logo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Thư ngỏ
    • Khái quát về Trung tâm
    • Nhân lực Trung tâm
      • Thành viên Trung tâm
      • Cộng tác viên
    • Giới thiệu Khoa Văn hóa học
      • Khái quát về Khoa
      • Nhân lực của Khoa
  • Tin tức
    • Tin nhà (Trung tâm)
    • Tin ngành
    • Tin liên quan
  • Đào tạo - Huấn luyện
    • Các chương trình
    • Tổ chức và Hiệu quả
    • Đào tạo ở Khoa VHH
      • Chương trình đào tạo
      • Kết quả đào tạo
  • Nghiên cứu
    • Lý luận văn hóa học
      • LLVHH: Những vấn đề chung
      • VHH: Phương pháp nghiên cứu
      • VHH: Các trường phái - trào lưu
      • Loại hình và phổ quát văn hóa
      • Các bình diện của văn hóa
      • Văn hóa học so sánh
      • Vũ trụ quan phương Đông
      • Văn hóa và phát triển
      • VHH và các khoa học giáp ranh
    • Văn hóa Việt Nam
      • VHVN: Những vấn đề chung
      • Văn hóa cổ-trung đại ở Viêt Nam
      • Văn hóa các dân tộc thiểu số
      • Văn hóa Nam Bộ
      • Văn hóa nhận thức
      • Văn hóa tổ chức đời sống tập thể
      • Văn hóa tổ chức đời sống cá nhân
      • Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
      • Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội
    • Văn hóa thế giới
      • VH Phương Đông: Những vấn đề chung
      • VH Phương Tây: Những vấn đề chung
      • Quan hệ văn hóa Đông - Tây
      • Văn hóa Trung Hoa và Đông Bắc Á
      • Văn hóa Đông Nam Á
      • Văn hóa Nam Á và Tây Nam Á
      • Văn hóa châu Âu
      • Văn hóa châu Mỹ
      • Văn hóa châu Phi và châu Úc
    • Văn hóa học ứng dụng
      • VHƯD: Những vấn đề chung
      • VHH nghệ thuật
      • Văn hóa đại chúng
      • Văn hóa giao tiếp
      • Văn hóa du lịch
      • Văn hóa đô thị
      • Văn hóa kinh tế
      • Văn hóa quản trị
      • Văn hóa giáo dục - khoa học
    • Tài liệu phổ cập VHH
      • Văn hóa Việt Nam
      • Văn hóa thế giới
      • VHH ứng dụng
    • Tài liệu tiếng nước ngoài
      • Theory of Culturology
      • Vietnamese Culture
      • Applied Culturology
      • Other Cultures
      • 中文
      • Pусский язык
    • Thư Viện Số (Sách - Ảnh - Video)
      • Tủ sách Văn hoá học
      • Thư viện ảnh
      • Thư viện video
    • Các nhà văn hóa học nổi tiếng
  • Tiện ích
    • Dịch vụ Văn hóa học
    • Dịch vụ ngoài VHH
    • Trợ giúp vi tính
    • Từ điển Văn hóa học
    • Thư viện TT và Khoa
    • Tổng mục lục website
    • Tủ sách VHH Sài Gòn
    • Giải đáp thắc mắc
  • Thư giãn VHH
    • Văn chương Việt Nam
    • Văn chương nước ngoài
    • Nghệ thuật Việt Nam
    • Nghệ thuật thế giới
    • Hình ảnh vui
    • Video vui
  • Diễn đàn
  • Liên hệ
  • Trang chủ
  • Nghiên cứu
  • Văn hóa Việt Nam
  • Văn hóa cổ-trung đại ở Viêt Nam
Tuesday, 10 May 2016 05:50

Lauren Hilgers. Một chiến trường xưa xuất hiện

Người post bài:  Nguyễn Thị Tuyết Ngân

Additional Info

  • Tiêu đề:

    MỘT CHIẾN TRƯỜNG CỔ XƯA XUẤT HIỆN

  • Tác giả:

    Lauren Hilgers

    Ký Giả tại Brooklyn, New York

  • Chức danh:

    Ngô Bắc dịch và phụ chú

Lauren Hilgers. Một chiến trường xưa xuất hiện

Tại một ao nuôi cá nhân tạo gần cửa sông Bạch Đằng, các nhà khảo cổ đã khám phá ra bằng chứng của một trận đánh năm 1288 trong dó các lực lượng Việt Nam đánh tan một đoàn thuyền Mông Cổ đang tháo lui.

Bằng chứng của một chiến thắng quân sự ngoạn mục đã được tìm thấy bên dưới các ao nuôi cá và các thửa ruộng trồng lúa quanh sông Bạch Đằng của Việt Nam.

