùng với diện tích quá lớn (Giồng Cá Vồ là 30.487,5m2, Lò gốm Hưng Lợi là 40.000m2), việc thực hiện bản vẽ khoanh vùng bảo vệ lại không được thể hiện chi tiết, cụ thể dẫn đến khó khăn trong việc quản lý, bảo vệ di tích hoặc giải tỏa, đền bù.

Nguyên nhân chủ quan

Sở Văn hóa và Thể thao là cơ quan được giao nhiệm vụ nghiên cứu lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích. Tuy nhiên, bên cạnh việc xếp hạng các di tích hầu như chưa đưa ra định hướng bảo tồn, phát huy giá trị di tích. Từ đó không kịp thời xây dựng các dự án, dự trù kinh phí cho trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị di tích. Đây là hiện trạng chung cho các di tích trên khắp các tỉnh, thành phố khác không chỉ riêng Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là loại hình di tích khảo cổ học.

Hiện nay, quyền sở hữu sử dụng đất của di tích Giồng Cá Vồ và di tích Lò gốm cổ Hưng Lợi thuộc quyền sở hữu tư nhân, đó cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây khó khăn trong quá trình bảo tồn, tu bổ di tích.

Từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan trên có thể đưa ra một số giải pháp đối với di tích khảo cổ Giồng Cá Vồ, di tích khảo cổ Lò gốm cổ Hưng Lợi như sau:

- Trước thực trạng khoanh vùng bảo vệ di tích theo quy định Pháp lệnh 14 không còn phù hợp tình hình hiện nay, Phòng Văn hóa và Thông tin chủ động kiểm tra, rà soát, tham mưu Ủy ban nhân dân quận/huyện báo cáo Ủy ban nhân thành phố đề nghị được điều chỉnh.

- Hàng năm, Sở Văn hóa và Thể thao và địa phương cần phối hợp thăm kiểm tra di tích, qua đó nắm bắt tình hình hoạt động cũng như thực trạng của di tích để kịp thời có những biện pháp hỗ trợ, phòng ngừa, ngăn chặn.

- Dự án tu bổ, tôn tạo di tích đã có, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ, Quận 8 phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao tiếp tục tham mưu, đề xuất lãnh đạo thành phố xem xét, nhanh chóng phân bổ kinh phí thực hiện. Việc tham mưu cần nghiên cứu mức đền bù thỏa đáng, đảm bảo cuộc sống cho người dân. Tham khảo ý kiến các nhà nghiên cứu khảo cổ trong thiết kế, thi công công trình bảo vệ, phục dựng và trưng bày, giới thiệu di tích.

- Ủy ban nhân dân xã, phường tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các di tích. Phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có hành vi xâm phạm đến di tích để sản xuất, trồng cây nguyên liệu, xây dựng công trình hoặc lấn chiếm làm nhà ở.

- Đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho người làm công tác quản lý. Người làm công tác quản lý di tích cần am hiểu về giá trị di tích để có thể xây dựng nội dung tuyên truyền hấp dẫn, hình thức tuyên truyền thu hút, hoàn thành tốt công tác tuyên truyền. Từ đó tạo nên sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân đối với công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích.

- Thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân trên địa bàn, nơi có di tích hiểu rõ ý nghĩa, giá trị các di tích lịch sử - văn hóa; làm cho người dân thấy được mình vừa là người bảo vệ vừa là người được hưởng lợi từ việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích, từ đó có ý thức, trách nhiệm và những hành động thiết thực trong việc giữ gìn, bảo vệ, phát huy giá trị các di tích. Phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn quận như: Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh,... triển khai nhiệm vụ bảo tồn, phát huy di tích lịch sử - văn hóa.Việc chung tay gìn giữ sẽ làm cho di tích được khai thác tốt nhất, đem lại nguồn lực phát triển kinh tế địa phương, tạo công ăn việc làm cho cộng đồng dân cư ở lân cận di tích, tái tạo nguồn dự trữ cho tu bổ di tích.

- Chính quyền địa phương phối hợp với các công ty du lịch tổ chức khai thác du lịch tại các điểm di tích khảo cổ là vấn đề nên làm. Và để làm du lịch, để du khách đến tham quan cảm nhận được sức sống của di tích thì vấn đề an ninh và vệ sinh môi trường trong và ngoài di tích cần được quan tâm thực hiện tốt, cần xây dựng cộng đồng dân cư có lối sống lành mạnh, lịch sự, thân thiện. Cộng đồng địa phương đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch gắn với di tích lịch sử - văn hoá. Bên cạnh đó cần xây dựng được sản phẩm du lịch riêng của địa phương (xuất bản các ấn phẩm hình ảnh về hiện vật đã khai quật, sản phẩm gốm được sản xuất tại đây) có di tích nhằm thu hút và giữ chân du khách.