Ngày nay, khu vực nơi sông Bạch Đằng đổ vào các Vịnh Boc Ba [Bắc Bộ?] và Hạ Long tại miền bắc Việt Nam là một mảnh chắp vá các cánh đồng lúa, các ngôi làng, và các ao nuôi cá. Nhưng 700 năm trước đây, trước khi các thế hệ nông dân làm biến đổi cảnh trí, nó là một vùng đầm lầy phẳng cạnh biển trải rộng hàng chục dặm vuông, một vùng đất ngập nước nơi con sông tỏa ra thành các luồng chảy uốn khúc quanh co, nhiều trầm tích. Các hòn đảo nổi lên và mất dạng cùng với các thủy triều, các cồn cát nhường chỗ cho các cửa sông sâu, và cả nền đất cao lẫn các luồng nước khả dĩ hải hành đều có thể không đáng tin cậy. Khu vực có dân cư thưa thớt, nhưng Bạch Đằng là cửa ngõ tiến đến trung tâm quyền lực của Việt Nam. Nó là một phụ lưu của sông Hồng, chạy dài từ miền nam Trung Hoa tới Vịnh Đông Kinh (Gulf of Tonkin). Ngược dòng sông Bạch Đằng khoảng 70 dặm vào nội địa, một thương thuyền – hay một hải quân xâm lăng – sẽ gặp thành phố Thăng Long, thủ phủ của Triều Đại Nhà Trần Việt Nam.

Hơn một lần, các kẻ xâm lăng đã hải hành trên sông Bạch Đằng để đến Thăng Long, vì thế các nhà lãnh đạo quân sự Việt Nam, trong nhiều thế kỷ, đã nghiên cứu các phụ lưu và thủy triều làm thay đổi cảnh trí mỗi khi thủy triều lên và xuống. Sự hiểu biết này đã là căn bản cho các chiến thuật quân sự tiên tiến và đã đóng giữ một phần thiết yếu trong một cuộc xung đột hào hùng năm 1288 giữa các lực lượng Việt Nam của vị tướng lĩnh Việt Nam, Trần Hưng Đạo, và một đoàn thuyền được phái đi bởi vị hoàng đế Trung Hoa hùng mạnh, Kublai Khan (Hốt Tất Liệt). Trận đánh Bặc Đằng đã thắp sáng cảnh trí đầm lầy với lửa cháy, các chiếc thuyền bị chìm, và sẽ mang lại cho Trần Hưng Đạo một vị trí danh dự trong lịch sử Việt Nam.

Ngày nay, phần còn lại của trận đánh này, một trong những chiến thắng vĩ đại nhất của Việt Nam, nằm khuất dưới bùn lầy và đồng lúa. Trong năm năm qua, một toán các nhà khảo cổ quốc tế đã cố gắng chắp ráp lại Trận Đánh Bạch Đằng – từ sự sắp đặt cảnh trí đến sự chuẩn bị chiến thuật để đào xới nó – ngang qua nhiều dặm bờ biển. “Một trong các điều đáng chú ý về nơi chúng tôi đang làm việc rằng có lẽ đã không có dân chúng sinh sống ở đó khi trận đánh xảy ra”, theo lời của Mark Staniforth, một nhà nghiên cứu cao cấp tại Đại Học Monash University ở Melbourne, Úc Đại Lợi. “Dân chúng đã khởi sự đến nơi đó vào 1500 SCN (Sau Công Nguyên), họ đã khởi sự xây dựng trên các hòn đảo, và họ đã khởi sự khai khẩn đất đai quanh các hòn đảo”. Giờ đây các nhà khảo cổ học, xây dựng trên công trình từ thập niên 1950, đang đi tìm kiếm bằng chứng của trận đánh. Dự án cũng đang làm việc để xây dựng khả năng cho sự nghiên cứu khảo cổ và chia sẻ các dữ liệu hơn nữa tại Việt Nam mà họ hy vọng sẽ còn mở rộng thêm các phần khác của địa điểm trận đánh cho sự điều tra.

Triều đại nhà Trần đã được thiết lập tại Đại Việt (như Việt Nam ngày nay được gọi như thế lúc đó vào năm 1226, khi một gia đình giàu có âm mưu chống lại một tộc trưởng điên loạn của Nhà Lý để đặt một đứa trẻ 8 tuổi, Trần Thái Tông, lên ngôi. Trong suốt thời trị vì 30 năm của Trần Thái Tông, Đế Quốc Mông Cổ ở phương bắc đang bành trướng khắp vùng Âu-Á dưới sự chỉ huy của con cháu Genghis Khan (Thành Cát Tư Hãn). Trong nỗ lực của họ để đánh vào sườn và chinh phục Nhà Tống tại miền nam Trung Hoa, quân Mông Cổ đã xâm lăng lần đầu Việt Nam trên đất liền vào năm 1257, ngay sau khi có sự băng hà của Trần Thái Tông. Bất kể đã chiếm giữ ban đầu kinh đô Thăng Long, gần nơi ngày nay là Hà Nội, quân xâm lăng đã bị đẩy lui; tuy thế nhà Trần đã đồng ý triều cống.

Một ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Sông Bạch Đằng đã bị biến đổi bởi nhiều thế hệ nông dân và sự phát triển, che dấu bằng chứng về trận đánh Bạch Đằng Giang hồi thế kỷ thứ 13

Chiến binh dạn dầy chiến trận, Kublai Khan (Hốt Tất Liệt), vào năm 1260, đã tranh đấu con đường thăng tiến của mình trong hàng ngũ các cháu của Genghis Khan (Thành Cát Tư Hãn) để trở thành vị khan (hãn) thứ năm của Đế Quốc Mông Cổ và kẻ sáng lập ra nhà Nguyên. Trong năm 1276 ông đánh bại nhà Tống và tái thống nhất Trung Hoa lần đầu tiên trong 300 năm. Ông đã khởi công các dự án xây dựng khổng lồ, tái thiết Đại Vân Hà (Grand Canal) của Trung Hoa, mở rộng Cung Điện Mùa Hè lộng lẫy tại Bắc Kinh, và giới thiệu sự sử dụng tiền giấy. Ông cũng đã phái người con trai của ông, Toghan (Thoát Hoan), gắng sức tuyên xác chủ quyền trên Việt Nam một lần nữa, khi đó dưới sự lãnh đạo của Trần Nhân Tông, vị hoàng đế thứ ba của nhà Trần. Trong năm 1284, quân Mông Cổ đã có thể tái chiếm Thăng Long, nhưng một lần nữa lại bị đẩy lui bởi các tướng lĩnh Việt Nam sử dụng các chiến thuật du kích và tiêu thổ kháng chiến.   Bị bại trận lần nữa, Kublai Khan (Hốt Tất Liệt) thay đổi chiến lược của ông ta và nhắm đến một lộ trình phía nam bằng đường thủy. “Với cái nhìn hậu kiểm, bất kỳ nơi nào quân Mông Cổ tiến hành trên đất khô, họ đã thắng lợi rất nhiều”, theo Staniforth, “Họ đã không tài giởi nơi nào? – họ không tài giỏi trên các chiếc thuyền”.

Jun Kimura, một trong những thành viên của toán khảo cổ công tác tại Bạch Đằng, đã dùng nhiều thời gian trong chức nghiệp của mình để nghiên cứu về các nỗ lực trên biển của Kublai Khan (Hốt Tất Liệt), các nỗ lực sớm nhất trong đó nhằm tiến đánh Nhật Bản. Trong năm 1274 và một lần nữa trong năm 1281, các đoàn thuyền của Mông Cổ gặp khó khăn bởi các sự phòng thủ của Nhật Bản và các trận bão dữ dội. (Trong năm 1281, một trận bão hai ngày được gọi ngày nay là “kamikaze, hay thần phong”, đánh tan chúng). Tại một địa điểm ngoài khơi bờ biển Nhật Bản, Kimura đã trợ lực vào việc khai quật các chiếc neo, mũ sắt, mũi tên bằng sắt, và một bộ các vật bằng sứ rỗng ruột mà các nhà khảo cổ học tin rằng có thể là các quả lựu đạn ban sơ từ một trong các lần xâm lăng bị thất bại.

Trong mưu toan lần thứ ba để chinh phục Việt Nam, Kublai Khan (Hốt Tất Liệt) đã thiết kế một chiến lược dựa trên việc phái một quân số áp đảo – bằng đường bộ và đường biển – tiến gần đến trung tâm chính quyền Việt Nam từ nhiều hướng, như một chiếc gọng kìm. Đoàn thuyền của ông ta, được chỉ huy bởi viên tướng lĩnh Mông Cổ Omar Khan (Ô Mã Nhi), đã chinh phục hải cảng mậu dịch Vân Đồn, gần Vịnh Hạ Long. Các binh sĩ di chuyển trên đường bộ phía nam nhập với đồng đội hải quân của họ tại Vân Đồn và cùng di chuyển theo hướng tây đến Bạch Đằng, nhiều phần bám trụ tại phần mở rộng nhất, chào đón nhất của con sông. Chúng xuống tới Thăng Long với ít sự kháng cự hoặc từ các lực lượng Việt Nam hay từ chính cảnh trí. Lần này, đội quân Mông Cổ tự cho rằng họ đã chuẩn bị đối đầu với các chiến thuật tiêu thổ của Việt Nam. Một đoàn thuyền vận tải lương thực và đồ tiếp tế được kỳ vọng sẽ sớm đến sau khi các lực lượng của họ chiếm đóng thành phố. Tuy nhiên, các thuyền tiếp tế sẽ không bao giờ đến được con sông.

Trong năm 2008, Kimura, khi đó là một sinh viên bậc Tiến Sĩ tại Đại Học Texas A & M University, và một người bạn bậc cao học, Randy Sasaki, đã nhận được một thư điện tử từ Lê Thị Liên, một nhà khảo cổ học của Viện Khảo Cổ Học Việt Nam, kẻ hay biết được sự quan tâm của họ đến các chiến dịch trên biển của Kublai Khan (Hốt Tất Liệt). Tại nhà của một kẻ sưu tầm địa phương, bà bắt gặp một cặp neo bằng gỗ khổng lồ được khám phá ra ở sông Hồng. Nhà sưu tầm nghĩ rằng chúng có thể là các đồ vật liên can đến đoàn thuyền của Kublai Khan (Hốt Tất Liệt).