3. Kết luận

Cho đến nay, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện khá nhiều địa điểm khảo cổ trong đó có 02 di tích khảo cổ được xếp hạng di tích quốc gia: di tích khảo cổ Giồng Cá Vồ xã Long Hòa - huyện Cần Giờ và di tích khảo cổ Lò gốm cổ Hưng Lợi thuộc Phường 16, Quận 8 và 01 công trình, địa điểm loại hình khảo cổ nằm trong Danh mục kiểm kê di tích: Gò Cây Keo, xã Long Hòa, huyện Cần Giờ. Một số giải pháp được đưa ra trong bài viết chỉ mang tính chất cấp thiết, tạm thời, việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích cần có sự chung tay góp sức của nhà nước và nhân dân. PGS.TS Đặng Văn Bài đã viết: “Bảo tồn di sản văn hóa trong quá trình phát triển đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng nghỉ và khả năng linh hoạt trong việc vận dụng các nguyên tắc khoa học để lựa chọn phương án xử lý thích hợp cho từng di tích cụ thể. Mục tiêu đặt ra là phải gắn di tích với đời sống đương đại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường giao lưu văn hóa trong quá trình hội nhập quốc tế” [Đặng Văn Bài 2007].

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Đặng Văn Bài, 2007, Báo cáo đề dẫn Hội thảo khoa học Bảo tồn di tích và cuộc sống đương đại, ngày16/01/2007, tại Hà Nội.
  2. Danh mục các di tích đã xếp hạng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017, Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Bảo tồn di tích Thành phố Hồ Chí Minh.
  3. Hồ sơ Di tích khảo cổ Giồng Cá Vồ 2000, Hồ sơ di tích khảo cổ Giồng Cá Vồ, Lập năm 2000, Lưu trữ tại Trung tâm bảo tồn di tích Thành phố Hồ Chí Minh.
  4. Hồ sơ Di tích khảo cổ Lò gốm cổ Hưng Lợi 1999, Hồ sơ di tích khảo cổ Lò gốm cổ Hưng Lợi, Lập năm 1999, Lưu trữ tại Trung tâm bảo tồn di tích Thành phố Hồ Chí Minh.
  5. Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001.
  6. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009.
  7. Nguyễn Quốc Hùng, 2017, “Phát huy giá trị di sản văn hóa trong hệ thống các ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam”, Tạp chí Di sản Văn hóa, số 58 (tháng 1/2017).
  8. Nguyễn Thịnh, 2012, Di sản văn hóa Việt Nam bản sắc và những vấn đề quản lý, bảo tồn, NXB Xây dựng.

Nguồn: Sách “Quản lý và khai thác di sản văn hóa trong thời kỳ hội nhập”

Lên trên

Cùng chủ đề

  • Nguyen-Marshall. Hoạt động chính trị của Công Giáo miền Nam giai đoạn 1954-1975

  • Nguyễn Hoàng Tuấn. Di sản văn hóa ở Trà Vinh - thực trạng và giải pháp

  • Huỳnh Văn Sinh. Giá trị di sản văn hóa tinh thần tại các xã nông thôn mới TP. Hồ Chí Minh

  • Trần Thị Lan. phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa những lợi thế cho phát triển du lịch của thành phố Hồ Chí Minh

  • Nguyễn Thanh Lợi. Di sản văn hóa biển Nam Bộ

Thông báo

Tư vấn khoa học và kỹ năng nghiên cứu…

Tủ sách văn hoá học Sài Gòn

  • Thư viện ảnh
  • Thư viện video
  • Tủ sách VHH

Phóng sự ảnh: Toạ đàm khoa học: Xây dựng…

Hình ảnh văn hóa Tết xưa (sưu tầm)