“Jun đến gặp tôi và nói “Đây là một cơ hội nên đi và đến xem là liệu chúng ta có thể làm thêm bất kỳ công tác nào khác về phía Việt Nam”, Staniforth, kẻ khi đó đang ở tại Đại Học Flinders University, vùng Alelaide, nhớ lại. Nhưng Kimura cũng nêu ra rằng “các sinh viên bậc Tiến Sĩ không có một ngân khoản nào”, do đó Staniforth và James Delgado, khi đó là chủ tịch của Viện Khảo Cổ Hàng Hải (Institute of Nautical Archaeology) tại Đại Học Texas A& M, bắt tay vào việc giúp thành lập một cuộc cộng tác viễn thám. Việt Nam, vì lịch sử gần đây của nó, từ lâu đã là một xứ sở khó khăn cho các nhà khảo cổ học Tây Phương đến nghiên cứu. Mặc dù các nhà khảo cổ học Việt Nam đã làm việc tại một số nhỏ các địa điểm trong nhiều năm, các sự khám phá của họ được công bố chính yếu bằng Việt ngữ. Staniforth và Delgado đã tìm được một cộng tác viên nơi bà Liên.

Trong cuộc thăm viếng đầu tiên năm 2008, Kimura cà Sasaki nhận thấy rằng các neo thực sự có niên đại trong khoảng thế kỷ thứ mười tám hay mười chín – nhưng bà Liên đã hướng dẫn toán đến một mục tiêu mới. Ở phía đông Hà Nội, các nhà khảo cổ Việt Nam trong thập niên 1950 đã khám phá ra một chuỗi phòng thủ trên biển tại một cánh đồng nơi con sông Bạch Đằng tiếp giáp với biển. Họ đã tìm thấy một cụm các cọc bằng gỗ to lớn, chôn trong bùn, mũi cọc chĩa theo nhiều góc cạnh khác nhau. Các tài liệu lịch sử cho thấy rằng các sự phòng thủ như thế -- các bãi cọc cắm xuống lòng sông và bờ biển – là một phần của kế hoạch phòng thủ hải quân Việt Nam trong Trận Đánh Bạch Đằng Giang năm 1288, và cũng đã được sử dụng trong hai trận đánh sớm hơn trong cùng khu vực, chống lại các cuộc xâm lược của nhà Hán và nhà Tống lần lượt trong các năm 938 và 981. Nhưng điều không rõ là các chiếc cọc đã được sử dụng ra sao trong mỗi trận chiến, hay các chiến thuật quân sự mà chúng áp dụng. Các nhà khảo cổ học Việt Nam trong thập niên 1950 đã giả định rằng các chiếc cọc mà họ tìm thấy có niên đại từ cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ, nhưng đã có nhiều nghi vấn không được giải đáp và khi đó họ không có cách nào để xác định niên đại một cách xác thực. “Họ đã có bằng chứng khá vững chắc, bằng chứng lịch sử”, theo Staniforth, “nhưng họ không có bằng chứng khoa học”. Các báo cáo chính thức ghi nhận sự khám phá nhiều mẫu như thế tại các địa điểm xây dựng trong khu vực, và người dân địa phương đã báo cáo về việc vấp phải các cọc gỗ trên các cánh đồng của họ. Tuy nhiên, trước năm 2010, không có nhà khảo cổ học nào đáp ứng với các báo cáo khác này.

“Các nhà nghiên cứu Việt Nam trước đây thực sự không thể giải thích được cách thức các chiếc cọc được phân bố ra sao”, theo lời Kimura, người hiện nay làm việc tại Đại Học Tokai University, Tokyo. “Trong thập niên 1950 người ta không thể sử dụng phép định niên đại bằng xét nghiệm chất carbon hay GPS (Hệ Thống Định Vị Địa Dư)”, ông nói thêm, “Chúng tôi gặp may mắn rằng trong năm 2009 một nông dân địa phương báo cáo rằng ông ta có tìm thấy một số đặc điểm độc đáo tại một ao nuôi cá. Trước tiên, chúng tôi đã thăm dò các sự khai quật ở đó và phát hiện một điểm tập trung các cọc gỗ -- đó không phải chỉ là các cọc riêng biệt”. Sự khám phá này xảy ra như một điều ngạc nhiên, phần lớn bởi nó không được liên kết với nơi chúng đã được tìm thấy đầu tiên. Đây là một bãi cọc mới, khác biệt.

Các sự tương tự giữa hai địa điểm khó bị bỏ qua. Các loại gỗ và cách thức theo đó các chiếc cọc được cắm vào đất thì giống nhau. “Chung tôi ghi chép cẩn thận các đường kính của chúng và chúng tôi nhận thấy rằng đã có một sự nhất quán giữa hai địa điểm”, theo lời Kimura. Ông và Staniforth đã quay trở lại Việt Nam trong các năm 2010, 2011, và 2013 để khai quật ao nuôi cá Bạch Đằng, tìm kiếm các địa điểm bổ túc khác, và huấn luyện các nhà khảo cổ Việt Nam khởi sự truy tầm các di tích của các chiếc thuyền Mông Cổ tại chính dòng sông. Các nhà khảo cổ đã mang lại một máy bơm nước và khai quật bốn hào đất bùn sau rốt đã mở rộng thành một dải đất đầy cọc. Họ đã khám phá ra tổng cộng 55 chiếc cọc, cùng với các mảnh đồ gốm và gỗ. Có lẽ quan trọng nhất, các mẫu từ các chiếc cọc có niên đại khoảng 700 năm trước đây, có nghĩa chúng gần như chắc chắn có liên hệ đến các cuộc xâm lăng của Mông Cổ.

Các chiếc cọc thì tương tự như các chiếc cọc được tìm thấy trong thập niên 1950 trong sự bố trí và sự định hướng. Chúng được cắm vào đất ở các góc nhọn thấp, khó nhìn thấy (shallow angles). Một số được trồng thành hai dẫy chạy theo trục đồng-tây, dọc theo đường sẽ tạo thành triền dốc dâng cao của một bờ sông. Các chiếc cọc khác được tập hợp thành các cụm dày đặc, như thể để tạo thành các rào cản tiêu điểm. Và cũng có các chiếc cọc khác được cắm từng đôi với các đầu cọc đan chéo nhau. Qua việc nghiên cứu sự bố trí và sự định hướng các tuyến phòng thủ, toán nhân viên quốc tế khởi sự nhìn thấy một cách xác thức cách thức mà Trần Hưng Đạo đã suy tính, hoạch định và thực hiện một chiến lược sẽ khiến cho quân Nhà Nguyên phải sờn lòng mỗi khi quay trở lại Việt Nam.

Các nhà khảo cổ học Việt Nam khảo sát đầu tiên các chiếc cọc được nghĩ có liên quan đến Trận Bạch Đằng Giang hồi thập niên 1950, những đã không có các dụng cụ hiện đại cho phép các nhà nghiên cứu hiểu được cách thức chúng được sử dụng ra sao.

Các binh sĩ Mông Cổ của Toghan (Thoát Hoan), các kẻ đã tiến bước tới Thăng Long với quá ít sự kháng cự, tìm thấy một thành phố bỏ hoang bị thiêu rụi bởi người Việt Nam. Quân Mông Cổ tìm thấy rất ít của cải để chiếm đoạt – và càng ít đồ ăn hơn nữa. Đội quân xâm lăng không có mấy việc phải làm ngoài việc chờ đợi đoàn thuyền tiếp tế khổng lồ đang chậm chạp ngược dòng đi lên.

Ngay khi đoàn thuyền này tiến vào sông Bạch Đằng, các lực lượng Việt Nam đã phóng ra hành động. Họ đã chỉ có thời hạn vài tháng để bố trí cái bẫy tinh vi của họ. Trần Hưng Đạo đã nghiên cứu các trận đánh quân sự trước đây chống lại quân Tàu tại sông Bạch Đằng, đặc biệt trận đánh chống lại nhà Hán năm 938, và ông cùng các sĩ quan của ông hiểu biết cảnh trí một cách tường tận. Tính hay biến đổi của bản thân con sông sẽ được sử dụng làm vũ khí chính yếu của họ. Ông đã sử dụng hình thể của cảnh trí làm khuôn khổ cho các sự phòng thủ của ông, kết hợp các cấu hình của đá và các cổ thắt dòng sông tự nhiên. Ông đã huy động một lực lượng lao động lớn lao khởi sự cắt hạ đủ các cây để tạo thành một chiếc bẫy khổng lồ sẽ cho phép các lực lượng Việt Nam tiến hành từ sự phòng thủ thành tấn công. Lực lượng lao động này cần làm việc mau lẹ -- các thân cây đã phải được mang về từ những khu rừng khá xa, đẽo vạt thành các chiếc cọc, và sau đó cắm vào chỗ của chúng. “Đây là một sự thao tác tiếp vận khổng lồ”, Staniforth nói. “Nó đã phải cần tới hàng nghìn, có thể nhiều hơn, dân Việt Nam địa phương”.

Một trong các chiếc cọc khai quật hồi thập niên 1950 được trưng bày tại một bảo tàng viện nhỏ gần địa điểm xảy ra Trận Bạch Đằng Giang.

Các lý thuyết trước đây về Trận Đánh Bạch Đằng, theo Kimura, cho rằng phía Việt Nam đã dùng các chiếc cọc để đơn giản phong tỏa toàn thể cửa sông – có chiều ngang khoảng 200 thước Anh (yards) – và sau đó chèo thuyền ra tấn công các binh sĩ Mông Cổ bị bao vây hay tấn công chúng khi chúng tìm cách chạy trốn lên bờ. Toán khảo cổ đã mang các dụng cụ hiện đại để vẽ họa đồ cảnh trí và cách thức mà nó đã thay đổi kể từ năm 1288, và họ đã nhìn thấy một trận đánh hoàn toàn khác biệt. “Chúng tôi nhận thức rằng”, theo lời Staniforth, “các dòng sông thì quá sâu và quá khó khăn”, để cho phía Việt Nam chỉ đơn giản phong tỏa chúng hoàn toàn với các chiếc cọc.