Phóng sự ảnh: Lễ hội truyền thống VHH 2011

Phóng sự ảnh Lễ hội truyền thống VHH 2010

Thành phố Sankt-Peterburg, Nga

Bộ ảnh: Việt Nam quê hương tôi 2

Tranh Bùi Xuân Phái

Bộ tem tượng Phật chùa Tây Phương

Bộ ảnh: Đá cổ Sapa

Bộ ảnh: Phong cảnh thiên nhiên

Bộ ảnh: Việt Nam quê hương tôi

"Biển, đảo Việt Nam - Nguồn cội tự bao đời":…

Con dê trong văn hóa và văn hóa Việt Nam

Văn hóa Tết ở Tp.HCM (Chương trình truyền…

Văn hóa Tp. HCM: Một năm nhìn lại và động…

Phong tục Tết cổ truyền của người Nam Bộ

Bánh tét và Tết phương Nam

Con ngựa trong văn hóa và văn hóa Việt Nam

Điện Biên Phủ - Cuộc chiến giữa hổ và voi

Nhìn lại toàn cảnh thế giới từ 1911-2011…

Tọa độ chết - một bộ phim Xô-Việt xúc động…

Video: Lễ hội dân gian Việt Nam

Văn hoá Việt từ phong tục chúc Tết

Văn hoá Tết Việt qua video

Tết ông Táo từ góc nhìn văn hoá học

“Nếp nhà Hà Nội” trên “Nhịp cầu vàng”: tòa…

Văn hóa Thăng Long - Hà Nội qua video: từ…

Hướng về 1000 năm TL-HN: Xem phim “Tử Cấm…

Hướng về 1000 năm TL-HN: Người Thăng Long…

Phim "Chuyện tử tế" – tập 2 (?!) của “Hà…

Default Image

Hướng về 1000 năm TL-HN: "Chuyện tử tế" -…

Sách “Di sản Ấn Độ trong văn hóa Việt Nam”

Nguyễn Văn Bốn. Tín ngưỡng thờ Mẫu của người…

Sách: Quản lý và khai thác di sản văn hóa…

Hồ Sĩ Quý. Con người và phát triển con người

Alonzo L. Hamby. Khái quát lịch sử Mỹ. Phần 3

Alonzo L. Hamby. Khái quát lịch sử Mỹ. Phần 2

Alonzo L. Hamby. Khái quát lịch sử Mỹ. Phần 1

Hồ Sỹ Quý. Tiến bộ xã hội: một số vấn đề về…

Hồ Sỹ Quý. Về Giá trị và Giá trị Châu Á (Phụ…

Hồ Sỹ Quý. Về Giá trị và Giá trị Châu Á…

Hồ Sĩ Quý. Về Giá trị và Giá trị Châu Á…

Sách: Chuyên đề Văn hoá học

Sách: Một số vấn đề về hệ giá trị Việt Nam…

FitzGerald. Sự bành trướng của Trung Hoa…

Hữu Đạt. Đặc trưng ngôn ngữ và văn hoá giao…

Sống chụ son sao (Tiễn dặn người yêu)

Gs. Mai Ngọc Chừ. Số phận & Tâm linh

Trần Văn Cơ. Những khái niệm ngôn ngữ học…

Đoàn Văn Chúc. Văn hóa học (Phần 3 - hết)

Đoàn Văn Chúc. Văn hóa học (Phần 2)

Các nhà VHH nổi tiếng

Julian Haynes Steward

Wen Yi'duo (Văn Nhất Đa)

Leslie Alvin White

Huang Wen'shan (Hoàng Văn Sơn)

Radcliff-Brown, Alfred Reginald

Sapir, Edward

Margaret Mead

Thăm dò ý kiến

Bạn thích cuốn "Cơ sở văn hoá VN" của tác giả nào nhất?

Chu Xuân Diên - 4.8%
Lê Văn Chưởng - 0.9%
Trần Diễm Thuý - 1%
Trần Ngọc Thêm - 37.4%
Trần Quốc Vượng - 53%
The voting for this poll has ended on: 26 06, 2020

Tổng mục lục website

tong muc luc

Tủ sách VHH Sài Gòn

tu sach VHH SG

Thống kê truy cập

  • Đang online :
  • 52
  • Tổng :
  • 3 4 2 8 5 0 6 2
  • Đại học quốc gia TPHCM
  • Đại học KHXH&NV
  • Tran Ngoc Them
  • T.c Văn hóa-Nghệ thuật
  • Tc VHDG
  • Viện NCCN
  • Khoa Văn hóa học
  • Khoa Đông phương học
  • Phòng QLKH
  • Khoa Việt Nam học
  • Khoa Hàn Quốc học
  • BM Nhật Bản học
  • Khoa Văn học - Ngôn ngữ
  • Khoa triết học
  • Khoa Quan hệ quốc tế
  • Khoa Xã hội học
  • Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa
  • viettems.com
  • myfaifo.com
Previous Next Play Pause

vanhoahoc.vn (các tên miền phụ: vanhoahoc.edu.vn ; vanhoahoc.net)
© Copyright 2007-2015. Bản quyền thuộc Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng, Trường Đại học KHXH & NV - ĐHQG Tp. HCM
ĐT (028) 39104078; Email: ttvanhoahoc@hcmussh.edu.vn; ttvanhoahoc@gmail.com. Giấy phép: số 526/GP-BC, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 27-11-2007
Ghi rõ nguồn vanhoahoc.vn khi phát hành lại các thông tin từ website này.

Website được phát triển bởi Nhà đăng ký tên miền chính thức Việt Nam trực thuộc Trung Tâm Internet VNNIC.

Văn hóa Nam Bộ