Staniforth và Kimura đã sử dụng ảnh chụp bằng vệ tinh và không ảnh, cùng với các mẫu khảo sát cốt lõi rộng rãi, là các điều, khi đật chồng lên nhau, mang lại bằng chứng về cách thức khu vực đã thay đổi như thế nào qua thời gian. Họ đã nhận thấy một cảnh trí khác biệt, năng động hơn, một cảnh trí đã mang lại các cơ hội cho Trần Hưng Đạo cấu trúc sự phòng thủ của ông và bố trí các chiếc cọc về phương diện chiến lược. “Đã có một chuỗi có hòn đảo nhỏ mà lúc thủy triều dâng cao, bị phủ chùm bởi dòng nước. Có thể đã có năm luồng nước chảy khi đó và giờ chỉ còn ba luồng. Hai luồng chảy thực sự bị biến mất dưới các cánh đồng lúa”, theo Staniforth. “Các bãi cọc chỉ đơn giản cắm ở đó để lùa các chiếc thuyền đi vào một khoảng trống chập hẹp hơn, nơi khi đó được lấp đầy bởi một thứ gì khác, có thể là các chiếc bè”.

Tài liệu lịch sử nói rằng đoàn thuyền tiếp tế Mông Cổ -- khoảng 400 chiếc – đã bị đánh bại bởi các lực lượng Việt Nam ở một nơi gần thành phố Vân Đồn cổ xưa, dù các nhà khảo cổ vẫn chưa tìm ra địa điểm. Không có đồ tiếp liệu chờ đợi, Toghan (Thoát Hoan) đã quyết định triệt thoái các binh sĩ của ông ta ra khỏi kinh đô. Họ lên các chiếc thuyền và di chuyển xuôi dòng xuống con sông. Các lực lượng Việt Nam đang chờ đón chúng, và nhử mồi đoàn thuyền triệt thoái – hoặc làm chúng chậm lại hay thúc chúng đi nhanh hơn – để bảo đảm rằng Toghan (Thoát Hoan) ở vào đúng vị trí đúng thời điểm đã định, bị mắc kẹt giữa các bãi cọc khi thủy triều rút ra.

Các nhà khảo cổ đã nhận thấy các chiếc cọc được được làm bởi ba loại gỗ khác nhau: mahogany (gỗ dái ngựa), gỗ từ cây cam quit (citrus trees), và gồ lim (ironwood). Chúng thì mong manh và bị làm hư hại bởi các con hà (shipworms). Các chiếc cọc được phân thành nhóm gồm ba kích thước khác nhau – với đường kính khoảng hai, năm, và tám phân Anh (inches). Loại nhỏ nhất trong chúng sẽ ít có tác dụng trong việc ngăn chặn các thuyền Mông Cổ.

“Nếu bạn nhìn vào các bãi nơi họ cắm các chiếc cọc, bạn nhận thức rằng, đúng thế, một phần trong mục đích của chúng là chặn đứng các chiếc thuyền”, theo Staniforth. “Nhưng ít nhất một phần của nó để ngăn chặn đội quân Mông Cổ không rời khỏi các chiếc thuyền của chúng để tiến vào vùng đất khô cạn”. Phía Việt Nam đã chiếm cứ các vị trí tại một số hòn đảo nhỏ trên sông, và sau đó củng cố chúng với các chiếc cọc mỏng hơn để ngăn cản các binh sĩ chạy trốn bơi được vào đất khô. “Chúng thực chất là các hệ thống chống lại con người xâm nhập”, Staniforth nói. “Nếu bạn có một mạng đan kết các chiếc cọc nhỏ, một chiếc cọc có đường kính từ ba hay bốn phân Anh là một trở ngại khá quan trọng đối với con người”.

Bị ngăn cản trốn chạy theo dòng nước bởi các chiếc cọc lớn hơn, các cồn cát, các chiếc bè, và các chiếc thuyền Việt Nam, và bị chọc thủng vào các chiếc thuyền của chúng bởi các chiếc cọc nhỏ hơn, đội quân Mông Cổ bị diệt vong một cách ngoạn mục. Từ vị thế an toàn của các hòn đảo và các cao điểm đầm lầy, Trần Hưng Đạo và đội quân Việt Nam đã phóng các chiếc bè đang cháy âm ỷ về hướng các chiếc thuyền phe địch. Các chiếc thuyền bốc cháy, và đội quân Mông Cổ bị tàn sát. Omar Khan (Ô Mã Nhi) bị bắt giữ và bị hành quyết, trong khi Toghan (Thoát Hoan) trốn thoát trong gang tấc, chỉ bị trừng phạt bởi người cha giận dữ của ông, Kublai Khan (Hốt Tất Liệt). Hai phe đã trao đổi tù binh, và trong khi Nhà Trần nhìn nhận quyền chủ tể của Nhà Nguyên, Trung Hoa sẽ không quay trở lại Việt Nam cho đến khi có một cuộc xâm lăng thành công hơn của quân Minh vào đầu thế kỷ thứ mười lăm.

Các nhà khảo cổ học từ dự án Bạch Đằng Giang đang trợ giúp việc huấn luyện một thế hệ mới các nhà khảo cổ dưới nước để truy tầm nơi dòng sông nhằm tìm kiếm bằng chứng về đoàn thuyền Mông Cổ bị đánh bại.

Sự khám phá và phân tích các bãi cọc gần cửa sông Bạch Đằng phát hiện một số chiến thuật được sử dụng bởi phía Việt Nam để đánh bại quân Mông Cổ, nhưng rất có thể còn nhiều, rất nhiều điều nằm bên dưới các cánh đồng lúa và các ao nuôi cá. Trong sự khai quật, Kimura, Staniforth, và các đồng sự của họ đã tìm thấy các mảnh gỗ phẳng có thể là chất gỗ đã được chế tạo, cũng như các mảnh gỗ cho thấy các dấu hiệu của sự biến chế, chẳng hạn như các lỗ buộc dây thừng để vận tải. Đây có thể là các di tích rải rác của một số trong các chiếc thuyền bị đốt cháy của quân Mông Cổ, nhưng cho đến nay, các nhà nghiên cứu chưa tìm thấy các thân tàu hay các di tích của thuyền nào khác.

Nhưng họ nghĩ các chiếc thuyền nhiều phần nằm dưới đó. “Khi một chiếc thuyền bị cháy, nó không bị cháy hoàn toàn”, theo Delgado, người hiện là giám đốc di sản hàng hải thuộc chương trình National Maritime Sanctuaries (Các Khu Vực Hàng Hải Quốc Gia Được Bảo Vệ Môi Trường) của Cơ Quan Quốc Gia Quản Trị Đại Dương và Khí Quyển (National Oceanic and Atmospheric Administration). “Các phần bên trên của chiếc thuyền cháy rất mạnh, nhưng chiếc tàu sẽ bị vỡ và chìm xuống. Thân thuyền thường còn nguyên vẹn”. Ông tin tưởng rằng chúng ở đâu đó bên dưới các thửa ruộng, có thể bên dưới các nơi mai táng địa phương, các khu vực phần lớn nằm ngoài giới hạn của sự khám phá khảo cổ học.

Sau khi rút nước, ao nuôi cá ở Bạch Đằng phát hiện 55 chiếc cọc có ba kích thước khác nhau. Một số được dùng để ngăn chặn các chiếc thuyền, trong khi các chiếc cọc khác được dùng để ngăn không cho quân sĩ Mông Cổ chạy trốn vào vùng đất khô cạn.

Cuộc tìm kiếm các con tàu vẫn tiếp tục, kể cả bên dưới luồng nước của bản thân con sông. Kimura muốn mở rộng cuộc điều tra, và hy vọng tìm thấy nhiều bằng chứng hơn về phía Mông Cổ trong trận chiến, chẳng hạn như các mẫu của các quả lưu đạn bằng gốm và các chế tác phẩm khác từ các cuộc xâm lăng vào Nhật Bản. Như họ đã thực hiện trong dự án này, các nhà nghiên cứu từ Hoa Kỳ, Úc Đại Lợi, và Nhật Bản sẽ làm việc chặt chẽ với đối tác Việt Nam của họ và trợ lực vào việc xây dựng năng lực của Việt Nam cho các dự án khảo cổ lớn hơn, phức tạp hơn, ngay cả khi họ đi tìm kiếm nhiều câu trả lời hơn cho chính họ. Viện Khảo Cổ Học Việt Nam đã lập ra ban chuyên về khảo cổ học dưới nước, và Kimura, Staniforth, và các nhà khảo cổ khác đang điều hành một khóa học tại chỗ mỗi mùa hè để giúp huấn luyện các nhà khảo cổ học Việt Nam ở các địa điểm nam Bạch Đằng, nơi mà độ nhìn của mắt dưới nước khá hơn so với khu vực có trận đánh. “”Tôi là một kẻ vững tin nơi việc không lèo lái chương trình nghiên cứu từ bên ngoài”, Staniforth nói. “Chúng tôi đang mang dự án này đến thế giới, ngược với việc mang dự án tới Việt Nam./-

Nguồn: Lauren Hilgers, An Ancient Battlefield Emerges, Archaeology (Archaeological Institute of America), March-April 2016, các trang 48-53

http://www.gio-o.com/NgoBac.html

Lên trên

Cùng chủ đề

  • Vài nét về văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung Việt Nam

  • Trần Thị Xuân. Lược sử về cư dân thời tiền Đại Việt

  • Trần Thị Xuân. Xây dựng nền văn hóa thống nhất thời đầu Đại Việt

  • Thu Quỳnh. Nghiên cứu đa dạng di truyền hệ gene người Việt Nam: Những viên gạch đầu tiên

  • Bảo Như. Mở lối độc đạo để vẽ quá khứ

Thông báo

Tư vấn khoa học và kỹ năng nghiên cứu…

Tủ sách văn hoá học Sài Gòn

  • Thư viện ảnh
  • Thư viện video
  • Tủ sách VHH

Phóng sự ảnh: Toạ đàm khoa học: Xây dựng…

Hình ảnh văn hóa Tết xưa (sưu tầm)

Phóng sự ảnh: Lễ hội truyền thống VHH 2011

Phóng sự ảnh Lễ hội truyền thống VHH 2010

Thành phố Sankt-Peterburg, Nga

Bộ ảnh: Việt Nam quê hương tôi 2

Tranh Bùi Xuân Phái

Bộ tem tượng Phật chùa Tây Phương

Bộ ảnh: Đá cổ Sapa

Bộ ảnh: Phong cảnh thiên nhiên

Bộ ảnh: Việt Nam quê hương tôi

"Biển, đảo Việt Nam - Nguồn cội tự bao đời":…

Con dê trong văn hóa và văn hóa Việt Nam

Văn hóa Tết ở Tp.HCM (Chương trình truyền…

Văn hóa Tp. HCM: Một năm nhìn lại và động…

Phong tục Tết cổ truyền của người Nam Bộ

Bánh tét và Tết phương Nam

Con ngựa trong văn hóa và văn hóa Việt Nam

Điện Biên Phủ - Cuộc chiến giữa hổ và voi

Nhìn lại toàn cảnh thế giới từ 1911-2011…

Tọa độ chết - một bộ phim Xô-Việt xúc động…

Video: Lễ hội dân gian Việt Nam

Văn hoá Việt từ phong tục chúc Tết

Văn hoá Tết Việt qua video

Tết ông Táo từ góc nhìn văn hoá học

“Nếp nhà Hà Nội” trên “Nhịp cầu vàng”: tòa…

Văn hóa Thăng Long - Hà Nội qua video: từ…

Hướng về 1000 năm TL-HN: Xem phim “Tử Cấm…

Hướng về 1000 năm TL-HN: Người Thăng Long…

Phim "Chuyện tử tế" – tập 2 (?!) của “Hà…

Default Image

Hướng về 1000 năm TL-HN: "Chuyện tử tế" -…

Sách “Di sản Ấn Độ trong văn hóa Việt Nam”

Nguyễn Văn Bốn. Tín ngưỡng thờ Mẫu của người…

Sách: Quản lý và khai thác di sản văn hóa…

Hồ Sĩ Quý. Con người và phát triển con người

Alonzo L. Hamby. Khái quát lịch sử Mỹ. Phần 3

Alonzo L. Hamby. Khái quát lịch sử Mỹ. Phần 2

Alonzo L. Hamby. Khái quát lịch sử Mỹ. Phần 1

Hồ Sỹ Quý. Tiến bộ xã hội: một số vấn đề về…

Hồ Sỹ Quý. Về Giá trị và Giá trị Châu Á (Phụ…

Hồ Sỹ Quý. Về Giá trị và Giá trị Châu Á…

Hồ Sĩ Quý. Về Giá trị và Giá trị Châu Á…

Sách: Chuyên đề Văn hoá học

Sách: Một số vấn đề về hệ giá trị Việt Nam…

FitzGerald. Sự bành trướng của Trung Hoa…

Hữu Đạt. Đặc trưng ngôn ngữ và văn hoá giao…

Sống chụ son sao (Tiễn dặn người yêu)

Gs. Mai Ngọc Chừ. Số phận & Tâm linh

Trần Văn Cơ. Những khái niệm ngôn ngữ học…

Đoàn Văn Chúc. Văn hóa học (Phần 3 - hết)

Đoàn Văn Chúc. Văn hóa học (Phần 2)

Các nhà VHH nổi tiếng

Julian Haynes Steward

Wen Yi'duo (Văn Nhất Đa)

Leslie Alvin White

Huang Wen'shan (Hoàng Văn Sơn)

Radcliff-Brown, Alfred Reginald

Sapir, Edward

Margaret Mead

Thăm dò ý kiến

Bạn thích cuốn "Cơ sở văn hoá VN" của tác giả nào nhất?

Chu Xuân Diên - 4.8%
Lê Văn Chưởng - 0.9%
Trần Diễm Thuý - 1%
Trần Ngọc Thêm - 37.4%
Trần Quốc Vượng - 53%
The voting for this poll has ended on: 26 06, 2020

Tổng mục lục website

tong muc luc

Tủ sách VHH Sài Gòn

tu sach VHH SG

Thống kê truy cập

  • Đang online :
  • 652
  • Tổng :
  • 3 7 7 8 2 0 8 1
  • Đại học quốc gia TPHCM
  • Đại học KHXH&NV
  • Tran Ngoc Them
  • T.c Văn hóa-Nghệ thuật
  • Tc VHDG
  • Viện NCCN
  • Khoa Văn hóa học
  • Khoa Đông phương học
  • Phòng QLKH
  • Khoa Việt Nam học
  • Khoa Hàn Quốc học
  • BM Nhật Bản học
  • Khoa Văn học - Ngôn ngữ
  • Khoa triết học
  • Khoa Quan hệ quốc tế
  • Khoa Xã hội học
  • Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa
  • viettems.com
  • myfaifo.com
Previous Next Play Pause

vanhoahoc.vn (các tên miền phụ: vanhoahoc.edu.vn ; vanhoahoc.net)
© Copyright 2007-2015. Bản quyền thuộc Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng, Trường Đại học KHXH & NV - ĐHQG Tp. HCM
ĐT (028) 39104078; Email: ttvanhoahoc@hcmussh.edu.vn; ttvanhoahoc@gmail.com. Giấy phép: số 526/GP-BC, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 27-11-2007
Ghi rõ nguồn vanhoahoc.vn khi phát hành lại các thông tin từ website này.

Website được phát triển bởi Nhà đăng ký tên miền chính thức Việt Nam trực thuộc Trung Tâm Internet VNNIC.

Văn hóa cổ-trung đại ở Viêt Nam